Chợ và các vấn đề liên quan
lượt xem 6
download
Chợ là nơi giao lưu kinh tế và văn hóa của cộng đồng, đồng thời cũng là nơi phản ánh các vấn đề về kinh tế, thương mại, an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường và văn minh đô thị của địa phương. Bài viết "Chợ và các vấn đề liên quan" sau đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chợ và các vấn đề liên quan
- 1 CHỢ VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN Quách Thị Xuân* Chợ là nơi diễn ra hoạt động mua và bán giữa người bán (bao gồm cả tiểu thương và người sản xuất) và người mua mà chủ yếu là người tiêu dùng. Có nhiều điều thú vị gắn với dòng luân chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng thông qua kênh phân phối chợ. Chợ là nơi giao lưu kinh tế và văn hóa của cộng đ ồng, đ ồng thời cũng là nơi phản ánh các vấn đề về kinh tế, thương mại, an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường và văn minh đô thị của địa phương. Bài viết này đề cập đến chợ và các vấn đề liên quan dựa trên cơ sở phỏng vấn một số đối tượng liên quan và quan sát các hoạt động diễn ra ở một số chợ (chủ yếu là Chợ Mới) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 1. Chợ - nét văn hóa truyền thống của người Việt Mặc dù ở nước ta hiện nay đã có siêu thị nhưng với đại đa số người dân, kể cả ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng thì chợ vẫn là đi ểm đ ến tiện lợi và ưa thích. Có thể nói chợ truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa, hồn Việt, thể hiện trong giao dịch và trong văn hóa của chợ. Hàng hóa ở chợ có ưu điểm là tươi mới, phong phú, đặc trưng cho vùng miền và có giá rẻ; người dân thuận tiện mua bán và thoải mái mặc cả. Đồng thời đây cũng là nơi mua bán với các mặt hàng đa dạng, là kênh phân phối các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm tươi sống, đặc biệt quan trọng đối với người tiêu dùng thu nhập trung bình và thấp. Một số khảo sát của cơ quan chức năng, khách nước ngoài và nhiều tổ chức quốc tế cũng đánh giá rất cao văn hóa truyền thống của chợ Việt Nam.1 Trong bối cảnh đô thị hóa, nhiều khu chợ ở các thành phố đã được phát triển thành các trung tâm thương mại sầm uất làm xuất hiện nhu cầu tái hiện chợ xưa. Đây là lý do khiến triển lãm mang tên “Chuyện của chợ” 2 đã được tổ chức. Trong ký ức nhiều người dân Việt Nam thì chợ không chỉ là phạm trù kinh tế đơn thuần mà nó còn biểu hiện văn hóa Việt Nam một cách đậm nét. Ở mỗi vùng miền có một kiểu chợ khác nhau và đều duy trì những giá trị riêng biệt. Ở đồng bằng có chợ miền quê, chợ duyên hải, có khi là một buổi mua bán ngắn ngủi vào bình minh ( chợ mai) hay chiều tối (chợ hôm, chợ chiều). Ở miền núi thì có chợ phiên, lâu lâu mới họp một lần, người địa phương chờ được đi chợ phiên như đi lễ hội. Ở đó, kiểu thương mại bằng cách trao đổi hàng hóa như từ thời cổ đại vẫn còn sót lại như biểu tượng cho vẻ đẹp “mua bán” thuở ban sơ của nhân loại. Ngoài việc bán mua, chợ quê còn là nơi trình làng những đặc sản của quê hương. Chợ là nơi gặp gỡ tình làng nghĩa xóm, nơi hẹn hò, trao duyên. Ở thành phố chợ đông đến tận chiều, tối. Chợ là nơi trực tiếp mang đến những thực phẩm tươi cho cộng đồng dân cư đô thị, đồng thời cũng là nơi giúp dân có th ể giao tiếp, tạo ra môi trường xã hội giúp cho cuộc sống đô thị bớt căng thẳng. 3 Nét đặc sắc, độc đáo thể hiện tâm hồn dân tộc qua các phiên chợ là điểm thu hút khách du lịch khám phá, tìm hiểu đất nước, con người Việt Nam. Đi chợ Việt, cũng là lúc con người ta chìm đắm trong một biểu cảm của một sắc thái Việt, một thứ văn hóa sống động đầy duy cảm. Theo thống kê của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), năm 2012 cả nước có hơn 8.500 chợ truyền thống, hơn 600 siêu thị, khoảng 102 trung tâm thương mại, cửa hàng tiện íchi. Ước tính, các mặt hàng rau quả, các sản phẩm phân phối trong * TS., Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng
- 2 trung tâm thương mại và siêu thị chỉ chiếm dưới 5% tổng số nhu cầu của người dân, trong khi các chợ truyền thống chiếm từ 45 - 50% và 40 - 45% thuộc về chợ “cóc”, chợ tạm và những người bán rong. Cơ cấu bán lẻ của Đà Nẵng cũng ở trong tình trạng tương tự. Bên cạnh các trung tâm thương mại và siêu thị như Metro, BigC, Lotte Mart hay Coop Mart, Đà Nẵng vẫn tồn tại rất nhiều chợ. Trước năm 2013 Đà Nẵng có 85 chợ truy ền thống l ớn nhỏ như: Chợ Hàn, Chợ Cồn, Chợ Siêu Thị, Chợ đầu mối Hòa Cường, Chợ Mới, Chợ Đống Đa.., trong đó có 8 chợ loại 1, 18 chợ loại 2, 39 chợ loại 3 và 20 chợ tạm. Các chợ tạm thuộc các quận huyện gây cản trở giao thông, mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng đến môi trường đã được thành phố di dời, giải tỏa hoặc đang có kế hoạch di dời, nên hiện Đà Nẵng có 65 chợ, trong đó có 08 chợ loại 1, 20 chợ loại 2, 37 chợ loại 3ii. Với Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng, việc duy trì các chợ truyền thống là rất cần thiết. Tuy nhiên, có rất nhiều vấn đề đô thị xuất phát từ chợ hay có mối liên hệ mật thiết với chợ truyền thống này. Dưới đây là một số vấn đề nổi cộm theo phân tích chủ quan của tác giả. 2. Chợ và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm Theo thiết kế, chợ hiện nay thường có mái che, có khu vực vệ sinh, có hệ thống điện - nước, có khu vực để xe và các tiểu thương sẽ bán hàng tại các kios trong chợ. Tuy nhiên trên thực tế, các hoạt động mua bán không chỉ diễn ra trong phạm vi có mái che mà còn cả ở khu vực xung quanh mái che - những nơi không được trang bị những tiện ích kể trên và hệ thống thu gom nước thải. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ còn nhiều bất cập do điều kiện khách quan cũng như chủ quan từ phía người buôn bán. Mất vệ sinh an toàn thực phẩm và ô nhiễm môi trường trong chợ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người tiêu dùng và tiểu thương. Theo báo cáo Khảo sát, đánh giá tình hình môi trường và công tác bảo vệ môi trường tất cả các khu thương mại, siêu thị, các chợ lớn trên đ ịa bàn thành phố và xây dựng các tiêu chí, các biện pháp quản lý môi trường đ ể bảo v ệ môi trường năm 2010 của Sở Công thương Đà Nẵng thì nồng độ các chất ô nhiễm như H2S, NH3, chất lơ lửng TSS, BOD, NH4+, nitrogen và phosphor ở các chợ đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép trung bình từ 2 tới 5 lần, cá biệt có nồng độ coliform trung bình cao hơn 90 lần, trong đó Chợ Hàn gấp 162 lần và Chợ Cồn gấp 134 lần.4 Kết quả khảo sát của Sở Công Thương năm 2013 cho thấy ô nhiễm tại các chợ chưa có dấu hi ệu c ải thiện: nồng độ BOD5 trong nước thải cao hơn Quy chuẩn từ 6 đến 21 lần, nồng độ thông số Amoni trong nước thải cao hơn Quy chuẩn từ 5 đến 19 lần, khí NH 3 vượt Quy chuẩn từ 2 đến 58 lần và khí H2S vượt Quy chuẩn từ 2 đến 534 lầnii. Rất nhiều người không biết về mức độ nguy hại của việc nhiễm một trong các khí độc nêu trên. Khí amoniac (NH3) thâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp, ăn uống và thẩm thấu qua da. Khi hàm lượng amoni trong não khoảng 50 mg/kg, s ẽ xuất hiện hiện tượng co cứng các cơ và sau đó bị hôn mê. H2S ở nồng độ cao có thể gây tê liệt hô hấp và khiến nạn nhân bị chết ngạt. Với các chất hữu cơ, khi tích t ụ lâu ngày, các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt sẽ bị phân hủy kỵ khí gây ra mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, trong nước thải sinh hoạt còn có một l ượng chất rắn lơ lửng làm cho các nguồn sông suối tiếp nhận bị bồi lắng, làm chất l ượng n ước mặt ở đó xấu đi, gây suy thoái thủy vực. Sự hiện diện của các chất ô nhiễm nêu trên cũng sẽ ảnh hưởng tới thực phẩm bày bán trong chợ theo cách mà bằng mắt thường mọi người có thể không nhận ra.
- 3 Chẳng hạn, ở Chợ Mới, khu ăn uống được bố trí sát khu bán thịt, bán rau trong khu vực có mái che, còn ngoài khu vực có mái che thì hỗn tạp, đủ các loại nông sản thực phẩm được bày bán đan xen, dưới ánh nắng mặt trời. Kiểu bày bán thực phẩm “lộ thiên” từ sáng tới trưa, từ trưa tới tối trong nhiệt độ môi trường rất nguy hiểm. Chỉ cần miếng thịt bị nhiễm một tế bào vi khuẩn thì sau 8 tiếng, nó đã nhân thành hàng triệu đến hàng tỷ. Ngoài ra, bàn bán hàng, dụng cụ pha, thái thịt không được khử trùng thường xuyên cũng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Ảnh 1: thực phẩm bày bán lộ thiên tại hẻm cạnh Chợ Mới Theo phân tích của PGS.TS Trần Thị Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Thú y, các loại vi khuẩn này có thể bị tiêu diệt dễ dàng bằng nhiệt độ cao. Tuy nhiên, nhiệt độ đun nấu bình thường không thể vô hiệu hóa độc tố, nha bào của chúng. Với độc tố của tụ cầu vàng, cần phải đun nấu thức ăn trong nồi áp suất mới đảm bảo an toàn. Nha bào của vi khuẩn yếu khí cũng có khả năng chống chịu nhiệt độ cao.5 Do đặc thù của các cửa hàng ăn uống là chế biến thực phẩm, vì vậy nếu việc thực hiện vệ sinh trong và ngoài khu chế biến kém sẽ làm xuất hiện các côn trùng và vi khuẩn gây bệnh. Khi xuất hiện các loài mang dịch bệnh chúng sẽ đậu bám vào thức ăn, từ đó sẽ gián tiếp truyền bệnh cho khách hàng. Nếu những cửa hàng này sử dụng thực phẩm bị nhiễm bệnh trong quá trình chế biến thức ăn thì sẽ gây ngộ độc thực phẩm và lây lan bệnh dịch trên phạm vi rộng. Hiện nay nhiều thực phẩm đem bán tại các chợ không được kiểm dịch. Việc tập trung một lượng thực phẩm lớn mà không được kiểm dịch sẽ có nguy cơ ngộ độc
- 4 thực phẩm và lây lan dịch bệnh nếu có thực phẩm mang bệnh truyền nhiễm. Như vậy nếu công tác kiểm dịch không tốt sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân trên địa bàn. Đặc biệt, trong những năm gần đây tình hình dịch bệnh càng ngày càng gia tăng và có chiều hướng nghiêm trọng như dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng, dịch lợn tai xanh. Chợ là nơi dễ phát tán bệnh dịch nhất vì đây là nơi cung c ấp hàng hóa, tập trung một số lượng lớn người ra vào chợ mua bán và nhiều các cửa hàng ăn uống. 3. Chợ và rác thải Có hai loại rác thải chủ yếu được thải ra từ chợ. Loại rác thải khó phân hủy xuất phát từ các quầy hàng khô, hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp như giầy, dép, quần áo. Đáng lo ngại là rác thải dễ phân hủy thải ra từ các quầy hàng nông s ản như thịt, cá, rau và hoa quả. Ảnh 2. Thực phẩm được đựng trong nhiều Ảnh 3. Rác cũng được lồng trong nhiều lần lần túi nilon (chợ chiều Thọ Quang) túi nilon Rác thải hữu cơ theo chân người bán được vận chuyển từ quê lên chợ rồi được người mua mang từ chợ về nhà. Nếu như cá, rau ở siêu thị đã được làm sạch, khi mua về người mua chỉ cần rửa lại và cho vào nấu và lượng rác theo chân người mua về nhà ít và sạch hơn thì với cá, rau mua ở chợ người mua hoặc sẽ phải nhờ người bán làm sạch giúp, hoặc mang về nhà tự làm sạch. Trường hợp nhờ người bán làm sạch thì rác được thải ra ngay tại chợ, còn trường hợp sau thì rác được thải ra tại hộ gia đình. Trong cả hai trường hợp thì lượng nilon được sử dụng là rất nhiều. Người mua sợ bẩn tay nên được người bán hào phóng lồng cho hai tới ba bao nilon cho một con cá (Ảnh 2). Tương tự, mỗi mớ rau hay mỗi loại rau lại được đựng riêng trong một bao nilon khác. Tại hộ gia đình, do thành phố chưa thực hiện quy định phân loại rác nên người dân thường bỏ tất cả các loại rác vào bao nilon và mang vứt vào thùng rác. Do nilon đ ựng rác này là nilon sử dụng lại nên nhiều khi bị thủng và để tránh nước rác rò r ỉ ra ngoài trong quá trình vận chuyển từ nhà ra thùng rác thì người nội tr ợ l ại lồng rất nhi ều túi nilon cho một bịch rác (Ảnh 3). Rác này sau đó được công ty môi trường đô thị thu gom và đem đi chôn lấp. Hậu quả là một lượng lớn tài nguyên đã bị lãng phí bao gồm rác thải hữu cơ có thể được thu gom để làm phân vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch hoặc bao nilon, rác vô cơ khác có thể được thu gom để sản xuất dầu DO hoặc tái chế, tái sử dụng.
- 5 Khu vực chứa rác trong chợ nếu không được vệ sinh và thu gom hàng ngày thì cũng là nguồn phát sinh bệnh dịch vì trong rác thải có chứa nhiều các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, trong điều kiện thời tiết nóng ẩm nhiệt độ cao, loại chất thải này phân hủy rất nhanh gây ra các mùi khó chịu. Đây còn là nơi tập trung ruồi, chuột và là môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh sinh sôi nảy nở ảnh hưởng đ ến s ức khỏe và đời sống của người dân. 4. Chợ và trật tự đô thị Sống gần Chợ Mới mấy năm nay, tác giả có cơ hội chứng kiến nhiều vụ cãi vã giữa những người bán (bán mít, bán gà) trên vỉa hè nhằm tranh dành khách mua. Tại hẻm số 596 đường Hoàng Diệu, có khoảng 3 người bán gà “miệng”. Gọi như vậy vì chỉ có người bán gà ngồi đó còn gà thì để ở phía trong khu dân cư, cách nơi bán khoảng 100 - 300 m. Do người bán ngồi gần nhau, còn khách mua chỉ quan tâm tới chất l ượng hàng và giá cả, nên đôi khi xuất hiện tình trạng khách được chèo kéo bởi người bán này lại mua hàng của người bán kia, gây tranh chấp giữa những người bán. Bên cạnh đó, có một số người không có chỗ ngồi ổn định ngoài vỉa hè, thỉnh thoảng mang hàng t ừ quê (Duy Xuyên, Đại Lộc, Hòa Vang…) ra bán và bị những người kinh doanh thường xuyên ở đó xua đuổi, việc cãi nhau tranh dành chỗ bán xảy ra thường xuyên, làm náo loạn cả khu phố. Tác giả đã phỏng vấn một số hộ dân ở tổ 48, 43 và 20 của phường Hòa Thuận Đông, các hộ này cho biết việc các hộ bán gà nhốt gia cầm sống trong nhà gây ra mùi hôi khó chịu cho khu dân cư, đặc biệt là về mùa nắng - nóng. Các hộ dân này cũng lo ngại nếu dịch cúm gia cầm xảy ra tại những nơi cung cấp gia cầm s ống cho nh ững người bán gà ở đây thì ngoài người bán gia cầm, người dân ở khu dân cư này sẽ là những người đầu tiên bị ảnh hưởng. Cũng cần phải nói thêm là các hộ làm gà ở đây sử dụng than tổ ong để đun nước vặt lông gà, gây ô nhiễm không khí. Đã nhiều lần các hộ này đưa ra kiến nghị tại các cuộc họp tổ dân phố, tiếp xúc cử tri phường, quận về vấn đề nhốt và giết mổ gia cầm trong khu dân cư, nhưng rồi mọi việc đâu vẫn vào đó. Có nhiều nguyên nhân. Trước hết là do tồn tại nhu cầu mua gà tươi, giết mổ tại chỗ. Người dân không thích mua gà đông lạnh, đặc biệt là khi mua gà về để cúng. Vấn đề ở đây là niềm tin, không tin vào chất lượng của gà đông lạnh, người dân thường tìm đến khu bán gà gần Chợ Mới để tự chọn gà sống và đứng chờ người bán giết mổ gia cầm tại gia. Nguyên nhân thứ hai xuất phát từ việc Đà Nẵng đã ban hành Chỉ thị 12/2006/CT-UBND (ngày 08.5.2006) về việc nghiêm cấm chăn nuôi, giết mổ, mua bán gia súc, gia cầm sống, trên địa bàn quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà và một số phường thuộc quận Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu. Như vậy, những người bán gà trong khu dân cư không thể mang gia cầm sống vào kinh doanh trong chợ, mà kinh doanh gia cầm mổ rồi thì ít người mua. Hơn nữa kinh doanh trong chợ phải trả phí thuê kios mà theo phản ảnh của những người bán gà “miệng” này thì họ không có khả năng để trả phí. Thành phố cũng đã quy hoạch các khu giết mổ tập trung nằm xa khu dân cư, nhưng chẳng mấy người chỉ mua một con gà mà lên tận lò mổ. Nguyên nhân thứ ba là do thành phố chưa kiên quyết, chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh, giết mổ gia cầm tại khu dân cư. Nhiều lần cán bộ trật tự phường xuống xử lý nhưng bị các hộ kinh doanh phản đối, văng tục chửi bậy khiến cán bộ phải bỏ về phần vì cả nể, phần vì cảm thấy xấu hổ khi bị dân lăng mạ trước bàn dân thiên hạ.
- 6 Đối với đoạn hẻm số 580 nối Hoàng Diệu và Lê Đình Thám, theo Ban quản lý Chợ Mới thì về nguyên tắc Ban chỉ quản lý các hộ kinh doanh phía bên chợ, còn các hộ kinh doanh phía bên nhà dân là do phường Hòa Thuận Đông quản lý, nhưng phường giao luôn cho Ban quản lý Chợ Mới quản lý. 6 Nói là quản lý nhưng khi có tranh chấp về chỗ ngồi kinh doanh phía bên nhà dân thì Ban quản lý Chợ Mới cũng không giải quyết được vì không có chức năng xử lý vi phạm hành chính. Đội trật tự c ủa ph ường cũng có tham gia quản lý nhưng không thường xuyên. Ảnh 4. Vắng khách phía trong chợ Ảnh 5. Người mua chen chúc ở hẻm bên ngoài chợ 5. Chợ và giao thông đô thị Rất nhiều người đi xe máy đến chợ nhưng không gửi xe để vào chợ mà lượn qua các hẻm quanh chợ để mua hàng. Những người bán hàng ở vỉa hè và lòng hẻm thường bán hết hàng hoặc bán hết trước so với những người bán hàng tại các kios trong chợ (Ảnh 4, 5, 6, 7). Trong khi giá thuê một kios (3 m 2) trung bình tại chợ Mới là 70.000/m2/tháng còn việc bán tại vỉa hè, lòng đường hẻm chỉ phải trả một vé chợ từ 1.000 đến 5.000 đồng/ngày. Chính vì vậy việc kinh doanh trên vỉa hè rất hấp dẫn đ ối với các tiểu thương, đặc biệt là buổi chiều sau giờ làm việc. Đa số người dân Đà Nẵng có thói quen mua thức ăn bữa nào ăn bữa đó nên trên đ ường từ cơ quan về nhà, các bà nội trợ mới ghé mua thức ăn. Để tiết kiệm thời gian, họ thường tìm mua tại các điểm bán trên vỉa hè. Nắm được nhu cầu này, nhiều tiểu thương bày bán hàng trái phép trên vỉa hè. Người mua chỉ việc dừng xe máy ven đường là có thể mua được các loại thực phẩm cho bữa ăn hằng ngày của họ.
- 7 Ảnh 6. Đoạn đường Hoàng Diệu (Trưng Nữ Ảnh 7. Cảnh mua bán tại đoạn đường Võ Văn Vương tới Duy Tân) buổi chiều sau giờ tan Tần cạnh Chợ Siêu thị Đà Nẵng tầm Hành vi của người mua và người bán trong trường hợp này suy cho cùng lại là những hành vi hợp lý của một người có tư duy bình thường vì dù sao họ cũng đã tối ưu nguồn lực của cá nhân. Với lựa chọn vỉa hè, người mua không chỉ tiết kiệm được tiền gửi xe mà còn tiết kiệm được thời gian, còn người bán chẳng những không phải đóng phí chợ mà còn bán được nhiều hàng trong thời gian ngắn hơn. Cứ như vậy người mua và người bán ở vỉa hè hỗ trợ nhau cùng phát triển và vô hình trung gây mất tr ật t ự v ỉa hè, lòng đường, làm cản trở giao thông và gây mất mỹ quan đô thị. Việc dẹp bỏ thói quen mua bán ở vỉa hè lòng đường sẽ tạo tiền đề cho một nền sản xuất và thương mại chuyên nghiệp hóa như phân tích trong phần chợ và quy mô kinh tế dưới đây. 6. Chợ và quy mô kinh tế Trong Chợ Mới chỉ có duy nhất một quầy nông sản bán rau củ quả theo tiêu chuẩn VietGap. Theo nhận định của tác giả thì có tới 98% hàng nông sản ở chợ này không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Ở hẻm xung quanh Chợ Mới có nhiều người chỉ bán vài mớ rau, vài con tôm, con cá (Ảnh 8, 9). Những người này trực tiếp mang hàng c ủa nhà mình đi bán hoặc gom hàng của các hộ hàng xóm. Việc cho phép các hộ buôn bán nhỏ lẻ, ngồi tạm bợ ở vỉa hè, lòng hẻm không chỉ gây cản trở giao thông mà còn tạo điều kiện cho kiểu làm ăn nhỏ lẻ, manh mún. Giả sử thành phố (phường và ban quản lý chợ) cấm các hộ kinh doanh, buôn bán nhỏ ở vỉa hè, lòng hẻm xung quanh chợ, các tác động tích cực có thể thấy như sau. Thứ nhất, sẽ không còn cảnh chen lấn mua bán trên vỉa hè, lòng đường như trong Ảnh 5, 6.
- 8 Ảnh 8 và ảnh 9. Quy mô buôn bán phản ánh nền sản xuất manh mún Thứ hai, việc thương mại sẽ được chuyên môn hóa, quy mô kinh doanh sẽ lớn hơn. Mặc dù ban quản lý chợ có thể phải bố trí lại mặt bằng tổng thể đ ể nâng diện tích mỗi kios, nhưng sẽ loại bỏ các hộ buôn bán nhỏ, vụn vặt, không hiệu quả. Có người cho rằng như vậy sẽ ảnh hưởng tới sinh kế của những người buôn bán nhỏ này. Tuy nhiên, thực tế có thể không phải như vậy. Những người buôn bán nhỏ này, thay vì tự vận chuyển hàng lên chợ và tự ngồi bán, sẽ bán đổ hàng cho chủ kios. Với phương thức này những người kinh doanh nhỏ phải bán với giá thấp hơn nhưng ổn đ ịnh, họ không phải chịu rủi ro nếu như hàng không bán được và họ có thời gian để làm việc khác. Cũng có ý kiến cho rằng như vậy những người buôn nhỏ hoặc những người sản xuất khi bán đổ cho thương lái sẽ bị ép giá. Thực tế này đã và đang xảy ra. Đó là h ậu quả của kiểu làm ăn nhỏ lẻ, không liên doanh, liên kết. Trong cái khó sẽ ló cái khôn. Những người sản xuất, buôn bán nhỏ lẻ khi bị ép giá quá mức họ sẽ thấy r ằng gia nhập tổ hợp tác hay hợp tác xã là một lựa chọn tối ưu. Đây là tiền đề cho một nền sản xuất lớn, chuyên môn hóa. Nông dân sẽ bán nông sản qua hợp tác xã của mình thông qua các hợp đồng mua bán được ký kết giữa hợp tác xã và các cơ sở phân phối. Nông dân khi đó chỉ phải tập trung vào khâu sản xuất mà không phải lo lắng về đầu ra. Một số phân tích ở trên cho thấy mô hình chợ truyền thống còn có nhiều bất cập. Trong phần tiếp theo, tác giả sẽ đề cập tới mô hình chợ siêu thị và một số khuyến nghị có thể có thể khắc phục được phần nào hạn chế phát sinh từ chợ truyền thống. 7. Khuyến nghị lập lại trật tự chợ truyền thống và giao thông đô thị Mô hình siêu thị khắc phục được hạn chế về vệ sinh an toàn thực phẩm, rác thải, trật tự mỹ quan đô thị, quy mô, hiệu quả sản xuất và thương mại nhưng có thể lại làm mất đi nét văn hóa chợ truyền thống hiện vẫn được cộng đồng ưa thích. Mô hình chợ siêu thị, trong đó việc bày bán giống như chợ truyền thống nhưng hàng hóa và các tiêu chuẩn liên quan theo quy cách siêu thị hiện đại sẽ là một mô hình hợp lý. Một số chợ ở Đà Nẵng đang được xây dựng và nâng cấp theo hướng chợ siêu thị như Chợ Hàn, Chợ Cồn, Chợ Siêu Thị Đà Nẵng… Tuy nhiên, để được công nhận là chợ văn minh thương mại và vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) thì đòi hỏi phải có nỗ l ực lớn từ nhiều phía. Ngoài việc huy động đủ nguồn vốn đầu tư để đáp ứng tiêu chí về mặt bằng thì việc quản lý và tuân thủ các quy định quản lý là rất quan trọng. Các cơ quan quản lý cần đặt ra các tiêu chuẩn và nâng dần các tiêu chuẩn chợ văn minh thương mại và VSATTP theo một lộ trình phù hợp. Ý thức của tiểu thương cần đ ược tăng cường thông qua tập huấn, nếu mỗi tiểu thương đều thực hiện văn minh thương
- 9 mại và VSATTP thì chợ sẽ nghiễm nhiên trở thành chợ văn minh thương mại và VSATTP. Việc lập lại trật tự mua bán ở các chợ truyền thống là điều tất yếu. Tuy nhiên, không phải chợ nào cũng có bãi đỗ xe đủ rộng để người mua có thể gửi xe dễ dàng. Bên cạnh đó, ở hầu hết các chợ thì việc buôn bán trên vỉa hè, trong hẻm ở khu v ực xung quanh chợ rất thuận tiện cho những người đi xe máy - phương tiện giao thông chủ yếu của người dân. Còn nhiều người sử dụng phương tiện cá nhân là xe máy thì còn nhiều nhu cầu mua hàng ở vỉa hè và lòng đường. Mà có cầu thì ắt có cung. Nhưng cũng phải nhận thấy rằng, nhu cầu mua hàng ở vỉa hè và lòng đường này sẽ không tự mất đi vì đó là nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Chỉ khi không có ai bán ở vỉa hè nữa thì người mua mới vào quầy, vào siêu thị hoặc vào trong chợ đ ể mua vì họ không thể không mua những mặt hàng cần thiết cho nhu cầu cơ bản của họ. Khi đó họ sẽ phải gửi xe máy. Nhưng nếu như họ cảm thấy bất tiện khi phải gửi xe vào chợ (siêu thị) hằng ngày thì họ sẽ chuyển từ hành vi mua ngày nào tiêu dùng ngày đó sang hành vi mua một lần tiêu dùng cho nhiều ngày. Bên cạnh đó, việc quy định chặt chẽ về nơi đậu, đỗ xe cũng như sự tiện lợi của việc di chuyển khi mua sắm trên phố hoặc trong chợ mà không phải dắt theo xe sẽ khiến người tiêu dùng ưa thích phương tiện giao thông công cộng hơn là phương tiện giao thông cá nhân. Như vậy giải pháp để lập lại trật tự chợ, cũng như trật tự vỉa hè lòng đường là quy hoạch sử dụng vỉa hè và cấm kinh doanh và mua bán ở lòng đường và trên lối đi dành cho người đi bộ. Hiện nay Quận Hải Châu đã tiến hành quy hoạch, phân chia vỉa hè, dành lối đi bộ cho khách bộ hành ở nhiều tuyến phố. Giải pháp này bước đầu đã phát huy hiệu quả và cần được nhân rộng trên toàn thành phố. Đối với việc cấm kinh doanh trái phép ở vỉa hè, và lòng đường thì từ trước tới nay giải pháp đã thực hiện thường là phạt người bán hàng ở vỉa hè lòng đường, nhưng thực tế cho thấy giải pháp này chưa mang lại hiệu quả. Theo tác giả, để giải quyết triệt để tình trạng này đòi hỏi chính quyền phải kiên quyết, không chỉ phạt phía người bán mà phải phạt cả người mua. Đề nghị có mức phạt đủ cao để người bán thấy rằng khoản lời từ việc bán hàng tại vị trí sai quy định chỉ nhỏ hơn hoặc bằng tiền phạt. Đối với người mua khi họ đỗ xe sai quy định (dừng đỗ xe dưới lòng đường để mua hàng) thì cũng bị phạt, vì họ là những người góp phần tạo ra nhu cầu mua bán ở vỉa hè và lòng đường. Trong đối tượng này có rất nhiều người là công chức, viên chức của thành phố. Do vậy, tác giả kiến nghị không chỉ xử phạt thông thường bằng tiền mà còn gửi thông báo về cơ quan, đơn vị của đối tượng vi phạm và đề nghị trừ thi đua hoặc kỷ luật nếu tái phạm. Cán bộ công nhân viên chức của thành phố phải là những người gương mẫu, đi đ ầu trong tất cả các phong trào mà thành phố phát động. Họ cũng nên là người giáo dục con cái hoặc vận động người thân họ hàng hưởng ứng các phong trào nêu trên để xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành “thành phố đáng sống”.
- 10 Ảnh 10. Ô tô vận chuyển gia cầm sống Ảnh 11. Công nhân môi trường mua hàng ở quầy hàng rong và ô tô đỗ dưới lòng đường Về lâu dài, thành phố cũng cần có các quy định, chính sách để hạn chế phương tiện giao thông cá nhân. Thành phố có thể tăng lệ phí sở hữu, tăng phí đỗ xe máy và ô tô cá nhân. Nếu so sánh diện tích chiếm chỗ của một gánh hàng rong (kể cả người đứng mua) và diện tích chiếm chỗ của một chiếc ô tô thì hai con số này là t ương đương (Ảnh 10, 11). Lâu nay mọi người vẫn thường thấy cảnh người giàu đỗ ô tô miễn phí hoặc trả một khoản phí nhỏ, còn người nghèo với gánh hàng rong thì bị phạt hoặc bị thu hết phương tiện kiếm sống. Câu hỏi đặt ra là liệu như vậy có công bằng hay không? Ở đây tác giả không có ý cổ xúy cho việc bán hàng rong mà chỉ muốn nêu ra để thấy rằng chính sách như vậy là chưa phù hợp nếu không muốn nói là bất công. Chưa kể việc sử dụng xe cá nhân góp phần gây ô nhiễm môi trường không khí còn hoạt động của người bán hàng rong là hoạt động sinh kế của người bán và đáp ứng nhu cầu cơ bản của một số người mua không có thời gian đến chợ. Nên chăng tăng phí đỗ xe và dùng khoản ngân sách này để tạo việc làm mới cho những người bị cấm bán hàng ở vỉa hè và lòng đường? Q.T.X. Chú thích 1. http://socongthuonght.gov.vn/tin-tuc/van-can-cho-truyen-thong-trong-111o-thi 2. http://dantri.com.vn/van-hoa/van-hoa-tu-goc-nhin-chuyen-cua-cho-846486.htm 3. http://vtv.vn/van-hoa-giai-tri/cho-net-van-hoa-dac-thu-cua-nguoi-viet-110765.htm 4. Báo cáo Khảo sát, đánh giá tình hình môi trường và công tác bảo vệ môi trường tất cả các khu thương mại, siêu thị, các chợ lớn trên địa bàn thành phố và xây dựng các tiêu chí, các biện pháp quản lý môi trường để bảo vệ môi trường của Sở Công thương Đà Nẵng. 2010. 5. http://dantri.com.vn/suc-khoe/hang-trieu-vi-khuan-trong-mot-mieng-thit-208681.htm 6. Theo thông tin từ Ban quản lý Chợ Mới.
- i http://www.vietnamplus.vn/di-tim-loi-giai-cho-mo-hinh-cho-truyen-thong-o-do-thi/149193.vnp Đề án “Nghiên cứu các giải pháp khử mùi hôi tại các chợ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” của ii Sở Công Thương Đà Nẵng. 2013
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình luật biển quốc tế - Chương IV VẤN ĐỀ THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN 1982 TẠI VIỆT NAM
28 p | 370 | 130
-
Bài giảng Luật Nghĩa vụ quân sự và các văn bản có liên quan - Dương Quang Thọ
71 p | 419 | 75
-
Đi tìm mục tiêu kinh tế cho Việt Nam
4 p | 243 | 73
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 1 - Một số vấn đề cơ bản về Nhà nước
60 p | 1982 | 56
-
Bài giảng Quản trị dự án đầu tư - Chương 1: Lập dự án và ra quyết định đầu tư
27 p | 42 | 14
-
QUẢN LÝ DỰ ÁN - NỘI DUNG TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN - THS. NGUYỄN HỮU QUỐC - 2
28 p | 102 | 14
-
Bộ giáo trình Những kiến thức cơ bản về Công nghệ thông tin và Truyền thông cho Lãnh đạo trong cơ quan nhà nước: Học phần 2 - Emmanuel C. Lallana
108 p | 105 | 13
-
Tăng trưởng và giảm nghèo - Việt Nam quản lý chi tiêu công (Tập 1): Phần 2
112 p | 102 | 13
-
Tăng trưởng và giảm nghèo - Việt Nam quản lý chi tiêu công (Tập 1): Phần 1
112 p | 91 | 13
-
Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 1 - TS. Hoàng Văn Long
65 p | 85 | 11
-
Bản chất mối quan hệ đối tác trong hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP)
13 p | 45 | 5
-
Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư ngân sách cho đầu tư phát triển địa phương tại Hồng Lĩnh - 8
9 p | 67 | 5
-
Tăng trưởng xanh và một số vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ứng phó với biến đổi khí hậu
7 p | 6 | 5
-
Quy định về nhóm công ty trong pháp luật một số quốc gia và những nội dung tham khảo cho Việt Nam
7 p | 42 | 4
-
Quyền được thông tin của nhà đầu tư và trách nhiệm đảm bảo nhân quyền của doanh nghiệp - Bộ nguyên tắc chủ đạo của Liên Hợp Quốc về kinh doanh và nhân quyền và kinh nghiệm cho Việt Nam
10 p | 42 | 3
-
Vấn đề liên quan đến “Nachfrist” - Thời hạn bổ sung nhằm khắc phục vi phạm hợp đồng
4 p | 47 | 3
-
Những bất cập trong chính sách lao động tại các doanh nghiệp FDI hiện nay
6 p | 44 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn