intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương 3 Thiết bị ngoại vi và ghép nối

Chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Phương | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:45

142
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo bài thuyết trình 'chương 3 thiết bị ngoại vi và ghép nối', công nghệ thông tin, hệ điều hành phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương 3 Thiết bị ngoại vi và ghép nối

  1. CHƯƠNG 3: THIẾT BỊ NGOẠI VI & GHÉP NỐI I. MOUSE 1. Giới thiệu Chức năng: Là thiết bị đầu vào được thiết kế sao cho khi di chuyển chuột các mạch của nó sẽ chuyển tiếp các tín hiệu làm dịch chuyển một cách đồng bộ con trỏ của màn hình. Chức năng đơn giản nhất của chuột là định vị lại con trỏ, ta chỉ cần chỉ vào vị trí mới cần chuyển đến và click chuột. - Phân loại: Chuột cơ, chuột quang Chuột hữu tuyến, chuột vô tuyến Loại Touchpad (cho các Laptop)
  2. 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động A.Các thế hệ đầu tiên của chuột máy tính B.Cấu tạo chuột cơ 1.Sự di chuyển chuột làm xoay bi 2.Hai trục X,Y truyền động 3. Đĩa xoay có đục lỗ 4.Led phát hồng ngoại 5.Cảm biến thu quang
  3. -Nguyên lý hoạt động: Khi di chuyển chuột hòn bi sẽ lăn tròn và các cảm biến quang sẽ phát hiện sự chuyển động đó. Khi hòn bi xoay  xoay 2 trục vuông góc nhau  bánh xe (được đặt giữa 2 Diode phát và thu hồng ngoại) sẽ quay theo  Diode thu sẽ nhận được tín hiệu tương ứng với số “ô cửa” của bánh xe đi qua cặp Diode thu phát này. Tín hiệu thu được càng nhiều chuột di chuyển càng xa. Mạch xử lý tín hiệu sẽ kết hợp tỷ lệ tín hiệu theo chiều ngang và tính hiệu theo chiều dọc để tạo ra hướng di chuyển của con trỏ chuột. Hầu hết chuột được nối với PC qua cổng nối tiếp, qua đó chuột được cấp nguồn từ PC. Khi dịch chuyển hoặc nhấp chuột, nó sẽ phát ra 1 gói số liệu tới mạch ghép nối. Chương trình điều khiển chuột sẽ chuyển ngắt tới mạch ghép nối nối tiếp xác định, đọc gói số liệu và cập nhật các giá trị bên trong liên quan đến trạng thái phím nhấn cũng như vị trí của chuột để dịch chuyển con trỏ chuột trên màn hình tương ứng với vị trí của chuột.
  4. b. Chuột quang (optic mouse): - Cấu tạo: Chuột quang dùng công nghệ dẫn đường quang (Optical Navigtion Technology) để theo dõi sự di chuyển của chuột. Optical Navigaton Technology sử dụng một cảm biến quang (optical sensor), hệ thấu kính và nguồn phát ánh sáng đơn sắc (chủ yếu là LED đơn sắc).
  5. b. Chuột quang (optic mouse): - Cấu tạo: Left button Wheel Cảm biến quang Controller Led Right button
  6. b. Chuột quang (optic mouse): - Cấu tạo:
  7. Những bộ phận chính của chuột quang gồm: + Hệ thống quang (optical system) + Một chipset (IC) điều khiển + Vỏ (case) Hệ thống quang bao gồm: + Một cảm biến quang (IC màu đen 16 chân) + Thấu kính (Lends) được thiết kế đặc biệt để dẫn hướng ánh sáng từ LED chiếu sáng bề mặt rồi phản xạ lên trên cảm biến quang. Thấu kính được làm bằng plastic đặt biệt. + Một Diode phát ánh sáng đỏ (LED) + Một Clip để giữ cảm biến và LED.
  8. Clip LED Cảm biến quang Thấu kính
  9. - Nguyên lý hoạt động:
  10. -Nguyên lý hoạt động: -Dùng một LED chiếu sáng một khu vực của bề mặt làm việc, để làm lộ rõ cách sắp xếp hiển vi của các vùng sáng và các vùng tối của bề mặt làm việc. Những cấu trúc này được phản xạ vào trong cảm biến theo dõi mà thu những bức ảnh bề mặt ở tốc độ cao (1500 ảnh/s). LED phát ánh sáng làm sáng bề mặt phía dưới đáy của chuột. Ánh sáng từ LED phản ảnh những đặc tính kết cấu rất nhỏ (chỉ nhìn thấy dưới kính hiển vi) của bề mặt ra không gian. Một thấu kính bằng nhựa hội tụ ánh sáng được phản xạ từ những điểm rất nhỏ, gần nhau vào cảm biến hình thành một ảnh trên cảm biến. Cảm biến liên tục thu những bức ảnh khi chuột di chuyển. Cảm biến thu những bức ảnh rất nhanh đủ để cho những ảnh liên tiếp trùng khớp (giống nhau) một phần. Những ảnh sau đó được gửi đến Optical Navigation Engine (phương tiện dẫn đường quang) để xử lý.
  11. The Optical Navigation Engine nhận dạng những cấu trúc, đặc điểm khác nhau giữa những ảnh thu được và theo dấu sự di động của chúng. Hình sau minh họa cách làm này : The Navigation Engine nhận dạng những đặc điểm chung trong các ảnh lên tiếp để xác định hướng và lượng di chuyển. Ảnh B được chụp trong khi chuột đang di chuyển, một thời gian ngắn sau khi chụp ảnh A. Hình B giống như hình A nhiều điểm, dễ thấy hình B là hình A mà được dịch xuống và về phía trái.
  12. Hai ảnh được bắt liên tiếp khi chuột được quét sang bên phải và đi lên. Nhiều chỗ trực quan giống nhau có thể được nhận ra dễ dàng trong hai ảnh. Thông qua giải thuật xử lý ảnh, The Opticcal Navigation Engine nhận dạng những nét chung giữa hai ảnh này và xác định khoảng cách giữa chúng (khoảng cách không gian giữa điểm chụp được ảnh A và điểm chụp được ảnh B). Thông tin này sau đó được chuyển đổi thành tọa độ di chuyển X (theo phương ngang) và Y (theo phương thẳng đứng) để biểu thị sự di chuyển của chuột. Vị trí con trỏ chuột được định vị bằng cách kết hợp hai giá trị X và Y này.
  13. c. Chuột không dây ( Bluetooth mouse): Hầu hết các sản phẩm chuột không dây sử dụng công nghệ truyền tín hiệu sóng radio (RF) hay Bluetooth với đầu nhận giao tiếp qua cổng USB. Chuột không dây dùng công nghệ laser hay quang với độ phân giải lên tới 1000dpi, đây chính là hai yếu tố quyết định độ nhạy của chuột. Cần lưu ý chuột không dây sử dụng công nghệ Bluetooth chỉ thích hợp cho nhu cầu dùng chung với MTXT có hỗ trợ Bluetooth.
  14. d.Công nhệ Touchpad: Công nhệ Touchpad (hay còn gọi là Trackpad) là thiết bị điều khiển con trỏ chuột màn hình.Nó bao gồm một bề mặt đặc biệt,có thể chuyển sự di chuyển và vị trí ngón tay người dùng thành vị trí con trỏ chuột trên màn hình.Thường thì Touchpad có kích thước 40cm2 (6 inch2).Hoạt động dựa theo nguyên lí của cảm biến tiếp xúc. Nguyên lí hoạt động của Touchpad theo 2 phương pháp chính:Cảm biến điện dung và Cảm biến điện cảm.Công nghệ phổ biến nhất iện nay là cảm biến điện dung của ngón tay.
  15. Phân bổ tần số
  16. II. KEYBOARD 1. Giới thiệu Bàn phím là thiết bị dùng để nhập dữ liệu vào máy tính. Dữ liệu từ bàn phím là các ký, số và các lệnh điều khiển. 2. Cấu tạo: Thành phần cơ bản của bàn phím là phím ấn. Phím ấn có tác dụng như một cảm biến lực và được dùng để chuyển lực ấn thành một đại lượng điện. Ðại lượng điện này sẽ được xử lý tiếp thành một tín hiệu số để truyền đến máy vi tính. Vì vậy phím ấn được phân loại tùy theo nguyên tắc cảm biến như sau: - Phím cảm biến điện trở (thay đổi về điện trở), - Phím cảm biến điện dung (thay đổi về điện dung), - Phím cảm biến điện từ (thay đổi về dòng điện theo hiệu ứng Hall).
  17. Mỗi phím trên bàn phím tương ứng với 1 công tắc nối giữa chân hàng A và chân cột B, như vậy mỗi phím có 1 địa chỉ hàng và cột duy nhất. Các phím này được lập trình để tạo ra các mã nhị phân 11 bit (8 bit dữ liệu gọi là mã quét bàn phím và 3 bit điều khiển) gửi về máy tính khi phím được ấn.
  18. Ví dụ: Khi ấn 1 số phím thì bàn phím sẽ gửi mã quét bàn phím (dạng nhị phân) về máy tính như sau: Mã quét bàn phím được nạp vào bộ nhớ đệm trên RAM, sau đó HĐH sẽ dịch các mã nhị phân thành các ký tự tương ứng theo bảng mã ASCII
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2