Cho trẻ em làm quen với thức ăn mới
lượt xem 8
download
Bạn có lo lắng về thức ăn của con? Bạn có lo ngại rằng 4 nhóm thực phẩm mà con bạn ăn là bánh qui, kẹo, nước ngọt có ga và khoai tây chiên? Hãy xem một số gợi ý sau của chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa Diane L.Orson thuộc Bệnh viện Mayo. Cách nào là tốt nhất để cho trẻ em làm quen với loại thức ăn mới? Trước hết, nếu con bạn không thích thức ăn mới trong lần đầu tiên nếm thử, đừng lo ngại. Điều này không có nghĩa là trẻ sẽ không bao...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cho trẻ em làm quen với thức ăn mới
- Cho trẻ em làm quen với thức ăn mới Bạn có lo lắng về thức ăn của con? Bạn có lo ngại rằng 4 nhóm thực phẩm mà con bạn ăn là bánh qui, kẹo, nước ngọt có ga và khoai tây chiên? Hãy xem một số gợi ý sau của chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa Diane L.Orson thuộc Bệnh viện Mayo. Cách nào là tốt nhất để cho trẻ em làm quen với loại thức ăn mới? Trước hết, nếu con bạn không thích thức ăn mới trong lần đầu tiên nếm thử, đừng lo ngại. Điều này không có nghĩa là trẻ sẽ không bao giờ thích loại thức ăn này. Trẻ cần 10-20 lần tiếp xúc với thức ăn mới trước khi chấp nhận chúng, nên đừng từ bỏ ý định. Hãy thử làm theo những lời khuyên sau: - Bắt đầu từng ít một. Đầu tiên, hãy để một chút thức ăn mới vào đĩa của trẻ, cạnh các thức ăn quen thuộc. Chút thức ăn mới này có thể chỉ bằng
- nửa thìa càphê. Đừng quở phạt hoặc trách cứ nếu trẻ không ăn hết chỗ đó. Và hãy nhớ rằng thức ăn mới sẽ hấp dẫn hơn nếu trước đó trẻ không ăn vặt. - Hãy làm cho nó vui mắt. Đôi khi trẻ sẽ thử ăn loại đồ ăn mới nếu trông bắt mắt. Ví dụ, dọn món bông cải xanh vào đĩa hoặc với loại sốt mà trẻ ưa thích. - Tìm món thay thế. Hãy nhớ rằng không thức ăn nào là hoàn hảo cả. Do vậy nếu trẻ không ăn cải bông, thì trẻ có thể nhận được dưỡng chất trong thực phẩm khác. Chỉ đáng lo hơn khi trẻ không ăn hoặc khó ăn mọi loại rau quả. Chú tâm đến những gì trẻ ăn trong trung bình 3-4 ngày, chứ không phải là từng bữa một. Và hãy nêu gương cho trẻ. Nếu trẻ trông thấy cha mẹ ăn và thưởng thức một loại thức ăn nào đó hết lần này đến lần khác, thì điều này sẽ khuyến khích trẻ ăn thử. - Lôi cuốn trẻ cùng tham gia. Truyền sự hăng hái với loại thức ăn mới cho trẻ bằng cách cho trẻ cùng đi chợ và chuẩn bị bữa ăn. Ở chợ, bạn có thể rủ trẻ cùng chọn các loại rau quả mới, ngũ cốc nguyên cám và sữa chua cho cả nhà cùng ăn thử. Tạo cơ hội để thảo luận về loại thực phẩm nào là lành mạnh và tại sao. Trong bếp, bạn có thể yêu cầu trẻ giúp nấu món ăn mới cho cả gia đình. Bằng cách này bạn có thể vui đùa cùng trẻ và đồng thời tạo niềm
- thích thú cho trẻ về việc ăn uống lành mạnh. Cần đảm bảo rằng công việc phù hợp với lứa tuổi của trẻ. - Nghĩ đến dinh dưỡng. Là cha mẹ, đôi khi điều tốt nhất bạn có thể làm là sắp đặt để trẻ có chế độ ăn giàu dinh dưỡng. Trách nhiệm của bạn bao gồm mua thực phẩm lành mạnh và bỏ thời gian để lên thực đơn hằng ngày cho gia đình. Có nên giấu món tráng miệng cho đến khi trẻ ăn hết bữa không? Việc giấu món tráng miệng không phải lúc nào cũng có ích. Thực tế, điều này nói lên rằng món tráng miệng là thức ăn ngon nhất và làm trẻ càng muốn ăn hơn. Điều này cũng có thể khiến trẻ hiểu là việc ăn thức ăn lành mạnh chẳng thú vị gì - đó là thứ mà trẻ phải chịu đựng nếu muốn được thưởng. Cha mẹ có nên để trẻ tự chọn món ăn? Cha mẹ có thể và nên đề nghị những lựa chọn cho con mình, nhưng từ những loại thực phẩm lành mạnh. Tháp dinh dưỡng cho trẻ em do Bộ Nông nghiệp Mỹ đưa ra nhấn mạnh đến ngũ cốc nguyên cám và rau quả. Hơn nữa, nó còn bao gồm cả khẩu phần khuyến nghị của từng nhóm thực phẩm dựa theo lứa tuổi. Ví dụ: trẻ 4-6 tuổi ăn 6 phần ngũ cốc, 3 phần rau, 2 phần hoa
- quả, 2 phần sữa và 2 phần thịt mỗi ngày. Trẻ 2-3 tuổi cũng cần ăn tương tự như vậy, nhưng với mức chỉ khoảng 2/3. Tuy nhiên, khẩu phần sữa của trẻ 2-3 tuổi vẫn là 1 cốc. Ví dụ về mức khẩu phần theo nhóm thực phẩm: thực 1 phần Nhóm phẩm Ngũ cốc 1 lát bánh mì 1/2 chén gạo hoặc mì ống 28,3g ngũ cốc ăn liền 1/2 chén rau tươi băm nhỏ hoặc rau nấu chín Rau 1 chén lá rau tươi Quả 1 miếng dưa 3/4 chén nước quả ép
- 1/2 chén nước quả đóng hộp Sữa 1 chén sữa tươi hoặc sữa chua 56g phomát Thịt 56-75g thịt nạc nấu chín 1/2 đậu khô nấu chín 2 thìa bơ lạc Giảng giải cho trẻ hiểu không có thực phẩm nào là "xấu". Điều này có nghĩa là được ăn cả kẹo ở mức vừa phải, chừng nào những thực phẩm này còn nằm trong chế độ ăn cân bằng lành mạnh. Cha mẹ cần làm gì đối với sự lựa chọn thức ăn khi trẻ bắt đầu đi học? Trẻ càng lớn, càng khó kiểm soát thức ăn của chúng. Nhưng cha mẹ vẫn có thể tác động vào nguồn dinh dưỡng cho trẻ. Một trong những điều tốt nhất mà cha mẹ nên làm là cho trẻ ăn sáng đủ chất tại nhà. Trẻ sẽ tỉnh táo hơn và đầu óc hoạt động hơn nhờ có đủ dinh dưỡng.
- Tìm hiểu xem ở trường trẻ được ăn loại thức ăn nào và đảm bảo chế độ ăn được cân bằng. Nếu có điều gì không hài lòng về chế độ ăn của trẻ, hãy gọi điện đến trường để bày tỏ mối lo ngại của mình. Hãy giúp trẻ có sự lựa chọn lành mạnh cho bữa trưa nếu có thể. Hoặc cho trẻ mang theo bữa trưa hoặc quà vặt. Khi nào cha mẹ cần lưu ý đến chất béo trong chế độ ăn của trẻ? Hội Y khoa Mỹ khuyên trẻ dưới 2 tuổi cần có 50% lượng calo hằng ngày từ chất béo để tăng trưởng bình thường và phát triển não. Do đó, trẻ không nên ăn chế độ ăn ít chất béo khi chưa được 2 tuổi. Nếu kiêng chất béo quá mức sẽ hạn chế lượng calo trẻ cần và dẫn đến hạn chế sự tăng trưởng tối ưu. Cha mẹ cũng nên chú ý đến tiền sử sức khỏe của gia đình. Nếu gia đình có người bị cholesterol máu cao hoặc bị bệnh tim sớm, hoặc đa số bị quá cân, thì việc cho trẻ ăn chế độ ăn ít chất béo là rất quan trọng. Hãy thảo luận với bác sĩ nhi khoa về điều này. Nói chung, giảm chất béo cần được thực hiện dần theo nhiều giai đoạn sau 2 tuổi. Tuy nhiên, không được thay đổi đột ngột hoặc kiêng hoàn toàn.
- Đến 5 tuổi, lượng calo từ chất béo trong khẩu phần của trẻ cần chiếm khoảng 30%. Cha mẹ có nên lo lắng khi con mình uống quá nhiều nước ngọt có ga? Vấn đề chính ở đây là nước ngọt có ga ảnh hưởng đến lượng calci trẻ hấp thu. Nói chung, trẻ càng uống nhiều nước ngọt có ga thì càng uống ít sữa và do đó càng hấp thu ít calci. Thực ra câu hỏi là số lượng. Nếu trẻ với cân nặng bình thường uống 3 lon nước ngọt có ga/ngày, thì thứ đồ uống này sẽ thay thế các thực phẩm khác. Lượng calo và caffein trong nước ngọt có ga sẽ tăng nhanh chóng. Một điều nữa cần lưu ý là việc uống đồ uống chứa carbonat, kể cả không đường, cũng làm tăng nguy cơ sâu răng ở trẻ. Nồng độ acid cao ở cả đồ uống có ga thông thường hoặc cho người ăn kiêng đều gây sâu răng. Cha mẹ cần làm gì để trẻ khỏi bị thừa cân hay béo phì? Có nhiều điều cần làm: - Khuyến khích lối sống lành mạnh. Phát hiện các thói quen trong lối sống góp phần gây ăn nhiều và ít hoạt động trong gia đình. Cha mẹ có thể tạo ra những thay đổi nhỏ trong lối sống để giúp trẻ ăn uống lành mạnh hơn
- và hoạt động nhiều hơn. Một ví dụ về thay đổi lối sống là nấu ăn với ít mỡ, như nướng thực phẩm thay vì rán. - Nêu gương tốt cho trẻ. Đừng gọi món khoai tây chiên nếu bạn không muốn con mình gọi món này. Đừng mua bánh kem sôcôla nếu không muốn trẻ thó vài chiếc trong lọ bánh. Cũng như vậy, trẻ sẽ sẵn sàng ăn rau quả sau khi thấy cha mẹ ăn rau quả. - Kiểm tra xem liệu bạn có cho trẻ ăn suất của người lớn hay không. Trẻ thường hấp thu quá nhiều năng lượng do được cho ăn suất quá nhiều. - Ăn vặt để đỡ đói chứ không phải để vui miệng. Cũng như vậy, không dùng đồ ăn để dỗ trẻ khỏi nghịch, vì điều này có thể khuyến khích trẻ ăn khi trẻ không đói. - Vận động. Vận động là một phần thiết yếu để trẻ có trọng lượng bình thường. Một cách tốt nhất để khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn là biến hoạt động thể chất trở thành sinh hoạt gia đình thường xuyên. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ không chịu ăn thực phẩm lành mạnh và chỉ ăn quà vặt?
- Trước khi bắt đầu lo lắng, cha mẹ hãy để tâm xem vấn đề này xảy ra đã lâu chưa. Đây là vấn đề thường xuyên hay chỉ xảy ra trong những ngày nghỉ? Nếu thực sự là thói xấu thì không thể thay đổi trong một sớm một chiều. Điều đầu tiên cần hỏi là "Vấn đề bắt nguồn từ đâu?" Có phải do cha mẹ ăn thức ăn không lành mạnh? Đa số trẻ học cách ăn uống từ việc quan sát từ cha mẹ. Hãy nói chuyện tâm tình với trẻ xem bạn có thể làm gì để trẻ ăn uống đúng cách. Ví dụ, cha mẹ cần quyết định uống sữa hay nước quả trong bữa ăn thay vì nước ngọt có ga. Các bậc cha mẹ cần nhớ rằng họ là người chịu trách nhiệm mua thực phẩm. Đừng nhượng bộ để trẻ nhỏ có sự lựa chọn không đúng trong cửa hàng. Trẻ cần có thực phẩm lành mạnh tại nhà để ăn vặt và chia cho bạn bè. Nếu thực phẩm giàu calo hoặc nhiều chất béo được cất trong chạn, thì đó là những thứ mà con bạn sẽ ăn. Trên hết, cần kiên nhẫn với trẻ và cố nêu gương tốt. Đối với trẻ, những điều cha mẹ làm thường quan trọng hơn là những điều cha mẹ nói.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cho trẻ ăn dặm bột
5 p | 214 | 72
-
CÁCH PHÒNG BỆNH RĂNG MIỆNG CHO TRẺ
1 p | 338 | 55
-
6 sai lầm khi cho trẻ ăn
3 p | 161 | 27
-
Chú ý khi cho trẻ ăn dặm
4 p | 94 | 11
-
Làm gì khi trẻ có thói quen bú ngón tay?
6 p | 254 | 9
-
“Gỡ rối” khi tập cho bé uống sữa
5 p | 90 | 8
-
Lưu ý khi cho trẻ nhỏ ăn hoa quả
4 p | 117 | 7
-
5 bước để bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn rắn
5 p | 89 | 6
-
Lưu ý chế độ ăn đối với trẻ sơ sinh
5 p | 97 | 5
-
Cho trẻ bú và cai sữa
4 p | 86 | 5
-
Luyện trí nhớ cùng bé: Sự lặp lại diệu kỳ
5 p | 46 | 5
-
Trẻ sơ sinh biết làm gì?
7 p | 72 | 5
-
Những thói quen cực kì nguy hại cho trẻ
6 p | 56 | 4
-
Cách hay trị ‘bệnh’ ngậm cơm của trẻ
5 p | 76 | 3
-
Lưu ý khi cho bé làm quen với sữa công thức
5 p | 61 | 3
-
Mẹo giúp bé làm quen với cốc mỏ vịt nhanh nhất
4 p | 61 | 3
-
Vai trò của dưỡng chất đối với trẻ
2 p | 66 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn