intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuẩn bị cho trẻ vào lớp một: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ bằng cách nào?

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

233
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một trong những chuẩn bị quan trọng nhất cho trẻ có thể tiếp thu bài học ở lớp một là việc hình thành và phát triển Hãy làm cho cuộc sống của trẻ phong phú, giàu cảm xúc ngôn ngữ cho trẻ. Nhiệm vụ chính của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ giai đoạn này là tiếp tục mở rộng vốn từ và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Sau đây là ba phương cách giúp bạn phát triển ngôn ngữ cho trẻ Tạo điều kiện cho trẻ bắt trước tiếng nói của người lớn Trẻ học nói bằng cách...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuẩn bị cho trẻ vào lớp một: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ bằng cách nào?

  1. Chuẩn bị cho trẻ vào lớp một: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ bằng cách nào? (Webtretho)-Một trong những chuẩn bị quan trọng nhất cho trẻ có thể tiếp thu bài học ở lớp một là việc hình thành và phát triển Hãy làm cho cuộc sống của trẻ ngôn ngữ cho trẻ. phong phú, giàu cảm xúc Nhiệm vụ chính của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ giai đoạn này là tiếp tục mở rộng vốn từ và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Sau đây là ba phương cách giúp bạn phát triển ngôn ngữ cho trẻ Tạo điều kiện cho trẻ bắt trước tiếng nói của
  2. người lớn Trẻ học nói bằng cách bắt chước tiếng nói của những người xung quanh Vì vậy các bậc cha mẹ cần chú ý cho trẻ được nghe người lớn nói nhiều. Khi nói cần sử dụng từ đúng, cố gắng dùng các từ giàu hình ảnh, âm thanh. Ví dụ: “ Con nhìn kìa, nước trong vắt” hay “Chim hót líu lo” . Tránh nói ngọng, nói nhanh quá đề trẻ nghe rõ, phát âm chính xác, giọng diễn cảm. Nhẹ nhàng âu yếm khi nói với trẻ, không nói những lời thô tục, cộc lốc, tránh nói trồng không. Không cãi nhau không nói tục trước mặt trẻ. Bạn nên nhớ rằng trẻ sẽ bắt trước một cách vô thức tất cả những lời nói của người lớn. Nên cho trẻ xem tivi, video, nghe radio, băng catsette… những chương trình có nội dung phù hợp, có giọng nói hay, diễn cảm. Ngay cả khi trẻ chơi, ta cũng có thể mở băng (kể chuyện, đọc thơ…) cho trẻ nghe. Dù rằng trẻ không chú ý, giọng nói vẫn tác động một cách vô thức đến trẻ làm cho trẻ nhập tâm. Làm cho cuộc sống của trẻ phong phú, giàu cảm xúc, ấn tượng
  3. Trẻ học nói trong quá trình tiếp xúc với mọi người, với các đồ dùng, đồ chơi, con vật, cậy cối, thiên nhiên… xung quanh. Trẻ giao tiếp nhiều, môi trường sống mở rộng thì càng biết nhiều từ, biết cách diễn đạt tên gọi và mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ. Đồng thời trẻ được giao tiếp với nhiều người, đi nhiều nơi, xem nhiều thứ thì cuộc sống sẽ khơi gợi, kích thích nhu cầu giao tiếp ở trẻ. Trẻ sẽ nói, sẽ kể những điều trẻ nghe thấy cho người khác, cho bạn bè nghe. Ngôn ngữ của trẻ sẽ được rèn luyện, trẻ có điều kiện dùng các từ mới, giọng diễn cảm với các cấu trúc ngữ pháp và cử chỉ, điệu bộ phù hợp. Tập cho trẻ biết lắng nghe các âm thanh khác nhau của cuộc sống như: tiếng chim hót, tiếng nước chảy, tiếng mưa, gió thổi, tiếng xe chạy, tiếng máy bay, tiếng người rao bán hàng, tiếng hò… Sau đó, yêu cầu trẻ nói cho bạn biết trẻ đã nghe thấy cái gì, tiếng gì. Các bậc cha mẹ nên dành thời gian nhất định để đưa trẻ đi chơi hằng tuần. Đọc sách, kể chuyện, đọc thơ, ca dao, hát cho trẻ nghe
  4. Hằng ngày, nhất thiết các bậc cha mẹ nên dành thời gian để đọc sách, xem tranh cùng trẻ. Nói chuyện với trẻ về câu chuyện, về bức tranh. Bạn có thể kể chuyện, hát ru, đọc thơ, ca dao, đồng dao cho trẻ nghe trước khi trẻ ngủ. Việc duy trì thói quen này có lợi rất nhiều đối với trẻ. Không chỉ ngôn ngữ của trẻ phát triển mà còn tạo điều kiện cho tình cảm gia đình thêm gắn bó, thân thiết, giúp trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tiếng mẹ đẻ, nuôi dưỡng tình cảm trong sáng của tâm hồn trẻ thơ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2