Bài giảng về Học thuyết tạng tượng - Ths. Lê Ngọc Thanh
lượt xem 28
download
Mục tiêu bài giảng: Liệt kê được đầy đủ những chức năng sinh lý của 6 tạng và 6 phủ của y học cổ truyền, phân tích được những chức năng sinh lý của tạng phủ, xác định được những triệu chứng xuất hiện tương ứng với chức năng bị rối loạn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng về Học thuyết tạng tượng - Ths. Lê Ngọc Thanh
- HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG Th.S Lê Ngọc Thanh
- MỤC TIÊU • Liệt kê được đầy đủ những chức năng sinh lý của 6 tạng và 6 phủ của YHCT • Phân tích được những chức năng sinh lý của tạng phủ. • Xác định được những triệu chứng xuất hiện tương ứng với chức năng bị rối loạn
- ĐẠI CƯƠNG • “ Tạng ” là các tổ chức cơ quan ở trong cơ thể. • “ Tượng ” là biểu tượng của hình thái, sinh lý, bệnh lý của nội tạng phản ánh ra bên ngoài cơ thể. => “ Tạng tượng ”: quan sát cơ thể sống để nghiên cứu quy luật hoạt động của nội tạng. • Dựa trên nền tảng giải phẫu học ở một mức độ nhất định: Tố vấn, Linh khu, Hải thượng lãn ông… • Vai trò quan trọng của các học thuyết: Âm dương, Ngũ hành, kinh lạc, chứng nghiệm thực tiễn chữa bệnh lâu dài…
- ĐẠI CƯƠNG • Mỗi một tạng không chỉ là cơ quan theo ý nghĩa giải phẫu học mà chủ yếu bao gồm chức năng và vai trò của tạng đó, trong mối liên hệ hữu cơ giữa nó với tạng khác. • Học thuyết tạng tượng là học thuyết nghiên cứu về kết cấu hình thái, quy luật hoạt động sinh lý và quá trình biến hóa bệnh lý của cơ quan, tổ chức tạng phủ trong cơ thể.
- ĐẠI CƯƠNG • Tạng có chức năng hóa sinh và tàng trữ vật chất tinh vi như tinh, khí, huyết và tân dịch để duy trì hoạt động sống ph ức tạp của cơ thể. • Phủ có chức năng thu nạp và chuyển hóa thủy cốc sinh ra tinh khí. Tinh khí có sẽ được chuyển đến các tạng, còn phủ chỉ bài xuất mà không tàng trữ lại bên trong. • Phủ kỳ hằng: Hình thái, kết cấu của phủ kỳ hằng phần lớn là rỗng như phủ nhưng công năng lại là tàng trữ tinh khí giống như tạng.
- HỆ THỐNG TẠNG – THẬN • Thận tàng tinh - Thận tàng tinh Khí hóa Thận khí : + Thúc đẩy sự sinh trưởng, phát dục, sinh đẻ: quy luật nam 8 nữ 7 + Hóa sinh huyết dịch: Thận tàng tinh, tinh sinh tủy, tinh t ủy lại có thể hóa huyết. - Rối loạn dẫn đến: gầy sút cân, rối loạn kinh nguyệt, lãnh cảm, vô sinh; Di mộng tinh, liệt dương.
- HỆ THỐNG TẠNG – THẬN • Thận là gốc tiên thiên, nguồn gốc của sự sống ( tiên thiên chi bản, sinh khí chi nguyên ): rối loạn chức năng này có liên quan đến những bệnh có tính di truyền, những bệnh bẩm sinh. • Thận chủ thủy: Thận có tác dụng chủ trì và điều tiết trao đổi thủy dịch thông qua tác dụng khí hóa của Th ận: - Đưa tân dịch được hấp thu phân bố đi toàn thân. - Đưa trọc dịch bài xuất ra ngoài Rối loạn dẫn đến phù thủng, tiểu nhiều
- HỆ THỐNG TẠNG – THẬN • Thận chủ nạp khí: - Phế chủ hô, Thận chủ hấp (Phế chủ xuất khí, Thận chủ nạp khí ) - Rối loạn chức năng này có biểu hiện thở nhanh nông, khó thở thì hít vào, vận động gây khó thở
- HỆ THỐNG TẠNG – THẬN • Thận chủ hỏa: rối loạn dẫn đến lạnh trong người, tay chân lạnh, sợ lạnh, người mệt mỏi, hoạt động không có sức. • Thận giữ chức năng bế tàng: Thận chủ trữ tàng tức là khái quát cao độ công năng sinh lý của Thận, thể hiện tác dụng của Thận ở rất nhiều phương diện như tàng tinh, chủ th ủy, nạp khí, giữ thai. Rối loạn dẫn đến khó thở, mệt mỏi, tiểu nhiều, mồ hôi chảy như tắm. • Thận chủ kỹ xảo, tác cường chi quan: rối loạn dẫn đến mất khả năng thực hiện các động tác khéo léo tinh vi.
- HỆ THỐNG TẠNG – THẬN • Thận chủ cốt tủy : Rối loạn dẫn đến đau nhức trong xương, còi xương chậm phát triển, răng lung lay. • Thận khai khiếu ra tai, sự sung mãn biểu hiện ở tóc. Rối loạn dẫn đến tai ù, điếc, nghễnh ngãng, sức nghe kém, tóc bạc, khô, dễ rụng. • Thận chủ tiền âm hậu âm • Thận tàng chí. Rối loạn dẫn đến yếu đuối, thiếu ý chí, bạc nhược.
- HỆ THỐNG TẠNG – THẬN • Mối liên quan giữa chức năng Thận với sự sợ hãi. • Những vùng cơ thể có liên quan đến tạng Thận - Quan hệ Thận – Bàng quang - Quan hệ với tạng khác: Tâm, Tỳ, Can, Phế • Tóm lại: - Tạng Thận có liên quan đến các chức năng cơ bản của cơ thể như di truyền, sinh dục, biến dưỡng, thần kinh – nội tiết. - Những biểu hiện chủ yếu khi Thận bị rối loạn công năng: rối loạn hoạt động biến dưỡng, hoạt động sinh dục, rối loạn nước điện giải, hoạt động nội tiết.
- HỆ THỐNG TẠNG – TỲ • Tỳ chủ vận hóa thủy cốc. Rối loạn dẫn đến đầy bụng, trướng bụng, chậm tiêu, tiêu chảy sống phân. • Tỳ chủ vận hóa thủy thấp. Rối loạn dẫn đến phù thủng, cổ trướng, đàm ẩm. • Tỳ sinh huyết. Rối loạn dẫn đến thiếu máu, kinh ít, vô kinh. • Tỳ thống nhiếp huyết. Rối loạn dẫn đến xuất huyết dưới da, rong kinh, rong huyết. • Tỳ chủ tứ chi. Rối loạn dẫn đến nuy chứng • Tỳ chủ cơ nhục Rối loạn dẫn đến bắp thịt tay chân mềm nhũn hoặc tep tóp, sa cơ quan
- HỆ THỐNG TẠNG – TỲ • Tỳ vinh nhuận ra môi. Rối loạn dẫn đến môi nhợt nhạt, thâm khô. • Tỳ tàng ý. Rối loạn dẫn đến hay quên. • Mối liên quan giữa chức năng Tỳ với sự suy nghĩ. *Tóm lại • chức năng của Tỳ có liên quan mật thiết với chức năng tiêu hóa trong cơ thể. • Những biểu hiện chủ yếu khi Tỳ bị rối loạn công năng: triệu chứng của tiêu hóa, thiếu máu, xuất huyết.
- HỆ THỐNG TẠNG – CAN • Can chủ sơ tiết. Can có tác dụng thăng phát ( sơ ), thấu tiết (tiết), chịu trách nhiệm về sự điều đạt khí cơ của toàn thân.Có liên quan đến trạng thái tâm lý cơ thể. - Điều tiết tinh thần, tình chí - Thúc đẩy quá trình tiêu hóa hấp thu - Duy trì vận hành của khí huyết - Điều tiết trao đổi thủy dịch - Điều tiết công năng sinh dục của cơ thể Rối loạn dẫn đến bực dọc, dễ nổi giận, dễ cáu gắt …
- HỆ THỐNG TẠNG – CAN • Can tàng huyết - Tàng trữ huyết dịch - Điều tiết lượng huyết - Phòng ngừa xuất huyết Rối loạn dẫn đến khó ngủ, ngủ không yên…
- HỆ THỐNG TẠNG – CAN • Can chủ cân, tinh ba của nó thể hiện ở móng tay, móng chân. Rối loạn dẫn đến co duỗi khó khăn, co giật động kinh, móng tay móng chân nhợt không bóng mịn. • Can khai khiếu ra mắt. Rối loạn dẫn đến thị lực giảm, quáng gà, đau mắt, đỏ mắt • Can chủ mưu lự. Rối loạn dẫn đến khó tập trung suy nghĩ, phán đoán thiếu chính xác
- HỆ THỐNG TẠNG – CAN • Can tàng hồn. Rối loạn dẫn đến rối loạn cảm xúc ( trầm cảm ) • Mối liên quan giữa Can với sự giận dữ. • Vùng cơ thể liên quan với Can: hông sườn, bộ phận sinh dục, đỉnh đầu. *Tóm lại: • Chức năng của Can có liên quan mật thiết với chức năng vận động của cơ thể như hệ cơ ( cơ vân, cơ trơn ), hệ thần kinh ( có ý thức và thực vật ) • Những biểu hiện chủ yếu khi Can bị rối loạn công năng: tinh thần căng thẳng, tình trạng tăng trương lực cơ vân, cơ tr ơn.
