intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHÙA BỐI KHÊ

Chia sẻ: Phuong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

317
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chùa được xây dựng ở vị trí tuyệt đẹp ngay giữa thôn Bối Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, cách thị xã Hà Đông chừng 13km. Tổng diện tích đất chùa khoảng 5.000m², xung quanh có tường bao. Chùa Bối Khê không những là di tích lịch sử quý giá về niên đại mà còn có kiến trúc bằng gỗ rất đẹp. Chùa được xây dựng từ năm 1382 thời nhà Trần, đến nay đã hơn 600 năm. Chùa thờ Nguyễn Đình án, người địa phương, có công đánh bại quân xâm lược phương Bắc, được...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHÙA BỐI KHÊ

  1. CHÙA BỐI KHÊ Chùa được xây dựng ở vị trí tuyệt đẹp ngay giữa thôn Bối Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, cách thị xã Hà Đông chừng 13km. Tổng diện tích đất chùa khoảng 5.000m², xung quanh có tường bao. Chùa Bối Khê không những là di tích lịch sử quý giá về niên đại mà còn có kiến trúc bằng gỗ rất đẹp. Chùa được xây dựng từ năm 1382 thời nhà Trần, đến nay đã hơn 600 năm. Chùa thờ Nguyễn Đình án, người địa phương, có công đánh bại quân xâm lược phương Bắc, được gọi là Đức Thánh Bối. Hiện nay, trong chùa còn giữ được hai câu đối ghi lại chiến công vẻ vang đó : Bắc quốc chí kim kinh nộ vũ. Nam bang tự cổ vọng tường vân. (Nước Bắc đến nay còn sợ cơn mưa giận. Phương Nam từ trước vẫn ngóng áng mây lành) Kiến trúc chùa rất đặc biệt, khác với các ngôi chùa ở miền Bắc. Tiền đường, hành lang tả hữu, nhà tam bảo đều bằng gỗ dựng theo hình chữ Quốc. Hậu đường được kết hợp với điện thờ Thánh có hình chữ Công. Toàn bộ kiến trúc được sắp xếp cân xứng hai bên theo một trục chính. Từ đường cái nhìn vào, cách cổng chùa 50m phía tay trái là lăng Quận công Lê Tiến Quý, người thôn Bối Khê (thời Lê trung hưng), bên phải là đền thờ Đức ông. Trước cổng chùa là sân đất rộng rãi, có cây đề, cây đa cổ thụ, đường kính sát gốc, ba vòng tay người ôm không xuể, đang trong thế đứng trầm tư, êm đềm xoè tán lá xanh non cho sân chùa mát mẻ. Cổng chùa có 5 cửa. Phía trên cửa chính có dòng chữ Đại Bi Tự. Qua cổng chùa thấy ngay chiếc cầu bằng gạch vắt qua hào nước hẹp, dấu tích của dòng sông Đỗ Động. Rẽ trái là con đường dẫn tới từ đường Trạng nguyên Nguyễn Trực (1417-1474), cách chùa 30m. Đi qua cầu là tam quan cao hai tầng tám mái. Tầng trên treo quả chuông lớn, đường kính 60cm, cao lm. Qua khỏi gác chuông là sân gạch rộng chừng 400m², trong sân có trồng cây đại, móng rồng, cây cảnh và hai voi đá chầu. Hai bên sân là hai hồ nước, một trồng sen và một làm giếng nước sinh hoạt cho dân làng trước đây, nay trở thành nơi biểu diễn văn nghệ trên mặt hồ trong dịp hội chùa. Toà Tam Bảo còn gọi là Thượng điện, thờ Phật, Pháp, Tăng, có diện tích 10x15 m, cấu tạo theo 4 hàng cột, mỗi hàng 4 chiếc, riêng thềm điện có 6 cột đỡ mái, chia thành 7 gian. Hai vì kèo giữa mang đậm phong cách nghệ thuật thời Trần. Các đầu bẩy đỡ mái phía ngoài được chạm khắc hình rồng. Đầu bẩy góc trái phía ngoài chạm hình chim thần Garuda. Bên phải Tam Bảo là nhà bia dựng năm 1450 ghi sự tích Đức Thánh Bối. Bên trái là nhà bia ghi tên những người góp của để trùng tu chùa trong từng thời kỳ. Tam Bảo được trùng tu nhiều lần mới được lộng lẫy như hôm nay, còn để lại dấu vết trang trí kiến trúc của các thời đại từ thế kỷ 15, 16, 17, 18. Gần đây nhất, vào năm 1998, được Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh sửa lại gác chuông bị hư hỏng nhẹ do đạn pháo của Pháp nã vào sân chùa năm l947.
  2. Chùa còn bảo lưu được nhiều nghi thức tôn giáo của phái Trúc Lâm, Đạo giáo, Khổng giáo và có nhiều cổ vật quý, 58 pho tượng lớn nhỏ, 2 cây đèn gốm thời nhà Mạc và nhiều sắc phong. Trong số 58 pho tượng, đáng chú ý là tượng Quan âm 12 tay ngồi trên toà sen đặt trên bệ đá chạm khắc hình rồng, chim thần, hoa lá có niên đại Xương Phù lục niên (1382), triều vua Trần Phế Đế. Hai hành lang chạy dọc, mỗi bên 9 gian, 18 vị La Hán ngồi trên bệ đá, thể hiện đủ gương mặt, tư thế khác nhau và tính hoàn mỹ của từng pho tượng. Sau Tam Bảo là hậu cung thờ Thánh Bối Khê Nguyễn Đình An, hai tầng tám mái. Có những kiến trúc chạm khắc theo chủ đề tứ linh, tứ quý và những hoạ tiết hình học có tính chất trang trí nhiều hơn, độ bệ chắc thì không bằng nhà Tam Bảo. Cứ đến ngày 12 tháng Giêng âm lịch hàng năm là ngày hội chùa Bối, đón khách thập phương về dự hội, cả cho những ai đến cầu lộc, cầu duyên đầu năm mới gặp nhiều may mắn. Và cứ 5 năm một lần, đúng ngày đó dân làng ở 11 thôn trong xã rước kiệu về chùa lễ Thánh, thắp hương để tưởng nhớ người xưa đã có công dẹp giặc ngoại xâm. Hằng ngày, chùa mở rộng Tam quan đón khách mọi miền đến tham quan, chiêm ngưỡng một danh lam ít nơi có được. Để rồi khi tạm biệt chùa tưởng như ta có thêm chút sức mạnh tâm linh trong sáng hơn để góp điều thiện vào cuộc sống mà chùa Bối Khê mang lại cho ta. Chùa được Bộ Văn hoá xếp hạng Di tích lịch sử ngày 20-4-1979. Nguyễn Thế Phiệt (theo báo Xưa và Nay số 95(143) ra tháng 7-2001)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2