intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chọn người cho doanh nghiệp mới

Chia sẻ: Camnhung_1 Camnhung_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

61
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tuyển dụng nhân viên cho một doanh nghiệp mới đi vào hoạt động là công việc không đơn giản vì việc tìm kiếm người phù hợp, nhất là nhân tài, cho một tổ chức còn “non và xanh” luôn khó hơn so với những doanh nghiệp đã tồn tại lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trên thương trường. Chọn người cho doanh nghiệp mới Hầu hết các doanh nhân trẻ đều cởi mở với những người đến tìm việc và luôn sẵn sàng thể hiện nhiệt huyết nhanh chóng đưa công ty của họ đạt đến đỉnh cao. Tuy nhiên, cách...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chọn người cho doanh nghiệp mới

  1. Chọn người cho doanh nghiệp mới Tuyển dụng nhân viên cho một doanh nghiệp mới đi vào hoạt động là công việc không đơn giản vì việc tìm kiếm người phù hợp, nhất là nhân tài, cho một tổ chức còn “non và xanh” luôn khó hơn so với những doanh nghiệp đã tồn tại lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trên thương trường. Chọn người cho doanh nghiệp mới H ầu hết các doanh nhân trẻ đều cởi mở với những người đến tìm việc và luôn sẵn sàng thể hiện nhiệt huyết nhanh chóng đưa công ty của họ đạt đến đỉnh cao. Tuy nhiên, cách làm quá “thoáng” của họ thường không đạt được hiệu quả cần thiết vì chỉ thu thập được những nhân viên loại xoàng. Do đó, những chỉ dẫn dưới đây có thể hữu ích đối với họ khi xây dựng đội ngũ nhân viên
  2. cho doanh nghiệp. Tuyển đúng những người sở hữu kỹ nùng mà doanh nghiệp cần. Một số doanh nhân trẻ tỏ ra dễ dãi chấp nhận những nhân viên không đạt chuẩn vì tin vào lời hứa của ứng viên “sẽ học việc rất nhanh”. Thế nhưng, các nhân viên mới tuyển khi được yêu cầu làm những việc hoàn toàn mới mẻ thì thường gặp nhiều sai sót, khiến chủ doanh nghiệp tốn cả thời gian lẫn tiền bạc để khắc phục. Cách tốt nhất để tránh phải rắc rối ấy là tuyển dụng những người đã từng làm loại công việc m à doanh nghiệp đang cần. Nên trả lương cao cho người biết rõ sẽ làm những gì hơn là trả lương thấp cho người hoàn toàn chưa biết gì về công việc sắp được giao phó. Tuyển ứng viên có kinh nghiệm phù hợp. Kinh nghiệm phù hợp không chỉ được xác định bằng số năm làm việc, mà còn bằng những thành quả cụ thể đã được ghi nhận. Cách để đánh giá kinh nghiệm làm việc của ứng viên là kiểm tra năng lực xử lý công việc tại môi trường làm việc cụ thể. Một giám đốc tiếp thị từng quản lý những chương trình khuyến mãi tại doanh nghiệp có ngân sách lớn có thể sẽ rất vất vả khi được yêu cầu tiến hành một chương trình quảng bá ở doanh nghiệp mới ra đời, không có bao nhiêu kinh phí dành cho công tác tiếp thị. Trong lúc xem xét các ứng viên, nên chú ý đến hoàn cảnh và điều kiện làm việc mà họ đã trải qua (toàn quyền chủ động hay bị lệ thuộc, loại mặt hàng đã tham gia kinh doanh…). Mẫu ứng viên tuyệt vời cho tổ chức mới chính là người thạo việc, biết tổ chức công việc, có hứng thú trong việc xây dựng mô hình doanh nghiệp mới.
  3. Chọn lựa ứng viên có động lực cạnh tranh. Doanh nghiệp mới ra đời buộc phải cạnh tranh khốc liệt để có được khách hàng. Do đó, tại đây rất cần những nhân viên chấp nhận cạnh tranh căng thẳng, luôn sẵn sàng đón nhận thách thức mới, không chấp nhận tình trạng để khách hàng chuyển sang đối thủ cạnh tranh và luôn cố gắng làm tốt hơn nhiệm vụ mục tiêu đã được giao. Trong quá trình phỏng vấn, nên hỏi ứng viên về sở thích văn nghệ, thể thao và những năng lực khác có liên quan đến việc phấn đấu vượt qua mọi áp lực. Những ứng viên tỏ ra không thích cạnh tranh để vượt lên có thể sẽ làm nhạt nhòa đi bầu nhiệt huyết của cả đội ngũ, do đó không nên ưu tiên chọn lựa. Chú ý đến ứng viên có tính kiên nhẫn. Ngoài tiêu chí nỗ lực cạnh tranh, nên chọn lựa những ứng viên biết kiên trì làm việc dù gặp phải những tình huống ngặt nghèo. Nên hỏi ứng viên cách họ đã đối mặt với những điều tưởng là đầy hy vọng, nhưng thực tế lại toàn thất vọng. Ngoài ra, nếu có thời gian, nên tham khảo ý kiến của lãnh đạo doanh nghiệp, nơi ứng viên đã phục vụ để hiểu sâu hơn về tính cách của người ấy. Kiểm tra nùng lực làm việc. Giai đoạn thử việc của các nhân viên mới luôn đóng vai trò quan trọng với chính họ và với doanh nghiệp mới thành lập. Nếu nhân viên mới nào tỏ ra không phù hợp với tác phong và nhịp độ làm việc tại doanh nghiệp, cũng không chứng minh được năng lực làm việc trong thời gian thử việc thì tốt nhất là không ký hợp đồng lao động chính thức với người đó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2