intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chùa Liên Trì – Một đơn vị từ thiện ở Cần Thơ

Chia sẻ: Ngô Nguyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

95
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chùa Liên Trì là một đơn vị tích cực tham gia công tác từ thiện xã hội ở địa phương nhằm giữ nếp truyền thống của chùa. Hằng năm chùa Liên Trì tặng 50 đến 70 phần quà Trung thu cho trẻ em nghèo; phân phát 500 – 700 ký gạo cho người nghèo; ủng hộ hằng chục triệu đồng để góp phần xây dựng cầu đường, xây nhà tình thương. Chùa Liên Trì – còn gọi là Liên Trì Cổ Tự, có khuôn viên trên 3.000m2 nằm trên một diện tích đất rộng 21.000m2, tọa lạc tại số 10/15,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chùa Liên Trì – Một đơn vị từ thiện ở Cần Thơ

  1. Chùa Liên Trì – Một đơn vị từ thiện ở Cần Thơ Chùa Liên Trì là một đơn vị tích cực tham gia công tác từ thiện xã hội ở địa phương nhằm giữ nếp truyền thống của chùa. Hằng năm chùa Liên Trì tặng 50 đến 70 phần quà Trung thu cho trẻ em nghèo; phân phát 500 – 700 ký gạo cho người nghèo; ủng hộ hằng chục triệu đồng để góp phần xây dựng cầu đường, xây nhà tình thương. Chùa Liên Trì – còn gọi là Liên Trì Cổ Tự, có khuôn viên trên 3.000m2 nằm trên một diện tích đất rộng 21.000m2, tọa lạc tại số 10/15, tổ 9, khu vực Thới Thạnh, phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Hiện nay chùa thuộc hệ phái Bắc tông, do Thượng tọa Thích Thiện Tài làm trụ trì. Theo lời kể của trụ trì chùa Thượng tọa Thích Thiện Tài và bà con phật tử trong vùng, kết hợp với nguồn tư liệu ít ỏi của chùa. Chùa hình thành cách đây gần 200 năm, vào đầu thế kỷ XIX, năm Nhâm Thân – 1812 (năm Gia Long thứ 11). Thời đó vùng đất này còn rất hoang sơ, bà con người dân tộc Khmer cùng với các sư sãi dựng lên ngôi tự viện trên một gò đất cao. Ban đầu chùa còn rất đơn sơ cột cây mái lá và chưa có tên, chỉ biết theo cách gọi truyền miệng với nhau là “Chùa ông Lục”. Lâu dần,
  2. vùng đất này có nhiều người Kinh đến định cư sinh sống,người Khmer và các sư sãi dần dần chuyển sang vùng kế cận, từ đó ngôi chùa nhỏ và mấy chiếc thảo am không người trông coi nhang khói. Đến năm Nhâm Ngọ – 1822 (năm Minh Mạng thứ 3), có vị Thiền sư Liễu Thông, tự Chơn Giác thuộc dòng Thiền Lâm Tế (đời thứ 37) tình cờ vân du đến đây, Ngài vận động bà con dân làng cùng sửa sang lại và thu nhận thêm nhiều vị tăng đến cùng tu học. Theo các Long vị còn lưu lại trên bàn thờ Tổ, chúng ta thấy có các Vị như: sư Liễu Huệ – tự Hoằng Lý, sư Minh Thông – tự Hải Huệ… Lúc bấy giờ, pháp hiệu ngôi chùa do Thiền sư Liễu Thông đặt là “ Chùa Kè Ba” (xung quanh chùa có nhiều cây Kè, trước cửa chùa có một cây Kè có ba đọt). Tuy nhiên, do nhiều hoàn cảnh và nhiều lý do, quý Thầy lần lượt rời chùa. Ngôi chùa lại vắng lạnh chỉ còn bà con phật tử trong làng thay nhau nhang khói. Đến năm Kỷ Dậu – 1849 (năm Tự Đức thứ 3) có thầy du tăng pháp danh Thiện Quả, (tục gọi ông Đạo Quạ) đến sửa sang lại ngôi chùa, thu nhận đệ tử, hành đạo và trụ trì chùa được 9 năm. Năm Mậu Ngọ – 1858, Thầy Thiện Quả đi hành đạo nơi khác, truyền trụ trì lại cho đồ đệ tên là Thầy Hai người ở Trà Cú (Trà Lòng) tiếp tục trông coi chùa được 18 năm, đến năm Bính Tý – 1876 Thầy Hai viên tịch. Từ đó chùa không còn người trụ trì, chỉ có bà con trong xóm sớm hôm nhang khói. Mãi đến năm Canh Thìn – 1882 (năm Tự Đức thứ 36) có được vị Thiền sư Phước Định – húy Đạt Thiền, thuộc dòng Thiền Lâm Tế (đời thứ 38) về hành đạo. Thiền sư Phước Định là người Việt nhưng có thời gian sang học đạo tại chùa Tâm Băng, tỉnh Bát Tom Pong – Campuchia. Từ đó, ngôi chùa được trùng tu xây cất lại khang trang, nhiều bà con tín đồ tin tưởng quy tụ đến chùa ngày càng đông. Trong thời gian này, có nhiều người đến nhập môn tu học xin làm đệ tử của Thiền sư và đều tu đắc đạo như các vị: Yết Ma Phước Quang(1), Giáo Thọ Từ Quang(2), Phước Chơn, Từ Minh… Dựa vào quang cảnh có ao sen bên hông chùa, Thiền sư Phước Định chính thức đặt pháp hiệu cho chùa là “Liên Trì Cổ Tự”. Với ý nghĩa: “Nơi đây thanh tịnh trang nghiêm như ao sen Liên Trì ở cõi Tây phương cực lạc”. Đến đời Thượng tọa Thích Thiện Tài về trụ trì chùa đã minh họa 4 câu thơ sau:
  3. “Liên khai thuở nọ nơi đây Trì trung cảnh ấy trổ đầy hoa sen Cổ nhân ngày trước dựng lên Tự nguồn chánh pháp chuyển nên ngôi Chùa” Hòa thượng Phước Định trụ trì chùa được 29 năm thì tạ thế vào ngày 30 tháng 7 năm Tân Hợi (1911) hưởng dương 52 tuổi. Sau khi Hòa thượng Phước Định viên tịch, đệ tử thứ hai của Ngài là Giáo Thọ Từ Minh, húy Ngộ Thúy kế thế trụ trì chùa Liên Trì, nối tiếp truyền trì sự nghiệp đạo pháp do Hòa thượng Phước Định để lại thêm được 19 năm sau. Đến năm Canh Ngọ – 1930 do phải chuyển tu nơi khác, Thầy Từ Minh đã trao truyền chùa cho đệ tử là Thầy Niệm Pháp. Trong thời gian này, nền chùa (ngôi chánh điện) nằm sát mép rạch, bị sạt lở gần tới nền,
  4. và phần mái vách cũng xuống cấp mục nát, nên phải dời vào bên trong cho an toàn. Thầy Niệm Pháp đã kêu gọi bà con dân làng và các tín đồ phật tử cùng chung xây dựng lại ngôi chùa. Được các vị Thân hào Nhân sĩ ở làng Giai Xuân và Thới An Đông đồng tình ủng hộ, gồm có các ông Cả Tám, ông Kiểm Tánh, ông Hương Tham, ông Cả Thức (Nguyễn Tấn Chức), ông Bộ Bảy… tích cực tham gia đóng góp nhiều tiền của, vật liệu để xây dựng mới lại ngôi Tam Bảo (cách nền chùa cũ sát mép rạch vô khoảng 40 mét), trên nền chùa hiện nay. Đặc biệt, trong dịp này có bà Cai Hú hỷ cúng mười công đất, và bà Ba Nho hỷ cúng hơn một công đất (gọi là đất Cây Vông, vì trên đất có một cây vông rất lớn), góp phần mở rộng diện tích đất chùa cho đến ngày nay. Theo lời kể của các vị bô lão: từ năm 1930 đến đầu năm 1945 chùa Liên Trì được chấn hưng phát triển, có rất đông đảo bà con phật tử đến chùa. Hằng năm, vào ngày Rằm tháng bảy âm lịch chùa tổ chức trai đàn rất lớn cầu an cho bá tánh, cầu siêu cho đồng bào tử nạn cho chiến sĩ trận vong, chuẩn tế cô hồn. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chùa Liên Trì không chỉ là nơi tâm linh tín ngưỡng tu hành, mà còn là chỗ dựa tinh thần cho bà phật tử trong lúc hoạn nạn khó khăn; một địa điểm nhóm họp dân làng, một cơ sở ủng hộ cách mạng; trạm trú chân của các chiến sĩ du kích, trạm dừng chân của các đơn vị bộ đội sau này. Đặc biệt, sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam. Nhiều thanh niên phật tử đã tích cực hưởng ứng lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Pháp xâm lược, đã hăng hái tham gia vào du kích, tòng quân vào bộ đội cầm súng giết giặc cứu nước. Chùa đã hiến gần trăm cây tràm lâu đời, dùng làm cảng Phố Chùa ở Long Tuyền để chặn tàu giặc; hiến tất cả đồ đồng trong đó có một Đại Hồng Chung cổ kính cho công binh xưởng đúc đạn… Tết Mậu Thân năm 1968, chùa cũng phải chịu sự tàn phá nặng nề của bom đạn Mỹ. Sau 20 năm trụ trì chấn hưng chùa Liên Trì, đến năm Canh Dần – 1950, Thầy Niệm Pháp chia tay với ngôi chùa đã gắn bó với Thầy cả một thời niên thiếu để chuyển về tu hành ở chùa Long Châu – Ô Môn. Chùa Liên Trì được Thầy Thiện Bảo tiếp tục trông coi cho đến sau năm Mậu Thân – 1968. Chiến tranh ác liệt, Thầy Thiện Bảo cũng phải chuyển về tu ở chùa Long Châu – Ô Môn. Tuy vậy, Thầy thường xuyên tranh thủ lui tới chùa cũ
  5. trong những lúc không có bom pháo giặc, vận động tổ chức người trông coi nhang khói và giữ gìn ngôi chùa của Tổ nghiệp để lại. Trong thời gian này có các phật tử như: ông Tư Phùng, ông Tư Mạnh, Ba Gìn, Tám Hiểu, Năm Ở, Tư Đê, Hai Sện, Năm Tiều Phu… là những người đã có công gìn giữ ngôi chùa cho đến ngày đất nước độc lập thống nhất năm 1975. Đầu năm 1976, Thượng tọa Thích Thiện Tài về làm trụ trì chùa Liên Trì. Thầy Thích Thiện Tài về chùa Liên Trì, được bổ nhiệm làm trụ trì và làm lễ nhập tự vào ngày mùng 8 tháng tư năm Bính Thìn 1976 cho đến nay. Với hơn 36 năm tu học, toàn tâm toàn ý phụng sự phật pháp, Thầy Thích Thiện Tài được tấn phong Thượng tọa vào ngày mùng 2 tháng 2 năm Mậu Dần 1998. Ngay từ ngày đầu về làm trụ trì chùa, Thượng tọa Thích Thiện Tài đã bắt tay ngay vào việc sửa chữa tạm thời lại ngôi chánh điện để thờ cúng. Đồng thời thầy vận động bà con phật tử gần xa ủng hộ cúng dường tiền của để đến năm 2002 tiến hành xây mới lại ngôi Chánh điện có diện tích 280m2, đài Quán Thế Âm Bồ Tát lộ thiên cao hơn 3 mét. Hai công trình này hoàn thành vào năm 2004. Sau đó tiếp tục xây lại dãy nhà Đông lang có diện tích 234m2 chia làm nhiều phòng cho các vị chư tăng và dãy Tây lang trên 200m2 cho các sư cô tu học; xây thêm một tịnh thất, một nhà cốt cho phật tử, sửa chữa lại nhà khói và kho của chùa… với tổng số tiền hơn 1 tỉ đồng. Việc hoàn thiện lát gạch và tráng xi măng sân chùa, trồng hoa kiểng và cây xanh trong toàn bộ 3000m2 khung viên chùa, tiếp tục xây thêm giảng đường 400m2 phía trái hướng Đông, hoàn thành vào cuối năm 2010. Chánh điện chùa Liên Trì hiện nay nằm giữa một khuôn viên khá rộng, trong đợt trùng tu lại vào năm 2002 được xây mới theo hình khối vuông bằng bê tông tường gạch, bên trên xây thêm một tầng mái theo lối kiến trúc cổ lầu. Trước, sau và hai bên hông chùa được thiết kế có hành lang rộng thoáng mát với kết cấu bằng 20 cột tròn đỡ mái ô quăng chung quanh. Sáu cột phía trước gắn ba cặp liễn đối: Cặp thứ nhất: Phật ấn nhứt thừa vạn phái đồng lưu quy đại hải Pháp khai tam giáo thập phương thế giới bổn duy tâm
  6. Cặp thứ hai: Bảo phiệt độ mê nhơn thử giới đốn siêu hóa phương tùy hiện Thần đăng khai ám thất tâm chơn bất mụi vạn pháp tế chương Cặp thứ ba: Bồ đề hương phát thiên chơn thanh tịnh phi sắc phi không Bát nhã hoa khai vạn phát trang nghiêm tức tâm tức Phật. Bên trong chùa, ngay giữa trung tâm ngôi chánh điện, trước điện thờ là 2 cột trụ 2 bên được chạm đắp 2 con rồng quấn từ trên xuống rất tinh xảo, bên trên treo một bức hoành phi khắc nổi 4 chữ “Vạn Đức Từ Tôn” có nghĩa: “Người hiền muôn đức”, bên dưới là khung bao lam chạm trổ công phu hình Long Lân Quy Phụng thếp vàng tuyệt đẹp. Trên bàn thờ an trí tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi trên tòa sen cao hơn 2 mét, bên trái xếp tượng nhỏ Phật đản sinh, bên phải xếp tượng Chuẩn đề Bồ Tát. Bên dưới an trí 3 pho tượng bằng gỗ: ở giữa Phật A Di Đà, bên trái Quán Thế Âm Bồ Tát, bên phải Đại Thế Chí Bồ Tát. Đây là 3 pho tượng trong 10 pho tượng phật bằng gỗ có niên đại trên 100 tuổi. Hiện nay, chùa vẫn duy trì các ngày lễ chính định kỳ như: Lễ cầu an đầu năm – mùng 8 tháng giêng; Lễ Thượng ngươn – rằm tháng giêng; Lễ Phật đản – Rằm tháng tư; Lễ Trung ngươn kết hợp Vu Lan báo hiếu – Rằm tháng bảy; Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thượng Phước Hạ Định (Phước Định) vào ngày 30 tháng bảy và Lễ Hạ ngươn – Rằm tháng mười. Những ngày này có 300 – 500 người đến lễ bái tại chùa. Hằng tháng trong hai ngày 15 và 29 tổ chức định kỳ ngày Thọ Bác Quan Trai cho 20, 30 phật tử tham gia tu học.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2