Chứng từ vận tải
lượt xem 206
download
Vận đơn đường biển 1.1. Khái niệm Vận đơn đường biển (Ocean bill of lading hay Marine bill of lading - thường được viết tắt là B/L) là chứng từ chuyên chở hàng hoá
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chứng từ vận tải
- II. Chứng từ vận tải 1. Vận đơn đường biển 1.1. Khái niệm Vận đơn đường biển (Ocean bill of lading hay Marine bill of lading - thường được viết tắt là B/L) là chứng từ chuyên chở hàng hoá (Transport documents) bằng đường biển do người có chức năng ký phát cho người gửi hàng sau khi hàng hoá đã được bốc lên tàu hoặc được nhận để chở. Vận đơn đường biển là chứng từ làm bằng chứng cho một hợp đồng chuyên chở bằng đường biển và cho việc người chuyên chở đã nhận hàng để chở hoặc xếp hàng xuống tàu và bằng vận đơn này người chuyên chở cam kết sẽ giao hàng khi xuất trình vận đơn (Công ước Brussel 1924) 1.2. Đặc điểm • Khi nói đến vận đơn đường biển thì việc chuyển chở hàng hoá bằng đường biển bắt buộc phải xảy ra. • Do có nhiều phương thức vận tải khác nhau làm cho chứng từ vận tải có nhiều loại và chức năng của chúng cũng khác nhau, trong đó, khi nói đến vận đơn đường biển ta hiểu đây là loại chứng từ sở hữu hàng hoá và có tên gọi là Bill of Lading. • Người ký phát vận đơn phải là người có chức năng chuyên chở, thường là người có phương tiện chuyên chở, hoặc người kinh doanh chuyên chở. • Thời điểm cấp vận đơn có thể là: - Sau khi hàng hoá đã được bốc xong lên tàu (Shipped on board). - Sau khi hàng hoá được nhận để chở (Reaceived for shipment). Thời điểm phát hành vận đơn có ý nghĩa quan trọng trong thương mại và thanh toán quốc tế. Một mặt, nó thể hiện trách nhiệm về chuyên chở hàng hoá và trách nhiệm về hàng hoá đối với người chuyên chở; mặt khác, nó là bằng chứng của việc giao hàng của người bán cho người mua và là thời điểm hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của người bán. 1.3. Chức năng Vận đơn đường biển là biên lai nhận hàng của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng làm bằng chứng là đã nhận hàng từ người gửi hàng với chủng loại, số lượng và tình trạng hàng hoá như ghi trên vận đơn. Vận đơn đường biển là bằng chứng về hợp đồng chuyên chở hàng hoá giữa người gửi hàng và người chuyên chở. Vận đơn đường biển không phải là hợp đồng chuyên chở mà chỉ là bằng chứng của hợp đồng. B/L là bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận lên tàu số hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng được ghi rõ trong B/L để vận chuyển đến nơi giao hàng. Vận đơn đường biển là chứng từ sở hữu hàng hoá ghi trên vận đơn. Chức năng sở hữu hàng hoá được thể hiện ở chố người nào nắm giữ vận đơn gốc hợp pháp sẽ là người có quyền sở hữu hàng hoá ghi trên vận đơn . Do đó vận đơn có thể mua bán, chuyển nhượng. 1.4. Phạm vi sử dụng • Đối với người gửi hàng (nhà xuất khẩu):
- Vận đơn là bằng chứng đã giao hàng cho người mua, chứng minh rằng người bán - đã hoàn thành trách nhiệm của mình theo hợp đồng thương mại và theo yêu cầu của phương thức thanh toán kèm chứng từ (đặc biệt là theo L/C). Sau khi giao hàng, nhận được vận đơn, người bán có thể fax cho người mua để - thông báo là đã giao hàng xong, đồng thời tiến hành lập bộ chứng từ thanh toán, trong đó vận đơn là chứng từ quan trọng không thể thiếu. • Đối với người nhận hàng (nhà nhập khẩu) Người mua phải có vận đơn gốc và là người xuất trình đầu tiên cho người - chuyên chở thì mới nhận được hàng (Vì vận đơn gốc được dùng làm chứng từ để nhận hàng,) Khi một vận đơn gốc đã được xuất trình để nhận hàng thì các vận đơn gốc còn - lại không còn giá trị nhận hàng nữa. Khi nhận hàng, người mua căn cứ vào chủng loại, số lượng và điều kiện hàng - hoá ghi trên vận đơn để đối chiếu việc giao hàng của người chuyên chở, đồng thời dùng vận đơn để đối chiếu theo dõi việc thực hiện hợp đồng thương mại của người bán. Vì là chứng từ sở hữu hàng hoá, do đó vận đơn có giá trị như một giấy tờ có giá, - được chuyển nhượng, mua bán, cầm cố, thể chấp rất phổ biến trong thực tế. • Đối với người chuyên chở Người chuyên chở chỉ có trách nhiệm giao hàng khi nhận được vận đơn gốc đầu - tiên, và chỉ phải giao hàng như ghi trên vận đơn. - Sau khi giao hàng và thu hồi được vận đơn gốc, người chuyên chở được chứng minh là đã hoàn thành trách nhiệm về chuyên chở hàng hoá. - Khi có tranh chấp với người chuyên chở về hàng hoá, thì vận đơn được dùng làm chứng từ xác định giá trị hàng hoá hoặc xác minh số liệu, đơn vị hàng hoá để yêu cầu người chuyên chở bồi thường. 1.5. Hình thức của vận đơn đường biển Chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển có thể phát hành dưới hai hình thức: - Chứng từ giấy: Đối với chứng từ giấy thì bao gồm 2 mặt: mặt 1 sẽ chứa đựng những nội dung theo quy định, mặt 2 chứa đựng các điều kiện và điều khoản chuyên chở. - Chứng từ điện tử: Đối với chứng từ điện tử, UCP 600 không đề cập trong nội dung, mà sẽ có bản phụ trương hướng dẫn cụ thể kèm theo. Nếu phát hành dưới dạng điện tử thì không bao gồm 2 mặt mà bao gồm 2 bộ phận hợp thành: bộ phận thứ nhất gọi là chứng từ vận đơn điện tử (Electronic Bill of Lading text) và bộ phận thứ hai gọi là trang đăng ký chuyển đổi. • Về kích thước và màu sắc của vận đơn : Vận đơn thường có kích thước khổ giấy A4 và được in sẳn các nội dung cần thiết. Đối với vận đơn gốc, thường được in màu cả mặt trước và mặt sau, còn bản sao vận đơn thường in bằng mực đen ở mặt trước còn mặt sau để trống. • Về hình thức ở mặt trước của vận đơn
- Nhìn chung các vận đơn của các hãng tàu khác nhau là không giống nhau về hình thức ở mặt trước. Cách bố trí xắp xếp các nội dung ở mặt trước là tuỳ theo từng hãng tàu. Có vận đơn có rất nhiều ô, có vận đơn lại ít ô; có vận đơn ghi tên và địa chỉ hãng tàu ở góc trên bên trái, có vận đơn lại in ở góc trên bên phải, thậm chí có vận đơn không in sẵn tên hãng tàu; có vận đơn có biểu tượng hãng tàu, có vận đơn lại không; các nội dung trên vận đơn cũng được bố trí rất khác nhau. 1.6. Nội dung của vận đơn đường biển B/L là một tờ giấy gồm hai mặt: - Mặt trước của vận đơn bao gồm các ô, cột in sẵn để trống các tiêu đề, khi lập vận đơn người ta tiện điền vào. Ngoài ra, trên mặt trước còn có một số nội dung mang tính điều khoản của hợp đồng chuyên chở, chẳng hạn điều khoản chứng nhận của người chuyên chở là đã nhận hàng, điều kiện nhận hàng tại cảng đích... - Mặt sau vận đơn in các điều khoản và điều kiện chuyên chở của hãng tàu và có thể là để trống. Nội dung mặt trước : 1, Tiêu đề của vận đơn : Vì tiêu đề của vận đơn không quyết định nội dung và tính chất của vận đơn, do đó trong thực tế ta gặp rất nhiều loại vận đơn đường biển có tiêu đề khác nhau. Ví dụ:Vận đơn đường biển phổ thông, thường có các tiêu đề như sau: - Bill of Lading - Ocean bill of Lading - Marine bill of Lading - Sea bill of Lading - Liner bill of Lading - Port to port bill of Lading - Through bill of Lading 2, Số vận đơn : Mỗi vận đơn đều phải có số riêng của nó để phân biệt với các vận đơn khác, đồng thời để ghi trên các chứng từ khác có tác dụng làm số tham chiếu. 3, Tên công ty vận tải biển. 4, Người gửi hàng : Người gửi hàng thường là nhà xuất khẩu. Ô này ghi đầy đủ tên và địa chỉ kinh doanh của người gửi hàng. Ngoài ra, còn có thể ghi thêm số điện thoại, fax, telex, số hiệu tài khoản... 5, Người nhận hàng : Tuỳ theo loại vận đơn là đích danh, theo lệnh hay vô danh mà ghi cho thích hợp. - B/L đích danh và B/L theo lệnh của một người đích danh => ghi đầy đủ tên và địa chỉ kinh doanh của người nhận hàng đích danh hoặc tên của người mà hàng hoá được giao theo lệnh của người này. - B/L vô danh => ghi “to the Bearer or to the Holder” 6, Bên được thông báo : Ghi đầy đủ tên, địa chỉ của người được thuyền trưởng hay người chuyên chở thông báo về chuyến tàu và ngày giờ tàu cập cảng đích.
- 7, Nơi nhận hàng để chở. 8, Tên cảng bốc hàng lên tàu. 9, Tên cảng dỡ hàng. 10, Nơi trả hàng cho người nhận hàng : Địa điểm này có thể ở ngay cảng đích hoặc ở sâu trong đất liền. 11, Tên con tàu chở hàng và số hiệu chuyến tàu. 12, Số bản vận đơn gốc được phát hành : Thông thường được ghi cả bằng số và bằng chữ. 13, Ký mã hiệu và số hiệu hàng hoá “Shipping Marks”. 14, Số lượng và mô tả hàng hoá. 15, Trọng lượng cả bì. 16, Thể tích. 17, Tổng số containers hoặc kiện hàng được ghi bằng chữ. 18, Phần khai hàng hoá ở trên do người gửi hàng thực hiện : Thực chất đây là điều khoản quy định về việc kê khai hàng hoá trên vận đơn phải do người gửi hàng thực hiện và tự chịu trách nhiệm, nếu có sai sót gì thì người chuyên chở không chịu trách nhiệm, cho dù ngay cả khi người chuyên chở có ghi hộ. 19, Ghi chi tiết về cước phí vận chuyển và các phụ phí : Nếu cước phí là trả trước thì ghi “Freight prepaid / Freight paid”, còn nếu trả sau thì ghi “Freight to collect / Freight to be paid at destination”. 20, Nội dung phần này phản ánh cam kết của người chuyên chở về việc đã nhận hàng và trách nhiệm chở hàng hoá đến nơi quy định, đồng thời cũng nêu lên các trường hợp miễn trách đối với người chuyên chở. 21, Nơi và ngày tháng phát hành vận đơn. 22, Trên một số loại vận đơn, ô này được in sẵn để tiện điền vào. Vì người chuyên chở có thể nhận hàng và phát hành vận đơn vào một ngày nào đó, nhưng hàng hoá chỉ được bốc lên tàu sau đó, để phù hợp với điều kiện trong hợp đồng thương mại hay điều kiện thanh toán là vận đơn phải ghi hàng hoá đã được bốc xong lên tàu, thì sau khi bốc hàng lên tàu, người chuyên chở ghi chú thêm vào ô này. Nếu ô này không được in sẵn thì phải có ghi chú riêng trên vận đơn. 23, Người phát hành vận đơn ký tên. 1.7. Phân loại vận đơn đường biển Căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng hóa : - Vận đơn đã bốc hàng lên tàu - Vận đơn nhận hàng để chờ Căn cứ vào phê chú ghi trên vận đơn : - Vận đơn hoàn hảo - Vận đơn không hoàn hảo Căn cứ vào tính chất pháp lý của hàng hóa : - Vận đơn gốc - Bản sao vận đơn
- Căn cứ vào tính lưu thông của vận đơn : - Vận đơn đích danh - Vận đơn theo lệnh - Vận đơn vô danh Căn cứ vào phương thức thuê tàu : - Vận đơn tàu chợ - Vận đơn tàu chuyển 2. Vận đơn hàng không 2.1. Khái niệm: Vận đơn hàng không là chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không và là bằng chứng của việc ký kết hợp đồng, việc đã tiếp nhận hàng hóa và các điều kiện của hợp đồng. 2.2. Chức năng: - Là biên lai nhận hàng của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng. - Là bằng chứng về hợp đồng chuyên chở hàng hóa giữa người gửi hàng và người chuyên chở. - Là giấy chứng nhận bảo hiểm cho hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không khi người gửi hàng có yêu cầu. - Không có chức năng sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn. Vì thế không thể chuyển nhượng bằng hình thức ký hậu thông thường và không dùng vận đơn hàng không để nhận hàng tại sân bay đến. 2.3. Nội dung vận đơn hàng không Vận đơn hàng không được in theo mẫu tiêu chuẩn của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA (IATA standard form). Một bộ vận đơn bao gồm nhiều bản, trong đó bao gồm 3 bản gốc (các bản chính) và các bản phụ. Mỗi bản vận đơn bao gồm 2 mặt, nội dung của mặt trước của các mặt vận đơn giống hệt nhau nếu không kể đến màu sắc và những ghi chú ở phía dưới khác nhau, ví dụ bản gốc số 1 thì ghi chú ở phía dưới là “bản gốc số 1 dành cho người chuyên chở phát hành vận đơn”, còn bản số 4 thì lại ghi là “bản số 4, dùng làm biên lai giao hàng”. Mặt sau của bản vận đơn khác nhau, ở những bản phụ mặt sau để trống, ở các bản gốc là các quy định có liên quan đến vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không. a. Nội dung mặt trước vận đơn Mặt trước của vận đơn bao gồm các cột mục để trống để người lập vận đơn điền những thông tin cần thiết khi lập vận đơn. Theo mẫu tiêu chuẩn của IATA, những cột mục đó là: + Số vận đơn (AWB number) + Sân bay xuất phát (Airport of departure) + Tên và địa chỉ của người phát hành vận đơn (issuing carrier?s name and address) + Tham chiếu tới các bản gốc ( Reference to originals) + Tham chiếu tới các điều kiện của hợp đồng ( Reference to conditions of contract) + Người chủ hàng (Shipper) + Người nhận hàng (Consignee)
- + Ðại lý của người chuyên chở (Issuing carrier’s agent) + Tuyến đường (Routine) + Thông tin thanh toán (Accounting information) + Tiền tệ (Currency) + Mã thanh toán cước (Charges codes) +Cước phí và chi phí (Charges) + Giá trị kê khai vận chuyển (Declare value for carriage) + Giá trị khai báo hải quan (Declare value for customs) + Số tiền bảo hiểm (Amount of insurance) +Thông tin làm hàng (Handing information) + Số kiện (Number of pieces) + Các chi phí khác (Other charges) + Cước và chi phí trả trước (Prepaid) + Cước và chi phí trả sau (Collect) + Ô ký xác nhận của người gửi hàng ( Shipper of certification box) + Ô dành cho người chuyên chở (Carrier of excution box) + Ô chỉ dành cho người chuyên chở ở nơi đến (For carrier of use only at destination) + Cước trả sau bằng đồng tiền ở nơi đến, chỉ dùng cho người chuyên chở (Collect charges in destination currency, for carrier of use only). b. Nội dung mặt sau vận đơn Trong bộ vận đơn gồm nhiều bản, chỉ có ba bản gốc và một số bản copy có những quy định về vận chuyển ở mặt sau. Mặt hai của vận đơn hàng không bao gồm hai nội dung chính: *Thông báo liên quan đến trách nhiệm của người chuyên chở Tại mục này, người chuyên chở thông báo số tiền lớn nhất mà họ phải bồi thường trong trường hợp hàng hoá bị tổn thất trong quá trình chuyên chở, tức là thông báo giới hạn trách nhiệm của mình. Giới han trách nhiêm của người chuyên chở được quy định ở đây là giới hạn được quy định trong các công ước, quy tắc quốc tế hoặc luật quốc gia về hàng không dân dụng. * Các điều kiện hợp đồng Nội dung này bao gồm nhiều điều khoản khác nhau liên quan đến vận chuyển lô hàng được ghi ở mặt trước. Các nội dung đó thường là: + Các định nghĩa, như định nghĩa về người chuyên chở, định nghĩa về công ước Vac-sa- va 1929, định nghĩa về vận chuyển, điểm dừng thoả thuận... + Thời hạn trách nhiệm chuyên chở của người chuyên chở hàng không + Cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở hàng không + Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở hàng không + Cước phí của hàng hoá chuyên chở + Trọng lượng tính cước của hàng hoá chuyên chở +Thời hạn thông báo tổn thất
- + Thời hạn khiếu nại người chuyên chở + Luật áp dụng. Những quy định này thường phù hợp với quy định của các công ước quốc tế về hàng không như Công ước Vac-sa-va 1929 và các nghị định thư sửa đổi công ước như Nghị định thư Hague 1955, Nghị định thư Montreal... 3. Chứng từ vận tải đường sắt, đường bộ và đường sông Các đặc điểm chính : Về tên gọi : Các chứng từ có thể có các tên gọi khác nhau, miễn là nội dung của chúng thể hiện được phương thức vận chuyển cụ thể. Trên bề mặt của chứng từ vận tải phải thể hiện tên người chuyên chở. Trên chứng từ vận tải phải thể hiện rõ, hàng hóa đã được nhận để chở và chỉ ra nơi nhận hàng để chở và nơi giao hàng cuối cùng. Nếu trên chứng từ vận tải không có ghi chú về ngày tháng thì ngày tháng được xem là ngày giao hàng 4. Vận tải đa phương thức Khái niệm : Vận tải đa phương thức là việc chuyên chở hàng hóa từ nơi này đến nơi khác bằng ít nhất từ hai phương thức vận tải trở lên, trong đó có vận tải biển tham gia. Công ước của liên hiệp quốc về chưyên chở hàng hoá vận tải đa phương thức quốc tế ngày 5/10/1980 cho đến nay vẫn chưa có hiệu lực, cho nên chưa có mẫu chứng từ vận tải đa phương thức mang tính chất quốc tế để các nước áp dụng. Song dựa vào bản quy tắc về chứng từ vận tải đa phương thức của UNCTAD/ICC nhiều tổ chức quốc tế về vận tải, giao nhận cũng đã soạn thảo một số mẫu chứng từ để sử dụng trong kinh doanh. Sau đây là một số mẫu chứng từ vận tải đa phương thức thường gặp : a - Vận đơn FIATA (FIATA Negotiable Multimodal transpot Bill Lading - FB/L) Ðây là loại vận đơn đi suốt do Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận soạn thảo để cho các hội