Chương 4 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server
lượt xem 50
download
Mục tiêu: Kết thúc chương, học viên có thể: Hiểu được các chức năng của SQL Server Hiểu được các chức năng mở rộng, các đặc tính và ưu điểm của SQL Server Hiểu được những dịch vụ của SQL Server Làm việc với hệ quản lý CSDL (Enterprise Manager), bộ phân tích truy vấn (Query Analyzer) Hiểu rõ cách sử dụng tệp cơ sở dữ liệu (database file) và log file
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chương 4 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server
- SQL Server Chương 4 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server Mục tiêu: Kết thúc chương, học viên có thể: Hiểu được các chức năng của SQL Server Hiểu được các chức năng mở rộng, các đặc tính và ưu điểm của SQL Server Hiểu được những dịch vụ của SQL Server Làm việc với hệ quản lý CSDL (Enterprise Manager), bộ phân tích truy vấn (Query Analyzer) Hiểu rõ cách sử dụng tệp cơ sở dữ liệu (database file) và log file Hiểu rõ cách làm thế nào để tạo và xoá cơ sở dữ liệu trong SQL Server Nắm được các thao tác bảo trì CSDL Giới thiệu Trong phần trước, chúng ta đã tìm hiểu các đặc điểm của một hệ quản trị CSDL quan hệ (RDBMS) thông dụng là MS Access. Chúng ta đã biết cách tạo CSDL và bảng trong MS Access, cách đặt khóa chính và cách tạo mối quan hệ giữa các bảng. Chúng ta cũng biết cách xuất dữ liệu (export data), thu gọn và sửa chữa khôi phục lại cơ sở dữ liệu. Trong phần trước, chúng ta đã được giới thiệu về SQL Server, các đặc điểm cơ bản và cơ chế làm việc của nó. Phần này, chúng ta sẽ phân biệt cơ chế lưu trữ dữ liệu bên trong của SQL Server và MS Access, học cách tạo lập và quản lí dữ liệu trong SQL Server. 4.1 Giới thiệu SQL Server 2000 Vào những năm 1980, tập đoàn Microsoft và Sybase cùng hợp tác với nhau cho ra đời hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ đa năng gọi là “SQL Server”. Sau đó ra đời phiên bản SQL Server 6.5, Microsoft và Sybase đã tách riêng và SQL Server đã trở thành sản phẩm cạnh tranh. Phiên bản mới nhất, SQL Server 2000 là phiên bản đánh dấu tầm quan trọng của SQL Server. SQL Server 2000 cung cấp một hệ thống quản lí dữ liệu lớn dành cho doanh nghiệp. SQL Server 2000 có các phiên bản khác nhau, tuỳ thuộc vào yêu cầu thực thi và cấu hình tại chế độ chạy thực. SQL Server chia thành các phiên bản sau: SQL Server 2000 Enterprise Edition SQL Server 2000 Standard Edition SQL Server 2000 Personal Edition SQL Server Developer Edition SQL Server 2000 Desktop Engine SQL Server 2000 Windows CE Edition Trong tất cả các phiên bản trên, bản SQL Server 2000 Enterprise Edition được ứng dụng rộng rãi do hỗ trợ đầy đủ và mạnh mẽ về khả năng đáp ứng và độ tin cậy. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 59
- SQL Server 4.1.1 Tìm hiểu các đặc điểm của SQL Server Chúng ta xét một vài các đặc điểm chính của SQL Server 2000. Dễ cài đặt Nhằm đáp ứng mục đích dễ cài đặt, dễ sử dụng và dễ quản lý, SQL Server 2000 cung cấp một tập hợp các công cụ để quản trị và phát triển. Mềm dẻo và khả năng dễ dùng Đây là phiên bản cơ sở dữ liệu có thể làm việc trên nhiều hệ thống khác nhau từ máy tính xách tay cài đặt hệ điều hành Windows 98 đến máy tính server cài đặt phiên bản Windows 2000 Data Center. Hỗ trợ mô hình Client/Server SQL Server được thiết kế theo mô hình khách/chủ (Client/Server). Trong mô hình này, máy khách và máy chủ như tham gia vào một hội thoại theo cơ chế ‘yêu cầu – đáp ứng’ (request – response). Một ứng dụng chạy trên máy khách và yêu cầu dữ liệu từ máy chủ. Phía máy chủ xử lý các yêu cầu từ phía ứng dụng và chỉ gửi về các dữ liệu được yêu cầu bởi máy khách. Do đó, các công việc được tách biệt giữa máy khách và máy chủ. Công việc phía máy trạm là yêu cầu dữ liệu bằng cách sử dụng các câu lệnh được diễn tả bằng ngôn ngữ cơ sở dữ liệu, trong khi đó công việc phía máy chủ là xử lý các yêu cầu và gửi kết quả trả về phía máy khách. Tính tương thích với hệ điều hành Là một sản phẩm của Microsoft, SQL Server 2000 chạy trên nền Windowss NT 4 và Windows 2000. Yêu cầu tối thiểu để chạy các phiên bản SQL Server 2000 là phải cài đặt bản Service Pack (SP) từ phiên bản 5 trở đi. Thích hợp nhiều giao thức Một giao thức là một tập hợp các qui tắc đã được chuẩn hóa. Trong cuộc sống, chúng ta cũng phải tuân theo những tiêu chuẩn và nguyên tắc nhất định đối với ngôn ngữ mà chúng ta nói hàng ngày. Trong môi trường mạng máy tính cũng như vậy. Đối với máy tính, để giao tiếp (nói chuyện) với nhau, có sự gửi và nhận những gói dữ liệu, máy tính ở cả hai phía phải sử dụng một ngôn ngữ chung để nói chuyện, gọi là giao thức (Protocol). SQL Server 2000 hỗ trợ hầu hết những giao thức thông dụng như AppleTalk, TCP/IP. Kho dữ liệu (Data Warehousing) SQL Server cung cấp một vài công cụ để xây dựng kho dữ liệu. Sử dụng DTS designer, bạn có thể định nghĩa các bước thực hiện, luồng công việc và chuyển đổi dữ liệu để xây dựng kho dữ liệu từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau. SQL Server cũng cung cấp nhiều công cụ để phân tích dữ liệu dựa trên các câu hỏi bằng tiếng Anh. Dữ liệu đã được lấy ra và phân tích được dùng trong quá trình phân tích dữ liệu trực tuyến. Tương thích (ANSI/ISO SQL-92) Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 60
- SQL Server SQL Server tuân theo các chuẩn ANSI/ISO SQL-92. Microsoft cũng đưa thêm một số mở rộng vào ngôn ngữ SQL, gọi là ‘Transact – SQL’. Hỗ trợ việc nhân bản dữ liệu (Data Replication Support) SQL Server 2000 hỗ trợ việc nhân bản dữ liệu (Data replication). Điều này có nghĩa là có hai hay nhiều bản sao của CSDL được đồng bộ để những thay đổi trên một bản sẽ được cập nhật vào các bản khác. Tìm kiếm (Full-Text) Tìm kiếm full-text cho phép tìm kiếm theo các kí tự. Nó cũng có thể tìm kiếm theo từ hoàn chỉnh hay cụm từ. Indexing wizard tạo index trên một bảng nhất định. Wizard này có thể tìm thấy trong Enterprise Manager. Nó chứa tất cả các dữ liệu cần thiết để tìm kiếm từ/ cụm từ. Sách hướng dẫn trực tuyến (Books Online) Books Online là một thành phần thêm vào, và sẽ tốn không gian trên server. Trợ giúp dưới dạng một quyển sách giúp cho việc tìm kiếm theo bất kì chủ đề nào rất dễ dàng. 4.1.2 Cài đặt SQL Server Trước khi cài đặt SQL Server, bạn phải đảm bảo các yêu cầu về phần mềm và phần cứng được đáp ứng. Các yêu cầu phần mềm và phần cứng cho việc cài đặt SQL Server bao gồm: Các yêu cầu phần cứng của SQL Server được liệt kê trong bảng sau. Thành phần phần cứng Yêu cầu Bộ vi xử lý Intel compatible 32-bit CPU (166 MHZ hoặc cao hơn) Không gian đĩa Cài đặt tối thiều cần 95 MB; cài đặt đầy đủ 270 MB Card Mạng Cần thiêt khi máy trạm được kết nối với máy chủ RAM 128 MB CD-ROM Cần thiết cho cài đặt từ CD Table 4.1: Các yêu cầu phần cứng của SQL Server Các yêu cầu phần mềm của SQL Server 2000 là: Windows 98, Windows NT Server 4.0 với Service Pack 5 hoặc cao hơn, Windows NT Workstation 4.0 với Service Pack 5 hoặc cao hơn hay Windows 2000 (tất cả các phiên bản). Internet Explorer 5.0 hoặc cao hơn Để cài đặt một bản cục bộ, đơn giản, người sử dụng có thể lựa chọn cài đặt một bản mới (New) hoặc cài thêm (Additional). Sau khi nhập thông tin người dùng và số ID của sản phẩm, người dùng có thể chọn các thành phần sẽ được cài đặt. Sau đó người sử dụng có thể lựa chọn cài đặt hoặc là Connectivity only, Client tools only (bao gồm các thành phần kết nối) hoặc Complete Server and Client tools (bao gồm đầy đủ các công cụ trên máy chủ và máy khách). Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 61
