CHƯƠNG 4 - VĂN MINH HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI
lượt xem 137
download
Thời kỳ quan trọng nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại, ở thời kỳ này Hy Lạp xuất hiện những nước nhỏ lấy thành bang làm trung tâm gọi là thời kỳ các thành bang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHƯƠNG 4 - VĂN MINH HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI
- CHƯƠNG 4 - VĂN MINH HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI 4.1. Tổng quan về Hy Lạp và La Mã cổ đại 4.1.1.Tổng quan về Hy Lạp 4.1.1.1 ĐỊA LÍ Tên nước Hy Lạp được người dân Hy Lạp gọi là Hêla hay Hêlen khỏang từ VIII-VII tCN. - Thời cổ đại: lãnh thổ Hy lạp rộng lớn hơn ngày nay, bao gồm: + Miền nam bán đảo Ban Căng (là vùng đất đóng vai trò quan trọng nhất) + Các đảo trên biển Êgiê; + Miền ven biển phía Tây Tiểu Á. + Miền lục địa chia làm ba khu vực: (Bắc –Trung –Nam) + Trung bộ có nhiều đồi núi nhưng cũng có đồng bằng trù phú (Át tích – Bêôxi). Nơi đây hình thành nên nhiều thành phố quan trọng và nổi tiếng: Aten, trung tân kinh tế chính trị của Hy Lạp và Châu Âu. + Nam bộ: là đảo có hình bàn tay bốn ngón có tên là Pêlôpônedơ. Ở đây có nhiều đồng bằng màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp trồng trọt.
- + Bờ biển phía đông của bán đảo Ban căng, khúc khủy có nhiều vũng vịnh, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển. + Vùng Tiểu Á: là vùng đất giàu có, cầu nối liền văn minh Hy lạp với phương Đông. Hy lạp không có đất đai màu mở nhưng có nhiều mỏ đấ sét (Bêôxi- Côranhtơ), nhiều mỏ kim lọai quí: vàng, bạc, sắt… 4.1.1.2. CƯ DÂN Thời cổ đại: Hy Lạp có nhiều bộ tộc người sinh sống: Eôôliêng; Iôniêng; Akêăng; Đôniêng. 4.1.1.3. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HY LẠP CỔ ĐẠI a. Văn hoá Crét và Myxen Các nhà khảo cổ đã tìm thấy nền văn minh Crét – Myxen phát triển rực rỡ trên đảo (Crét – Pêlôpônedơ) Văn minh Crét tồn tại đầu thiên kỉ III tCN – thế kỉ XII tCN, chủ nhân của văn minh Crét là người Akêăng. Thời kì huy hòang nhất của văn minh Myxen là từ thế kỉ XVI – XII tCN. Từ 1194 – 1184 tCN, My xen đã xâm chiếm thành Tơroa ở vùng Tiểu Á. Đến thế kỉ XII tCN, thì bị người Đôniêng ở phía Bắc tràn xuống kết thúc thời kì Crét- Myxen. b. Thời kì Hôme (XI – IX tCN)
- Tòan bộ lịch sử giai đọan này được phản ánh trong hai bộ sử thi của nhà thơ Hôme (Ilíat – Ôđixê). Nội dung: phản ánh cuộc chiến tranh giữa người Hy Lạp và người Tơ roa. c. Thời kì các thành bang (VIII – IV tCN) Thời kì quan trọng nhất trong lịch sử Hylạp cổ đại, ở thời kì này Hy Lạp xuất hiện những nước nhỏ lấy thành bang làm trung tâm, gọi là thời kì các thành bang. Quan trọng nhất là thành bang Xpác – Aten. + Xpác nằm ở phía nam bán đảo Pelôpônedơ, đây là thành bang bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế, nhưng rất mạnh về quan sự. + Aten ở miền trung Hy Lạp, vùng có nhiều khóang sản, có hải cảng thuận lợi cho việc phát triển công thương. Thế kỉ VtCN, Hy Lạp bị đế quốc Ba Tư xâm lược, mà trong lịch sử gọi là cuộc chiến tranh Hy – Ba. Hy Lạp giành được thắng lợi và bước vào thời kì phát triển chế độ chiếm nô, từ đó trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa của phương Tây. c. Thời kì Makêđônia Nước Ma-kê-đô-nia ở phía bắc bán đảo Ban kăng mạnh lên, và đưa quân vào Hy Lạp, Hy Lạp phải thuần phục.
- Năm 168 tCN , Ma-kê-đô-nia bị La Mã tấn công tiêu diệt. Năm 149TCN - 146 tCN, Hy Lạp bị sát nhập vào đế quốc La Mã. Các quốc gia do người Makêđônia lập lên ở phương đông đã bị người La Mã thôn tính. Các quốc gia này đến thời cận đại được gọi chung là những nước bị Hy Lạp hóa. 4.2.1.Tổng quan về văn minh La- Mã Bản đồ La mã TCN 4.2.1.1. ĐỊA LÍ - La Mã hay còn gọi là Rô-ma, tên quốc gia cổ đại trên bán đảo Ý, thuộc miền Nam Âu. + Phía bắc, có dãy An-pơ chắn ngang là biên giới tự nhiên giữa Ý và Châu Âu. + Phía nam, có bán đảo Xi-Xin + Phía Tây, có đảo Coóc-xơ và Xác -đen -hơ Ý có nhiều đồng bằng và đồng cỏ thuận lợi cho việc phát triển kinh tế trồng trọt và chăn nuôi. - Ý có nhiều kim lọai: đồng –chì…
- - Bờ biển phía nam có vũng vịnh thuận lợi phát triển kinh tế biển. La Mã thực hiện chính sách xâm lược và trở thành đế quốc rộng lớn bao gồm đất đai của ba châu lục. 4.2.1.2. CƯ DÂN Cư dân chủ yếu là người Ý có mặt trên bán đảo Ý từ sớm. Ngòai ra còn có nhiều tộc người khác: người Gôloa; người Ê-tơ-rút-xơ; người Hy Lạp… 4.2.1.3. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ LA MÃ CỔ ĐẠI a. Thời cộng hoà Sự thành lập chế độ cộng hoà Nhà nước La Mã ra đời vào thế kỉ VII tCN, đứng đầu là vua Xecviút Tulitút Khi mới hình thành nhà nước bao gồm Vua – Viện nguyên lão – Đại Hội nhân dân. Về sau một chính quyền mới do nhân dân sắp đặt gọi là chế độ cộng hòa. Sự thành lập đế quốc La Mã Khi mới thành lập, La Mã chỉ là một thành bang nhỏ ở miền trung Ý.
- Từ thế kỉ IV tCN, La Mã thi hành chính sách xâm lược và chinh phục toàn bộ bán đảo Ý. Sau cuộc khởi nghĩa của nô lệ do Xít - Pác - ta- cút cầm đầu (năm 73-71 tCN), từ đó đế quốc La Mã dần dần bị suy yếu. b. Thời kì quân chủ Quá trình chuyển biến từ chế độ quân chủ sang chế độ công hòa Từ thế kỉ I TCN, chế độ công hòa chuyển dần sang chế độ độc tài, người độc tài đầu tiên là Xila. Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa của Xpáctacút, La Mã xuất hiện chính quyền tay ba lần thừ nhất boa gồm: Crá xút- Pompê – Xeda. Xêda đã giành thắng lợi. Năm 45 tCN Xê da trở thành người đứng đầu nhà nước. Năm 44 tCN Xêda bị ám sát La Mã xuất hiện chính quyền tay ba lần thứ hai gồm : Antôniút – Lêpiđút - Ốctavianút. Ốctavianút giành thắng lợi và nắm quyền lãnh đạo (tôn lên làm nguyên thủ ) Sự suy vong của đế quốc La Mã - Thế kỉ III, nền kinh tế, xã hội La Mã bị khủng hỏang.
- - Năm 395, hòang đế Têôđôdiút chia đế quốc La Mã thành hai nước: + Đông đế quốc La Mã đóng đô ở Cônstantinốplơ + Tây La Mã đóng đô ở La Mã. Thời gian nay, các bộ tộc người Giécmanh từ bên ngoài tràn vào xâm chiếm La Mã. Đến năm 476, người Giécmanh lật đổ hòang đế cuối cùng của đế quốc Tây La Mã . Đến đây đế quốc La Mã đi vào diệt vong. Và đây cũng là mốc đánh dấu chấm dứt chế độ chiếm nô ở La Mã. Đến cuối thế kỉ V, đế quốc La Mã chỉ còn là vùng đất nhỏ bé do người Giecmanh nắm quyền. Đế quốc Đông La Mã tiếp tục tồn tại và đi vào phát triển chế độ phong kiến, đấn năm 1453, bị Thổ Nhĩ Kì tiêu diệt. 4.2. Những thành tựu chủ yếu của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại III. NHỮNG THÀNH TỰU CHÍNH 1. VĂN HỌC 1.1. Văn học của Hy Lạp. (thần thoại, thơ , kịch) 1.1.1. Thần thoại Hy Lạp.
- Hy Lạp có kho tàng truyện thần thọai do nhân dân sáng tạo từ thế kỉ VIII – VI tCN Truyện khai thiên lập địa, truyện về các vị thần, truyện về đời sống xã hội. Nội dung phản ánh nguyện vọng sống của nhân dân trong việc đấu tranh với tự nhiên, cuộc sống lao động…Mặc dù hoang đường nhưng không bị tôn giáo chi phối hòan toàn. Thần trong thần thọai cũng rất gần gũi với đời sống con người ( yêu, ghét…): Các thần: Apôlô thần ánh sáng; Posiđon thần biển; Đêmêtê là thần lúa; Aphrôđít, thần tình yêu và sắc đẹp, Prôtêmê là thần sáng tạo…trong đó thần Dzớt được người Hy Lạp cổ đại coi là Thần Chủ ( Thần có vị trí cao nhất trong các vị thần) 1.1.2. Thần thoại La Mã. La Mã chủ yếu là tiếp thu các hệ thống thần của người Hy Lạp và đổi tên 1.2.Thơ - Thơ của Hy Lạp: Nổi tiếng là tập sử thi I-lí-at và Ô- đi-xê của nhà văn Hô-me + I-li-át gồm 15683 câu thơ, phản ánh cuộc chiến tranh gay go giữa người Hy Lạp và người Tơroa ở vùng tiểu á.
- + Ô-đi-xê gồm 12110 câu thơ, phản ánh sự chiến thắng trở về của người Hy Lạp. I-li-át và Ô-đi-xê không chỉ có giá trị về văn học mà nó còn có giá trị về lịch sử. - Thời kì sau nhà thơ Hôme, là nhà thơ nổi tiếng Hêdiốt với các tập thơ nổi tiếng : Gia phả các thần; Lao động và ngày tháng… Từ thế kỉ VII –VI tCN, bắt đầu xuất hiện thơ trữ tình, với nhiều tác giả nổi tiếng: + Acsilôcút: được coi là người đặt nền móng cho thơ ca trữ tình ở Hy Lạp. + Xaphô: đưa thơ trữ tình đạt đến trình độ điêu luyện, được coi là nàng thơ thứ Mười sau chín nàng thơ con của thần Dớt trong truyện thần thọai của Hy Lạp. + Anácnêrông: là nhà thơ trữ tình lớn. + Panhđa: được coi là nhà thơ trữ tình cuối cùng của Hy Lạp. - Thơ ca của La Mã: La Mã chịu ảnh hưởng nhiều của văn học Hy Lạp. Văn học của La Mã bao gồm: Sử thi, thơ ca trữ tình, văn xuôi, kịch… Thời kì phát triển nhất của thơ ca La Mã là thời kì thống trị của Ốctavianút, các nhà thơ nổi tiếng:
- + Viếcghilíut: là nhà thơ lớn nhất của La Mã. Với các tác phẩm: Bài ca người chăn nuôi; Khuyến nông và đặc biệt là tác phẩm Ênếit, làm cho ông trở thành người nổi tiếng. + Hôratiút: Tác phẩm tiêu biểu nấht là tập thơ ca ngợi gồm 103 bài. + Ôđiviút: tác phẩm tiêu biểu là “Tình ca”, “các ngày lễ”. 1.3.Kịch 1.3.1. Hy Lạp: nghệ thuật kịch bắt nguồn từ hình thức ca múa hóa trang các lễ hội Nghệ thuật kịch có hai loại: Bi kịch và hài kịch * Bi kịch: + Etsin là đại biểu tiêu biểu cho thể lọai bi kịch. Ông sáng tác 70 vở kịch, có 5 vở truyền lại đến ngày nay. Hầu hết các tác phẩm, của Ông đều lấy đề tài trong thần thọai Hy Lạp.Nội dung chủ yếu phản ánh xã hội đương thời Etsin là người sáng tác kịch bản đầu tiên, là đạo diễn, nhà cải tiến nhạc cụ… cho nên ông được mệnh danh là cha đẻ kịch của Hy Lạp. + Sô - phô - lơ: Ông được mẹnh danh là Hôme của nghệ thuật kịch Hy Lạp.
- Ông sáng tac123 vở kịch để lại ngày nay 7 vở, nổi tiếng nhất là vở kịch “Ơđíplàm vua” + Ơripít: Ông sọan 92 vở kịch truyền lại ngày nay 18 vở. Ông là nhà sáng tác kịch tâm lí xã hội, là bậc tiền bối là thầy của Séch pia. Tiêu biểu nhất là vở Mê-đê. * Hài kịch: Hài kịch của Hy Lạp chủ yếu là đề cập đến cuộc sống lặt vặt trong đời sống hàng ngày. Tiêu biểu là A-rix-to-phan (450-388tCN), là nhà sáng tác hài kịch tiêu biểu của Hy Lạp cổ đại. Ông sáng tác 44 vở kịch, để lại ngày nay còn 11 vở. Những vở kịch nổi tiếng: Những kị sĩ; đàn ong bò vẽ, đàn chim… 1.3.2. Kịch của La Mã: Ở La Mã có các nhà thơ vừa là nhà sọan kịch.Tiêu biểu: Andronicút; Nơvíut, Eniút, Plantút, Teraxiút. Năm 240tCN, La Mã bắt đầu diễn kịch, Andrônicút được coi là nhà thiết kế kịch bản đầu tiên. 2. SỬ HỌC 2.1.Sử học HyLạp Trước thế kỉ thứ V tCN, người ta biết đến sử hoc xa xưa của Hy Lạp là thông qua truyền thuyết và sử thi. Từ thế kỉ thứ V tCN, Hy Lạp mới chính thức có sử học thành văn. Các nhà sử học nổi tiếng:
- + Hêrođốt: (484-425) là nhà sử học đầu tiên của Hy Lạp, Ông được mẹnh danh là cha đẻ của sử học Hy Lạp và phương Tây. Các tác phẩm sữ học của ông không chỉ viết lịch sử của một nước (Hy Lạp), mà cả lịch sử của một số nước phương Đông như: Átxiri, Babilon, AiCập… Tác phẩm sử học quan trọng nhất là “lịch sử của cuộc chiến tranh Hy Lạp – Ba Tư). Mặc dù các tác phẩm sử học của ông còn nhiều hạn chế, nhưng vẫn được trân trọng, vì có nhiều sử liệu quí. + Tuxiđít: (460-395): là nhà sử học có vị trí quan trọng của Hy Lạp cổ đại Ông được coi là người viết sử nghiêm túc, các tác phẩm sử học của ông rất có giá trị. Tác phẩm tiêu biểu: Cuộc chiến tranh pêlôpônedơ. Ông nói viết sử không phải để mong một tiếng khen nhất thời mà để tạo thành một kho tài liệu muôn đời quí báu của lòai người. + Xê-nô-phôn: (430-359). Với tác phẩm “lịch sử Hy Lạp được coi là quan trọng nhất. 2.2.Sử học La Mã Giữa thế kỉ VtCN, La Mã đã có tài liệu tương tự lịch sử.
- Nền sử học của La Mã thực sự bắt đầu cuối thế kỉ III tCN + Nhà sử học đầu tiên vừa là nhà soạn kịch là Nơ-ví-ut, tác phẩm tiêu biểu là “cuộc chiến tranh Pu-ních” + Pha- bi-út, là người đầu tiên viết sử bằng văn xuôi + Ca-tông (234-149): là người đầu tiên dùng văn xuôi La -tinh để viết sử. Tác phẩm tiêu biểu là nguồn gốc + Pô-li-bi-út (205-125): tác phẩm tiêu biểu của Ông là bộ thông sử gồm 40 quyển, viết về lịch sử Hy Lạp và La Mã. Và các nước phương Đông, Địa trung hải. + Titút liviút (59 tCN-17 sCN) là nhà sử học suất xắc nhất của La Mã dười thời trị vì của Ốctavianút. Tác phẩm lớn nhất của Ông là “lịch sử La Mã từ khi xây thành đến nay”. + Taxitút (cuối thế kỉ I đầu II), tác phẩm tiêu biểu là “lịch sử biên niên”, viết về thời kì đầu của đế quốc La Mã. Vạch trần sự thối nát của chính thể chuyên chế. + Plutác, tác phẩm quan trọng của Ông là “Tiểu sử so sánh”, vừa có giá trị sử học, vừa có giá trị văn học. 3. NGHỆ THUẬT Đền Parthenon
- 3.1. Kiến trúc Tiêu biểu: kiến trúc đền miếu, rạp hát, sân vận động. Aten là nơi có nhiều công trình kiến trúc tiêu biểu Tác phẩm kiến trúc tiêu biểu, vừa là công trình kiến trúc nổi tiếng của thế giới cổ đại: đó là đền Pac-tê-nông (đề thần Dớt) 3.2. Điêu khắc Hy Lạp: Đến thế kỉ VtCN có nhiều kiệt tác, gắn liền với những tên tuổi tài năng: + Mi-rông: tác phẩm thành công nhất là lực sĩ ném đĩa. + Phi-đi-át: tác phẩm nổi tiếng là pho tượng Nữ thần A- tê-na (thần phù hộ) được làm bằng vàng khối và ngà voi. + Pô-li-clét: tác phẩm nổi tiếng là: “người cầm dáo), thần Hê-ra được khảm bằng vàng và ngà voi. Đấu trường La-mã * La Mã: Nghệ thuật điêu khắc của La Mã cùng với phong cách nghệ thuật điêu khắc của Hy Lạp gồm hai thể lọai: tượng và phù điêu. 3.3. Hội hoạ
- Nghệ thuật hội họa của Hy Lạp – La Mã đẹp, và đặc sắc, ngày nay còn lại ít. Những họa sĩ tiêu biểu của Hy Lạp cổ đại: Pô-li-nhốt, A-pô-lô-đo. Các tác phẩm hội họa của La Mã cổ đại còn giữ lại chủ yếu là các bức bích họa. 4. KHOA HỌC TỰ NHIÊN 4.1. Khoa học tự nhiên của Hy Lạp. 4.1.1. Toán học Nhiều nhà khoa học nổi tiếng: + Ta-lét (VII-VI): phát minh quan trọng của ta lét là tỷ lệ thức (tính chiều cao bằng cách đo bóng) Talét còn là nhà thên văn học, Ông tính trước được ngày nhật thực và nguyệt thực. Nhưng ông đã nhận thức sai lầm về trái đất? (trái đất nổi trên mặt nước, vòm trời hình bán cầu úp lên) + Pi-ta-go (580 -500), Ông phát minh ra định lí Pi-ta-go quan hệ ba cạnh của tam giác vuông (TQ thời Tây hán cũng biết đến). Ông còn phân biệt được số chẵn, số lẻ, số không chia hết. Ông cũng là nhà thiên văn học, ông cho rằng trái đất hình cầu quay theo quĩ đạo nhất định.
- + Ơ-clít (330 -275) phát minh quan trọng của ông là sự ra đời của sách tóan học sơ đẳng, cơ sở của môn hình học. Ông là thủy tổ của phép tiên đề hiện đại. Ngoài ra ông còn thành công trên các lĩnh vực như Quang học, âm nhạc. + Ácsimét (187 -212 tCN): Thành tựu lớn nhất của ông là tìm được số pi chính xác, sớm nhất trong lịch sử phương Tây. Ông còn tìm ra cách tình thể tích, diện tích toàn phần của một hình khối. Phát minh quan trọng về vật lý đó là lực học, đặc biệt là nguyê lí đòn bẩy. (Câu nói nổi tiếng của ông) Ngòai ra, ông còn nhiều phát minh khoa học khác rất có giá trị ngày nay chúng ta thừa hưởng: đường soắn ốc, bánh xe răng cưa, thủy lực học, máy ném đá, gương sáu mặt… + A-rix-tác (310 – 230), Ông là người đầu tiên đưa ra thuyết mặt trời. Ông tính chính xác thể tích mặt trăng, mặt trời và trái đất và khoảng cách giữa các thiên thể này. Ông cho rằng trái đất tự quay và quay xung quanh mặt trời theo quĩ đạo nhất định. +E-ra-tô-xen (284 – 192), Ông là nhà khoa học giỏi về nhiều lĩnh vực: tóan, văn, lý địa, sử…
- Thành tựu nổi bật của ông là tính được độ dài của vòng kinh tuyến trái đất là 39.700 km. 4.1.2. Khoa học tự nhiên của La Mã. La Mã thời cổ đại cũng có rất nhiều nhà khoa học nổi tiếng: + Pliniút (23-79) là nhà khoa học nổi tiếng nhất của La Mã cổ đại. Ông viết rất nhiều tác phẩm y học có giá trị và đ ể lại tới ngày nay. 5. TRIẾT HỌC 5.1. Triết học duy vật Nếu Ấn Độ là quê hương của triết học phương Đông, thì Hy Lạp – La Mã là quê hương của triết học phương Tây. Hy Lạp và La Mã cổ đại đã có rất nhiều nhà triết học nổi tiếng, có nhiều đóng góp cho nền triết học của nhân loại. + Talét là nhà triết học duy vật đầu tiên của Hy Lạp cổ đại, Ông vừa là nhà tóan học xuất sắc. (định lí Talét). Ông cho rằng nước là yếu tố cơ bản đầu tiên của vũ trụ. + Anaximăngđrơ (611-547), ông là nhà triết học duy vật, Ông cho rằng nguồn gốc của vũ trụ là vô cực (chia thanh hai mặt đối lập: khô-ướt; nóng - lạnh và từ sự kết hợp đó mà sinh ra mọi vật; nước, lửa…)
- + Anaximen (585-525), Ông cho rằng nguồn gốc vũ trụ là không khí (vạn vật bắt đầu từ không khí và ttrở về với không khí) (triết học biện chứng) + Hêraclít (540 – 480), Ông là nhà triết học duy vật lớn nhất của Hy Lạp cổ đại. Ông cho rằng nguồn gốc của vũ trụ bắt nguồn từ lửa. Đặc biệt là Ông cho rằng mọi sự vật trong tự nhiên, trong xã hội luôn luôn vận động và biến đổi, sự đấu tranh và chuyển hóa giữa hai mặt đối lập. Đây là quan điếm biện chứng đúng đắn và rất tiến bộ. + Empêđôlơ (490 -430), Ông cho rằng nguồn gốc vũ trụ không phải là một yếu tố mà là do 4 yếu tố vật chất tạo thành: đất, nước, lửa và không khí. ( người Trung Quốc thì cho là 8 yếu tố) + Anaxago (500 – 428), Ông là thầy của Pêliclét, người đứng đầu nhà nước Aten (433-429). Ông cho rằng nguồn gốc của vũ trụ là do nhiều yếu tố tạo thành. Ngòai ra Ông còn là nhà tóan học, nhà thiên văn học, Ông cho rằng ánh sáng của mặt trăng được nhận từ mặt trời. (Trương Hàng nhà thiên văn học Trung Quốc cổ đại đầu công nguyên cũng biết đến )
- + Đêmôcrít (460 – 370), Ông là nhà triết học duy vật lớn nhất của Hy Lạp cổ đại (được coi là bộ bách khoa). Ông cho rằng nguyên tố đầu tiên tạo thành vạn vật là nguyên tử. Các nguyên tử đều trong chân không và kết hợp với nhau sinh ra sự vật, thế giới không phải là thần linh. Ngoài ra ông còn giỏi về nhiều lĩnh vực khoa học khác như: tóan, lý, thiên văn, y học … + Êpyquya (341 -270), Ông cho rằng vũ trụ là do vật chất tạo thành mà phần tử nhỏ nhất là nguyên tử. Nhưng ông hòan tòan không phủ nhận thần (thần không quan tâm đến đời sống con người) Trong nhận thức thì cảm tính là nguồn gốc sự thật, của sự nhận thức, do đó bản thân cảm giác không có sai lầm, sai lầm là do sự giải thích, phán đóan của con người đối với cảm giác. 5.2. Triết học duy tâm Về triết học duy tâm thì: Hy Lạp – La Mã cũng có nhiều đại biểu triết học duy tâm nổi tiếng, có tài hùng biện tiêu biểu như: + Protagôrát (485-410), đại biểu tiêu biểu đầu tiên cho trường phái triết học ngụy biện. Ông cho rằng nhận thức có tình chất chủ quan. Nhận thức của mỗi con người khác nhau, do đó cài gì mà con người nhận thấy hợp lí thì sự thực nó là
- hợp lí, đồng thời mỗi sự vật đều có hai mặt, có thể có hai cách phán đóan hợp lí: (ví dụ, người bệnh thì xấu đối với mình nhưng lại tốt đối với thầy thuốc) + Gióocgiát (487-380), Ông cho rằng “tồn tại và không tồn tại”. Vì nếu cái gì tồn tại chăng nữa thì cũng không thể dùng ngôn ngữ để diễn tả được, vì ngôn ngữ không đủ để diễn tả tư tưởng. + Xôcát (469-399), là nhà triết học ngụy biện lớn nhất của Hy Lạp cổ đại trong phương pháp luận của ông đã phản đối việc học lí thuyết. Về chính trị, ông đã có chủ trương trái với chế độ dân chủ ở Aten cho nên ông bị xử tử. +Platông (427-327), là nhà triết học duy tâm lớn nhất của Hy Lạp cổ đại. Nổi bật trong quan điểm triết học của ông là ý niệm và linh hồn bất diệt. + Arixtốt (384 -322), là nhà triết học vĩ đại nhất của Hy Lạp cổ đại, Ông uyên bác về nhiều lĩnh vực, được coi là bộ bách khoa tòan thư của Hy Lạp và công lao to lớn khác đó là sáng tạo ra môn Lo-gic học Về triết học ông ảnh hưởng nhiều của tư tưởng triết học Đêmôcrít và Platông, cho nên tư tưởng triết học của ông vừa có tính duy vật vừa có tính duy tâm. (nhà triết học nhị nguyên)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tìm hiểu Lịch sử văn minh thế giới: Phần 1
223 p | 1591 | 442
-
Tìm hiểu về Lịch sử văn minh thế giới: Phần 2
232 p | 992 | 344
-
Bình giải Tứ thư: Luận ngữ - Mạnh tử - Đại học - Trung dung (Phần 2)
441 p | 48 | 14
-
Văn hóa soi đường cho quốc dân đi của Hồ Chí Minh: Phần 2
134 p | 69 | 4
-
Văn minh Hy Lạp cổ đại: Phần 1
189 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn