intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHUNG VÀ RIÊNG

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

83
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sơn mài, Gốm, Pháp lam trong Festival Nghề truyền thống Huế 2009 là một cuộc gặp gỡ nghề và tôn vinh các danh thủ nghề của cả nước. Huế là một trong số đó và đồng thời cũng là chủ nhà nên các họa sĩ sơn mài Huế cùng bảo nhau phải làm một cái gì đó để khỏi ngập trong đám .đông. Những ý tưởng của cá thể gặp nhau để thành cái chung. Phòng triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Huế ra đời, với sự hợp tác của Trung tâm Lê Bá Đảng. Phòng triển lãm được...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHUNG VÀ RIÊNG

  1. CHUNG VÀ RIÊNG Sơn mài, Gốm, Pháp lam trong Festival Nghề truyền thống Huế 2009 là một cuộc gặp gỡ nghề và tôn vinh các danh thủ nghề của cả nước. Huế là một trong số đó và đồng thời cũng là chủ nhà nên các họa sĩ sơn mài Huế cùng bảo nhau phải làm một cái gì đó để khỏi ngập trong đám
  2. đông. Những ý tưởng của cá thể gặp nhau để thành cái chung. Phòng triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Huế ra đời, với sự hợp tác của Trung tâm Lê Bá Đảng. Phòng triển lãm được tổ chức sang trọng ở tầng 2 của Trung tâm trưng bày Lê Bá Đảng được liên hoàn trong chuỗi hoạt động của Festival. Nguồn gốc sơn mài Việt Nam như thế nào, có tự bao giờ? Các nhà nghiên cứu tìm kiếm và tranh luận đến nay vẫn chưa kết thúc, nhưng dòng chảy vẫn chảy, vẫn cứ sinh động. Từ những thể nghiệm đưa chất liệu sơn mài đầu tiên của các vị tiền bối xuất thân từ trường Mỹ Thuật Đông Dương đến nay, nghệ thuật sơn mài đã phát triển rực rỡ. Mặc dù có nhiều nước trên thế giới đã sử dụng chất liệu sơn mài để làm ra các sản phẩm mỹ nghệ và cả các sản phẩm mỹ thuật, nhưng sơn mài Việt Nam vẫn là cái riêng biệt và người ta xem như nó được xuất xứ ở Việt Nam, một loại chất liệu, một ngôn ngữ riêng mà người ta không thể lầm với của người khác. Sơn mài Huế ngày nay là hợp lưu những dòng chảy, từ nội tại của chính Huế, của các họa sĩ tiếp thu được của các bậc tiền bối ở miền Bắc vào và những kỹ thuật cùng những phương pháp mới ở phía Nam ra, từ tiếp cận những chất liệu kỹ thuật mới, đồng thời được trang bị cái nhìn mới, không câu nệ về kỹ thuật và hình thức, miễn hồ nó vẫn là tính chất sơn mài. Từ sự cởi mở đó, các họa sĩ Huế đã đến với sơn mài với lòng yêu mến trân quý nó, ngày càng có nhiều người đến với nghệ thuật tranh sơn
  3. mài, đã tìm tòi khám phá, đã có ít nhiều kết quả đáng ghi nhận và trân trọng. 42 tác phẩm của hơn 27 tác giả ở phòng triển lãm hôm nay, đó chưa phải là tất cả tác giả ở Huế nhưng đó xem như là một sự kiện vì là lần đầu tiên triển lãm chung chuyên đề tranh sơn mài trên đất Huế. Từ xưa đến nay chỉ có hai cuộc triển lãm mang tính tổng lực về sơn mài. Năm 1965- Triển lãm nghề sơn mài do Trung Tâm khuếch trương Tiểu công nghệ Huế tổ chức giới thiệu về nghề sơn. Còn 44 năm sau mới có một chuyên đề về tranh sơn mài như hôm nay. Điều ấy cho thấy đây là một cuộc triển lãm hết sức có ý nghĩa. Người thưởng ngoạn nhận ra sự thâm hậu nghề nghiệp của các họa sĩ thuộc bậc thượng thừa, nhưng cũng sẽ nhận ra sự bay bổng uyển chuyển, sinh động biến hóa của các bậc hậu bối, hứa hẹn một tương lai cho sơn mài của Huế. Người xem đã tìm thấy sự đa dạng phong cách và thú vị bởi sự tìm tòi kỹ thuật, bên cạnh sự trung thành những truyền thống, có những mạnh dạn phá vỡ những định kiến tạo cho người xem thú vị và lưu ý. Ngoài những tác phẩm sơn mài khổ lớn với lối diễn đạt quen thuộc, tỉ mẩn trong từng ô vuông, và đầy những ẩn nghĩa của họa sĩ Trương Bé để người xem chìm ngập trong suy tưởng, họa sĩ Nguyễn Thiện Đức với những mô típ dân gian, những ký hiệu lượm lờ trong những mảng màu ở một bố cục chặt chẽ, một khuôn thước chỉn chu như chính tác giả, Phạm Trinh với tham vọng đưa những ẩn dụ về sự sinh sôi trên cái
  4. nền truyền thống đầy cổ ngữ của hoành phi câu đối cũng tạo nên một cái lạ cho người xem cứ mãi chìm trong hoài niệm. Bên cạnh đó các tác giả trẻ như Nguyễn Đình Dàng lại lạ hóa với việc làm khung gương cho tranh sơn mài để tạo sự trong suốt bên sau cái gồ ghề chồng lên nhau từng khoảng màu quí lấp lánh độ nông sâu của tranh với những hình thù mờ ảo, như thực như mơ. ở Lê Phan Quốc; người ta thấy chất sơn mài ở tác phẩm của anh là đã được hiện đại nhờ hình và mảng, hay Hoàng Thanh Phong lại tìm ở cách thể hiện các tác phẩm thành hai mặt và được đính trên giá sắt, nhân tác phẩm đã trở thành tấm bình phong (paravan) người xem phải xem liên tục hai mặt mới hiểu hết tác phẩm của anh, hay sự tìm kiếm của Nguyễn Văn Hè ở tác phẩm Khoảng thời gian, Mặt trái...với bộ ba vẽ về người đàn bà trên nền bạc lá, những bù lon chốt chặt ở các không gian, những đồng đô la nổi chìm, những thân phận con người, những hoàn cảnh mà tác giả đề cập chính là những ray rứt để làm cho nghệ thuật gắn liền với cái hiện thực, những trói buộc và sự phá vỡ, cái đạo đức và tha hóa, cái còn và cái mất được tác giả khắc khoải để đưa vào tác phẩm, đó cũng chính là điều mà ta tìm thấy ở các tác giả trẻ trong phòng triển lãm này với sự khởi đầu tốt đẹp. Có lẽ các phòng triển lãm tranh chuyên đề sơn mài ở những lần sau sẽ có nhiều khuôn mặt mới, có những tìm tòi và đột phá mới. Đặng Mậu Tựu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2