intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: ĐIỀU TRỊ MẠCH ĐỐC

Chia sẻ: Abcdef_39 Abcdef_39 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

111
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(Châm huyệt Trường Cường (Đc.1). Thiên ‘Kinh Mạch’ ghi: “ Biệt của Đốc Mạch tên gọi là Trường Cường... Nếu dọc theo cột sống có tà khí ở khách, nên thủ huyệt Lạc (Trường Cường’ để châm” (LKhu 10, 180). (Châm Thiên Đột (Nh.22), Thập Chùy (Chí Dương - Đc.10), Thượng Kỷ (Trung Quản - Nh.12), Hạ Kỷ (Quan Nguyên - Nh.4) (TVấn.58, 2). (Thiên ‘Cốt Không Luận’ ghi “ Đốc Mạch gây bệnh, nên trị từ Đốc Mạch. Nếu nhẹ, nên thích ở Cốt Thượng (Khúc Cốt - Nh.2), Nặng thì trị ở Tề hạ doanh (Âm Giao...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: ĐIỀU TRỊ MẠCH ĐỐC

  1. ĐIỀU TRỊ MẠCH ĐỐC (Châm huyệt Trường Cường (Đc.1). Thiên ‘Kinh Mạch’ ghi: “ Biệt của Đốc Mạch tên gọi là Trường Cường... Nếu dọc theo cột sống có tà khí ở khách, nên thủ huyệt Lạc (Trường Cường’ để châm” (LKhu 10, 180). (Châm Thiên Đột (Nh.22), Thập Chùy (Chí Dương - Đc.10), Thượng Kỷ (Trung Quản - Nh.12), Hạ Kỷ (Quan Nguyên - Nh.4) (TVấn.58, 2). (Thiên ‘Cốt Không Luận’ ghi “ Đốc Mạch gây bệnh, nên trị từ Đốc Mạch. Nếu nhẹ, nên thích ở Cốt Thượng (Khúc Cốt - Nh.2), Nặng thì trị ở Tề hạ doanh (Âm Giao - Nh.7) (TVấn.60, 13). (Châm Thừa Tương (Nh.24) (theo Châm Cứu Đại Thành). (“Đốc Mạch thọ tà khí sẽ làm cho cột sống bị bệnh và bị chứng quyết nghịch. Có thể cứu huyệt Thân Trụ (Đc.12)” (Đồ Chú Nan Kinh Mạch Quyết). (Cách chung châm Hậu Khê (Ttr.3) là giao hội huyệt của mạch Đốc. Sách ‘Pathogéni Et Pathologie En Ergetiques En Médecine Chinoise’ (Livre 3) Dr. Nguyễn-Văn-Nghị đã triển khai như sau: 1- Tà Khí Ở Nhánh Bụng Tà khí xâm nhập vào nhánh bụng của mạch Đốc qua các kinh Cân Âm ở mặt trước chân. + Triệu Chứng: Vùng bụng dưới đau lan đến ngực, rối loạn đường tiểu.
  2. + Điều Trị: Theo Linh Khu: châm ở nhánh phụ (huyệt Khúc Cốt - Nh.2 ) và huyệt Trung Cực - Nh.3) và A Thị Huyệt. 2- Tà Khí Ở Nhánh Lưng Tà khí xâm nhập qua kinh Cân Bàng quang. + Triệu Chứng: Lưng đau kèm theo sốt, đôi khi gáy bị cứng, tiểu dầm, tiểu không tự chủ. + Điều Trị: Châm huyệt dọc theo kinh Cân Bàng Quang ở mặt ngoài chân và đầu gối như huyệt Đại Trữ (Bq.11), Thượng Cự Hư (Vi.37), Hạ Cự Hư (Vi.39). 3- Tà Khí Ở Nhánh Cột Sống Tà khí nhập vào nhánh ở cột sống qua các Lạc mạch của mạch Đốc. Tà khí từ 3 kinh Âm vào mạch nhâm là mạch nối với mạch Đốc ở huyệt Trường Cường. + Triệu Chứng: Ngực đau lan đến lưng, vào phần Âm và Dương. Thực: gây ra cứng lưng, Hư: có cảm giác nặng đầu. + Điều Trị: Theo thiên ‘ Khí Huyệt Luận’ (TVấn 58, 2): châm huyệt Hội của Âm và Dương: Thiên Đột (Nh.22), Thập Chùy (Chí Dương - Đc.9), Thượng Kỷ (tức là Vị Quản - Nh.12) và Hạ Kỷ (Quan Nguyên - Nh.4). Cột sống cứng đau hoặc cảm thấy đầu nặng: theo phương pháp châm của Linh Khu: châm huyệt Lạc (Trường Cường - Đc.1) và A Thị Huyệt. 4- Phong Hàn Xâm Nhập Vào Phong Phủ
  3. Phong Phủ là nơi giao hội của kinh Bàng Quang với mạch Đốc và mạch Dương Kiều. Phong hàn xâm nhập vào đây vào ngày thứ 1 rồi chuyển sang kinh Dương Minh vào ngày thứ 2 và vào kinh Thiếu Dương ngày thứ 3. Nếu không ra mồ hôi (tà khí không thoát ra) thì sẽ chuyển vào các kinh Âm. Vì vậy, điều trị mạch Đốc cũng là điều trị các kinh Dương lẫn 3 kinh Âm. Theo thiên ‘Thích Ngược’ (TVấn 36, 1-6): . Điều trị hội chứng 3 kinh Âm 3 kinh Dương: + Thái Dương: châm huyệt Hợp. + Thiếu Dương: châm huyệt Vinh (Huỳnh). + Dương Minh: châm huyệt Nguyên. + Thái Âm : châm huyệt Kinh hoặc Lạc. + Quyết Âm : châm huyệt Du. + Thiếu Âm: châm huyệt Du hoặc Lạc. . Khi tà khí xâm nhập vào sâu trong Tạng Phủ: châm Bối Du Huyệt. . Khi phong tà tập trung ở Mạch Đốc, sốt cách nhật, phải dựa theo mạch mà châm. Theo thiên ‘Thích Ngược’ (TVấn 36, 1-12) phải châm 10 huyệt Du của các đường kinh. Trên nguyên tắc, Mạch Đốc bị bệnh thường kèm theo các triệu chứng phụ: + Nếu kèm đầu đau: châm huyệt Thượng Tinh (Đc.23), Bá Hội (Đc.20), Huyền Khu (Đ.5), Toàn Trúc (Bq.2).
  4. + Nếu kèm lưng đau: châm Phong Trì (Đ.20) vad Phong Phủ (Đc.16) cũng như A Thị Huyệt ở vùng lưng. + Nếu kèm lưng hoặc cốt sống đau, cứng: châm ra máu huyệt Ủy Trung (Bq.40). + Nếu kèm cánh tay đau: châm huyệt Thương Dương (Đtr.1) và Thiếu Xung (Tm.9). + Nếu kèm bàn chân hoặc mắt cá chân đau: châm ra máu huyệt Lệ Đoài (Vi.45). 5- Thử Tà Nhập Phong Phủ Thử tà có thể theo con đương Phong Phủ mà nhập vào các kinh Chính rồi vào Tạng. Vì thế, thiên ‘Thích Nhiệt’ (TVấn 32, 38) nêu ra các ‘Khí Huyệt’ để trị nhiệt bệnh: + Trị nhiệt ở giữa ngực (hung trung nhiệt): huyệt ở dưới khe đốt sống thứ 3 (tức là huyệt Thân Trụ - Đc.13). Hiện nay, theo sách ‘Châm Cứu Học Thượng Hải’ có Phế Nhiệt Huyệt ở vị trí trên ra ngang 0, 5 thốn, có tác dụng tương tự. + Trị nhiệt ở hoành cách mô (cách trung nhiệt): huyệt ở dưới khe đốt sống lưng thứ 4. + Trị nhiệt ở Can (Can nhiệt): huyệt ở dưới khe đốt sống thứ 5 (huyệt Thần Đạo- Đc. 12). Hiện nay, theo sách ‘Châm Cứu Học Thượng Hải’ có Can Nhiệt Huyệt ở khe đốt sống lưng thứ 5 ra ngang 0, 5 thốn, có tác dụng tương tự.
  5. + Trị nhiệt ở Tỳ (Tỳ nhiệt): huyệt ở dưới khe đốt sống thứ 6 (Linh Đài -Đc.10). Hiện nay, theo sách ‘Châm Cứu Học Thượng Hải’ có Tỳ Nhiệt Huyệt ở khe đốt sống lưng thứ 6 ra ngang 0, 5 thốn, có tác dụng tương tự. + Trị nhiệt ở Thận (Thận Nhiệt): huyệt ở dưới khe đốt sống lưng thứ 7 (tức huyệt Chí Dương - Đc.9). Hiện nay, theo sách ‘Châm Cứu Học Thượng Hải’ có Thận Nhiệt Huyệt ở khe đốt sống lưng thứ 7 ra ngang 0, 5 thốn, có tác dụng tương tự. Tuy nhiên, khi châm các Nhiệt Huyệt này, phải châm các huyệt Kinh Điển để tả Dương tà ở các vùng liên hệ bệnh lý. Thí dụ: * Để tả Nhiệt tà ở ngực: châm Đại Trữ (Bq.11), Trung Phủ (P.1), Khuyết Bồn (Vi.12), Phong Môn (Bq.12) [TVấn 61, 19). * Để tả Nhiệt tà ở Vị: châm Khí Xung (Vi.30), Túc Tam Lý (Vi.36), Thượng Cự Hư (Vi.37), Hạ Cự Hư (Vi.39) [ TVấn 61, 19). * Để tả Nhiệt tà ở tay chân: châm Kiên Ngung (Đtr.15), Vân Môn (P.2), Ủy Trung (Bq.40), Hoành Cốt (Th.11). * Để tả nhiệt ở các Tạng, thêm các Bối Du huyệt ương ứng của các Tạng như Phế Du (Bq.13), Tâm Du (Bq.15), Can Du (Bq.18), Tỳ Du (Bq.20), Thận Du (Bq.23).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2