intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: HOA CÁI

Chia sẻ: Abcdef_39 Abcdef_39 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

147
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên Huyệt: Hoa = vật trang trí. Cái = cái lọng (dù) che. Phế được coi là lọng che của ngũ tạng. Ngày xưa, hoa cái là cái lọng dùng để che trên xe của vua khi vua đi du hành. Tâm được ví như vua (quân) trong số các tạng phủ, được Phế che chở như cái lọng. Huyệt cũng có tác dụng giúp Phế khí được giáng xuống, làm giảm bớt khó thở (hen suyễn), vì vậy gọi là Hoa Cái (Trung Y Cương Mục). Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh. Đặc Tính: huyệt thứ 20 của Mạch Nhâm....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: HOA CÁI

  1. HOA CÁI Tên Huyệt: Hoa = vật trang trí. Cái = cái lọng (dù) che. Phế được coi là lọng che của ngũ tạng. Ngày xưa, hoa cái là cái lọng dùng để che trên xe của vua khi vua đi du hành. Tâm được ví như vua (quân) trong số các tạng phủ, được Phế che chở như cái lọng. Huyệt cũng có tác dụng giúp Phế khí được giáng xuống, làm giảm bớt khó thở (hen suyễn), vì vậy gọi là Hoa Cái (Trung Y Cương M ục). Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh. Đặc Tính: huyệt thứ 20 của Mạch Nhâm. Vị Trí: Ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức và đường ngang qua giữa 2 khớp xương ức. Giải Phẫu:
  2. Dưới da là xương ức, chỗ tiếp nối đầu xương ức với thân xương ức. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2. Chủ Trị: Trị ngực đau, ho suyễn. Phối Huyệt: 1. Phối Khí Hộ (Vi.13) trị ngực sườn đau tức (Bách Chứng Phú). 2. Phối Đàn Trung (Nh.17) + Khí Hải (Nh.6) + Kỳ Môn (C.14) + Nhũ Căn (Vi.17) + Thiên Đột (Nh.22) + Toàn Cơ (Nh.21) trị suyễn (Thần Cứu Kinh Luân). Châm Cứu: Châm xiên, sâu 0, 3 - 1 thốn. Cứu 5 - 20 phút. Ghi Chú: Xương ức mềm, do đó, cần thận trọng khi châm. TOÀN CƠ
  3. Tên Huyệt: Toàn Cơ là trời của chòm sao, các sao khác vây quanh. Phế giống như trời của các tạng, mà lại ở giữa, có tác dụng tuyên thông Phế khí, vì vậy gọi là Toàn Cơ (Trung Y Cương Mục). Tên Khác: Triền Cơ, Triển Cơ, Truyền Cơ, Tuyền Cơ. Xuất Xứ: Giáp Ất Kinh. Đặc Tính: Huyệt thứ 21 của mạch Nhâm. Vị Trí: Ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức và đường ngang qua bờ trên khớp ức - sườn thứ 1. Giải Phẫu: Dưới da là đầu trên xương ức.
  4. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3. Chủ Trị: Trị ngực đau, ho suyễn. Phối Huyệt: 1. Phối Cưu Vĩ (Nh.15) trị họng sưng đau, nuốt không xuống (Thiên Kim Phương). 2. Phối Túc Tam Lý (Vi.36) trị tích khối ở Vị (Châm Cứu Đại Thành). 3. Phối Khí Hải (Nh.6) trị suyễn (Ngọc Long Kinh). 4. Phối Đàn Trung (Nh.17) + Hoa Cái (Nh.20) + Khí Hải (Nh.6) + Kỳ Môn (C.14) + Nhũ Căn (Vi.18) + Thiên Đột (Nh.22) trị suyễn (Thần Cứu Kinh Luân). 5. Phối Nội Quan (Tb.6) + Thiên Đột (Nh.22) trị thực Quản co rút (Châm Cứu Học Thượng Hải). 6. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Định Suyễn trị hen suyễn (Châm Cứu Học Thượng Hải). Châm Cứu: Châm xiên 0, 3 - 1 thốn. Cứu 5 - 15 phút.
  5. Ghi Chú: Xương ức mềm, do đó, cần thận trọng, không châm thẳng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2