viên của Liên đoàn sử dụng trong kinh doanh vận tải đa phương thức. Vận đơn FIATA hiện nay đang được sử dụng rộng rãi. FB/L là chứng từ có thể lưu thông và được các ngân hàng chấp nhận thanh toán. FB/L có thể dùng trong vận tải đường biển. b - Chứng từ vận tải liên hợp (COMBIDOC-Conbined transport document) COMBIDOC do BIMCO soạn thảo để cho người kinh doanh vận tải đa phương thức có tầu biển sử dụng (VO.MTO). Chứng từ này đã được phòng thương mại quốc tế chấp nhận, thông qua. c - Chứng từ vận tải đa phương thức (MULTIDOC - Multimodal transport document) MULTIDOC do Hội nghị của LHQ về buôn bán và phát triển soạn thảo trên cơ sở công ước của LHQ về vận tải đa phương thức. Do công ước chưa có hiệu lực nên chứng từ này ít được sử dụng. d - Chứng từ vừa dùng cho vận tải liên hợp vừa dùng cho vận tải đường biển (Bill of Lading for Conbined transport Shipment or port to port Shipment)
- Ðây là loại chứng từ do các hãng tầu phát hành để mở rộng kinh doanh sang các phương thức vận tải khác nếu khách hàng cần. Một số điểm lưu ý khi sử dụng : - Nếu ngày nhận hàng để chở trùng với ngày phát hành vận đơn thì không cần có ghi chú riêng về ngày nhận hàng. Nếu không ngày ghi chú riêng về ngày nhận hàng được xem là ngày giao hàng. - Nơi nhận hàng khác cảng bốc hàng, nơi dỡ hàng khác nơi hàng đến cuối cùng. - Vận đơn vận tải đa phương thức được phát hành và có hiệu lực tại nơi nhận hàng. - Trên vận đơn không cần thể hiện ít nhất hai phương thức vận tải miễn là theo logic bản thân vận đơn phải thỏa mãn điều đó.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
181 p | 542 | 119
-
Chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
58 p | 378 | 107
-
Bộ chứng từ cần thiết trong xuất nhập khẩu
32 p | 437 | 98
-
Bài giảng Quản trị xuất nhập khẩu: Chương 11 - GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân
40 p | 291 | 83
-
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HOÁ DỊCH VỤ VẬN TẢI CÔNG CỘNG
4 p | 309 | 81
-
Kiểm tra chứng từ trước khi thanh toán L/C
12 p | 244 | 65
-
Bài giảng Nghiệp vụ vận tải: Chương I
25 p | 311 | 62
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngoại thương: Chương 7 - GV. Nguyễn Thị Bích Phượng
26 p | 225 | 43
-
Chương 5 : Chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng vận tải đa phương tiện
34 p | 209 | 39
-
Hướng dẫn chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá nhập khẩu
10 p | 195 | 30
-
Bài giảng Chương 4: Chuyên chở hàng hóa ngoại thương bằng đường hàng không
58 p | 194 | 25
-
Chương 4: CHUYÊN CHỞ HÀNG HOÁ XNK BẰNG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC QUỐC TẾ
21 p | 184 | 23
-
Incoterms 2010: Mối quan hệ với các phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế
18 p | 158 | 17
-
Thông tư liên tịch số 12/ 2008/ TTLT- BGTVT-BNV
9 p | 264 | 17
-
Kinh doanh quốc tế - Vận tải và giao nhận trong ngoại thương
31 p | 99 | 12
-
Chứng từ hoá đơn và vấn nạn gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng.
22 p | 92 | 10
-
Quản lý đất công cộng ở đô thị: Bài học từ quản lý các khu chung cư và cách tiếp cận quyền tài sản - TS. Nguyễn Ngọc Hiếu
6 p | 79 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn