intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG LỘ TRÌNH ĐƯỜNG KINH (Kỳ 1)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

146
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kinh lạc là những đường vận hành khí huyết. Những con đường này chạy khắp châu thân, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, cả bên trong (ở các tạng phủ) lẫn ngoài nông. Học thuyết Kinh lạc đã quy nạp được một hệ thống liên hệ chặt chẽ giữa tất cả các vùng của cơ thể thành một khối thống nhất, thể hiện đầy đủ các học thuyết âm dương, Tạng phủ, Ngũ hành; mối liên quan trong ngoài, trên dưới... Học thuyết Kinh lạc đóng vai trò rất lớn trong sinh bệnh lý học y học...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG LỘ TRÌNH ĐƯỜNG KINH (Kỳ 1)

  1. PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG LỘ TRÌNH ĐƯỜNG KINH (Kỳ 1) I. ĐẠI CƯƠNG Kinh lạc là những đường vận hành khí huyết. Những con đường này chạy khắp châu thân, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, cả bên trong (ở các tạng phủ) lẫn ngoài nông. Học thuyết Kinh lạc đã quy nạp được một hệ thống liên hệ chặt chẽ giữa tất cả các vùng của cơ thể thành một khối thống nhất, thể hiện đầy đủ các học thuyết âm dương, Tạng phủ, Ngũ hành; mối liên quan trong ngoài, trên dưới... Học thuyết Kinh lạc đóng vai trò rất lớn trong sinh bệnh lý học y học cổ truyền, trong chẩn đoán cũng như trong điều trị. Sở dĩ như vậy là do hệ thống kinh lạc có chức năng rất cơ bản sau đây:
  2. - Hệ thống kinh lạc có chức năng liên lạc thông tin từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong: cơ thể con người được cấu tạo bởi nhiều thành phần: ngũ tạng, lục phủ, tứ mạc, ngũ quan, da lông, cơ nhục và khí huyết... Mỗi thành phần đều đảm nhiệm một chức năng riêng của mình và tham gia vào tổng thể chức năng sinh lý của cả cơ thể. Tình trạng “cơ thể thống nhất” này thực hiện được là nhờ vào hệ kinh lạc. Thiên 33, Linh khu có đoạn: “Ôi thập nhị kinh mạch, bên trong thuộc về tạng phủ, bên ngoài lạc với tứ chi và cốt tiết....” (hệ kinh lạc là hệ thống liên lạc giữa các tạng phủ bên trong và các phần cơ thể bên ngoài). Trong trường hợp bệnh, đây cũng chính là đường mà tà khí mượn đường để xâm nhập. Chương 56, sách Tố vấn có đoạn: “Nếu khí huyết của hệ kinh lạc bị rối loạn, vai trò chống đỡ ngoại tà của cơ thể sẽ giảm sút và tác nhân gây bệnh sẽ theo hệ kinh lạc mà xâm nhập vào sâu các tạng phủ”. Ngược lại bệnh ở tạng phủ có thể mượn hệ kinh lạc để thể hiện ra bên ngoài ở các chi, các khớp. Thiên 71, Linh khu có ghi: “Khi Tâm và Phế có tà khí thì nó sẽ lưu lại nơi hai cánh chỏ, khi can có tà khí, nó sẽ lưu lại nơi hai bên nách; khi tỳ có tà khí, thì nó sẽ lưu lại nơi hai mấu chuyển lớn; khi Thận có tà khí, nó sẽ lưu lại nơi hai khoeo chân....” - Hệ thống kinh lạc có vai trò nuôi dưỡng toàn thân: thiên 47, sách Linh khu có nêu: “... Huyết, Khí, Tinh, Thần của con người là nhằm phụng cho sự sống
  3. và chu hành trọn vẹn cho tính và mệnh. Kinh mạch là nhằm vận hành cho huyết, khí; mở rộng cho âm dương; làm trơn nhuận cho gân cốt, làm thông lợi các khớp xương”. Điều 33, sách Nạn kinh có ghi: “Như vậy, hệ kinh lạc giúp cho khí huyết, những thành phần cơ bản trong việc nuôi sống và duy trì đời sống, vận hành không ngừng nghỉ đi khắp châu thân, đảm bảo vai trò tư dưỡng”. Với những chức năng trên, kiến thức về hệ kinh lạc có thể ví như kiến thức giải phẫu sinh lý (kiến thức cơ bản) của người thầy thuốc. Vì thế mà sách Linh khu, thiên 11, đoạn 1 có viết: “Ôi thập nhị kinh mạch là nơi mà con người dựa vào để sống, nơi mà bệnh dựa vào để thành, nơi mà con người dựa vào để trị, nơi mà bệnh dựa vào để khởi lên; cái học (về y) bắt đầu từ đâu, sự khéo léo (của người thầy thuốc) phải đạt đến....”. Nhờ vào hệ kinh lạc, người thầy thuốc có thể biết được biểu hiện của bệnh tật, kiểm soát các hệ thống chức năng của cơ thể. Trong điều trị, hệ kinh lạc có vai trò dẫn truyền các tác dụng của thuốc (quy kinh) cũng như dẫn truyền những kích thích của châm cứu đến những tạng phủ bên trong. Hệ kinh lạc có vai trò chức năng như trên, được xem như hệ thống giải phẫu sinh lý của YHCT. Do vậy, hệ thống kinh lạc đóng vai trò cơ bản, chủ yếu
  4. trong hệ thống lý luận YHCT và chỉ đạo trong mọi chuyên khoa của YHCT (thuốc, châm cứu, nội hay nhi khoa....). II. VẬN DỤNG LỘ TRÌNH ĐƯỜNG KINH Với những chức năng đã nêu trên, hệ thống kinh lạc được vận dụng vào việc chẩn đoán bệnh tật và cả điều trị. Nội dung trình bày trong bài này chỉ nêu lên việc vận dụng khái niệm đường kinh để chẩn đoán bệnh. A. VẬN DỤNG HỆ KINH LẠC ĐỂ CHẨN ĐOÁN Để vận dụng lộ trình đường kinh vào mục đích chẩn đoán, nhất thiết phải nắm vững 3 nội dung cơ bản sau: - Thuộc lòng lộ trình đường kinh đi. - Liệt kê đầy đủ và phân tích chính xác những chức năng của tạng phủ mà đường kinh có liên hệ đến. - Phân tích, xem xét tất cả những khái niệm, những nội dung nêu trên trong những mối quan hệ với nhau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2