intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chùa cổ Giác Lâm

Chia sẻ: Nguyenthuy Van | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

170
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chùa Giác Lâm xưa có tên Cẩm Đệm được xây dựng vào năm 1744 là ngôi chùa cổ nhất TPHCM, một trung tâm đào tạo về kinh điển và giới luật đầu tiên cho chư tăng ở Gia Định và khu vực Nam Bộ, một Phật học viện thu hút tăng sĩ các nơi đến tu học. Năm 1998, chùa Giác Lâm được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chùa cổ Giác Lâm

  1. Chùa cổ Giác Lâm Chùa Giác Lâm xưa có tên Cẩm Đệm được xây dựng vào năm 1744 là ngôi chùa cổ nhất TPHCM, một trung tâm đào tạo về kinh điển và giới luật đầu tiên cho chư tăng ở Gia Định và khu vực Nam Bộ, một Phật học viện thu hút tăng sĩ các nơi đến tu học. Năm 1998, chùa Giác Lâm được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Chính diện chùa Giác Lâm Gian giữa điện chùa Giác Lâm Chùa Giác Lâm tiêu biểu cho các ngôi chùa cổ Nam Bộ, lưu trữ nhiều tư liệu quí báu về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc tôn giáo. Chùa được dựng bằng các loại gỗ sao, gõ, mít... phổ biến của Nam Bộ, trên đồi cao thoáng rộng, ẩn mình trong những vòm cây, địa thế hài hòa, tạo bố cục khối và không gian nhẹ nhàng, phù hợp với tính cách gần gũi thiên nhiên của người Nam Bộ. Cổng nhị quan nổi bật trong kiến trúc vườn chùa được đặt ngay lối vào sân chùa và chính điện kết hợp nét độc đáo của trang trí phương Tây với hàng cột trụ vuông, chân cổng dạng chân quì và sư tử chầu hầu, hoa sen, lá đề... trong văn hóa ấn Độ, đầu rắn Naga cách điệu trong văn hóa Kh'mer. Tuy nhiên, bản sắc dân tộc Việt Nam được khẳng định với biểu tượng chiếc bình gốm sứ tạo tác tại Sông Bé được đặt ở vị trí cao nhất. Mỗi năm vào thời khắc giao hòa của trời và đất, tại "Bảo trụ thần phan", trụ cột biểu tượng cho hồn dân tộc, Sư trụ trì trịnh trọng dán
  2. vào vách bức bình phong mong ước của chư tăng cũng là khát vọng của dân tộc: "Thiên hạ thái bình", "Nhân dân an lạc". Điều này thể hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo Nam Bộ, sự dung hòa giữa đạo và đời. Tượng cổ Thập điện Diêm Vương thể hiện nghệ thuật tạc tượng tinh xảo Bộ tượng cổ chùa Giác Lâm đánh dấu bước di dân đầu tiên của người Việt đến vùng đất mới. Trong tổng số 118 pho tượng chùa lưu giữ có 113 pho tượng cổ bằng gỗ và đồng, tiêu biểu với bộ tượng La Hán, bộ Thập Điện và bộ tượng năm vị. Bộ tượng La Hán tạc thời kỳ đầu ảnh hưởng phong cách điêu khắc Trung Quốc. ảnh hưởng này nhạt dần trong nhóm tượng tạc đầu thế kỷ XIX, các vị La Hán lúc này đã mang đặc điểm của người Việt Nam Bộ với khuôn mặt tròn đầy, vui tươi, mình to khỏe, bụng và ngực nở, trang phục khác với các pho tượng theo phong cách Trung Quốc... Bộ tượng năm vị gồm tượng Phật Thích Ca Mâu Ni và bốn vị Bồ Tát là sáng tạo độc đáo của Nam Bộ. Bao lam, hoành phi, phù điêu, liễn đối... trang trí chùa Giác Lâm đặc sắc với đường nét hiện thực và nghệ thuật chạm khắc tinh xảo. Chín con rồng được chạm lộng trong mây trong bao lam Cửu Long với nét chạm sắc sảo, đường nét dịu dàng, thuần thục đang phun nước chầu hầu biểu tượng cho vùng đất mưa thuận gió hòa, đã mang vào không khí chùa linh thiêng hơi thở cuộc sống ấm áp và tình yêu quê hương, đất nước
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2