- SQL Server Nếu người sử dụng chọn việc cài đặt CSDL quan hệ SQL Server 2000 gồm cả các công cụ trên máy chủ và máy khách, người sử dụng sẽ lựa chọn hoặc đặt một tên khác (named instance) hoặc dùng tên mặc định (default instance) cho SQL Server 2000 Sau khi lựa chọn tên mặc định hay đặt tên mới cho SQL Server, màn hình lựa chọn kiểu cài đặt hiện ra. Tùy theo các đặc trưng của hệ thống và những xác lập trong quá trình cài đặt, các lựa chọn khác có thể xuất hiện. 4.2 Môi trường ứng dụng tích hợp của SQL Server 2000 Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu Enterprise Manager, các thể hiện của SQL Server 2000 ( SQL Server 2000 instance) và đăng nhập vào chúng, các CSDL hệ thống, T-SQL, Query Analyzer và trợ giúp trực tuyến. 4.2.1 SQL Server Enterprise Manager SQL Server Enterprise Manager là công cụ quản trị chính của SQL Server 2000 và cung cấp giao diện cho phép người sử dụng định nghĩa các nhóm máy chủ chạy SQL Server 2000, đăng ký từng máy chủ vào nhóm, thiết lập cấu hình tất cả các lựa chọn của SQL Server 2000 cho mỗi máy chủ đã đăng ký, tạo và quản trị tất cả các CSDL của SQL Server 2000, các đối tượng, đăng nhập, người sử dụng, và quyền trên mỗi máy chủ đã đăng ký SQL Server Enterprise Manager có thể được gọi bằng cách lựa chọn biểu tượng ‘Enterprise Manager’ trong nhóm chương trình Microsoft SQL Server. Chúng ta có thể đăng nhập vào một thể hiện của SQL Server 2000 bằng bất kỳ công cụ quản trị nào hoặc từ dấu nhắc dòng lệnh. Khi ta đăng nhập vào một thể hiện của SQL Server 2000 bằng một công cụ quản trị như SQL Server Enterprise Manager hay SQL Query Analyzer, chúng ta được yêu cầu nhập tên máy chủ, login ID, và mật khẩu nếu cần. Quá trình đăng nhập phụ thuộc vào việc SQL Server 2000 sử dụng chế độ xác thực nào: Windows Authentication (xác thực của Windows), hay mixed mode (xác thực kết hợp của Windows và SQL Server). Nếu SQL Server sử dụng Windows Authentication bạn không cần phải cung cấp login ID mỗi khi bạn truy cập vào SQL Server. Thay vào đó, SQL Server 2000 tự động đăng nhập sử dụng tài khoản đăng nhập vào Windows NT của bạn. Một CSDL là một tập hợp dữ liệu được lưu trong các tệp trên đĩa cứng. Một CSDL chứa nhiều tệp để có thể lưu được toàn bộ dữ liệu thực. SQL Server 2000 có hai kiểu CSDL CSDL Hệ thống CSDL người dùng Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 62
- SQL Server CSDL hệ thống (System databases) chứa thông tin về SQL Server 2000. SQL Server 2000 sử dụng CSDL hệ thống để vận hành và quản lý các CSDL người dùng. Các CDSL người dùng được tạo ra bởi người sử dụng. Cả hai kiểu CSDL đều lưu trữ dữ liệu. Các CSDL hệ thống là master, model, msdb, và tempdb. CSDL mẫu là pubs và Northwind. Để nhập dữ liệu vào trong các bảng của bất kể một CSDL mẫu nào, bạn phải chỉ ra CSDL tương ứng, lựa chọn bảng và kích chuột phải lên nó để hiển thị menu ‘shortcut’. Từ menu shortcut, chọn Open Table và Return all Rows. Sau đó nhập dữ liệu thích hợp vào bảng. Figure 4.1: CSDL mẫu NorthWind với dữ liệu có sẵn Chú ý: Các CSDL hệ thống không nên thay đổi, việc thay đổi chúng có thể làm máy chủ ngừng hoạt động. 4.2.2 Giới thiệu T-SQL Các chuẩn đã có của SQL không đủ khả năng để giải quyết tất cả các vấn đề gặp phải khi lập trình trên CSDL quan hệ. Để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng người dùng, nhà cung cấp CSDL bắt đầu mở rộng ngôn ngữ SQL thêm vào những tính năng được cải tiến từ các chức năng cơ bản của SQL. Transact-SQL (còn được gọi là T-SQL) là một tập hợp những sự mở rộng khả năng lập trình trong SQL của Microsoft. Một số tính năng thêm vào SQL bao gồm kiểm soát giao dịch, xử lý lỗi, xử lý bản ghi. Thậm chí một vài thao tác đơn giản khác, chẳng hạn tạo một index hoặc thực hiện một thao tác có điều kiện, là sự mở rộng của ngôn ngữ SQL. Transact-SQL không phải là một sản phẩm độc lập. Nó không thể sử dụng để viết ứng dụng một cách trực tiếp. Thay vào đó, Transact-SQL là thành phần chính có các chức năng lập trình bên trong các CSDL quan hệ cung cấp bởi SQL Server 2000. Transact-SQL cho phép bạn khai báo và sử dụng các biến và hằng cục bộ bên trong một đối tượng Transact-SQL. Những biến và hằng này phải là một kiểu dữ liệu mà CSDL có thể hiểu được, như VARCHAR hoặc INT. Các kiểu dữ liệu với mục đích đặc biệt tồn tại bên trong Transact-SQL để phục vụ chức năng đặc biệt. Ví dụ, kiểu dữ liệu IDENTITY được sử dụng để lưu bộ đếm số tăng tự động cho một trường trong một bảng nhất định. 4.2.3 SQL Query Analyzer Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 63
- SQL Server SQL Server 2000 cung cấp hai công cụ để làm việc là: Enterprise Manager Query Analyzer Enterprise Manager đã được xem xét trong phần trước. Query Analyzer là một giao diện đồ họa cho phép người phát triển hoặc người quản trị có thể thực hiện một cách dễ dàng các tác vụ hàng ngày như truy vấn các bảng, thao tác với dữ liệu trong các bảng. SQL Server Query Analyzer có thể được gọi bằng cách chọn biểu tượng ‘Query Analyzer’ trong nhóm chương trình Microsoft SQL Server. Cửa sổ của SQL Query Analyzer được hiển thị như hình 4.2. Hình 4.2: Query Analyzer 4.2.4 Sử dụng trợ giúp trực tuyến SQL Server 2000 có cách thức cung cấp phần trợ giúp mới. Books Online là tiện ích trợ giúp trực tuyến của SQL Server 2000, hướng dẫn theo các chủ đề từ việc cài đặt SQL Server 2000 đến việc tạo và quản trị các cơ sở dữ liệu, cách sử dụng Enterprise Manager và Query Analyzer. Books Online cung cấp trợ giúp theo 3 dạng khác nhau. Trang Content, và Index giúp ta có thể tìm kiếm ngay mục chúng ta cần. Cuối cùng là trang Search. Cửa sổ Books Online của SQL Server được hiển thị như trong hình 4.3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 64
- SQL Server Hình 4.3: Các sách trực tuyến 4.3 Quản trị CSDL trong SQL Server 2000 Bây giờ chúng ta đã được giới thiệu sơ lược về SQL Server 2000, các công cụ mà nó cung cấp, và T-SQL, chúng ta sẽ làm việc thực sự với SQL Server 2000 để tạo và quản lý các CSDL. 4.3.1 Các tệp CSDL và Log Không giống với Access, SQL Server 2000 ánh xạ một CSDL thành một tập các tệp của hệ điều hành. Dữ liệu và phần log không bao giờ được ghi trong cùng một tệp. Các CSLD SQL Server 2000 có ba loại tệp sau: Các tệp dữ liệu sơ cấp Các tệp dữ liệu thứ cấp Các tệp Log Tệp dữ liệu sơ cấp (Primary data file) là điểm bắt đầu của CSDL và chỉ đến các tệp khác trong CSDL. Mỗi CSDL có một tệp dữ liệu sơ cấp. Các tệp dữ liệu thứ cấp (Secondary data files) bao gồm tất cả các tệp dữ liệu. Một vài CSDL có thể không có bất kỳ tệp dữ liệu thứ cấp nào, một vài CSDL khác lại có nhiều tệp dữ liệu thứ cấp. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 65
- SQL Server Các tệp Log: chứa thông tin ghi lại các thay đổi trên CSDL để khôi phục CSDL. Mỗi CSDL phải có ít nhất một tệp log, và cũng có thể nhiều hơn. 4.3.2 Tạo và xoá các CSDL người dùng Như chúng ta đã biết, các CSDL hệ thống không nên bị thay đổi, vì nếu bị thay đổi chúng có thể làm cho máy chủ không hoạt động được nữa. Các CSDL có thể được tạo và xoá bằng cách sử dụng Enterprise Manager hoặc các câu lênh T-SQL. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu cả hai cách này. Tạo và xoá các CSDL bằng Enterprise Manager Để tạo một CSDL bằng Enterprise Manager, chúng ta mở Enterprise Manager và chọn Databases. Một danh sách các CSDL đã tạo trong SQL Server group sẽ được hiện ra. Chúng ta chọn menu Action trên thanh menu và chọn New Database từ menu sổ xuống. Cửa sổ các thuộc tính của CSDL được hiển thị như trong hình 4.4 Hình 4.4: Các thuộc tính của CSDL Chúng ta đặt tên cho CSDL là Flights. Sau đó CSDL Flights được hiển thị trong cửa sổ của Enterprise Manager như hình 4.5. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 66
- SQL Server Hình 4.5: Tạo CSDL ngưòi dùng bằng Enterprise Manager Chúng ta cũng có thể tạo một CSDL sử dụng Wizard trong SQL Server bằng cách chọn Wizards từ menu Tools. Hình 4.6: Using Wizards Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 67
- SQL Server Hình 4.7: Sử dụng Create Database Wizards để tạo lập CSDL Thực hiện theo các bước trong Wizard, chúng ta có thể tạo được CSDL Hình 4.8: Sử dụng Create Database Wizards để tạo lập CSDL Xóa CSDL trong SQL Server 2000 khá dễ dàng. Bạn lựa chọn CSDL cần xóa, sau đó từ menu Action chọn mục Delete giống như hình 4.9. Sau khi người dùng đồng ý sẽ xóa CSDL, SQL Server 2000 sẽ gỡ bỏ CSDL đó. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 68
- SQL Server Hình 4.9: Xoá CSDL Bên cạnh việc tạo và xóa CSDL dùng Enterprise Manager, bạn cũng có thể dùng các câu lệnh Transact-SQL để tạo và xóa CSDL. Câu lệnh T-SQL để tạo một CSDL là: CREATE DATABASE Câu lệnh trên tạo một CSDL mới, và tạo ra các file dùng để lưu CSDL, hoặc cho phép gắn một CSDL đã tồn tại trước đó vào CSDL mới. Một trong những tham số quan trọng cần phải chỉ ra trong câu lệnh trên là tên của CSDL mới. Tên của CSDL không được trùng với tên các CSDL khác trên server và tuân theo các qui tắc về đặt tên. Hình 4.10: Sử dụng Transact-SQL để tạo lập CSDL Chúng ta cũng có thể sử dụng T-SQL để gỡ bỏ CSDL khi không cần đến Câu lệnh DROP DATABASE dùng để gỡ bỏ một hoặc nhiều CSDL từ SQL Server 2000. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 69
- SQL Server Hình 4.11: Sử dụng Transact-SQL để tạo lập CSDL 4.3.3 Cấu hình các tuỳ chọn CSDL Chúng ta có thể thiết lập cấu hình các CSDL SQL Server 2000 bằng cách sử dụng lệnh EXECUTE (EXEC). Lệnh này nhận một thủ tục lưu sẵn (stored procedure) là một tham số cho nó. Thủ tục sp_dboption thường được cung cấp làm tham số cho lệnh EXEC. Thủ tục sp_dboption hiển thị hay làm thay đổi các tùy chọn của CSDL. Lệnh này không nên sử dụng đối với CSDL master hay tempdb. Ví dụ, để đặt CSDL ‘pubs’ ở dạng chỉ đọc, chúng ta có thể thực hiện lệnh sau: EXEC sp_dboption ‘pubs’, ‘read only’, ‘True’ Sau khi thực hiện câu lệnh trên, CSDL không cho phép ghi dữ liệu vào, nó chỉ cho phép đọc mà thôi. Một tùy chọn khác có thể đi kèm với sp_dboption là autoshrink. SQL Server 2000 cho phép các tệp trong CSDL có thể được giảm kích thước (shrunk) để loại bỏ các phần không sử dụng và tạo ra nhiều không gian trống hơn. Các tệp tin CSDL có thể được làm giảm kích thước bằng tay hay tự động thực hiện sau một khoảng thời gian nhất định. Quá trình làm giảm kích thước (shrinking) có thể được thiết lập để chạy ở chế độ background trong khi các công việc khác vẫn tiếp tục chạy. EXEC sp_dboption ‘pubs’, autoshrink, true Câu lệnh này thiết lập tệp tin CSDL ‘pubs’ một cách hợp lý cho việc làm giảm kích thước định kỳ một cách tự động. Thông thường SQL Server 2000 cho phép nhiều người sử dụng truy cập vào cùng một CSDL. Nếu chúng ta muốn thay đổi tùy chọn này, chúng ta có thể sử dụng câu lệnh sau để cho phép duy nhất một người sử dụng truy cập vào CSDL tại một thời điểm. EXEC sp_dboption ‘pubs’, single_user 4.3.4 Giảm kích thước của CSDL (Shrinking databases) Câu lệnh DBCC có thể được dùng để giảm (shrink) kích thước của các tệp dữ liệu trong CSDL. Chúng ta dùng tùy chọn SHRINKDATABASE để chỉ ra tên CSDL cần làm giảm kích thước và phần trăm không gian trống có thể tạo ra được. Ví dụ, Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 70
- SQL Server DBCC SHRINKDATABASE(PUBS, 10) Câu lệnh này sẽ làm giảm kích thước các tệp tin trong CSDL để tạo ra 10% khoảng trống. 4.3.5 Dịch chuyển CSDL (Moving databases) Để dịch chuyển CSDL, chúng ta cũng có thể sử dụng chức năng CopyWizard hoặc các câu lệnh Transact SQL. Chúng ta cần có quyền “sysadmin” để có thể sử dụng chức năng CopyWizard để dịch chuyển CSDL. Nếu chúng ta đang làm việc với hệ điều hành Microsoft Windows NT 4.0 hoặc Microsoft Windows 2000, thì tài khoản làm việc của chúng ta phải có quyền quản trị trên cả máy chủ nguồn và máy chủ đích. Chúng ta có thể kích chuột vào menu Tools và sau đó chọn vào tuỳ chọn Wizard để xuất hiện hộp thoại như hình 4.12 Hình 4.12: Lựa chọn Copy Database Wizard Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 71
- SQL Server Khi sử dụng Copy Database Wizard, bạn phải chỉ ra những thông tin dưới đây: Máy chủ nguồn chứa CSDL cần dịch chuyển hoặc sao chép Máy chủ đích, nơi sẽ chứa CSDL sao chép hoặc dịch chuyển tới. Trên máy chủ đích, CSDL giữ nguyên tên giống như tên tại máy chủ nguồn. Do đó, chỉ khi trên máy chủ đích không có CSDL có tên giống tên CSDL đang sao chép hoặc di chuyển tới thì chúng ta mới có thể sao chép hoặc di chuyển được. CSDL không thể đổi tên trong suốt quá trình di chuyển hoặc sao chép. Để tránh xung đột này, chúng ta phải đổi tên CSDL trước khi di chuyển hoặc sao chép CSDL. CSDL cần dịch chuyển hoặc sao chép Các đối tượng khác cần dịch chuyển hoặc sao chép (ví dụ, logins, các đối tượng dùng chung từ CSDL chủ, jobs và các kế hoạch bảo trì, các thông báo lỗi do người sử dụng tự định nghĩa) Lịch để sao chép hoặc di chuyển CSDL, nếu bạn muốn thực hiện lại các thao tác sao chép, dịch chuyển vào lần sau Hình 4.13: Copy Database Wizard Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 72
- SQL Server Tóm tắt SQL Server 2000 cung cấp một hệ thống quản lí dữ liệu lớn dành cho doanh nghiệp. SQL Server 2000 có các phiên bản khác nhau: • SQL Server 2000 Enterprise Edition • SQL Server 2000 Standard Edition • SQL Server 2000 Personal Edition • SQL Server Developer Edition • SQL Server 2000 Desktop Engine • SQL Server 2000 Windows CE Edition Đặc điểm của SQL Server: • Dễ cài đặt • Mềm dẻo và khả năng dễ dùng • Hỗ trợ mô hình Client/Server • Tính tương thích với hệ điều hành • Thích hợp nhiều giao thức • Data Warehousing • Tương thích ANSI/ISO SQL-92 • Hỗ trợ việc tạo bản sao dữ liệu (Data Replication Support) • Tìm kiếm Full-Text • Books Online Yêu cầu cấu hình phần cứng để cài đặt SQL Server 2000 là: Thành phần phần cứng Yêu cầu Bộ vi xử lý Intel compatible 32-bit CPU (166 MHZ hoặc cao hơn) Dung lượng đĩa Cài đặt tối thiểu 95 MB; Cài đặt đầy đủ 270 MB Card mạng Cần thiết nếu máy trạm cần kết nối tới máy chủ RAM 128 MB CD-ROM Cần thiết để cài đặt từ CD Yêu cầu phần mềm để cài đặt SQL Server 2000 là: • Windows 98, Windows NT Server 4.0 với Service Pack 5 hoặc phiên bản sau, Windows NT • Workstation 4.0 với Service Pack 5 hoặc phiên bản sau hoặc Windows 2000 (tất cả các phiên bản). • Internet Explorer 5.0 hoặc phiên bản sau SQL Server Enterprise Manager là công cụ quản trị chính của SQL Server 2000 SQL Server Enterprise Manager là công cụ quản trị chính của SQL Server 2000 và cung cấp một giao diện cho phép người sử dụng định nghĩa các nhóm máy chủ chạy SQL Server 2000, đăng ký từng máy chủ vào một nhóm, thiết lập cấu hình tất cả các lựa chọn của SQL Server 2000 cho mỗi máy chủ đã đăng ký, tạo và quản trị tất cả các CSDL SQL Server 2000, các đối tượng, đăng nhập, người sử dụng, và quyền trên mỗi máy chủ đã đăng ký Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 73
- SQL Server SQL Server Enterprise Manager có thể được gọi bằng cách lựa chọn biểu tượng ‘Enterprise Manager’ trong nhóm chương trình Microsoft SQL Server. Chúng ta có thể đăng nhập vào một thể hiện của SQL Server 2000 bằng bất kỳ công cụ quản trị nào hoặc từ dấu nhắc dòng lệnh. Một CSDL là một tập hợp dữ liệu được lưu trong các tệp trên đĩa cứng. Một CSDL chứa nhiều tệp để có thể lưu được toàn bộ dữ liệu thực. SQL Server 2000 có hai kiểu CSDL • CSDL Hệ thống • CSDL người dùng CSDL hệ thống (System databases) chứa thông tin về SQL Server 2000. SQL Server 2000 sử dụng CSDL hệ thống để vận hành và quản lý các CSDL người dùng. CSDL người dùng được tạo lập bởi người sử dụng Transact-SQL (cũng được gọi T-SQL) là một tập mở rộng khả năng lập trình trong SQL của Microsoft. Một số tình năng thêm vào SQL bao gồm kiểm soát giao dịch, xử lý lỗi, xử lý bản ghi. Transact-SQL cho phép bạn khai báo và sử dụng các biến và hằng bên trong một đối tượng Transact-SQL. SQL Server 2000 cung cấp hai công cụ để làm việc là: • Enterprise Manager • Query Analyzer Query Analyzer là một giao diện cho phép người phát triển hoặc người quản trị có thể thực hiện một cách dễ dàng các tác vụ hàng ngày như vấn tin các bảng, thao tác với dữ liệu trong các bảng. SQL Server 2000 có cách thức cung cấp phần trợ giúp mới. Books Online là tiên ích trợ giúp trực tuyến của SQL Server 2000, hướng dẫn theo các chủ đề từ việc cài đặt SQL Server 2000 đến việc tạo và quản trị CSDL, cách sử dụng Enterprise Manager và Query Analyzer. Các CSDL SQL Server 2000 có ba loại tệp như: • Các tệp dữ liệu sơ cấp • Các tệp dữ liệu thứ cấp • Các tệp Log Tệp dữ liệu sơ cấp (Primary data file) là điểm bắt đầu của CSDL và chỉ đến các tệp khác trong CSDL. Mỗi CSDL có một tệp dữ liệu sơ cấp. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 74
- SQL Server Các tệp dữ liệu thứ cấp (Secondary data files) bao gồm tất cả các tệp dữ liệu. Một vài CSDL có thể không có bất kỳ tệp dữ liệu thứ cấp nào, một số các CSDL khác lại có nhiều tệp dữ liệu thứ cấp. Các tệp Log chứa thông tin ghi lại những thay đổi trên CSDL để khôi phục lại CSDL. Mỗi CSDL phải có ít nhất một tệp log, và cũng có thể nhiều hơn. CSDL có thể được tạo và xoá bằng cách sử dụng Enterprise Manager hoặc câu lệnh T- SQL. Câu lệnh T-SQL để tạo lập một CSDL là CREATE DATABASE Câu lệnh DROP DATABASE dùng để gỡ bỏ một hoặc nhiều CSDL từ SQL Server 2000. Chúng ta có thể cấu hình lại SQL Server 2000 bằng cách sử dụng lệnh EXECUTE (EXEC) Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 75
- SQL Server `Kiểm tra sự tiến bộ 1. _______________________là công cụ quản trị chính của SQL Server 2000. 2. SQL Server 2000 đưa ra 2 công cụ làm việc, ___________ và ____________. 3. SQL Server Enterprise Manager có thể thực hiện bằng cách lựa chọn biểu tượng______________ trong nhóm Microsoft SQL Server program. 4. ________________________ là bộ trợ giúp trực tuyến của SQL Server 2000. 5. _________________ CSDL chứa thông tin về SQL Server 2000. 6. ___________ là một tập hợp những mở rộng khả năng lập trình đưa vào SQL của Microsoft. Một số tình năng thêm vào SQL bao gồm kiểm soát giao dịch, xử lý lỗi, xử lý bản ghi. 7. _______________lưu tất cả các thông tin về log được sử dụng để khôi phục CSDL. 8. Enterprise Manager là một giao diện đồ hoạ có chức năng phát triển và quản trị có thể thực hiện các công việc như truy vấn các bảng, thao tác dữ liệu trong bảng một cách dễ dàng (Đúng/Sai) 9. ____________ lệnh có thể sử dụng để làm giảm kích thước các tệp tin dữ liệu trong CSDL 10. Lệnh T-SQL để tạo lập CSDL là ____________________. 11. Chúng ta có thể cấu hình CSDL SQL Server 2000 bằng cách sử dụng lệnh EXECUTE (EXEC). (Đúng/Sai) Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 76
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access: Chương 3,4: Một số thao tác trên CSDL/ Query
94 p | 212 | 51
-
Bài giảng Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Chương 4 - ThS. Nguyễn Minh Vi
17 p | 311 | 32
-
Bài giảng Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Chương 4 - Phạm Thị Bạch Huệ
26 p | 206 | 23
-
Bài giảng Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle: Chương 4 - Ngô Thùy Linh
40 p | 105 | 18
-
Bài giảng Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Chương 4 - ĐH Công nghiệp Thực phẩm
92 p | 155 | 11
-
Bài giảng Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Chương 4 - GV. Đặng Thị Kim Anh
62 p | 109 | 10
-
Bài giảng Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Chương 4 - ThS. Trần Văn Ước
65 p | 111 | 10
-
Bài giảng Công nghệ thông tin: Quản trị cơ sở dữ liệu
24 p | 70 | 7
-
Bài giảng Hệ quản trị CSDL FoxPro: Chương 4 - CĐSP Quảng Trị
13 p | 126 | 7
-
Bài giảng Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server: Chương 4 - Nguyễn Thị Mỹ Dung
31 p | 40 | 6
-
Bài giảng Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Chương 4 - Nguyễn Nhật Minh
53 p | 79 | 5
-
Bài giảng Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Chương 4 - Nguyễn Trường Sơn
73 p | 41 | 4
-
Bài giảng Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Chương 4 - Nguyễn Thị Uyên Nhi
69 p | 33 | 3
-
Bài giảng Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Chương 4 - Nguyễn Thị Mỹ Dung
47 p | 25 | 3
-
Bài giảng Tin học ứng dụng - Chương 4: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Foxpro
136 p | 68 | 3
-
Bài giảng Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Chương 4 - Lê Thị Minh Nguyện
13 p | 59 | 3
-
Bài giảng Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Chương 4 - Phạm Nguyên Thảo
67 p | 38 | 3
-
Bài giảng Hệ quản trị cơ sở dữ liệu - Chương 4: Lý thuyết thiết kế cơ sở dữ liệu
9 p | 32 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn