Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: HỆ THỐNG KINH LẠC MẠCH
lượt xem 56
download
A. Đại cương Kinh là đường dẫn khí huyết đi đến mọi chỗ trong cơ thể. Lạc là những nhánh phân ra từ kinh, nối kết các kinh mạch với nhau. Kinh Lạc là những đường ngang dọc làm thành 1 mạng lưới nối tiếp chằng chịt, phân bố khắp toàn thân. Kinh Lạc nối kết các tổ chức cơ quan tạng phủ lại với nhau như 1 chỉnh thể thống nhất. Chữ Kinh theo người xưa có 1 ý nghĩa hết sức quan trọng. Chữ Kinh thuộc bộ Mịch ( ) có nghĩa là sợi tơ, như vậy,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: HỆ THỐNG KINH LẠC MẠCH
- HỆ THỐNG KINH LẠC MẠCH A. Đại cương Kinh là đường dẫn khí huyết đi đến mọi chỗ trong cơ thể. Lạc là những nhánh phân ra từ kinh, nối kết các kinh mạch với nhau. Kinh Lạc là những đường ngang dọc làm thành 1 mạng lưới nối tiếp chằng chịt, phân bố khắp toàn thân. Kinh Lạc nối kết các tổ chức cơ quan tạng phủ lại với nhau như 1 chỉnh thể thống nhất. Chữ Kinh theo người xưa có 1 ý nghĩa hết sức quan trọng. Chữ Kinh thuộc bộ Mịch ( ) có nghĩa là sợi tơ, như vậy, Kinh là những sợi tơ dệt theo chiều thẳng đứng, không đứt đoạn. Người xưa ví Kinh giống như mạch nước trong lòng đất (địa trung thủy mạch). Hoạt-Bá-Nhân khi chú giải điều I Nan Kinh ghi: "...Khi người xưa gọi là Kinh có nghĩa là nơi lưu hành khí vinh vệ, sự lưu hành này theo đúng 'Kinh và thường' không bao giờ ngưng nghỉ...". Trước đây danh từ 'Kinh' thường được gọi chung là Kinh Tuyến (Méridien) được Soulier De Morant dùng để dịch từ chữ 'Kinh' của y học cổ truyền phương Đông. Nếu hiểu chữ Kinh theo nghĩa kinh tuyến của S. Morant thì 'Kinh' chỉ là những đường ngang dọc giống như những đường kinh tuyến hoặc vĩ tuyến vẽ trên bản đồ. Vì dễ hiểu như thế nên danh từ kinh tuyến dễ dàng được chấp nhận 1 cách nhanh chóng và đơn giản. Tuy nhiên, Kinh Lạc theo YHCT không phải chỉ là những đường ngang dọc (longitude - lattitude) mà là cả 1 hệ thống mạng lưới chằng chịt nối kết và liên hệ với nhau 1 cách chỉnh thể chứ không rời rạc như những đường dọc ngang mà S. Morant xử dụng. Năm 1978, Vegralich đã đề nghị dùng danh từ 'Kênh' (Chanel) với ý nghĩa như là kênh trong thông tin liên lạc của vô tuyến điện. Tuy nhiên sau đó đã bị Hội Châm Cứu Quốc Tế phủ nhận vì cũng không hoàn toàn nêu lên đúng thực chất của chữ Kinh. Gần đây, Félix Mann đề xuất dùng từ 'Kênh' (Cannal), hiểu như con kênh nhỏ có nước lưu chuyển trong đó. Từ này có vẻ gần hơn với ý niệm của YHCT, nên đang được chú ý và dễ chấp nhận hơn. B- Lịch Sử Hình Thành Của Hệ Kinh Lạc
- Có Hệ Thống Kinh Lạc Hay Không ? Trong hầu hết các tài liệu cổ, chưa thấy có tài liệu nào đề cập 1 cách rõ ràng về việc hình thành hệ thống kinh lạc. Hệ thống kinh lạc hầu như chỉ được biết đến qua truyền thống: cha ông chúng ta nói thế, sách Nội Kinh viết... Việc hình thành của hệ Kinh Lạc không được diễn giải 1 cách hệ thống và chính thức mà chỉ được trình bầy rời rạc trong các tài liêu cổ, nhất là Nội Kinh (Linh Khu, Tố Vấn và Nan Kinh), vì vậy chúng tôi cố gắng sắp xếp lại thành 1 hệ thống: a- Hệ Thống Kinh Lạc Theo YHCT * Thiên 'Kinh Biệt' ghi: "Thập nhị Kinh Mạch là nơi con người dựa vào để sống, nơi mà bệnh dựa vào để thành, nơi mà con người dựa vào để trị, nơi mà bệnh dựa vào để khởi lên. Cái học về y bắt nguồn từ đây, sự khéo léo của thầy thuốc phải đạt đến" (LKhu 11, 3-6). * Thiên 'Hải Luận' ghi: "Thập nhị Kinh Mạch, bên trong thuộc vào Tạng Phủ, bên ngoài lạc với tứ chi và cốt tiết..." (LKhu 33, 1). * Điều 23 Nan Kinh ghi: "Kinh Mạch là nơi vận hành của khí huyết, là nơi để cho khí Âm Dương thông nhau, nhằm làm 'vinh' [tươi nhuận] cho cơ thể" (Nan 23, 6). Dựa vào điểm khiếm khuyết trên, các nhà nghiên cứu về kinh lạc, đứng trên quan điểm hệ thống thần kinh đã từ chối hệ thống kinh lạc của YHCT với nhận định rằng hệ thống kinh lạc của YHCT chẳng qua chỉ là 1 hình thức nào đó của hệ thần kinh. R.A. Durinhian trong bài 'Bàn Về Phương Pháp Luận Và Sinh Lý Học Của Vấn Đề Huyệt, Kinh Lạc Và Năng Lượng Trong Phản Xạ Liệu Pháp' đăng trong tài liệu 'Lý Thuyết Và Thực Hành Phản Xạ' xuất bản năm 1981 có ghi: "Hiện nay, rất nhiều các chuyên gia cả ở Châu Âu lẫn Châu Á có 1 quan điểm là: các kinh tuyến (các đường kinh lạc) là sự quy ước hoàn toàn, là 1 khái niệm chức năng giống như 1 quan niệm về hình thái học. Nó không tồn tại và không thể tồn tại vì sự hiện diện của chúng không cần thiết cho 1 cái gì cả...". Giáo sư M. Rouvière, giáo sư nổi tiếng về giải phẫu của trường đại học y khoa Paris, đã có lần chủ trì để nhà giải phẫu Perreti Della Rocca mổ xác chết để xem các đường kinh có tồn tại thực không. Sau đó, Rouvière đã tuyên bố thẳng thừng là hệ kinh lạc là 'sản phẩm' của trí tưởng tượng Đông phương chứ trong thực tế không có trong cơ thể. - Tykochinkaia, Ounsova, Novinsk (Liên Xô) và Chu-Liễn (Trung Quốc) cho thấy: đường đi của các kinh mạch, cách chung, phù hợp với các đường đi của các dây thần kinh và mạch máu lớn...
- Như vậy, các tác giả theo chiều hướng thần kinh học cho rằng không có hệ thống kinh lạc mà kinh lạc chính là hệ thống thần kinh đứng ở 1 góc độ khác. Tuy nhiên, đầu năm 1986, tại Pháp, bác sĩ Jean Claude Barras và các nhà nghiên cứu viện y học Neker, đã chụp được các đường kinh lạc bằng 1 máy điện tử đặc biệt. Các nhà y học tiêm vào 1 số huyệt 1 dung dịch chứa Tecnetic (1 chất hoá học có tính phóng xạ). Máy ảnh bắt được những tia Gamma phát ra từ chất này. Qua đó người ta thấy: sau khi tiêm vào các huyệt dung dịch chứa chất Tecnetic trên đã lan toả theo những kinh, phần nào trùng hợp với những đường kinh được mô tả trong các sách châm cứu xưa. Ngược lại, nếu tiêm vào 1 điểm (huyệt) khác trên cơ thể thì dung dịch chỉ tụ lại 1 chỗ, không hề lan toả. Đáng chú ý là các nhà y học đã xác định được rằng các kinh châm cứu chụp ảnh được hoàn toàn không tương ứng với đường đi của các mạch máu, đường gân hoặc đường dây thần kinh. theo các nhà y học này thì đó là các 'Kinh chức năng' chạy theo những đường mà cho đến nay khoa học chưa hề biết. Khám phá trên của các nhà y học Pháp đã tạo nên 1 tiếng vang rất lớn và đã nêu lên được vai trò của kinh lạc, 1 hệ thống biệt lập với đầy đủ vai trò và chức năng của nó trong lãnh vực y học. Trên Cơ Sở Nào Người Xưa Có Được Các Kết Luận Về Hệ Kinh Lạc? Chưa có tài liệu nào chắc chắn để biết rõ người xưa đã dựa trên cơ sở nào để tìm ra hệ thống Kinh Huyệt. Tuy nhiên, trải qua suốt quá trình hình thành các học thuyết cơ bản của YHCT, có thể nhận thấy rằng phương pháp chủ yếu mà người xưa dùng để nhận thức sự vật thường là phương pháp quy nạp tức là dựa trên các sự kiện này, sự kiện khác... rồi tổng hợp lại. Như vậy, việc hình thành các đường kinh mạch có thể diễn ra như sau: - Quan sát nơi những người được châm kim, thấy có những cảm giác được truyền cách này hoặc cách khác trong cơ thể. Dựa theo cảm giác chủ quan hoặc qua sự mô tả của người bệnh, từ đó hình thành và đúc kết nên được 1 hệ thống Kinh Lạc. - Dựa theo quan niệm 'Thiên Nhân Hợp Nhất', theo đó, con người là bản sao nhỏ của trời đất (tiểu thiên địa), luôn ứng với cơ cấu của Trời và đất. Có thể thấy rõ trong thiên 'Kinh Biệt' như sau: "Hoàng Đế hỏi: Ta nghe rằng con người hợp với thiên đạo, bên trong có ngũ tạng để ứng với ngũ âm, ngũ sắc, ngũ thời, ngũ vị, bên ngoài có lục phủ để ứng vớilục luật, lục luật để kiến nên các kinh Âm Dương để hợp với thập nhị huyệt, thập nhị thần, thập nhị tiết, thập nhị kinh thủy, thập nhị thời, thập nhị kinh mạch...'(LKhu 11, 1-3). Như vậy, theo ý Hoàng Đế (đại diện cho giới tìm hiểu) thì sở dĩ có 12 (thập nhị) kinh mạch là để ứng với trời đất. Điều
- này được minh giải rất rõ qua câu trả lời của Bá Cao trong thiên 'Tà Khách' khi Hoàng Đế hỏi: Thiên hình tròn, đất hình vuông thì đầu con người cũng tròn, chân con người cũng vuông để ứng theo... Địa có 12 kinh thủy, con người có 12 kinh mạch ứng theo..." (LKhu 71, 16, 31). Hoặc thiên 'Âm Dương Nguyệt Lệnh' ghi: " Từ thắt lưng trở lên thuộc về thiên, từ thắt lưng trở xuống thuộc về địa. Cho nên thiên thuộc Dương, địa thuộc Âm, vì vậy, 12 kinh mạch của túc ứng với 12 nguyệt..." (LKhu 41, 2). Khi chú giải điều I sách Nan Kinh: + Đinh-Đức-Dụng chú: "...Như vậy, phàm tả hữu, thượng hạ đều có khí của tam âm và tam dương hợp lại thành 12. Vì thế cho nên trong thân thể con người cũng có 12 kinh để chủ về các phần của tả hữu, thượng hạ...". + Dương-Huyền-Tháo chú: "Phàm nơi con người, hữu thủ và lưỡng túc đều có tam âm mạch và tam dương mạch, hợp lại thành 12...". Chú giải Nan thứ 23, Dương-Huyền-Tháo viết: “ Kinh Mạch 12, Lạc Mạch 15, gồm 27 khí, nhằm lấy phép ở 3 lần 9: Thiên có 9 tinh, Địa có 9 châu, Nhân có 9 khiếu”... Như vậy việc hình thành hệ thống kinh mạch của người xưa dựa trên lối ' tỉ suy luận' (suy luận theo cách so sánh) và dựa trên đúc kết các quan sát. Khi nêu lên nhận xét về quá trình hình thành hệ kinh lạc của người xưa, R.A Durinhian, trong tài liệu 'Lý Thuyết Và Thực Hành Phản Xạ Liệu Pháp' đã nhận định như sau: "Để đánh giá đúng đắn về học thuyết này (tại sao người xưa đề ra hệ thống kinh mạch), cần nhớ lại thời đại lịch sử khi nó ra đời, nhớ lại trình độ nhận thức và truyền thống, những đặc điểm về chính trị, kinh tế, triết học của thời đại của nhân dân trong thời kỳ xa xưa đó...Vì vậy, tất cả những gì đạt được của lý thuyết châm cứu trong thời đại đó chỉ là những kết quả của những quan sát bên ngoài dựa trên cơ sở những đánh giá chủ quan của người bệnh...Có điều những tư tưởng lý luận để giải thích các phương thức đó không dựa trên bất kỳ 1 cơ sở, số liệu khách quan nào ngoài quan sát bên ngoài... Nó nói lên tính chất phiến diện chủ nghĩa của thời đó...". b- Hệ Thống Kinh Lạc Theo YHHĐ Y học hiện đại đã tìm cách giải thích cơ cấu của hệ kinh lạc dưới nhiều khía cạnh khác nhau, ở đây chỉ ghi lại 1 số quan điểm chính, có giá trị cao:
- + Từ năm 1960, học viện y học Vũ Hán (Trung Quốc) cho hệ kinh lạc là 1 hệ thông tin của cơ thể, trong đó, huyệt là nơi thu và phát tin tức. Châm cứu là 1 khâu cung cấp tin, chọn huyệt và thủ thuật châm là dạng chất lượng tin, đắc khí là dấu hiệu tiếp thu tin tức tốt. + Ngành điều khiển học cho rằng kinh lạc là những đường dẫn truyền tin tức dưới các dạng năng lượng khác nhau. Các thông tin được xử lý trong 'hộp đen' (Black box), từ đó truyền ra các mệnh lệnh thông với các nơi bệnh. + Năm 1972, tại Hội Nghị Châm Cứu Địa Trung Hải, Darras (Pháp) cho rằng hệ kinh lạc là những giải nước iôn hoá, các đường iôn hoá bao phủ khắp cơ thể đã tạo nên 1 hệ tự điều chỉnh. Vì thế, sự can thiệp của thầy thuốc lên huyệt châm cứu có thể có khả năng có tác dụng và hiệu lực hoá khi có 1 rối loạn chức năng xảy ra cho hệ kinh lạc. + Năm 1973, Court Puyen (Pháp) cho rằng, mọi kích thích bình thường liên tục tác động trên cơ thể sẽ nhanh chóng tự triệt tiêu khi thông qua sự biến đổi của Ngũ hành, cơ thể luôn giữ được thế quân bình trong 1 môi trường sống không ngừng biến đổi. Sự điều chỉnh này không thể thông qua hệ thần kinh vì tốc độ dẫn truyền của hệ thần kinh quá nặng nề và chậm chạp so với yêu cầu về tự điều chỉnh những kích thích luôn tác động lên cơ thể. + Hệ Thống Kinh Lạc Theo Sinh Lý Thần Kinh: R. A. Durinhian dựa vào phản xạ liệu pháp cho rằng, sự vận chuyển trong kinh lạc chủ yếu là do hệ thần kinh vận động. Theo ông, sự phân bố của các đường kinh bắt đầu ở các chi và kết thúc ở vùng đầu mặt hoặc ngược lại. Tác dụng mạnh nhất của các đường kinh lạc, cụ thể là các huyệt lại mạnh nhất ở điểm đầu hoặc điểm cuối. Tại sao có sự kiện trên, chính là do sự phân bố dây thần kinh ở các vùng đó nhiều hơn các vùng khác. Các chi ở người, các ngón tay, bàn tay, có nhiều khối lượng tế bào hơn, do đó, sự nhậy cảm nhiều hơn, và vì thế, nó điều khiển những hoạt động chính xác hơn so với khối lượng đòi hỏi để điều khiển những hoạt động của các cơ bắp phần thân, dù phần thân chiếm diện tích nhiều hơn hàng trăm lần so với ngón tay. Ở bán cầu đại não, vùng chức năng của các ngón tay chiếm vị trí lớn hơn so với vùng chức năng của phần thân. Và phần mặt cũng chiếm 1 vị trí đáng kể, nhất là vùng chung quanh miệng... Khi kích thích các huyệt ở vùng tay chân, đặc biệt ở các vùng riêng biệt hoặc là ở vùng đầu mặt, sẽ kích thích 1 khối lượng lớn hơn các tế bào thần kinh hoạt động so với khi kích thích các huyệt ở vùng thân, bụng, ngực". Hiện nay, hầu hết các sách giáo khoa về Châm Cứu đều thống nhất về hệ thống Châm Cứu bao gồm:
- 12 kinh Chính. 12 kinh Cân. 12 Kinh Biệt. 15 Lạc Mạch. Bát Mạch Kỳ Kinh. Các mạch máu. Huyệt (Chủ yếu là 365 Kinh Huyệt, chứ không gồm Kỳ Huyệt và Tân Huyệt). BẢNG TÓM TẮT HỆ THỐNG KINH LẠC MẠCH 12 Kinh Chính đi dọc ở giữa cơ. Kinh Mạch 12 Kinh Biệt tách từ Kinh Chính. H Ệ Phần 8 Kỳ Kinh Bát Mạch. Kinh Lạc 15 Lạc Mạch lớn, đi ngang, đi chéo. K Lạc Lạc Mạch. I Mạch Lạc Mạch nhỏ. N Lạc Mạch nổi ở nông. H Phần Đi vào trong: Tạnng Phủ có liên hệ với Kinh L Mạch.. Ạ P hụ Đi ra ngoài 12 Kinh Cân: có liên hệ với kinh Chính. Thuộc 12 Khu Bì Bộ: có liên hệ với kinh C Chính.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: THẦN ĐẠO
5 p | 325 | 63
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: HỆ THỐNG KINH CHÍNH
6 p | 293 | 58
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: CỰ LIÊU
2 p | 172 | 34
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: ÂM GIAO
8 p | 153 | 33
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: CÂN SÚC
6 p | 158 | 29
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: ĐẢN TRUNG
6 p | 330 | 28
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: LIÊM TUYỀN
5 p | 263 | 26
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: QUAN NGUYÊN
5 p | 297 | 24
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: ĐIỀU TRỊ MẠCH ĐỐC
5 p | 110 | 21
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: KHÍ HỘ
5 p | 158 | 20
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: ĐẠI CHÙY
7 p | 154 | 17
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: THỪA KHẤP
4 p | 158 | 13
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: XUNG DƯƠNG
4 p | 136 | 13
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: TRƯỜNG CƯỜNG
5 p | 134 | 12
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: MẠCH DƯƠNG KIỀU
8 p | 105 | 12
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: PHONG PHỦ
5 p | 113 | 11
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: NHŨ TRUNG
4 p | 102 | 11
-
Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: ỐC Ế
4 p | 117 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn