intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: MẠCH DƯƠNG KIỀU

Chia sẻ: Abcdef_39 Abcdef_39 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

104
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1- ĐẶC TÍNH - Thông quán lục phủ, chủ trị phần Biểu (Đồ Chú Nan Kinh Mạch Quyết). - Là mạch nhận khí của Thận. - Đem khí của Thận từ dưới lên trên - Giao hội với: + Kinh Thủ Thái Dương Bàng Quang ở các huyệt Tình Minh (Bq.1), Phụ Dương (Bq.59), Bộc Tham (Bq.61), Thân Mạch (Bq.62). + Kinh Túc Thiếu Dương Đởm ở huyệt Cự Liêu (Đ. 29), Hoàn Khiêu (Đ.30), Phong Trì (Đ.20). + Kinh Thủ Thái Dương Tiểu Trường ở Nhu Du (Ttr.10). + Kinh Thủ Dương Minh Đại Trường ở Kiên Ngung...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: MẠCH DƯƠNG KIỀU

  1. MẠCH DƯƠNG KIỀU 1- ĐẶC TÍNH - Thông quán lục phủ, chủ trị phần Biểu (Đồ Chú Nan Kinh Mạch Quyết). - Là mạch nhận khí của Thận. - Đem khí của Thận từ dưới lên trên - Giao hội với: + Kinh Thủ Thái Dương Bàng Quang ở các huyệt Tình Minh (Bq.1), Phụ Dương (Bq.59), Bộc Tham (Bq.61), Thân Mạch (Bq.62). + Kinh Túc Thiếu Dương Đởm ở huyệt Cự Liêu (Đ. 29), Hoàn Khiêu (Đ.30), Phong Trì (Đ.20). + Kinh Thủ Thái Dương Tiểu Trường ở Nhu Du (Ttr.10). + Kinh Thủ Dương Minh Đại Trường ở Kiên Ngung (Đtr.15), Cự Cốt (Đtr.16). + Kinh Túc Dương Minh Vị ở Thừa Khấp (Vi. 1), Cự Liêu (Vi.3), Địa Thương (Vi.4). + Mạch Đốc ở huyệt Phong Phủ (Đc.16).
  2. 2- ĐƯỜNG VẬN HÀNH - Bắt đầu ở mặt ngoài gót chân (h. Thân Mạch - Bq.62, Bộc Tham Bq.61), chạy dài theo mặt ngoài chân, hợp với kinh chính Đởm ở h. Dương Phụ (Đ.35), lên mặt ngoài mông ở huyệt Cự Liêu (Đ.29), chạy dài theo sườn tới vai, hợp với Túc và Thủ Thái Dương (Bàng Quang + Tiểu Trường) và mạch Dương Duy ở huyệt. Nhu Du - Ttr 10), qua kinh chính Đại Trường ở huyệt Kiên Ngung (Đtr 15) và Cự Cốt (Đtr.16), lên mặt, hợp với Túc và Thủ Dương Minh (Vị + Đại Trường) ở huyệt. Địa Thương (Vi.4) và Cự Liêu (V. 3). Qua Kinh Vị và mạch Nhâm ở huyệt Thừa Khấp (Vi.4), đến góc trong mắt ở huyệt Tình Minh (Bq.1) hợp với mạch Âm Kiều, lên trán và kết thúc ở sau xương chũm tai (huyệt. Phong Trì - Đ.20). 3- BIỂU HIỆN BỆNH LÝ - Lưng đau như có cái búa nhỏ nằm bên trong. Chỗ đó sưng lên nhanh như cơn giận bốc lên (‘Thích Yêu Thống’ - TVấn.41, 7). - Mắt đau, bắt đầu từ khóe mắt trong (‘Mậu Thích’ - TVấn.63, 14). - Mắt cá chân trong trở lên bị mềm yếu (liệt), mắt cá chân ngoài trở lên bị co rút (‘Nan Kinh’.29). - Lưng và thắt lưng cứng thẳng, sợ gió, đầu đau, ra mồ hôi ở đầu, xương chân mày đau nhức, mắt đỏ, đầu đau như búa bổ, đùi sưng, mồ hôi tự ra, các khớp xương
  3. đau, tay chân tê lạnh, tai điếc, điên giản, co giật, chảy máu cam, phù toàn thân (Châm Cứu Đại Toàn). - Mất ngủ, điên giản, lưng đau (Châm Cứu Học Giảng- Nghĩa). - Mất ngủ, vận động yếu, chi dưới teo hoặc tê cứng (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu). - Thắt lưng cứng, đùi sưng, sợ gió, mồ hôi tự ra, đầu đau, lôi đầu phong, đầu ra mồ hôi, mắt đỏ, đau, xương chân mày đau, khớp xương đau, tay chân tê, co rút, quyết nghịch, sữa thiếu, tai ù, chảy máu cam, động kinh, nửa người sưng phù (Châm Cứu Học Thượng Hải). - Bệnh mắt (mắt mờ, đỏ, đau), mất ngủ, động kinh, lưng đau, bàn chân lệch ra ngoài (Châm Cứu Học Việt Nam). 4- ĐIỀU TRỊ - Châm huyệt Phụ Dương [Bq.59] (TVấn.41), theo Tố Vấn Tập Chú hoặc Dương Phụ (Đ.38) theo Bị Chú Nội Kinh Hoàng Đế Tố Vấn. - Theo TVấn 63: Châm huyệt nằm dưới mắt cá ngoài khoảng nửa thốn. Bệnh ở mắt bên pHải, châm bên trái và ngược lại. (Huyệt này có thể là Bộc Tham (Bq. 61) theo Cao-Sĩ-Tông hoặc Thân Mạch (BQ.62) theo Đơn- Ba-Nguyên-Giản ).
  4. - Châm Thân Mạch (Bq.62) và Bộc Tham (Bq.61) (Tố Vấn Tập Chú). - Châm Phong Trì [Đ.20] (Trương-Khiết-Cổ). - Cách chung, châm Thân Mạch (Bq 62) vì đây là huyệt giao hội với mạch Dương Kiều. Sách ‘Pathogéni Et Pathologie En Ergetiqués En Médecine Chinoise’ diễn giải như sau: Bệnh lý của mạch Dương Kiều có thể do Tông khí gây ra ở: + Mặt. + Vai + Theo đường vận hành của mạch Dương Kiều. a- Mạch Dương Kiều Thực Tà khí xâm nhập phần Dương thì khí bị ngưng trệ và khí Dương bị thực. Thiên ‘Mạch Độ’ ghi: ‘Nếu Dương khí quá thịnh thì âm khí không thể tươi, gọi là chứng ‘Cách’ (LKhu 17, 23) Và “Nếu cả Âm lẫn Dương đều thịnh, không nuôi dưỡng được cho nhau thì gây ra chứng ‘Quan Cách’, là chứng chết (LKhu 17, 24).
  5. Để tránh tình trạng phân cách của Âm Dương, có 1 phương pháp đặc biệt là: khi Dương khí quá thịnh thì nó sẽ chuyển khí vào mạch Dương Kiều trước khi phần Âm bị thực theo. Mạch Dương Kiều bị rối loạn có thể do: + Tuần hoàn của Tông khí bị trở ngại. + Do đường kinh Dương bị Thực. b-Bệnh Lý Do Rối Loạn Tuần Hoàn Của Tông Khí. Theo thiên ‘Khẩu Vấn’ (LKhu 28) thì: Tà khí chỉ nhập vào kinh Âm hoặc Dương Kiều khi chính khí bị suy. + Khi Phong tà xâm nhập vào mặt, thường thì kinh Dương Minh bị tổn thương, rồi tà khí nhập vào huyệt Tinh Minh (Bq.1). -Triệu chứng: mắt không ướt hoặc ngược lại bị chảy nước mắt nhiều do tà khí xâm nhập vào huyệt Tinh Minh. Các vùng khác cũng bị là: vùng huyệt Thừa Khấp (Vi.1), Cư Liêu (Vi.3), Địa Thương (Vi.4), ở sau gáy là huyệt Phong Trì (Đ.20). -Điều trị:
  6. Châm huyệt Toàn Trúc (Bq.2), Phong Trì (Đ.20) và các A Thị Huyệt trên đỉnh đầu. Cần phối hợp châm thêm huyệt của mạch Dương Kiều là huyệt Bộc Tham (Bq.61) và Thân Mạch (Bq.62) phía đối bên bệnh. + Nếu tà khí tụ ở vùng huyệt Thừa Khấp, Cư Liêu, Địa Thương của mạch Dương Kiều thì châm tả, rồi bổ huyệt Giải Khê (Vi.41) của kinh Dương Minh (đang bị suy). + Khi thử tà xâm nhập gây nên mắt sưng đỏ, đau, sưng ở khóe mắt trong. Trường hợp này tà khí không tụ ở kinh Dương minh. Phải bổ huyệt Vinh của kinh Vị là huyệt Nội Đình (Vi.44). + Nếu thử tà xâm nhập vùng huyệt Thừa Khấp, Cư Liêu hoặc Địa Thương thuộc kinh Dương minh, có thể gây ra liệt mặt. Trường hợp này bổ huyệt Giải Khê (Vi.41) và Xung Dương (Vi.42) của kinh Dương minh. đồng thời tả các huyệt của mạch Dương Kiều ở mặt là huyệt Thừa Khấp (Vi.1), Cư Liêu (Vi.3), Địa Thương (Vi.4). Cả 2 trường hợp trên, phải châm thêm huyệt Bộc Tham (Bq.61) và Thân Mạch (Bq.62) của mạch Dương Kiều.
  7. + Khi tà khí tấn công vào vùng vai, tà khí xâm nhập vào huyệt của mạch Dương Kiều là huyệt Kiên Ngung (Đtr.15), Cự Cốt (Đtr.16) và Nhu Du (Ttr.10) làm cho vai đau, không thể giơ tay lên được. -Điều trị: bổ thủ Dương Minh (Đại trường) và thủ hái dương (Tiểu trường) là: huyệt Khúc Trì (Đtr.11), Tiểu Hải (Ttr.8), phối hợp với huyệt Nguyên (Hợp Cốc - Đtr.4) và Uyển Cốt (Ttr.4). đồng thời châm thêm các A Thị Huyệt của mạch Dương Kiều là Cự Cốt (Đtr.16) và Kiên Ngung (Đtr.15). + Khi tà khí xâm nhập đoạn kinh Thiếu Dương (Tam Tiêu + Đởm) của mạch Dương Kiều, nó có thể nhập vào qua huyệt Giác Tôn (Ttu.20) để vào hàm trên. Điều trị: châm A Thị Huyệt (huyệt của kinh Cân) ở giữa mũi và tai, là huyệt giao hội Giác Tôn (Ttu.20)... + Khi Toàn Bộ Mạch Dương Kiều Bệnh: đau như búa bổ ở vùng Thận và sưng lên (TVấn 41, 7): châm huyệt của mạch Dương Kiều: Phụ Dương (Bq.59), Bộc Tham (Bq.61) và Thân Mạch (Bq.62). c-Do Mạch Dương Kiều Bị Thực Thiên ‘Đại Hoặc Luận’ (TVấn 80, 20) ghi: Vệ khí không nhập vào được Âm phận mà lưu lại nơi Dương phận. Khi lưu ở Dương phận thì Âm phận sẽ bị đầy, Âm phận bị đầy sẽ làm cho mạch Dương Kiều thịnh. Nếu Vệ khí không nhập vào được
  8. Âm phận thì Âm khí sẽ hư, Âm khí hư sẽ làm cho mắt không nhắm được mà bị mất ngủ”. -Điều trị: điều hòa khí tổng quát: châm huyệt Thân Mạch (Bq.62). nếu chưa bớt, bổ huyệt Chiếu Hải (Th.6).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2