intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trầm cảm, lo âu, căng thẳng và các yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ thông chuyên Hùng Vương tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày mục tiêu: Xác định tỷ lệ trầm cảm, lo âu, căng thẳng và các yếu tố liên quan ở học sinh trường Trung học Phổ thông (THPT) chuyên Hùng Vương tỉnh Bình Dương năm 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên nhiều bậc để chọn 662 học sinh. Bộ câu hỏi tự điền thu thập dữ liệu về đặc điểm cá nhân, gia đình, nhà trường, áp lực học tập (ESSA), vận động thể lực (GPAQv2) và trầm cảm, lo âu, căng thẳng (DASS-21).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trầm cảm, lo âu, căng thẳng và các yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ thông chuyên Hùng Vương tỉnh Bình Dương

  1. Nghiên cứu Y học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh;27(6):80-89 ISSN: 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.06.11 Trầm cảm, lo âu, căng thẳng và các yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ thông chuyên Hùng Vương tỉnh Bình Dương Phạm Thị Kim Tuyến1, Huỳnh Ngọc Vân Anh1,*, Tô Gia Kiên1 1 Khoa Y Tế Công Cộng Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt Mục tiêu: Xác định tỷ lệ trầm cảm, lo âu, căng thẳng và các yếu tố liên quan ở học sinh trường Trung học Phổ thông (THPT) chuyên Hùng Vương tỉnh Bình Dương năm 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên nhiều bậc để chọn 662 học sinh. Bộ câu hỏi tự điền thu thập dữ liệu về đặc điểm cá nhân, gia đình, nhà trường, áp lực học tập (ESSA), vận động thể lực (GPAQv2) và trầm cảm, lo âu, căng thẳng (DASS-21). Kết quả: Tỷ lệ lo âu, trầm cảm, căng thẳng lần lượt là 70,5%, 58,5%, 54,4%. Có áp lực học tập vừa, nặng làm tăng tỷ lệ trầm cảm lần lượt là 1,87 lần (KTC95%:1,47-2,40) và 2,68 lần (KTC95%:2,12-3,39), lo âu 1,35 lần (KTC95%:1,16-1,57) và 1,49 lần (KTC95%:1,29-1,72), căng thẳng 1,27 lần (KTC95%:1,01-1,61) và 2,22 lần (KTC95%:1,80-2,73). Tỷ lệ học sinh trầm cảm cao hơn ở nhóm có mẹ không nghề nghiệp. Hạnh kiểm không tốt có lo âu cao hơn 1,41 lần (KTC95%:1,18- 1,65). Những học sinh sống ở ký túc xá hay nhà họ hàng có căng thẳng hơn 1,26 lần (KTC95%:1,04-1,52). Kết luận: Học sinh cần cân bằng giữa học tập, giải trí và nghỉ ngơi. Gia đình, nhất là mẹ, nên lắng nghe, chia sẻ, hỗ trợ trong giải tỏa vấn đề về tâm lý. Giáo viên và nhà trường thiết lập chương trình hỗ trợ tâm lý, tổ chức hoạt động ngoại khóa và tăng kết nối xã hội để giảm áp lực. Đồng thời, tạo môi trường học tích cực, hỗ trợ tâm lý cho học sinh có hạnh kiểm chưa tốt. Từ khoá: sức khỏe vị thành niên; Depression-Anxiety-Stress Scale-21; áp lực học tập; vận động thể lực Ngày nhận bài: 14-11-2024 / Ngày chấp nhận đăng bài: 16-12-2024 / Ngày đăng bài: 18-12-2024 *Tác giả liên hệ: Huỳnh Ngọc Vân Anh. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: hnvanhytcc@ump.edu.vn © 2024 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 80 https://www.tapchiyhoctphcm.vn
  2. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 6 * 2024 Abstract DEPRESSION, ANXIETY, STRESS AND ASSOCIATED FACTORS AMONG STUDENTS AT HUNG VUONG HIGH SCHOOL IN BINH DUONG PROVINCE Pham Thi Kim Tuyen, Huynh Ngoc Van Anh, To Gia Kien Objective: To determine the prevalence of depression, anxiety, stress and associated factors among students at Hung Vuong High School in Binh Duong Province in 2024. Methods: This cross-sectional study used multistage sampling to recruit 662 students. Data were collected using a self-administered questionnaire consisting of personal characteristics, family characteristics, school characteristics, and other components to assess education stress (ESSA), physical activity (GPAQv2) and depression, anxiety, stress (DASS-21). Results: The prevalence of anxiety, depression, and stress was 70.5%, 58.5%, and 54.4%, respectively. Academic pressure was associated with depression, anxiety, and stress. Students whose “mother were employed” have had 0.84 times (95%CI:0.73-0.98), and “were businesswomen” hadve 0.78 times (95%CI:0.65-0.95), and those whose “mother were workers” hadve 0.79 times (95%CI:0.65-0.95) more likely to haveodds of developing depression compared to those with unemployed mother. Students with poor conduct were 1.41 times more likely to have anxiety compared to those with good conduct (95%CI:1,18-1,65). Those who lived in dormitories or relatives’ houses were 1.26 times more likely to have stress compared to their counterparts (95%CI:1,04-1,52). Conclusion: Students need to balance study, recreation, and rest. Mothers and other family members should positively listen, share and provide support to help address psychological issues. Teachers and schools should establish psychological support programs and organize extracurricular activities and enhance social connections to reduce academic pressure. Additionally, they should create a positive learning environment and provide psychological support for students with poor conducts. Keywords: adolescent health; Depression-Anxiety-Stress Scale-21; academic pressure; physical activity 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) ghi nhận ở học sinh 67,9% có lo âu, 55,8% có trầm cảm, 50,2% có căng thẳng [5]. Sức khỏe tâm thần là một trong những nguyên nhân hàng Trầm cảm, lo âu và căng thẳng gây ra nhiều tác động tiêu đầu gây ra tàn tật và tử vong, trong đó trầm cảm, lo âu và căng cực đến sức khỏe, nhất là ở trẻ vị thành niên. Các nghiên cứu thẳng là những rối loạn tâm thần phổ biến [1]. Tổ chức Y tế cho thấy trầm cảm, lo âu, căng thẳng làm tăng nguy cơ mắc thế giới (Word Health Organization-WHO) ước tính 10-20% các bệnh mạn tính, cô lập xã hội và tự gây hại cho bản thân trẻ em và thanh thiếu niên trên toàn thế giới mắc các rối loạn [1,6,7]. Ước tính có khoảng 62.000 trẻ vị thành niên chết trong tâm thần liên quan đến trầm cảm, lo âu và căng thẳng, chiếm năm 2016 do tự làm hại bản thân [3]. Sự kém hiểu biết về các 16% gánh nặng bệnh tật và thương tật và một nửa khởi phát vấn đề sức khỏe tâm thần, sự kỳ thị của xã hội, các dịch vụ và rối loạn tâm thần trước năm 14 tuổi [2]. Theo báo cáo của Quỹ nguồn lực hạn chế về khía cạnh sức khỏe tâm thần đã góp phần Nhi Đồng Liên hợp quốc (UNICEF), 15-30% thanh thiếu niên khiến hầu hết những trẻ em có vấn đề sức khỏe tâm thần không Việt Nam đang có vấn đề về sức khỏe tâm thần [3]. Khảo sát được điều trị hoặc hỗ trợ [3]. Điều này có tác động nghiêm tại một số trường học, tỷ lệ mắc rối loạn tâm thần ở thanh thiếu trọng đến sự phát triển, kết quả học tập và tiềm năng của trẻ niên ở Việt Nam vẫn còn cao. Tại Thanh Hóa, tỷ lệ rối loạn lo trong cuộc sống sau này, cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến âu, trầm cảm, căng thẳng là 49,0%, 43,6%, 41,7% [4]. Tại tự tử ở trẻ. https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.06.11 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 81
  3. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 6* 2024 Trường trung học phổ thông (THPT) chuyên Hùng Vương, lớp có 34 học sinh. Học sinh được phân tầng theo từng khối tỉnh Bình Dương với nhiệm vụ đào tạo học sinh giỏi, yêu cầu lớp dựa trên tỷ lệ học sinh mỗi khối, sau đó áp dụng công cường độ học tập cao và áp lực kỳ vọng lớn [8]. Trong nhiều thức tính toán số lượng mẫu cần chọn ở mỗi tầng. Chọn ngẫu năm gần đây, đánh giá về sức khỏe tâm thần cho học sinh là nhiên đơn gồm 6 lớp 10, 7 lớp 11 và 8 lớp 12. Tất cả những điều cần thiết trong chăm sóc sức khỏe học đường. Nghiên học sinh trong lớp được chọn, được mời tham gia nghiên cứu. cứu này được thực hiện để xác định tỷ lệ trầm cảm, lo âu, căng 2.2.3. Công cụ và kỹ thuật thu thập dữ liệu thẳng và các yếu tố liên quan ở học sinh trường THPT chuyên Hùng Vương, tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu cung cấp Dữ liệu được thu thập từ tháng 02/2024 đến tháng 04/2024 dữ liệu tham khảo giúp nhà trường xây dựng các biện pháp bằng bộ câu hỏi tự điền gồm đặc điểm cá nhân, gia đình, nhà giải quyết, nhằm nâng cao sức khỏe tinh thần cho học sinh. trường, áp lực học tập ESSA (Educational Stress scale for Adolescents), vận động thể lực (Global physical actiity questionnaire) và trầm cảm, lo âu, căng thẳng. Giá trị của 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ESSA và GPAQv2 đã được minh họa trong nghiên cứu trước NGHIÊN CỨU đây [9-12]. Để kiểm soát sai lệch thông tin, bộ câu hỏi được thiết kế rõ ràng, phù hợp với người tham gia nghiên cứu. Nếu 2.1. Đối tượng nghiên cứu học sinh không hiễu rõ câu hỏi có thể liên hệ nghiên cứu viên Học sinh (HS) trường trung học phổ thông chuyên Hùng để được giải thích. Nghiên cứu viên kiểm tra tính đầy đủ của Vương, tỉnh Bình Dương. các bộ câu hỏi để hạn chế tối đa các bộ câu hỏi bị thiếu dữ liệu. 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn Thang đo áp lực học tập (Educational Stress scale for Adolescents-ESSA) Học sinh đang học tại trường có mặt tại thời điểm lấy mẫu được mời tham gia nghiên cứu. ESSA gồm 16 câu hỏi đánh giá 5 nội dung gồm: sự chán nản trong học tập, khối lượng việc học, áp lực từ việc học, lo 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ lắng về điểm số và sự kì vọng của bản thân. Mỗi câu hỏi là Học sinh đã tham gia nghiên cứu thử (pilot) không được thang điểm từ mức 1 (hoàn toàn không đồng ý) cho đến 5 mời tham gia, các học sinh vắng mặt tại thời điểm thu thập (hoàn toàn đồng ý). Tổng điểm của thang đo là 16-80 điểm. dữ liệu (do nghỉ ốm, chuyển trường, thôi học) không được Dựa trên tổng điểm thang đo, tình trạng áp lực học tập được thu thập dữ liệu. chia thành 03 nhóm: Nhẹ (từ 50 điểm trở xuống), trung bình (51-58 điểm), nặng (từ 59 điểm trở lên). Thang đo ESSA 2.2. Phương pháp nghiên cứu phiên bản tiếng Việt cũng đã được chuẩn hóa và kiểm định trên đối tượng học sinh cấp 2 và cấp 3 tại Thành phố Hồ Chí 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Minh năm 2015 với hệ số Cronbach’s Alpha được báo cáo là Nghiên cứu cắt ngang mô tả. 0,83 [9]. 2.2.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu Thang đo đánh giá về vận động thể lực (Global physical Nghiên cứu sử dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng một activity questionnaire-GPAQv2) tỷ lệ với tỷ lệ lo âu là 67,9%, trầm cảm là 55,8%, căng thẳng Gồm 01 câu hỏi về thời gian tĩnh tại trong một tuần và 15 là 50,2% dựa theo nghiên cứu của Võ Minh Đức [5]. Với xác câu hỏi về 3 lĩnh vực: hoạt động gồm học tập và nghề nghiệp, suất sai lầm loại 1 là 0,05, sai số biên của ước lượng là 0,05, di chuyển và giải trí. Tổng cường độ vận động thể lực hệ số thiết kế là 1,5 và dự trù 10% học sinh từ chối tham gia (VĐTL) trong một tuần bằng tổng cường độ VĐTL trong 7 nghiên cứu, cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu là 642 HS. ngày vừa qua của 3 lĩnh vực hoạt động, từ đó phân loại thành Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu cụm nhiều nhóm VĐTL đủ và thiếu VĐTL (
  4. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 6 * 2024 Thang đo đánh giá trầm cảm lo âu căng thẳng (Depression- dạng tần số và tỷ lệ phần trăm với biến số định tính. Đối với Anxiety-Stress Scale-21-DASS-21) biến số tuổi dùng trung bình, độ lệch chuẩn, biến VĐTL dùng trung vị và khoảng tứ phân vị. DASS-21 gồm 21 câu hỏi, đánh giá 3 vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần: trầm cảm (7 câu hỏi), lo âu (7 câu Hồi quy Poisson đơn biến được dùng để tính tỉ số tỷ lệ hỏi) và căng thẳng (7 câu hỏi). Mỗi câu gồm 4 lựa chọn hiện mắc PR với khoảng tin cậy 95% (KTC95%). Mô hình tương ứng với điểm số từ 0 “không xảy ra” đến 3 “xảy ra rất hồi quy Poisson đa biến để kiểm soát các yếu tố tác động lên thường xuyên”. Kết quả đánh giá được phân loại thành: mối liên quan với trầm cảm, lo âu, căng thẳng. Các yếu tố không có rối loạn và 4 mức độ có rối loạn bao gồm nhẹ, vừa, liên quan có giá trị p≤0,2 trong phân tích đơn biến được đưa nặng và rất nặng riêng cho từng vấn đề. Đối tượng được xác vào phân tích đa biến, có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng p
  5. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 6* 2024 Bảng 1. Đặc điểm dân số, xã hội của học sinh trong mẫu nghiên cứu (n=662) Tổng (n=662) Trầm cảm (n=374) Lo âu (n=467) Căng thẳng (n=360) Đặc tính n (%) n (%) n (%) n (%) Giới Nữ 342 (51,7) 205 (59,9) 247 (72,2) 195 (57,0) Nam 320 (48,3) 169 (52,8) 220 (68,8) 165 (51,6) Khối lớp Lớp 10 186 (28,1) 101 (54,3) 126 (67,7) 97 (52,1) Lớp 11 222 (33,5) 131 (59,0) 150 (67,6) 119 (53,6) Lớp 12 254 (38,4) 142 (55,9) 191 (75,2) 144 (56,7) Hạnh kiểm Tốt 656 (99,1) 370 (56,4) 461 (70,3) 356 (54,3) Không tốt 6 (0,9) 4 (66,7) 6 (100,0) 4 (66,7) Người sống cùng (Có) Cha mẹ 625 (94,4) 355 (56,8) 439 (70,2) 340 (54,4) Ông bà 144 (21,8) 75 (52,1) 101 (70,1) 75 (52,1) Anh chị em 469 (70,9) 262 (55,9) 335 (71,4) 257 (54,8) Khác 58 (8,8) 34 (58,6) 45 (77,6) 37 (63,8) Trình độ học vấn cha Trên THPT 364 (55,7) 208 (57,1) 261 (71,7) 196 (53,9) THPT 229 (35,0) 125 (54,6) 163 (71,2) 127 (55,5) Dưới THPT 61 (9,3) 40 (65,6) 37 (60,7) 33 (54,1) Nghề nghiệp cha Nhân viên, viên chức 221 (33,8) 128 (57,9) 159 (72,0) 114 (51,6) Lao động tự do 156 (23,9) 84 (53,9) 100 (64,1) 85 (54,5) Kinh doanh 138 (21,1) 74 (53,6) 101 (73,2) 73 (52,9) Công nhân 116 (17,7) 72 (62,1) 84 (72,4) 70 (60,3) Hưu trí/Thất nghiệp 23 (3,5) 15 (65,2) 17 (73,9) 14 (60,9) Trình độ học vấn mẹ Trên THPT 401 (60,9) 228 (56,9) 272 (67,8) 210 (52,4) THPT 162 (24,6) 88 (54,3) 121 (74,7) 91 (56,2) Dưới THPT 96 (14,5) 55 (57,3) 71 (74,0) 57 (59,4) Nghề nghiệp mẹ Không có việc làm 121 (18,3) 82 (67,8) 91 (75,2) 72 (59,5 Nhân viên, viên chức 249 (37,8) 139 (55,8) 176 (70,7) 131 (52,6) Kinh doanh 122 (18,5) 60 (49,2) 84 (68,9) 63 (51,6) Công nhân 90 (13,7) 46 (51,1) 60 (66,7) 48 (53,3) Lao động tự do 77 (11,7) 44 (57,1) 53 (68,8) 44 (57,1) 84 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.06.11
  6. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 6 * 2024 Tổng (n=662) Trầm cảm (n=374) Lo âu (n=467) Căng thẳng (n=360) Đặc tính n (%) n (%) n (%) n (%) Mức độ áp lực học tập Nhẹ 193 (29,2) 58 (30,1) 104 (53,9) 69 (35,8) Vừa 239 (36,1) 133 (55,7) 175 (73,2) 110 (46,0) Nặng 230 (34,7) 183 (79,6) 188 (81,7) 181 (78,7) Áp lực kỳ vọng của thầy cô Có 479 (72,4) 284 (59,3) 355 (74,1) 276 (57,6) Không 183 (27,6) 90 (49,2) 112 (61,2) 84 (45,9) Vận động thể lực Không đủ 170 (25,7) 109 (64,1) 126 (74,1) 99 (58,2) Đủ 492 (74,3) 265 (53,9) 341 (69,3) 261 (53,0) Bảng 2. Hồi quy Poisson đơn biến và đa biến đánh giá mối liên quan giữa đặc điểm dân số, xã hội của học sinh với trầm cảm, lo âu, căng thẳng (n=662) Trầm cảm Lo âu Căng thẳng Đặc tính PRthô PRhc PRthô PRhc PRthô PRhc [KTC95%] [KTC95%] [KTC95%] [KTC95%] [KTC95%] [KTC95%] Giới (Nữ/Nam) 1,13 (0,99-1,30) 0,96 (0,84-1,09) 1,05 (0,95-1,16) - 1,11 (0,96-1,27) 0,96 (0,83-1,10) Khối lớp Lớp 10 1 - 1 1 1 - Lớp 11 1,09 (0,92-1,29) - 1,00 (0,87-1,14) 1,00 (0,88-1,14) 1,03 (0,85-1,24) - Lớp 12 1,03 (0,87-1,22) - 1,11 (0,98-1,25) 1,12 (0,99-1,26) 1,09 (0,91-1,29) - Hạnh kiểm 0,85 (0,48-1,50) - 1,42 (0,92- 2,20) 1,40 (1,18-1,65)** 1,23 (0,69-2,17) - (Tốt/Không tốt) Sống cùng cha, 1,11 (0,80-1,52) - 0,93 (0,77-1,12) - 1,01 (0,74-1,37) - mẹ (có/không) Sống cùng ông, 0,90 (0,76-1,07) - 0,99 (0,88-1,12) - 0,95 (0,79-1,13) - bà (có/không) Sống cùng anh, 0,96 (0,83-1,11) - 1,04 (0,93-1,17) - 1,03 (0,88-1,20) - chị, em (có/không) Sống cùng người 1,04 (0,83-1,31) - 1,11 (0,96-1,29) - 1,19 (0,97-1,47) 1,26 (1,04-1,52)* khác (có/không) Trình độ học vấn cha Dưới THPT 1 1 1 1 1 - THPT 0,83 (0,67-1,03) 0,84 (0,70-1,02) 1,17 (0,94-1,46) 1,16 (0,94-1,43) 1,03 (0,79-1,33) - Trên THPT 0,87 (0,71-1,07) 0,87 (0,73-1,05) 1,18 (0,96-1,46) 1,17 (0,95-1,44) 1,00 (0,78- 1,28) - Nghề nghiệp cha Nhân viên, viên chức 1 - 1 1 1 1 Lao động tự do 0,93 (0,77-1,12) - 0,89 (0,77-1,03) 0,94 (0,81-1,09) 1,06 (0,87-1,28) 1,07 (0,88-1,30) Kinh doanh 0,93 (0,76-1,12) - 1,02 (0,89-1,16) 1,03 (0,91-1,18) 1,03 (0,84-1,26) 1,03 (0,85-1,25) Công nhân 1,07 (0,89-1,28) - 1,01 (0,88-1,16) 1,03 (0,89-1,19) 1,17 (0,96-1,42) 1,14 (0,93-1,39) Hưu trí/Thất nghiệp 1,13 (0,82-1,55) - 1,03 (0,79- 1,33) 1,08 (0,83-1,41) 1,18 (0,83-1,68) 1,16 (0,83-1,64) https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.06.11 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 85
  7. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 6* 2024 Trầm cảm Lo âu Căng thẳng Đặc tính PRthô PRhc PRthô PRhc PRthô PRhc [KTC95%] [KTC95%] [KTC95%] [KTC95%] [KTC95%] [KTC95%] Trình độ học vấn mẹ Dưới THPT 1 - 1 - 1 1 THPT 0,95 (0,76-1,19) - 1,01 (0,87-1,17) - 0,95 (0,76-1,17) 0,91 (0,75-1,11) Trên THPT 0,99 (0,82-1,20) - 0,92 (0,80-1,05) - 0,88 (0,73-1,07) 0,88 (0,74-1,06) Nghề nghiệp mẹ Không có việc làm 1 1 1 - 1 - Nhân viên, viên 0,82 0,84 0,94 (0,83-1,07) - 0,88 (0,73-1,07) - chức (0,70-0,97)* (0,73-0,98)* 0,73 0,78 Kinh doanh 0,92 (0,78-1,07) - 0,87 (0,69-1,09) - (0,58-0,90)** (0,65-0,95)* 0,75 0,79 Công nhân 0,89 (0,74-1,06) - 0,90 (0,70-1,14) - (0,60-0,96)* (0,65-0,95)* Lao động tự do 0,84 (0,67-1,06) 0,84 (0,69-1,05) 0,92 (0,76-1,10) - 0,96 (0,75-1,22) - Mức độ áp lực học tập Nhẹ 1 1 1 1 1 1 2,51 1,87 1,49 1,35 2,31 1,27 Vừa (2,09-3,01)** (1,47-2,40)** (1,31-1,69)** (1,16-1,57)** (1,91-2,80)** (1,01-1,61)** 3,97 2,68 1,81 1,49 3,51 2,22 Nặng (3,01- 5,23)** (2,12-3,39)** (1,49- 2,20)** (1,29-1,72)** (2,63-4,68)** (1,80-2,73)** Áp lực kỳ vọng 1,26 1,21 (1,02-1,42)* 0,99 (0,85-1,16) 1,21 (1,07-1,37)** 1,11 (0,98-1,26) 1,04 (0,87-1,23) của thầy cô (có) (1,05-1,50)** VĐTL (Không đủ) 1,19 (1,04-1,37) * 1,13 (0,99-1,30) 1,07 (0,96-1,19) - 1,10 (0,94-1,28) - *p
  8. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 6 * 2024 thần của học sinh trong môi trường học đường, đặc biệt khi nghỉ ngơi, tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, giáo viên không có cách giảm tải hoặc các kỹ năng đối phó hiệu quả. hoặc chuyên viên tư vấn tâm lý khi gặp khó khăn. Gia đình, đặc biệt là mẹ, lắng nghe chia sẻ với con, hỗ trợ trong giải Nghiên cứu cho thấy học sinh có mẹ có việc làm thì tỷ lệ tỏa vấn đề về tâm lý của con. Giáo viên và nhà trường cần trầm cảm thấp hơn những mẹ không có việc làm. Nghiên cứu chú trọng sức khỏe tinh thần, điều chỉnh chương trình học, được thực hiện tại MaKu, Iran cho thấy bà mẹ đi làm có trình sắp xếp lịch học phù hợp để tránh quá tải cho học sinh, thiết độ học vấn cao hơn có thể có tác động đáng kể đến sức khỏe lập chương trình hỗ trợ tâm lý và tổ chức hoạt động ngoại tâm thần và cách giao tiếp với con cái của họ, giúp nâng cao khóa để giảm áp lực và tăng kết nối xã hội. Đồng thời, tạo sức khỏe tâm thần của học sinh có mẹ đi làm so với học sinh môi trường học tích cực, hỗ trợ tâm lý cho học sinh có hạnh có mẹ không đi làm [20]. Việc làm giúp họ chia sẻ trách kiểm chưa tốt và giảm các hình thức kỷ luật để tránh tăng áp nhiệm kinh tế gia đình và tiếp xúc với nhiều người, hiểu biết lực tâm lý của học sinh. hơn về áp lực cuộc sống và có thể dễ dàng chia sẻ vấn đề này với con cái, mặc dù không dành nhiều thời gian cho chăm sóc trực tiếp. Nguồn tài trợ Nghiên cứu không nhận tài trợ. Học sinh có hạnh kiểm không tốt có tỷ lệ lo âu cao hơn so với học sinh hạnh kiểm tốt. Hạnh kiểm phản ánh thái độ, hành vi và ảnh hưởng đến kết quả học tập cũng như sự đánh Xung đột lợi ích giá từ môi trường xung quanh. Chúng tôi chưa tìm thấy Không có xung đột lợi ích tiềm ẩn nào liên quan đến bài viết nghiên cứu có mối liên quan tương đồng tuy nhiên nghiên này được báo cáo. cứu tại Hà Nội cho thấy, học sinh bị chỉ trích hoặc kỷ luật trước lớp có nguy cơ gặp vấn đề sức khỏe tâm thần cao hơn ORCID 1,46 lần [21]. Phạm Thị Kim Tuyến Những học sinh có người sống cùng là khác (sống ở ký https://orcid.org/0009-0001-8348-7576 túc xá, nhà họ hàng) thì tỷ lệ có căng thẳng cao hơn những Huỳnh Ngọc Vân Anh học sinh sống với cha mẹ, điều này tương đồng với nghiên https://orcid.org/0000-0003-2746-2048 cứu của Danh Thành Tín khi những học sinh đang sống với họ hàng có tỷ lệ căng thẳng cao gấp 1,39 lần hay Lương Thị Tô Gia Kiên Thùy Dung cho thấy những học sinh không sống chung với https://orcid.org/0000-0001-5038-5584 cha mẹ có tỷ lệ căng thẳng cao hơn nhóm sống chung với cha mẹ 2,09 lần [15,22]. Việc học sinh phải học tập ở xa nhà, Đóng góp của các tác giả ở chung với họ hàng hoặc tại ký túc xá khiến các em khó Ý tưởng nghiên cứu: Phạm Thị Kim Tuyến, Huỳnh Ngọc thoải mái, thiếu sự quan tâm từ gia đình nên dễ ảnh hưởng Vân Anh đến tâm lý. Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Phạm Thị Kim Tuyến, Nghiên cứu có những hạn chế nhất định do dữ liệu được Huỳnh Ngọc Vân Anh thu thập gần thời điểm thi của học sinh nên tỷ lệ trầm cảm, Thu thập dữ liệu: Phạm Thị Kim Tuyến lo âu, căng thẳng có thể cao hơn thời điểm khác trong năm. Giám sát nghiên cứu: Huỳnh Ngọc Vân Anh, Tô Gia Kiên Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu để cung cấp bằng chứng rõ Nhập dữ liệu: Phạm Thị Kim Tuyến ràng hơn giữa các yếu tố có mối liên quan với trầm cảm, lo âu, căng thẳng vì đây là vấn đề quan trọng cần lưu ý ở vị Quản lý dữ liệu: Phạm Thị Kim Tuyến, Huỳnh Ngọc Vân Anh thành niên. Phân tích dữ liệu: Phạm Thị Kim Tuyến, Huỳnh Ngọc Vân Anh, Tô Gia Kiên 5. KẾT LUẬN Viết bản thảo đầu tiên: Phạm Thị Kim Tuyến, Tô Gia Kiên Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Phạm Thị Kim Tuyến, Học sinh cần có kế hoạch cân đối giữa học tập, giải trí và Huỳnh Ngọc Vân Anh, Tô Gia Kiên https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.06.11 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 87
  9. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 6* 2024 Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu Medicine. 2023;12(5):1927. Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban 8. Giới thiệu: THPT Chuyên Hùng Vương. Trang thông biên tập. tin trường THPT Chuyên Hùng Vương. 2023. http://thptchv.edu.vn/gioi-thieu.html. Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức 9. Thai Thanh Truc, Kim Xuan Loan, Nguyen Do Nguyen, Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Đạo đức trong Dixon J, Sun J, Dunne MP. Validation of the nghiên cứu Y sinh học thuộc Đại học Y Dược Thành phố Hồ Educational Stress Scale for Adolescents (ESSA) in Chí Minh, số 277/HĐĐĐ-ĐHYD ngày 01/02/2024. Vietnam. Asia Pacific Journal of Public Health. 2015;27(2):2112-21. TÀI LIỆU THAM KHẢO 10. Au TB, Blizzard L, Schmidt M, Pham LH, Magnussen C, Dwyer T. Reliability and validity of the global 1. World Health Organization. World Mental Health physical activity questionnaire in Vietnam. J Phys Act Report: Transforming Mental Health for All; 2022: XV. Health. 2010;7(3):410-418. 2023. https://www.who.int/publications-detail- 11. Hà Thị Thúy Hằng. Chất Lượng Giấc Ngủ và Mối Liên redirect/9789240049338. Quan Với Vận Động Thể Lực Của Học Sinh Trường 2. World Health Organization. Child and adolescent THPT Trần Quốc Tuấn Huyện Đăk Hà, Tỉnh Kon Tum mental and brain health. 2023. Năm 2023. Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ Y học dự phòng. https://www.who.int/activities/improving-the-mental- Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ and-brain-health-of-children-and-adolescents Chí Minh. 2023. 3. UNICEF Việt Nam. Nghiên cứu về sức khỏe tâm thần 12. Phạm Minh Quang. Tỉ Lệ Chịu Áp Lực Học Tập và Mối và sự phát triển trẻ em vị thành niên tại Việt Nam. June Liên Quan Với Lo Âu ở Học Sinh Trung Học Phổ 2022. 2023. https://www.unicef.org/vietnam/vi/báo- Thông Giồng Ông Tố, Thành Phố Thủ Đức, Thành Phố cáo/nghiên-cứu-về-sức-khỏe-tâm-thần-và-sự-phát- Hồ Chí Minh Năm 2023. Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ Y triển-toàn-diện-của-trẻ-vị-thành-niên. học dự phòng. Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2023. 4. Nguyễn Danh Lâm, Lê Minh Giang, Nguyễn Thị Phương Mai, Nguyễn Thị Diệu Thúy, Nguyễn Thị 13. Tran TD, Tran T, Fisher J. Validation of the depression Thanh Mai. Thực trạng nguy cơ stress, lo âu, trầm cảm anxiety stress scales (DASS) 21 as a screening của học sinh trung học phổ thông huyện Yên Định, instrument for depression and anxiety in a rural Thanh Hóa. VMJ. 2022;516(1):67-70. community-based cohort of northern Vietnamese women. BMC Psychiatry. 2013;13:24. 5. Võ Minh Đức, Thái Thanh Trúc. Mối liên quan giữa đa nhiệm phương tiện truyền thông và trầm cảm, lo âu, 14. Đào Thị Mỹ Linh. Tỷ Lệ Stress, Lo Âu, Trầm Cảm và stress ở học sinh trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Một Số Yếu Tố Liên Quan Của Học Sinh Trường THPT Chí Minh. VMJ. 2023;529(1):264-269. Võ Văn Kiệt, Quận 8, Thành Phố Hồ Chí Minh, Năm 2020. Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ Y học dự phòng. Khoa 6. Zheng K, Abraham C, Bruzzese JM, Smaldone A. Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Longitudinal Relationships Between Depression and Minh. 2020. Chronic Illness in Adolescents: An Integrative Review. Journal of Pediatric Health Care. 2020;34(4):333-345. 15. Danh Thành Tín, Lê Minh Thuận, Huỳnh Ngọc Thanh. Tỷ lệ stress, lo âu, trầm cảm của học sinh trường THPT 7. Wagner G, Karwautz A, Philipp J, et al. Mental Health chuyên Vị Thanh tỉnh Hậu Giang và các yếu tố liên quan. and Health-Related Quality of Life in Austrian Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021- 2023. Adolescents with Chronic Physical Health Conditions: 2021;25(2):161-167. Results from the MHAT Study. Journal of Clinical 88 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.06.11
  10. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 6 * 2024 16. Mai Thị Niên Thảo. Thời Gian Sử Dụng Màn Hình, Stress, Chất Lượng Giấc Ngủ và Các Yếu Tố Liên Quan ở Học Sinh Trung Học Phổ Thông Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng. Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ Y học dự phòng. Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2023. 17. Ngô Văn Mạnh, Phạm Thị Hương Ly. Thực trạng lo âu, trầm cảm ở học sinh lớp 12 tại 2 trường Trung học Phổ thông của thành phố Thái Bình năm 2020. VMJ. 2021;506(2):126. 18. Steare T, Gutiérrez Muñoz C, Sullivan A, Lewis G. The association between academic pressure and adolescent mental health problems: A systematic review. J Affect Disord. 2023;339:302-317. 19. Nguyen M, Phan M. The Impact of Academic Pressure on the Mental Health of Vietnamese Students. Social Science and Humanities Journal. 2024;8:4721-4732. 20. Aghdam F, Ahmadzadeh S, HassanAlizadeh Z, Ebrahimi F, Sabzmakan L, Javadivala Z. The Effect of Maternal Employment on the Elementary and Junior High School Students’ Mental Health in Maku. Global Journal of Health Science. 2015;7:39326. 21. Huong T, Mai V, Thao N, et al. The Factors Influencing High School Student’s Mental Health: An Exploratory Research in Hanoi. VNU Journal of Science: Education Research. 2023;40(1):56-66. 22. Lương Thị Thùy Dung. Thời Gian Sử Dụng Màn Hình, Stress, Chất Lượng Giấc Ngủ và Các Yếu Tố Liên Quan ở Học Sinh Trường THPT Gò Vấp Quận Gò Vấp, TpHCM. Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ Y học dự phòng. Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2019. https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.06.11 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 89
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2