intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cho trẻ ăn thạch có tốt không?

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

130
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cho trẻ ăn thạch có tốt không? Với các loại thạch không rõ nguồn gốc nếu trẻ ăn phải lượng nhiều có thể dẫn đến ngộ độc hoá chất. Thạch là món ăn nhiều trẻ yêu thích. Vậy món ăn này thực sự tốt cho trẻ hay không và bạn phải cho trẻ ăn thạch như thế nào?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cho trẻ ăn thạch có tốt không?

  1. Cho trẻ ăn thạch có tốt không? Với các loại thạch không rõ nguồn gốc nếu trẻ ăn phải lượng nhiều có thể dẫn đến ngộ độc hoá chất. Thạch là món ăn nhiều trẻ yêu thích. Vậy món ăn này thực sự tốt cho trẻ hay không và bạn phải cho trẻ ăn thạch như thế nào? Vì sao không nên cho trẻ ăn thạch? 
  2. Hơn 2 tấn thạch rau câu tẩm hóa chất cấm  Những lầm tưởng Thạch được làm từ hoa quả Thạch hoa quả vốn không phải được làm từ quả tươi nguyên chất. Thành phần chủ yếu để làm thạch là carrageenan (một loại polymer sinh học được tách chiết từ cây rong sụn và một số loại rong khác, có những lợi ích nhất định đối với chức năng ruột, nhưng ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể khó hấp thu chất khoáng) và nước. Ngoài carrageenan và nước, để sản xuất thạch người ta còn cần dùng đến nhiều loại nguyên liệu phối hợp khác, chủ yếu là hóa chất như chất nhũ hóa sodium alginate, bột agar, chất kết đông gelatin, phẩm màu, hương liệu hóa học… Mùi hương hấp dẫn ở thạch được tạo thành bởi phương pháp hòa tan chất aldehyde và chất béo trong
  3. rượu, còn màu sắc tươi ngon là do nhà sản xuất thêm vào đó phẩm màu công nghiệp. Nhà sản xuất cũng thêm vào chút nước ép trái cây, nhưng hàm lượng dinh dưỡng vẫn thấp hơn rất nhiều so với ăn trái cây trực tiếp. Do đó, thạch không chỉ không có giá trị dinh dưỡng, mà vì chức năng thải độc của gan, thận của bé còn kém nên chất độc dễ tích tụ lại trong cơ thể, gây cản trở quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng đến quá trình phát triển bình thường của bé. Những nguy cơ tiềm ẩn Không tốt cho sức khỏe trẻ
  4. Sodium alginate và agar thuộc loại chất xơ trong bữa ăn hàng ngày, dung nạp quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ của chất béo và protein đối với cơ thể, đặc biệt là có thể làm cho sắt, kẽm, muối vô cơ kết hợp thành những chất hỗn hợp có thể hòa tan hoặc không thể hòa tan dẫn tới những bất thường về vị giác, thậm chí gây ra chứng nghẽn mạch phổi. Nguy cơ ngộ độc Trẻ em do chức năng bài tiết và đào thải độc tố của gan, thận rất thấp, dễ làm cho các chất độc tố tích tụ trong cơ thể, gây trở ngại cho sự trao đổi chất cũ mới,
  5. ảnh hưởng đến phát triển của trẻ, còn có thể thường xuyên phá hỏng lớp niêm mạc dạ dày, từ đó gây ra viêm dạ dày. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, với các loại thạch không rõ nguồn gốc, khả năng lạm dụng hoá chất công nghiệp để tạo mùi, làm dai... rất thường xảy ra, nếu trẻ ăn phải lượng nhiều có thể dẫn đến ngộ độc hoá chất. Nguy cơ bị hóc Nguy cơ trẻ bị hóc, tắc nghẹn dẫn đến tử vong khi ăn thạch mà không có sự giám sát của người lớn cũng rất dễ xảy ra.
  6. Hóc thạch là loại hóc dị vật nguy hiểm nhất vì rất dễ dẫn đến tử vong do nghẹt thở ở trẻ. Thạch vốn mềm, trơn nên khi trôi xuống đường thở rất dễ thay đổi hình dáng, bám chặt lấy đường thở nên có thể khiến bệnh nhân tử vong ngay lập tức. Điều đáng nói là khi dùng dụng cụ để gắp, thạch cũng rất dễ vỡ vụn, những mảnh vụn này lại tiếp tục rơi sâu xuống đường thở, gây khó khăn cho việc cấp cứu. Cho trẻ ăn thạch đúng cách Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bạn không nên cho trẻ dưới năm tuổi ăn thạch vì phản xạ đường thở của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ bị hóc.
  7. Với trẻ lớn hơn, nếu có cho ăn thì dùng thìa dằm nhỏ miếng thạch, bón cho trẻ ăn từ từ. Xử lí khi trẻ bị hóc thạch Khi bị hóc thạch, tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ, tránh nguy cơ làm dị vật vào sâu hơn, hay có thể làm trầy xước vùng họng, gây phù nề khiến trẻ khó thở hơn. Tốt nhất là nên đưa trẻ đến bệnh viện, trong lúc đó cần báo ngay tới bệnh viện để kịp thời chuẩn bị trước các trang thiết bị y tế cần thiết cho trẻ. Trong trường hợp trẻ tím tái, ngưng thở, cần sơ cứu bằng cách dốc ngược đầu trẻ xuống đất và dùng tay vỗ mạnh vào lưng để dị vật qua khỏi thanh môn, trẻ sẽ dễ thở hơn. Sau đó đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu ngay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2