intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chồng

Chia sẻ: Mongmo Anhquoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

83
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chồng "chê" nghề vợ "Cuối tuần này em không xin nghỉ phép để về nhà chú Ba được đâu. Năm nay em hết phép rồi, bây giờ nghỉ nữa có khi bị đuổi việc luôn chứ chẳng chơi". "Đuổi thì nghỉ ở nhà, tôi nuôi. Làm lao công thôi chứ có gì ghê gớm mà nghỉ phải xin phép này nọ. Chú Ba gọi điện bảo mấy tháng rồi không thấy mặt mũi vợ chồng mình". "Anh nói thế nghe được à? Đúng là không có gì ghê gớm cả nhưng lao công cũng là một việc kiếm tiền đàng hoàng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chồng

  1. Chồng "chê" nghề vợ "Cuối tuần này em không xin nghỉ phép để về nhà chú Ba được đâu. Năm nay em hết phép rồi, bây giờ nghỉ nữa có khi bị đuổi việc luôn chứ chẳng chơi". "Đuổi thì nghỉ ở nhà, tôi nuôi. Làm lao công thôi chứ có gì ghê gớm mà nghỉ phải xin phép này nọ. Chú Ba gọi điện bảo mấy tháng rồi không thấy mặt mũi vợ chồng mình". "Anh nói thế nghe được à? Đúng là không có gì ghê gớm cả nhưng lao công cũng là một việc kiếm tiền đàng hoàng chứ có phải đi ăn xin đâu sao anh nói vậy".
  2. "Ôi trời! Kiếm được mấy đồng mà gào lên thế? Chẳng đủ tiền xăng xe. Mai nghỉ đi xuống nhà chú, không lôi thôi nhiều lời". "Anh đừng có ép người quá đáng. Tôi có đi hay không là quyền của tôi". Trận cãi nhau chấm dứt bằng cảnh chị Mai ôm mặt khóc nức nở còn anh Đức, chồng chị, giận dữ bỏ đi. Do Adam có tính gia trưởng Khi yêu nhau, chị Mai là công nhân của một công ty may mặc tại Q. Tân Bình, TP. HCM. Anh Đức là quản lý phân xưởng. Hai năm sau khi kết hôn, chị Mai bị mất việc trong một đợt cắt giảm nhân sự của công ty. Đang thất nghiệp, chị được người bạn giới thiệu vào làm lao công cho một ngân hàng tư nhân. Chị háo hức khoe với chồng: "Em đã có việc làm, không phải ăn không ngồi rồi nữa đâu". "Làm ở đâu?". "Làm lao công ở một ngân hàng. Nhờ có người quen nên vào làm ngay không cần thử việc đấy!". Chồng chị tỏ vẻ không hài lòng: "Đợi từ từ kiếm việc khác chứ làm lao công người ta
  3. cười cho thối mũi". "Chỉ có anh nghĩ vậy thôi. Có việc làm là may rồi". Nửa năm sau, anh Đức được thăng chức làm trưởng phòng. Chị Mai tự hào khi thấy con đường sự nghiệp của chồng phát triển thuận lợi. Tuy nhiên, càng ngày anh càng tỏ ra coi thường công việc của vợ. Anh luôn tránh né đưa chị đến dự những buổi tiệc lớn. Khi có người hỏi: "Chị nhà làm gì?". Anh trả lời qua quýt: "Làm nội trợ thôi". Mỗi lần thấy chị bận bịu công việc ở ngân hàng, không kịp làm những gì mình muốn, anh lại to tiếng: "Tôi đã bảo đừng làm việc đó nữa, kiếm việc khác đi hoặc ở nhà tôi nuôi mà không nghe". Chị Mai chống chế: "Em không muốn ăn bám anh, em làm gì có đủ trình độ để xin việc khác". "Thế cô muốn tôi muối mặt với bạn bè à?". Anh Đức càng quát to hơn. "Chiến tranh" thường xuyên xảy ra cũng chỉ vì công việc của chị. Theo chuyên gia tâm lý Hồ Thị Tuyết Mai, thực tế có không ít trường hợp như chị Mai – anh Đức. Trường hợp này, Adam thể hiện rõ bản chất gia trưởng và thiếu sự tôn trọng đối với công việc của vợ.
  4. Adam luôn đặt nặng vấn đề sĩ diện vì sợ người khác xem thường. Cái tôi của họ quá lớn. Đặc biệt, những Adam có sự thăng tiến càng dễ tự cao. Họ cho rằng những người xung quanh, đặc biệt là vợ cũng phải tương xứng với mình. Một người vợ với công việc không "cao quý" có thể làm ảnh hưởng đến hình ảnh của họ trong mắt mọi người. Tất nhiên không thể rũ bỏ gia đình nhưng họ xem thường công việc của vợ. Nhiều người còn buộc vợ bỏ việc chỉ vì sợ bạn bè chê cười. Tuy nhiên, liệu có phải tất cả đều do người chồng? Những ông chồng gia trưởng đều không chấp nhận công việc của vợ mà họ cho là "thấp kém"? Do vợ quá tự ti Chuyên viên tâm lý Tuyết Mai cho biết thêm: "Việc người chồng không tôn trọng công việc của vợ một phần do người vợ luôn tự ti, mặc cảm về nghề của chính mình". Thật vậy, có nhiều phụ nữ không tự tin đối với công việc mình đang làm, như trường hợp của chị Đinh Thị Lài, 37 tuổi, làm nghề giúp việc gần ba năm nay.
  5. Anh Trương, chồng chị nhân viên văn phòng của một công ty xây dựng. Anh quen chị trong một lần về quê thăm nhà. Cưới nhau, anh đón chị lên TP. HCM sinh sống. Ở nhà nội trợ một thời gian, chị thấy chồng vất vả mình lại chẳng giúp được gì. Cuộc sống ngày càng khó khăn. Gần nhà chị có gia đình khá giả, biết họ đang cần người giúp việc vì cô ô-sin vừa nghỉ, chị xin làm ngay. Tuy nhiên, chị giấu chồng vì nghĩ công việc này chẳng mấy tốt đẹp. Do bản tính hiền lành, chịu khó, gia đình nhà chủ rất quý chị. Họ còn giới thiệu chị cho một gia đình người bạn. Thế là, sáng chị làm cho nhà này, chiều lại sang nhà khác. Cây kim trong bọc lâu ngày cũng thò ra, anh Trương biết chị đang giúp việc cho nhà hàng xóm. Anh tỏ vẻ không hài lòng, thường xuyên cạnh khóe vợ. Chị Lài nghĩ rằng công việc của mình thấp kém nên chẳng dám hé môi. Được thế, anh Trương càng lấn lướt, thấy vợ đi làm, anh mỉa mai: "Đi phục dịch cho người khác đấy à?". Cuộc sống vợ chồng trở nên căng thẳng. Không chịu đựng nổi những lời chì chiết mỗi ngày của chồng, chị Lài quyết định xin nghỉ. Thế nhưng, gia đình chị từ đó mất một khoản
  6. thu nhập và gánh nặng cơm áo gạo tiền lại đè lên vai cả hai vợ chồng. Nghề nào cũng đáng quý Theo chuyên gia tâm lý Tuyết Mai, công việc của mỗi người là do sự phân công của gia đình và xã hội. Dù làm việc gì, mỗi người cũng đóng góp một phần có ích cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Mỗi người có quyền lựa chọn công việc phù hợp với năng lực của mình. Công việc không thể hiện giá trị của người đó. Thử hỏi, nếu tất cả mọi người đều làm công việc trí óc, ai sẽ xây nên những công trình, ai sẽ làm xanh sạch môi trường, ai sẽ trồng nên lúa gạo?… Bản thân mỗi người có một nghề để kiếm tiền đã là điều hạnh phúc. Họ hạnh phúc vì đồng tiền lương thiện được làm ra từ chính sức lao động của mình. Vì thế, muốn người khác tôn trọng, bản thân phải biết quý và yêu công việc của mình, không nên có suy nghĩ mặc cảm, tự ti. Theo chuyên gia tâm lý Tuyết Mai, trong cuộc sống, nghề nghiệp có thể khác nhau nhưng nhân cách mọi người hoàn
  7. toàn bình đẳng. Nếu không tôn trọng công việc của vợ, người chồng đó cũng không xứng đáng để được tôn trọng. Khi đã quyết định trở thành vợ chồng, cả vợ và chồng đều phải tôn trọng tất cả những gì của đối phương, từ sở thích đến công việc hiện tại. Chuyên gia tâm lý Tuyết Mai khẳng định: "Trong hôn nhân, tôn trọng là điều tối cần thiết để cuộc sống hôn nhân ấy vững bền". Sự tôn trọng thể hiện tình yêu và ước mong được cùng người ấy vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống. Thái độ của chồng đối với công việc của vợ có thể thay đổi sau ngày kết hôn. Do đó, chồng và vợ nên thỏa thuận trước khi quyết định gắn kết với nhau. Công việc của người vợ có thể không được mọi người cho là cao quý nhưng người chồng phải luôn trân trọng để vợ không tự ti, mặc cảm. Bên cạnh đó, người chồng cần có sự chia sẻ, cảm thông và giúp đỡ để vợ hoàn thành công việc tốt nhất. Sự quan tâm, yêu thương của người chồng là chỗ dựa vững chắc để người vợ tự tin làm công việc mình yêu thích, thậm chí có nghị lực để làm những việc lớn hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2