intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chức năng sinh lý ngũ tạng

Chia sẻ: Lanh Nguyen | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:35

203
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo bài thuyết trình 'chức năng sinh lý ngũ tạng', y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chức năng sinh lý ngũ tạng

  1. CHỨC NĂNG SINH LÝ, BỆNH LÝ NGŨ TẠNG ThS. Ngô Quỳnh Hoa Trường Đại học Y Hà Nội
  2. MỤC TIÊU 1. Trình bày được chức năng sinh lý, bệnh lý của ngũ tạng: Tâm, can, Tỳ, Phế, Thận
  3. ĐẠI CƯƠNG - Tạng là tạng phủ, cơ quan trong cơ thể; Tượng là các hiện tượng chức năng của các tạng phủ biểu hiện ra ngoài mà ta có thể nhận thức được. - Tạng gồm có 5 tạng: Tâm (Tâm bào), Can, Tỳ, Phế, Thận. Chức năng của tạng là tàng tinh khí. - Phủ gồm có 6 phủ: Tiểu trường, Đởm, Vị, Đại trường, Bàng quang, Tam tiêu. Chức năng của phủ là thu nhận thức ăn, đồ uống, tiêu hóa, hấp thu, phân bố tân dịch và bài tiết chất cặn
  4. TÂM: (Trong ngũ hành thuộc hỏa)  Tạng tâm vị trí ở thượng tiêu, là tạng đứng đầu các tạng, có tâm bào lạc bảo vệ bên ngoài. Tạng tâm phụ trách các hoạt động về thần chí, huyết mạch, khai khiếu ra lưỡi, biểu hiện ra ở mặt.
  5. 1. Chủ về thần chí  Thần chí là các hoạt động về tinh thần và tư duy. Tinh và huyết là cơ sở hoạt động của tinh thần, mà tâm lại chủ huyết nên nói tâm chủ thần chí. Tâm là nơi cư trú của thần nên khi tạng tâm tốt tà khí không xâm phạm được, khi tâm yếu dễ bị tà khí xâm phạm lúc đó thần sẽ mất vì vậy nói “tâm tàng thần”.  Tâm khí và tâm huyết đầy đủ thì tinh thần sáng suốt, tâm huyết không đầy đủ xuất hiện triệu chứng: hồi hộp, mất ngủ, hay quên; tâm khí hư thì xuất hiện triệu chứng thở ngắn, tự ra mồ hôi, sắc mặt xanh, mệt mỏi vô lực
  6. 2. Chủ huyết mạch, biểu hiện ra ở mặt  Mạch nối với tâm, huyết chảy trong mạch để đi nuôi dưỡng toàn thân nhờ sự thúc đẩy của tâm khí.  Nếu tâm khí bị giảm sút, sự cung cấp huyết dịch kém đi thì sắc mặt xanh xao.  Nếu hoạt động của tâm tốt, toàn thân được nuôi dưỡng tốt, biểu hiện ở nét mặt hồng hào, tươi nhuận.  Nếu hoạt động của tâm kém, huyết dịch kém sẽ có sắc mặt nhợt nhạt, nếu huyết dịch bị ứ trệ xuất hiện các chứng ứ huyết
  7. 3. Khai khiếu ra lưỡi  Biệt lạc của kinh tâm thông với lưỡi, khí huyết của kinh tâm đi ra lưỡi để duy trì hoạt động của chất lưỡi.  Trên lâm sàng xem chất lưỡi để chẩn đoán bệnh ở tâm: chất lưỡi đỏ là tâm nhiệt, chất lưỡi nhạt là tâm huyết hư, lưỡi có điểm ứ huyết là huyết ứ trệ
  8. 4. Tâm bào lạc  Tâm bào là tổ chức bên ngoài bảo vệ cho tâm, lạc là nơi tuần hành của khí huyết . Khi tà khí xâm phạm vào tâm thì thường xuất hiện các triệu chứng của tâm bào trước. 5. Tâm có quan hệ biểu lý với tiểu trường, tâm hỏa sinh tỳ thổ, khắc phế kim.
  9. CAN  Tạng can ở vị trí hạ tiêu, can chủ tàng huyết, chủ sơ tiết, chủ cân, khai khiếu ra mắt, vinh nhuận ra móng
  10. 1. Chủ sơ tiết  Sơ tiết là sự thư thái (còn gọi là sự điều đạt); can khí chủ về sơ tiết giúp cho sự vận hành của khí của các tạng phủ được thông suốt, thăng giáng được điều hòa. Can khí sơ tiết kém sẽ biểu hiện ở tình chí và sự tiêu hóa:
  11. * Về tình chí: can khí bình thường thì khí huyết được vận hành điều hòa, tinh thần thoải mái. Can khí sơ tiết kém gây khí bị uất kết hoặc hưng phấn quá độ. Trên lâm sàng biểu hiện Can khí uất kết như: ngực sườn đầy tức, u uất, kinh nguyệt không đều…Can khí xung thịnh xuất hiện đau đầu, chóng mặt, ù tai… * Về tiêu hóa: Sự sơ tiết của can ảnh hưởng đến sự thăng giáng của tỳ vị. Can khí uất kết có thể gây can khắc tỳ hoặc can vị bất hòa mà có các triệu chứng: đau bụng, ăn kém, ỉa chảy, đau mạng sườn
  12. 2. Chủ về tàng huyết  Can có tác dụng điều hòa lượng huyết theo nhu cầu của cơ thể. Lúc nghỉ ngơi, nhu cầu về huyết dịch ít, huyết được tàng trữ ở can. Khi bộ phận nào đó của cơ thể hoạt động, can đưa nhiều huyết đến bộ phận cơ thể đó.  Nếu can bị bệnh, mất chức năng tàng huyết gây ra chứng can huyết hư: hoa mắt, chóng mặt, chân tay tê.  Khi xúc động có thể làm huyết đi sai đường gây nôn ra máu, chảy máu cam…
  13. 3. Chủ cân, vinh nhuận ra móng  Cân bám vào xương, làm cho khớp vận động. Nói can chủ cân tức là sự nuôi dưỡng của cân nhờ can huyết. Nếu can huyết đầy đủ thì cân được nuôi dưỡng tốt, vận động tốt. nếu can huyết hư sẽ sinh ra các chứng tê bại, chân tay run, teo cơ…  Móng tay, móng chân là phần thừa của cân vì vậy tình trạng thiếu đủ của can huyết sẽ ảnh hưởng đến biểu hiện của móng tay như cứng, hồng hay nhợt
  14. 4. Can khai khiếu ra mắt  Tinh khí của ngũ tạng thông qua huyết dịch đều đi lên mắt, nhưng chủ yếu là do tạng can vì can tàng huyết và kinh can đi lên mắt.  Can huyết hư gây mờ mắt, can nhiệt gây mắt đỏ, sưng… 5. Can mộc sinh tâm hỏa, khắc tỳ thổ, quan hệ biểu lý với đởm
  15. TỲ  Tạng tỳ có vị trí ở trung tiêu, chủ về vận hóa, thống huyết; chủ cơ nhục, tứ chi; khai khiếu ra miệng, vinh nhuận ra môi.
  16. 1. Chủ vận hóa  Tỳ chủ về vận hóa đồ ăn và thủy thấp.  Vận hóa đồ ăn: là sự tiêu hóa, hấp thu và vận chuyển các chất dinh dưỡng của đồ ăn. Sau khi vị tiêu hóa, tỳ đem các chất tinh vi vận chuyển lên phế, phế đưa vào tâm mạch để huyết đem đi nuôi dưỡng toàn cơ thể. - Nếu công năng vận hóa đồ ăn của tỳ mạnh thì sự hấp thu tốt, nếu công năng này bị rối loạn thì xuất hiện các chứng như ăn kém, tiêu chảy, mệt mỏi
  17.  Vận hóa thủy thấp: - Tỳ hấp thu nước từ vị sau đó đưa đến các tổ chức của cơ thể để nuôi dưỡng, sau đó chuyển xuống thận và bàng quang để bài tiết ra ngoài. - Sự vận hóa thủy thấp bị rối loạn sẽ sinh ra chứng đàm ẩm gây phù thũng, cổ chướng. - Thủy thấp đình tụ làm ảnh hưởng đến chức năng của tỳ, gọi là thấp khốn tỳ
  18. 2. Tỳ thống huyết  Thống huyết có nghĩa là quản lý, khống chế huyết. Ngoài chức chức năng kiện vận đồ ăn của tỳ là nguồn gốc của khí và huyết, tỳ còn thống huyết.  Nếu tỳ khí mạnh huyết sẽ đi trong mạch nuôi dưỡng cơ thể.  Nếu tỳ hư sẽ không duy trì được sự vận hành tốt của huyết, huyết sẽ đi ra ngoài gây các chứng như xuất huyết, trĩ chảy máu …
  19. 3. Tỳ chủ cơ nhục, chủ tứ chi  Tỳ mang các chất dinh dưỡng của đồ ăn đến nuôi dưỡng cơ nhục.  Nếu tỳ khí đầy đủ sẽ làm cho cơ nhục rắn chắc, tứ chi linh hoạt.  Nếu tỳ khí hư sẽ làm cơ nhục mềm, teo nhẽo, tứ chi mệt mỏi.  Tỳ hư hạ hãm gây ra các chứng như sa sinh dục, sa trực tràng…
  20. 4. Tỳ khai khiếu ra miệng, vinh nhuận ra môi.  Khai khiếu ra miệng là nói về sự ăn uống, khẩu vị. Nếu tỳ mạnh thì muốn ăn, ăn ngon; Nếu tỳ hư thì chán ăn, nhạt miệng.  Tỳ chủ cơ nhục, khai khiếu ra miệng và tỳ có quan hệ biểu lý với vị (kinh vị vòng qua môi) nên biểu hiện vinh nhuận ra môi. Tỳ mạnh thì môi hồng nhuận, tỳ hư thì môi nhợt, thâm. 5.Tỳ thổ sinh phế kim, khắc thận
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2