Đoàn Thị Yến<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
84(08): 119 - 122<br />
<br />
CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TRONG THỜI KỲ<br />
ĐẨY MẠNH CÔ NG NGHIỆ P HOÁ - HIỆN ĐẠI HO Á<br />
Đoàn Thị Yến*<br />
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nhận thức sâu sắc “hiền tài là nguyên khí của quốc gia” nên từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt<br />
Nam luôn có những chính sách quan tâm đặc biệt đến giáo dục. Tỉnh Thái Nguyên với vị trí là<br />
trung tâm của khu vực miền núi trung du Bắc Bộ nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sự<br />
nghiệp giáo dục - đào tạo. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, nhân dân Thái<br />
Nguyên đang phấn đấu “huy động tối đa mọi nguồn lực, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện<br />
đại hóa, tạo sự phát triển nhanh và bền vững, nâng cao một bƣớc rõ rệt đời sống vật chất và tinh<br />
thần của nhân dân, tạo tiền đề quan trọng để Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp trƣớc năm<br />
2020”. Đạt đƣợc mục đích đó, cần phải tăng cƣờng đầu tƣ cho giáo dục hơn nữa. Từ sau ngày tái<br />
lập tỉnh (1997) đến thời điểm năm 2010, dƣới dự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, sự<br />
nghiệp giáo dục phổ thông của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần vào việc phát triển<br />
kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh.<br />
Từ khoá: sự nghiệp giáo dục, quốc sách, xã hội hoá giáo dục, công nghiệp hoá, hiện đại hóa<br />
<br />
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT<br />
TRIỂN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRONG<br />
THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP<br />
HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƢỚC*<br />
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công<br />
nghệ tiếp tục phát triển với những bƣớc tiến<br />
nhảy vọt đã đƣa thế giới chuyển từ kỷ nguyên<br />
công nghiệp sang kỷ nguyên công nghệ thông<br />
tin và kinh tế tri thức. Khoa học công nghệ đã<br />
đổi mới hết sức nhanh chóng, trở thành động<br />
lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội<br />
mà nền tảng của sự phát triển này là giáo dục<br />
- đào tạo. Trình độ dân trí cùng với khoa học,<br />
công nghệ trở thành nhân tố quyết định sức<br />
mạnh và vị thế của mọi quốc gia. Do đó, bất<br />
kỳ quốc gia nào cũng đều nhận thức đƣợc vai<br />
trò và vị trí hàng đầu của giáo dục.<br />
Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới do Đảng lãnh<br />
đạo đạt đƣợc thành tựu to lớn đã và đang tạo<br />
ra thế và lực mới cho đất nƣớc bƣớc vào thời<br />
kỳ phát triển mới. Đại hội Đảng toàn quốc lần<br />
thứ VIII (1996) quyết định đẩy mạnh công<br />
nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu đƣa đất<br />
nƣớc cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp<br />
vào năm 2020.<br />
<br />
Nhận thức sâu sắc “hiền tài là nguyên khí của<br />
quốc gia” nên Đảng Cộng sản Việt Nam sớm<br />
nhận thấy đƣợc tầm quan trọng đặc biệt của<br />
sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Đại hội Đại biểu<br />
toàn quốc lần thứ VIII (7/1996), Đảng xác<br />
định “cùng với khoa học và công nghệ, giáo<br />
dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm<br />
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng<br />
nhân tài” [1,tr.29].<br />
Hội nghị Trung ƣơng 2, khóa VIII của Đảng<br />
(12/1996), tiếp tục khẳng định: Cùng với giáo<br />
dục và đào tạo, khoa học, công nghệ là quốc<br />
sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc<br />
lập và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.<br />
Chủ trƣơng này tiếp tục đƣợc Đảng Cộng sản<br />
Việt Nam khẳng định ở Đại hội Đại biểu toàn<br />
quốc lần thứ IX (4/2001) “Phát triển giáo dục<br />
và đào tạo là một trong những động lực quan<br />
trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá,<br />
hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn<br />
lực con ngƣời - yếu tố cơ bản để phát triển xã<br />
hội, tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững”<br />
[2, tr.108 - 109].<br />
Đại hội X (4/2006) của Đảng một lần nữ<br />
khẳng định “Giáo dục và đào tạo cùng với<br />
khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu,<br />
<br />
*<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
119<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đoàn Thị Yến<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp<br />
hoá, hiện đại hóa đất nƣớc” [3, tr.95].<br />
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục<br />
phổ thông là bậc học giữ vai trò “mở đầu và<br />
tiếp nối” cho các bậc học kế tiếp. Chính vì<br />
vậy , giáo dục phổ thông giữ vị trí “bản lề”<br />
trong hệ thống giáo dục nƣớc ta, luôn đƣợc<br />
Đảng và Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm.<br />
CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH<br />
THÁI NGUYÊN<br />
<br />
Từ sau khi tái lập(1997), công cuộc đổi<br />
mới của tỉnh Thái Nguyên tiếp tục giành<br />
đƣợc nhiều thành tựu quan trọng. Tình<br />
hình chính trị ổn định, kinh tế, xã hội phát<br />
triển khá toàn diện. Đời sống vật chất,<br />
tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện<br />
đáng kể. Nhờ vậy, sự nghiệp giáo dục của<br />
tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát<br />
triển. Tuy nhiên, là một tỉnh còn nghèo,<br />
mức sống của nhân dân thấp lại không<br />
đồng đều giữa các vùng, miền; tình hình<br />
tệ nạn xã hội diễn ra phức tạp và ngày<br />
càng gia tăng; nhận thức của xã hội về vai<br />
trò của giáo dục còn hạn chế nên đã ảnh<br />
hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng giáo dục.<br />
Từ đó đòi hỏi Đảng bộ tỉnh phải nhanh<br />
chóng có những biện pháp phù hợp để<br />
đáp ứng với yêu cầu của hoàn cảnh mới.<br />
Quán triệt đƣờng lối của Đại hội Đảng<br />
toàn quốc lần thứ VIII, mục tiêu chung<br />
của tỉnh Thái Nguyên đƣợc Đảng bộ tỉnh<br />
Thái Nguyên xác định đến năm 2000 là:<br />
“Tập trung mọi nguồn lực, tranh thủ thời<br />
cơ, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách<br />
toàn diện và đồng bộ; tạo sự phát triển<br />
kinh tế, xã hội với tốc độ tăng trƣởng<br />
nhanh, bền vững…”[4,tr.4]. Để đạt đƣợc<br />
mục tiêu đó, chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh<br />
Thái Nguyên là “Tiếp tục tăng cƣờng sự<br />
lãnh đạo của Đảng đối với các đoàn thể<br />
nhằm phát huy tinh thần làm chủ, tính<br />
sáng tạo và sức mạnh tổng hợp của các<br />
tầng lớp nhân dân trong tỉnh, góp phần<br />
đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện<br />
đại hóa, thực hiện đƣợc mục tiêu xóa hộ<br />
đói, giảm hộ nghèo, nâng mức sống của<br />
nhân dân các dân tộc trong tỉnh lên một<br />
bƣớc rõ rệt” [4,tr.22]. Đại hội Đại biểu<br />
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVI<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
84(08): 119 - 122<br />
<br />
(2001) tiếp tục nhấn mạnh: “động lực chủ<br />
yếu để phát triển kinh tế, xã hội là phát<br />
huy cao độ mọi nguồn lực, phát huy sức<br />
mạnh tổng hợp về vật chất, trí tuệ, tinh<br />
thần của toàn dân, của các thành phần<br />
kinh tế vì dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội<br />
công bằng, văn minh” [5,tr.7].<br />
Đối với lĩnh vực giáo dục, Đại hội XV (1997)<br />
của Đảng bộ tỉnh chỉ rõ: “Mục tiêu của giáo<br />
dục - đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân<br />
lực, bồi dƣỡng nhân tài nhằm đáp ứng yêu<br />
cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại<br />
hoá”[4,tr.97].<br />
Giáo dục toàn diện để xây dựng những lớp<br />
ngƣời có tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc, có lý<br />
tƣởng, có trí tuệ, có sức khoẻ, để xây dựng<br />
quê hƣơng, đất nƣớc theo mục tiêu dân giàu,<br />
nƣớc mạnh, xã hội công bằng, văn minh.<br />
Phấn đấu đến năm 2000, huy động 95% trẻ 5<br />
tuổi đến lớp mẫu giáo; 99% trẻ 6 tuổi đến lớp<br />
1, phổ cập tiểu học cho 10 xã còn lại, thực<br />
hiện 100% số lớp tiểu học đƣợc học đủ các<br />
môn, có chất lƣợng, phổ cập trung học cơ sở<br />
đạt trên 40% số xã, phƣờng. Tiếp tục đẩy<br />
mạnh giảng dạy ngoại ngữ, tin học.<br />
Đẩy mạnh việc xã hội hoá giáo dục - đào tạo,<br />
đa dạng hoá các loại hình trƣờng lớp; mở<br />
rộng hệ bán công ở cấp mầm non và phổ<br />
thông trên cơ sở giữ vững vai trò chủ đạo của<br />
hệ thống công lập. Mở rộng đào tạo nghề<br />
nghiệp, quản lý tốt việc mở lớp, đƣa tỷ lệ<br />
ngƣời lao động đƣợc đào tạo đến năm 2000<br />
đạt 25% trở lên.<br />
Củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lý, chuẩn<br />
hoá đội ngũ cán bộ, giáo viên. Nâng cao chất<br />
lƣợng giảng dạy trong các trƣờng chuyên<br />
nghiệp theo hƣớng giảng dạy, học tập gắn với<br />
nghiên cứu triển khai các đề tài, dự án phát<br />
triển kinh tế xã hội của địaphƣơng. Đầu tƣ<br />
xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng môi trƣờng<br />
giáo dục lành mạnh, đẩy lùi và xoá bỏ tệ nạn<br />
xã hội trong các trƣờng học. Phấn đấu không<br />
còn lớp học tranh, tre. Thực hiện tốt việc phân<br />
cấp xây dựng và quản lý hệ thống trƣờng, lớp.<br />
Tích cực huy động, quản lý tốt các nguồn lực<br />
ngoài ngân sách. Chú trọng đầu tƣ ngân sách<br />
cho giáo dục - đào tạo.<br />
Cải tiến và nâng cao chất lƣợng hoạt động của<br />
hội đồng giáo dục các cấp nhằm phối hợp các<br />
120<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đoàn Thị Yến<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
ngành, các cấp, các lực lƣợng xã hội tham gia<br />
xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh<br />
trong cộng đồng. Nghiên cứu, bổ sung kịp<br />
thời những chính sách đãi ngộ của địa phƣơng<br />
đối với giáo viên miền núi, vùng cao, giáo<br />
viên giỏi. Khuyến khích việc thành lập các<br />
Hội, quỹ khuyến học hỗ trợ con em gia đình<br />
chính sách, gia đình nghèo học giỏi.<br />
<br />
Tập trung đẩy mạnh giáo dục, đào tạo cho<br />
miền núi, vùng cao, tổ chức các lớp bán<br />
trú, lồng ghép cho học sinh mẫu giáo và<br />
tiểu học ở xa trung tâm xã, xây dựng nhà<br />
ở cho giáo viên, học sinh nội trú. Hoàn<br />
thiện trƣờng nội trú dân tộc huyện Võ Nhai<br />
và chuẩn bị xây dựng trƣờng dân tộc nội<br />
trú ở huyện Định Hoá.<br />
Chủ trƣơng đó tiếp tục đƣợc Đại hội Đại hội<br />
XVI (2000) của Đảng bộ tỉnh xác định “Phấn<br />
đấu cơ bản hoàn thành phổ cập trung học cơ<br />
sở vào năm 2005. Thực hiện tốt chính sách<br />
của Đảng về giáo dục ở vùng cao, vùng sâu,<br />
vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nâng cao<br />
chất lƣợng, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên.<br />
Tăng cƣờng cơ sở vật chất; đẩy mạnh xã hội<br />
hoá giáo dục - đào tạo; Ngăn chặn, đẩy lùi các<br />
hiện tƣợng tiêu cực” [5,tr.13].<br />
Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới và 5<br />
năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI, Đảng<br />
bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh Thái<br />
Nguyên đã đạt đƣợc những thành tựu có ý<br />
nghĩa quan trọng, tạo tiền đề để phát triển<br />
trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, bƣớc<br />
vào việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giai<br />
đoạn 2006 - 2010, tỉnh Thái Nguyên vẫn còn<br />
phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức<br />
nhƣ nền kinh tế có những mặt yếu kém, kết<br />
cấu hạ tầng chƣa đồng bộ, công nghệ thiết bị<br />
lạc hậu, thu nhập bình quân đấu ngƣời<br />
thấp…Tình hình đó đặt ra cho Đảng bộ và<br />
nhân dân các dân tộc trong tỉnh phải quyết<br />
tâm rất cao, tập trung khai thác có hiệu quả<br />
thế mạnh để phấn đấu thực hiện thắng lợi<br />
các mục tiêu và nhiệm vụ trong giai đoạn<br />
tiếp theo.<br />
Định hƣớng phát triển của tỉnh Thái Nguyên<br />
là “phấn đấu đến trƣớc năm 2020, Thái<br />
Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp. Nguồn<br />
lực con ngƣời đƣợc phát huy, năng lực khoa<br />
học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
84(08): 119 - 122<br />
<br />
kinh tế đƣợc tăng cƣờng, vị thế của Thái<br />
Nguyên xứng đáng là một trong những trung<br />
tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của vùng trung<br />
du miền núi phía Bắc”[6,tr.32].<br />
Trong đó “phấn đấu từng bƣớc phổ cập bậc<br />
trung học; đến năm 2010 toàn tỉnh có 50% số<br />
trƣờng đạt chuẩn quốc gia”. Để đạt đƣợc mục<br />
tiêu đó, Đảng bộ tỉnh đã đƣa ra những biện<br />
pháp cụ thể nhƣ: quán triệt các chủ trƣơng,<br />
chính sách, nghị quyết của Đảng và Nhà<br />
nƣớc về đổi mới giáo dục, đào tạo. Xác định<br />
rõ vai trò của nhà nƣớc, xã hội và ngƣời học<br />
đối với giáo dục. Thực hiện có hiệu quả các<br />
chƣơng trình, đề án về phát triển giáo dục đào tạo. Nâng cao chất lƣợng giáo dục mầm<br />
non, củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo<br />
dục tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở,<br />
chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai phổ<br />
cập trung học trong phạm vi toàn tỉnh. Đẩy<br />
mạnh xã hội hoá giáo dục, coi đây là một<br />
trong những giải pháp quan trọng để phát<br />
triển giáo dục. Xây dựng kế hoạch đào tạo,<br />
đào tạo lại nhằm chuẩn hoá đội ngũ giáo viên<br />
và cán bộ quản lý giáo dục…<br />
NHỮNG KẾT QUẢ BƢỚC ĐẦU ĐẠT<br />
ĐƢỢC<br />
Dƣới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đại biểu<br />
toàn quốc và Nghị quyết các Đại hội Đảng bộ<br />
của tỉnh Thái Nguyên, giáo dục phổ thông<br />
tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn thực hiện sự<br />
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá có<br />
nhiều chuyển biến quan trọng, góp phần quan<br />
trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ<br />
kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh.<br />
Hệ thống giáo dục phổ thông đƣợc quy hoạch<br />
và bố trí hợp lý, có khả năng đáp ứng nhu cầu<br />
học tập ngày càng cao của con em nhân dân<br />
các dân tộc trong tỉnh. Bên cạnh hệ thống<br />
trƣờng quốc lập đã hình thành hệ thống các<br />
trƣờng bán công, dân lập tuy số lƣợng không<br />
lớn nhƣng đã thể hiện sự đổi mới “tƣ duy”,<br />
“cách làm” giáo dục ở Thái Nguyên.<br />
Thực hiện chính sách dân tộc miền núi và<br />
chính sách công bằng giáo dục của Đảng và<br />
Nhà nƣớc, hệ thống GDPT vùng đồng bào<br />
dân tộc và miền núi của tỉnh Thái Nguyên đã<br />
không ngừng phát triển, chất lƣợng giáo dục<br />
từng bƣớc đƣợc đổi mới, tiến kịp các vùng<br />
trung du, đồng bằng.<br />
Đƣợc sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, cơ sở<br />
vật chất, trang thiết bị dạy - học có nhiều thay<br />
121<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đoàn Thị Yến<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
đổi lớn. Phần lớn cơ sở trƣờng, lớp đã đƣợc<br />
“cấp 4 hoá”; xoá các lớp học tạm, từng bƣớc<br />
“tầng hoá” ở những nơi có điều kiện. Cùng<br />
với việc kiên cố hoá trƣờng lớp, sở GD - ĐT<br />
tỉnh chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành<br />
tham mƣu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành<br />
các quyết định, văn bản để phối hợp lồng<br />
ghép các chƣơng trình, dự án đầu tƣ để nâng<br />
cấp trang thiết bị thƣ viện trong trƣờng học.<br />
Trang thiết bị, đồ dùng dạy học từng bƣớc<br />
đáp ứng đƣợc hoạt động dạy và học, phần nào<br />
khắc phục đƣợc tình trạng “dạy chay”.<br />
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của đội ngũ<br />
giáo viên và cán bộ quản lý đối với quá trình<br />
dạy - học, ngành Giáo dục luôn quan tâm xây<br />
dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đủ<br />
về số lƣợng, đảm bảo về chất lƣợng.<br />
Đội ngũ cán bộ quản lý thƣờng xuyên đƣợc<br />
đào tạo và bồi dƣỡng, sắp xếp, bổ nhiệm lại,<br />
bổ nhiệm mới theo khả năng, năng lực và tín<br />
nhiệm của quần chúng.<br />
Với mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân<br />
lực và bồi dƣỡng nhân tài, GDPT tiếp tục<br />
đƣợc tiến hành toàn diện. Chất lƣợng giáo dục<br />
đại trà và mũi nhọn đƣợc giữ vững. Hoạt<br />
động giáo dục đƣợc gắn liền với các hoạt<br />
động chính trị, xã hội địa phƣơng, góp phần<br />
nâng cao chất lượng giáo dục, tạo ra môi<br />
<br />
84(08): 119 - 122<br />
<br />
trƣờng giáo dục lành mạnh, ngăn chặn, đẩy<br />
lùi các hiện tƣợng tiêu cực trong trƣờng học.<br />
Xã hội hoá giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là<br />
phƣơng tiện giúp cho ngành giáo dục thoát<br />
khỏi cảnh giáo dục “đơn độc”, ngành giáo dục<br />
tỉnh Thái Nguyên đã tranh thủ đƣợc mọi<br />
nguồn lục của lực lƣợng xã hội, góp phần tạo<br />
nên những thành tựu mà GDPT Thái Nguyên<br />
đạt đƣợc trong sự nghiệp công nghiệp hoá,<br />
hiện đại hoá.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại<br />
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị<br />
Quốc gia, Hà Nội<br />
[2]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại<br />
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị<br />
Quốc gia, Hà Nội<br />
[3]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại<br />
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị<br />
Quốc gia, Hà Nội<br />
[4].Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (1997), Văn kiện<br />
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.<br />
[5]. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2001), Văn kiện<br />
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.<br />
[6]. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2006), Văn kiện<br />
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.<br />
[7]. Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Thái Nguyên (2003),<br />
Giáo dục - Đào tạo tỉnh Thái Nguyên, thành tựu và<br />
chiến lược phát triển, Nxb Thống kê, Hà Nội.<br />
<br />
SUMMARY<br />
POLICY OF THE PARTY THAI NGUYEN PROVINCE OF EDUCATION<br />
DEVELOPMENT IN THE PERIOD PROMOTE INDUSTRIALIZATION AND<br />
MODERNIZATION<br />
Doan Thi Yen*<br />
College of Sciences -T NU<br />
<br />
Acutely Cleverness is National treasure, so since inception, the Communist Party of Vietnam is always<br />
the policy of particular interest to education. Located in central mountainours region north, Thai<br />
Nguyen has more favorable conditions for development of education - training. In the industrialization<br />
and modernization of today, the people of Thai Nguyen is trying to "mobilize all resources, to<br />
accelerate industrialization and modernization, making it fast and sustainable development,<br />
substantially improve the material life and spirit of the people, creating an important premise to Thai<br />
Nguyen becomes the industrial province front 2020". Achieve that purpose, should increase investment<br />
in further education. Since the re-establishment (1997) to date in 2010, under the leadership of the Party<br />
Committee of Thai Nguyen province, the cause of education in the province there are many positive<br />
changes, contribute to economic development, social security and defense of the province.<br />
Key words: education, national policy, the socialization of education, industrialization, modernization<br />
<br />
*<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
122<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />