intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Học thuyết tạng phủ, khí huyết, tinh thần, tân dịch - ThS.Bs Bùi Thị Phương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:24

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Học thuyết tạng phủ, khí huyết, tinh thần, tân dịch trình bày các nội dung như đại cương về học thuyết tạng phủ; chức năng ngũ tạng; Chức năng các phủ; Tinh, khí, huyết, tân dịch. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Học thuyết tạng phủ, khí huyết, tinh thần, tân dịch - ThS.Bs Bùi Thị Phương

  1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HÀ NỘI HỌC THUYẾT TẠNG PHỦ, KHÍ HUYẾT, TINH THẦN, TÂN DỊCH Th.s Bs. Bùi Thị Phương Giảng Viên Bộ Môn Y học cổ truyền
  2. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Trình bày được những chức năng của các tạng phủ.
  3. 1. Đại cương • Học thuyết tạng phủ: còn gọi là Tạng tượng. • “Tạng” là biểu tượng của hình thái, sinh lý, bệnh lý của nội tạng phản ánh ra bên ngoài cơ thể. => “Tạng tượng”: quan sát cơ thể sống để nghiên cứu quy luật hoạt động của nội tạng.
  4. 1. Đại cương • Tạng là các bộ phận cơ thể có nhiệm vụ chuyển hóa và tàng trữ tinh, khí, huyết và tân dịch. • Có 5 tạng là Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận. • Có 6 phủ: Đởm, Vị, Tiểu trường, Đại trường, Bàng quang và Tam tiêu. • Mối quan hệ tạng phủ là mối quan hệ biểu lý, âm dương.
  5. 2. Chức năng ngũ tạng • Tạng là các bộ phận cơ thể có nhiệm vụ chuyển hóa và tàng trữ tinh, khí, huyết và tân dịch. • Có 5 tạng là Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận.
  6. 2.1 Tâm • Tâm đứng đầu các tạng, có tâm bào lạc bảo vệ bên ngoài, phụ trách các hoạt động về thần chí, huyết mạch, khai khiếu ra lưỡi, vinh nhuận ra mặt. • Chủ về thần chí: tâm tàng thần. Chủ về các hoạt động về tinh thần, tư duy. • Chủ huyết mạch , biểu hiện ra ở mặt: tâm khí thúc đẩy huyết dịch trong mạch đi nuôi dưỡng toàn thân. • Khai khiếu ra lưỡi: biệt lạc của tâm thông ra lưỡi, khí huyết của tâm đi ra lưỡi để duy trì hoạt động của chất lưỡi.
  7. 2.2 Can • Can thuộc hành mộc, ưa vận động và vươn tỏa, phò tá cho tâm, cùng với đởm là cơ sở cho tính quyết đoán, dũng cảm. • Can tàng huyết: tàng trữ và điều tiết lượng máu trong cơ thể. • Chủ sơ tiết: sơ tiết là sự thư thái, gọi là “điều đạt”. Can khí giúp cho sự vận hành của khí các tạng phủ được dễ dàng, thăng giáng được điều hòa. • Can chủ cân, vinh nhuận ra móng tay, móng chân: cân là cân mạch, bao gồm các khớp, gân, cơ, phụ trách việc vận động của cơ thể. Can nuôi dưỡng cân bằng huyết của Can. • Khai khiếu ra mắt.
  8. 2.3 Tỳ • Tỳ ở trung tiêu, chủ về vận hóa nước và đồ ăn, thống huyết, chủ về tứ chi và cơ nhục, khai khiếu ra miệng, vinh nhuận ra môi. • Tỳ chủ vận hóa: tiêu hóa, hấp thu và vận chuyển các chất dinh dưỡng của đồ ăn, đưa nước đến các tổ chức cơ thể để nuôi dưỡng, sau đó chuyển xuống thận ra bàng quang để bài tiết ra ngoài. • Tỳ thống huyết: quản lý, khống chế huyết. • Tỳ chủ cơ nhục, chủ tứ chi: đưa các chất dinh dưỡng của đồ ăn đến nuôi dưỡng cơ nhục, tứ chi. • Khai khiếu ra miệng, vinh nhuận ra môi.
  9. 2.4 Phế • Phế thuộc hành kim, có tác dụng tuyên phát và túc giáng. • Chủ khí, chủ hô hấp: phế là nơi trao đổi khí. • Chủ về tuyên phát, túc giáng: tuyên phát là thúc đẩy, khí huyết, tân dịch phân bố ra toàn thân, bên trong đi vào các tạng phủ, kinh lạc, bên ngoài đi tới bì mao, cơ nhục. Túc giáng là đưa phế khí đi xuống. • Phế chủ bì mao, thông điều thủy đạo:vệ khí tuyên phát ra bì mao để chống đỡ ngoại tà. Nhờ tác dụng tuyên phát và túc giáng, nước trong cơ thể được bài tiết ra ngoài bằng đường mồ hôi, hơi thở, nước tiểu…phế khí đưa nước tiểu xuống thận, ở thận khí hóa 1 phần rồi đưa xuống bàng quang và bài tiết ra ngoài.
  10. 2.5 Thận • Thận tàng tinh, chủ về sinh dục và phát dục của cơ thể: tinh tiên thiên và tinh hậu thiên đều được tàng trữ tại thận. Tinh biến thành khí nên còn gọi là thận khí. Thận tinh còn gọi là thận dương, nguyên dương, mệnh môn hỏa. Thận tinh và thận khí quyết định sự sinh dục và phát dục. • Chủ về khí hóa nước: sự chuyển hóa nước trong cơ thể do 3 tạng phụ trách: tỳ vận hóa hấp thu đưa lên phế, phế túc giáng xuống thận, thận khí hóa những chất trong được đưa lên để phân bố toàn than, những chất đục đưa xuống bàng quang và ra ngoài.
  11. 2.5 Thận • Chủ về cốt tủy, thông với não và vinh nhuận ra tóc: tinh được trữ ở thận, tinh sinh tủy, tủy vào trong xương, nuôi dưỡng xương. Thận hư gây chậm mọc răng, xương mềm yếu.. • Thận nạp khí: không khí do phế hít vào được giữ lại ở thận gọi là sự nạp khí. • Khai khiếu ra tai và tiền âm, hậu âm: tai do thận tinh nuôi dưỡng. Tiền âm là nơi bài tiết ra nước tiểu, hậu âm là nơi bài tiết ra phân.
  12. 3. Chức năng các phủ • Phủ là các bộ phận của cơ thể có nhiệm vụ thu nạp, tiêu hóa, hấp thụ, vận chuyển các chất từ đồ ăn uống và bài tiết các chất cặn bã của cơ thể ra ngoài. • Có 6 phủ: Đởm, Vị, Tiểu trường, Đại trường, Bàng quang và Tam tiêu.
  13. 3.1 Đởm • Đởm chứa mật do can bài tiết. Mật giúp cho việc tiêu hóa thức ăn. Chất mật có màu xanh, vàng, vị đắng nên khi có bệnh ở đởm thường xuất hiện chứng vàng da, miệng đắng, nôn ra chất đắng… • Đởm còn có chức năng về tinh thần, chủ về quyết đoán. • Can và đởm có quan hệ biểu lý với nhau, can chủ về mưu lự, đởm chủ về quyết đoán là cơ sở của lòng dũng cảm, tinh thần dám nghĩ dám làm.
  14. 3.2 Vị • Vị chứa đựng và làm nhừ đồ ăn, đưa xuống tiểu trường. • Tỳ và vị có quan hệ biểu lý với nhau, đều giúp sự vận hóa đồ ăn, nên gọi chung là “ gốc của hậu thiên”. • Khí của tỳ vị gọi tắt là “vị khí” dùng để tiên lượng sự phát triển tốt hay xấu của bệnh, người xưa nói “vị khí là gốc của con người”, “còn vị khí thì sống, hết vị khí sẽ chết”.
  15. 3.3 Tiểu trường • Tiểu trường có nhiệm vụ phân thanh, giáng trọc. • Thanh (chất trong) là chất tinh vi của đồ ăn được hấp thu ở tiểu trường, qua sự vận hóa của tỳ đem đi nuôi dưỡng toàn than, cặn bã sẽ được đưa xuống bàng quang và bài tiết ra ngoài. Trọc là (chất đục), là cặn bã của đồ ăn sẽ được tiểu trưởng đưa xuống đại trường. • Khi tiểu trường có bệnh thì sẽ ảnh hưởng tới sự phân thanh, giáng trọc gây nên các chứng: ỉa chảy, sống phân, tiểu tiện ít…
  16. 3.4 Đại trường • Đại trường chứa đựng và bài tiết các chất cặn bã, có quan hệ biểu lý với phế. • Phế nhiệt gây táo bón và ngược lại đại trường nhiệt sẽ gây ho.
  17. 3.5 Bàng quang • Bàng quang chứa đựng và bài tiết nước tiểu thông qua sự khí hóa và sự phối hợp của tạng thận. • Nếu sự khí hóa của thận không tốt sẽ gây nên bí tiểu tiện, đái rắt hoặc đái nhiều lần, tiểu tiện không tự chủ…
  18. 3.6 Tam tiêu • Tam tiêu gồm: thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu. • Thượng tiêu từ miệng xuống tâm vị dạ dày: bao gồm tạng tâm và phế. • Trung tiêu từ tâm vị dạ dày đến môn vị có tạng tỳ và phủ vị. • Hạ tiêu từ môn vị dạ dày xuống hậu môn có tạng can và tạng thận. • Sự hoạt động của tam tiêu biểu hiện ở sự khí hóa và vận chuyển đồ ăn: phế chủ hô hấp, phân bố khí và chất dinh dưỡng vào huyết mạch được tâm khí đưa lên toàn thân; ở trung tiêu tỳ, vị vận hóa hấp thu đồ ăn và đưa nước lên phế; ở hạ tiêu có sự phân biệt thanh trọc.
  19. 4. Tinh, khí, huyết, tân dịch. 4.1 Tinh • Tinh là cơ sở vật chất của sự sống con người và các hoạt động cơ năng của cơ thể. • Tinh có hai loại: tinh tiên thiên và tinh hậu thiên. • Hai nguồn tinh bổ sung cho nhau tham gia vào quá trình sinh dục và phát dục của cơ thể.
  20. 4. Tinh, khí, huyết, tân dịch. 4.2 Khí • Khí là 1 phần cấu tạo của cơ thể, là chất cơ bản để duy trì sự sống của con người, có tác dụng thúc đẩy huyết và các công năng của tạng phủ, kinh lạc. • Khí ở khắp nơi, ngoài tác dụng trên còn mang tính chất của các bộ phận mà nó trú ngụ: thận khí, can khí, vị khí,… • Nguồn gốc: do tiên thiên hoặc hậu thiên tạo thành • Nguyên khí từ hạ tiêu, tông khí từ thượng tiêu, trung khí từ trung tiêu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2