- HỆ THỐNG TẠNG – PHẾ • Phế chủ khí. Rối loạn dẫn đến ho, khó thở, suyễn, tức nặng ngực, mệt mỏi, thiếu hơi, đoản khí. • Phế trợ Tâm, chủ việc trị tiết. • Phế chủ túc giáng, thông điều thủy đạo. Rối loạn dẫn đến tiểu tiện không thông lợi, rối loạn bài tiết mồ hôi, phù th ủng. • Phế chủ bì mao. Rối loạn dẫn đến da lông khô kém tươi nhuận, khó thích nghi với sự thay đổi thời tiết. • Phế khai khiếu ra mũi. Rối loạn dẫn đến nghẹt mũi, chảy nước mũi, khứu giác giảm • Mối liên quan giữa Phế với sự buồn rầu • Phế tàng phách. Phế khí suy gây dáng vẻ ủ rũ.
- HỆ THỐNG TẠNG – PHẾ • Nhiệm vụ chủ yếu của Phế: đảm bảo cung cấp cấp năng lực hoạt động của cơ thể, năng lực chống đỡ với bệnh tật, đảm bảo chức năng hô hấp. • Những biểu hiện chủ yếu khi Phế rối loạn công năng: triệu chứng của hô hấp, thiếu sức, cảm cúm.
- HỆ THỐNG TẠNG – TÂM • Thiếu âm quân chủ. • Tâm là vua là chủ của các tạng khác. Tâm chủ thần minh. Rối loạn dẫn đến mất ý thức, rối loạn ý thức ( hồi hộp, hoảng sợ, mất ngủ, nói sảng, hôn mê, cười không ngh ỉ…). • Tâm chủ huyết mạch, vinh nhuận ra mặt. Rối loạn dẫn đến sắc mặt nhợt nhạt hoặc tím tái hoặc không tươi tắn. • Tâm khai khiếu ra lưỡi. Rối loạn dẫn đến lưỡi đỏ, lưỡi nhợt, lưỡi tím. • Mối liên quan giữa Tâm với sự vui mừng • Tâm có Tâm bào lạc làm ngoại vệ cho Tâm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Học thuyết tạng tượng - ThS. Lê Ngọc Thanh
27 p | 375 | 55
-
Học thuyết Kinh lạc (Bài mở đầu) (Kỳ 1)
8 p | 248 | 54
-
NHỮNG KIẾN THỨC MỚI VỀ CẮT KHÂU TẦNG SINH MÔN
0 p | 211 | 39
-
Bài giảng Hội chứng tăng áp lực nội sọ
68 p | 236 | 34
-
Bài giảng Điện tâm đồ trong rối loạn điện giải - ThS. BS. Phạm Trần Linh
29 p | 137 | 22
-
Bài giảng Y học cổ truyền (Tập I): Phần 1
278 p | 88 | 19
-
22 Bài Giảng Chọn Lọc Nội Khoa Tim Mạch - ĐIỀU TRỊ SUY TIM
10 p | 108 | 19
-
Bài giảng Học thuyết tạng tượng
28 p | 99 | 15
-
Bài giảng Y học cổ truyền: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
180 p | 21 | 8
-
Lý thuyết y khoa: Tên thuốc DICYNONE SANOFI SYNTHELABO VIETNAM
5 p | 75 | 7
-
Lý thuyết y khoa: Tên thuốc DIAMICRON LES LABORATOIRES SERVIER
8 p | 87 | 5
-
Bài giảng Lý thuyết tổng hợp điều trị sản: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
107 p | 16 | 4
-
Bài giảng Y học cổ truyền: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
157 p | 22 | 4
-
Bài giảng Học thuyết tạng phủ, khí huyết, tinh thần, tân dịch - ThS.Bs Bùi Thị Phương
24 p | 4 | 3
-
Bài giảng Dược học cổ truyền: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
56 p | 16 | 2
-
Triệu chứng Bệnh tăng huyết áp
25 p | 58 | 2
-
Bài giảng Điều trị phẫu thuật tiểu không kiểm soát khi gắng sức
9 p | 13 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn