intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuốc hoạ từ trà nhân trần cam thao

Chia sẻ: Nguyễn Văn Hạnh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:1

102
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

SGTT.VN Đã từng xảy ra nhiều vụ tai biến đông dược do uống nước nhân trần pha cam thảo thay trà không đúng cách. Người không có bệnh nếu thường xuyên uống nước nhân trần, cam thảo sẽ hại hơn lợi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuốc hoạ từ trà nhân trần cam thao

  1.  Chuốc hoạ từ trà nhân trần, cam thảo SGTT.VN ­ Đã từng xảy ra nhiều vụ tai biến đông dược do uống nước nhân trần pha cam thảo thay trà không  đúng cách. Người không có bệnh nếu thường xuyên uống nước nhân trần, cam thảo sẽ hại hơn lợi. Ảnh: N.E.O Nhân trần, cam thảo là hai vị thuốc phổ biến trong ẩm thực dưỡng sinh của nhiều người, không chỉ với người  bệnh mà còn cả với người khoẻ mạnh. Thay vì uống trà, nhiều người chọn uống nhân trần pha cam thảo để  vừa giải khát vừa tranh thủ được công dụng làm mát gan, giải độc, chống suy nhược, mệt mỏi... Không nên pha chung hai vị thuốc Theo đông y, nhân trần có vị đắng, cay, tính hàn, lợi mật, nhuận gan, chủ trị chứng hoàng đản viêm gan (vàng  da), viêm túi mật, giải cảm nhiệt, đau đầu, chảy nước mũi, đau họng, bụng đầy trướng, tiểu tiện bí,... và nhất là  các chứng bệnh của phụ nữ sau sinh. Còn cam thảo bổ khí, thanh nhiệt, giải độc, chủ trị các chứng tỳ vị hư  nhược, ho suyễn, hầu họng sưng đau, giải độc thuốc và thức ăn, chống suy nhược… Trong các phương thuốc  cổ truyền, cam thảo thường giữ vai trò là tá, nghĩa là có tác dụng dẫn thuốc vào kinh. Mặc dù cả hai vị thuốc đều có những công dụng tốt nhưng nếu phối hợp lại với nhau thì thành không tốt, bởi  cam thảo có tính chất giữ nước trong khi nhân trần lại giúp đào thải. Chính vì vậy, thói quen uống nhân trần  cho thêm cam thảo, chẳng những không có lợi mà còn tiềm ẩn nguy hại bởi tương tác thuốc, nhất là tăng  huyết áp. Phải rất thận trọng khi dùng Theo nguyên tắc điều trị, khi mật không tiết ra (mật viêm, tắc mật...) thì mới cần lợi mật và khi gan có vấn đề  thì mới phải nhuận gan. Nếu không có bệnh mà lại uống hàng ngày, nghĩa là bắt gan và mật không có nhu  cầu tiết cũng phải tiết, dẫn tới phải làm việc nhiều hơn nên dễ tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh. Đối với  phụ nữ mang thai, nếu không có bệnh lý về gan, không được bác sĩ chỉ định thì tuyệt đối không dùng nhân  trần, cam thảo bởi uống nhiều sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, dẫn đến người mẹ bị mất sữa hoàn toàn  hoặc chỉ có rất ít. Ngoài ra, do nhân trần lợi tiểu nên dẫn đến thải nhiều, nếu lượng nước và các chất dinh  dưỡng bị đào thải thường xuyên, sẽ không còn các chất dinh dưỡng để nuôi thai, khiến thai bị suy dinh dưỡng,  thậm chí chết lưu... một số nghiên cứu hiện đại cũng đã kết luận, dùng cam thảo hàng ngày (8g/ngày) trong  thời gian dài có thể làm giảm lượng testosteron, gây bất lực cho nam giới, đồng thời làm giảm miễn dịch, gây  phù toàn thân, tăng huyết áp và viêm loét dạ dày. Phụ nữ mang thai dùng nhiều cam thảo sẽ dễ bị đẻ non  hoặc sinh con dị tật, thiếu cân. Ngoài ra, các trường hợp viêm thận có các biểu hiện phù mí mắt, tiểu ít...; các trường hợp viêm gan, xơ gan...  đã có biểu hiện phù nề cũng không nên dùng cam thảo. Người bị tăng huyết áp hoặc huyết áp không ổn định  càng không nên dùng. Những trường hợp táo bón mạn tính do đại tràng thực nhiệt, nhất là ở những người yếu  mệt lâu ngày hoặc người cao tuổi… nếu dùng cam thảo sẽ là nguy cơ làm tăng khả năng táo bón. Các trường  hợp viêm phế quản mạn tính, ho nhiều kèm theo khó thở cũng không nên dùng cam thảo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2