intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chữa trĩ với cây cóc mẳn

Chia sẻ: Nguyễn Chiến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

66
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cây cóc mẳn mọc hoang khắp nơi. Thường hay gặp ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang, bờ rãnh, ven đường… Ngay cả trong các thành phố, chỗ những chân tường ẩm, khe gạch vỡ hở đất, cũng thường hay gặp cây này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chữa trĩ với cây cóc mẳn

  1. Chữa trĩ với cây cóc mẳn Cây cóc mẳn mọc hoang khắp nơi. Thường hay gặp ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang, bờ rãnh, ven đường… Ngay cả trong các thành phố, chỗ những chân tường ẩm, khe gạch vỡ hở đất, cũng thường hay gặp cây này. Cây này có rất nhiều tên khác như “Cúc ma” “Cỏ the” “Cây thuốc mộng” “ cây Trăm chân” “cỏ lưỡi rắn” “Cầu tử thảo”… tên khoa học của cây là Centipeda minima. Trong Đông Y Trung Quốc, cây có tên gọi là “Nga bất thực thảo”. Cóc mẳn là một loại cây cỏ nhỏ, thân mềm, mọc bò lan, cành mọc lòa xòa mọc sát mặt đất, phân rất nhiều cành, ở ngọn có lông trắng mịn, nhưng tòan thân trông nhẵn bóng. Lá
  2. đơn, mép có khía 1-3 răng cưa, mọc so le. Cụm hoa hình đầu, mọc ở nách lá, hoa cái gồm nhiều lớp, cánh hoa hình ống màu trắng , trên có răng cưa, tràng hoa hình chuông có bốn răng hình trứng rộng, màu hơi tím. Quả 4 cạnh, trên có lông mịn nhỏ. Mùa hoa, tháng 2- 5, mùa quả tháng 4-7. Để dùng làm thuốc, thường hái tòan cây cả rễ, dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô. Theo Đông Y, Cóc mẳn có vị cay, tính ấm, vào kinh thủ thái âm. Có tác dụng trừ phong, tán hàn, thắng thấp, thông mũi. Dùng chữa cảm mạo, hen suyễn, viêm họng, viêm amiđan, ho gà, kiết lị, lở loét ngoài da.
  3. Một số đơn thuốc có dùng cây cóc mẳn, đã được ghi chép trong sách thuốc trong và ngoài nước: Phòng trị cảm cúm: Dịch chiết và nước sắc Cóc mẳn có tác dụng ức chế khá mạnh đối với sự sinh trưởng của virut cúm. Hiện tại, Cóc mẳn thường dùng để chữa cảm cúm theo các phương pháp sau: - Dùng cây Cóc mẳn tươi 100g, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, hòa thêm chút rượu trắng, chia 2 lần uống trong ngày, uống ấm. Có tác dụng phong tán hàn (với các triệu chứng phát sốt, sợ lạnh, tắc mũi, mũi chảy nước, đau đầu, đau mình mẩy…) - Dùng Cóc mẳn phơi khô, tán thành bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g (trẻ nhỏ giảm nửa liều), chiêu bằng nước ấm. Có tác dụng phát tán phong hàn, kháng virus. Dùng chữa bệnh cúm mới phát, với những biểu hiện thuộc thể phong hàn. Chữa viêm mũi dị ứng: - Dùng cây Cóc mẳn (tươi hay khô đều được) vò nát, đưa vào sát lỗ mũi, hít vào sẽ hắt hơi, sau đó cảm thấy dễ thở và dễ chịu, mỗi ngày thực hiện từ 2-3 lần. - Vò nát cây Cóc mẳn tươi, vê tròn rồi nhét vào lỗ mũi. Tác dụng thông mũi, tiêu viêm rất tốt
  4. - Vò nát cây Cóc mẳn tươi 20-25g (khô 10g), tân di hoa 8g, sắc lấy nước đặc, nhỏ mũi 3-4 lần. Những cách trên không chỉ thích ứng với viêm mũi dị ứng. Đối với các loại viêm mũi khác, như viêm mũi cấp, viêm mũi đơn thuần, viêm xoang mũi… cũng có tác dụng khá tốt Chữa ho gió: Cóc mẳn (khô 15g hoặc 30g tươi), nước 500ml, sắc còn 100ml, chia 3 lần uống trong ngày. Chữa trĩ, lở loét sưng đau: Dùng Cóc mẳn 1 nắm giã đắp Chữa nhọt độc: Dùng Cóc mẳn 1 nắm (khỏang 15-20g) Xuyên sơn giáp 2g(thiêu thồn tính), Đương vĩ quy 9g, thêm 1 bát rượu, giã vắt lấy nước uống, bã đắp lên nhọt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2