CHƯƠNG II. KINH DOANH XUYÊN VĂN HÓA
lượt xem 6
download
Tình huống đầu chương. HOLD THE PORK, PLEASE! Bonn là một thành phố trên bờ của sông Rhine ở bang North Rhine-Westphalia , Đức .“Những đứa trẻ và người lớn đều yêu nó như vậy, thế giới hạnh phúc của Haribo”, đây là khẩu hiệu mà công ty bánh kẹo Haribo, có trụ sở tại Bonn sử dụng mà giúp tạo nên doanh số trên toàn cầu với việc bán những chiếc kẹp Gummi Bear (kẹo gấu) được làm bởi Haribo AG cơ sở tại Đức. Những chiếc kẹo nhỏ này, với những cái tên như Gold Bears, Horror Mix,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHƯƠNG II. KINH DOANH XUYÊN VĂN HÓA
- TÀI LIỆU ÔN THI MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ CHƯƠNG II. KINH DOANH XUYÊN VĂN HÓA ************** Tình huống đầu chương. HOLD THE PORK, PLEASE! Bonn là một thành phố trên bờ của sông Rhine ở bang North Rhine-Westphalia , Đức .“Những đứa trẻ và người lớn đều yêu nó như vậy, thế giới hạnh phúc của Haribo”, đây là khẩu hiệu mà công ty bánh kẹo Haribo, có trụ sở tại Bonn sử dụng mà giúp tạo nên doanh số trên toàn cầu với việc bán những chiếc kẹp Gummi Bear (kẹo gấu) được làm bởi Haribo AG cơ sở tại Đức. Những chiếc kẹo nhỏ này, với những cái tên như Gold Bears, Horror Mix, được tạo thành 46 hình dạng bao gồm những vỏ lon Coca và con đom đóm. Haribo cung cấp sản phẩm cho 83 quốc gia tử 17 nhà máy của nó ở Đức và nước ngoài, sản xuất 70 triệu Gummi Bears 1 ngày. Nhưng mặc dù có được sự thành công, Haribo vẫn không đáp ứng được nhu cầu của những tiểu văn hóa phân tán trên toàn cầu có giá trị tiềm năng 2 tỷ đô la hằng năm. Nguyên nhân là do 1 chất dựa trên thịt heo mà giúp kẹo có độ dính, giông cao su, điều này làm kẹo bị vượt giới hạn đối với người Hồi giáo và Do Thái, những người trung thành với 1 chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt theo tôn giáo. Vì vậy công ty đã bắt tay thực hiện 1 nhiệm vụ trong 4 năm để tạo ra 1 loại kẹo không sử dụng chất từ thịt heo, do đó loại kẹo này phù hợp với những hạn chế của người Hồi giáo và Do Thái. Neville Finay, nhà xuất khẩu người Anh, người đã vận chuyển sản phẩm mới dưới chi nhánh của mình đã nói rằng: “ Lần đầu tiên chúng tôi tạo ra nó, chúng tôi tạo ra 1 loại mức cam mà bạn có thể rải lên bánh mì” và “ở 1 thái cực khác là điều gì đó như việc bạn có thể lấp đầy hồ bơi và lái 1 chiếc xe tải đi qua.” Haribo cuối cùng đã thành công với 1 hợp chất dựa trên 1 loại vi khuẩn thông thường trong những món salad và nước sốt. Nhưng khi nhà cung cấp địa phương phạm 1 sai lầm ngớ ngẩn về ngôn ngữ- 1 rắc rối thông thường trong kinh doanh quốc tế. Việc in trên bao bì kẹo dành cho người Do Thái là 1 bước tụt lùi – Người Do Thái đọc từ phải sang trái, không phải từ trái sang phải như người Anh. Nhưng ngày nay việc sản xuất đã trở nên trôi chảy. Haribo thậm chí có 1 giáo sĩ người Do Thái hoặc là 1 giáo sĩ Hồi giáo kiểm tra những thành phần và giám sát sự sản xuất để đảm bảo rằng công ty theo đúng những phong tục tôn giáo. Khi bạn đọc chương này, hãy nghĩ đến những sự khác nhau về văn hóa mà bạn trải qua khi đi đến nước ngoài hay khi bạn gặp 1 ai đó từ 1 nền văn hóa khác. Quick study 1 - 53 1. Văn hóa là gì? Chủ nghĩa cho rằng văn hóa dân tộc mình hơn những dân tộc khác (chủ nghĩa vị chủng) đã bóp mép cái nhìn của dân tộc đó tới nền văn hóa của các dân tộc khác như thế nào? Tổng hợp và chỉnh sủa : Nguyễn Văn Tùng Trang 1
- TÀI LIỆU ÔN THI MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ Văn hóa là một phạm trù dùng để chỉ các giá trị, tín ngưỡng, luật lệ và thể chế do một nhóm người xác lập nên. Văn hóa là bức chân dung rất phức tạp của một dân tộc. Nó bao hàm rất nhiều vấn đề như: chủ nghĩa cá nhân ở Mỹ, cúi chào ở Nhật Bản, mặc quần áo ở Arập- Xêút…Các nội dung chính của bất kỳ nền văn hóa nào cũng bao gồm thẩm mỹ, giá trị và thái độ, phong tục và tập quán, cấu trúc xã hội, tôn giáo, giao tiếp cá nhân, giáo dục, môi trường vật chất và môi trường tự nhiên. Những người theo chủ nghĩa vị chủng có sự nhìn nhận chủ quan về các nền văn hóa khác, cho rằng văn hóa dân tộc họ là siêu đẳng và hơn các dân tộc khác, chính vi thế họ luôn xem xét nền văn hóa khác theo những khía cạnh trong nền văn hóa của họ. Từ đó, họ trở nên coi thường những nét đẹp văn hóa của những dân tộc khác, điều này có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến những dự án kinh doanh quốc tế. Thực tế, chủ nghĩa vị chủng luôn hiện diện trong quá khứ, những công ty có thể bị thất bại hoàn toàn khi nỗ lực thực hiện một hoạt động kinh doanh mới tại công ty con ở nước ngoài. Thất bại ở đây là vì những nhà quản lý đã phớt lờ những yếu tố cơ bản trong nền văn hóa địa phương và đã tạo phản ứng dữ dội từ dân địa phương, chính phủ và những tổ chức phi chính phủ. Toàn cầu hóa đòi hỏi những nhà kinh doanh phải vứt bỏ hoàn toàn suy nghĩ chủ nghĩa vị chủng. Khi những công nghệ mới cho phép những nhà cung cấp và người mua xem thế giới là một thị trường duy nhất và được kết nối với nhau thì những công ty cần những nhân viên thực hiện công việc mà không bị che mắt bởi chủ nghĩa vị chủng. 2. Sự am hiểu văn hóa ( cultural literacy) là gì? Tại sao những nhà kinh doanh nên hiểu thêm về văn hóa của những nước khác? Sự am hiểu văn hóa là những kiến thức cụ thể về 1 nền văn hóa cho phép 1 người làm việc hiệu quả trong nền văn hóa đó. Ngày nay, khi sự toàn cầu hóa vẫn đang tiếp diễn kéo theo đó là sự phát triển của kinh doanh quốc tế. Điều này đòi hỏi những nhà kinh doanh cần phải có sự am hiểu văn hóa để có khả năng quản lý nhân viên, thị trường sản phẩm và tiến hành những cuộc thương lượng ở những quốc gia khác. Sự khác biệt văn hóa thường đòi hỏi có sự thay đổi trong những mặt nào đó trong kinh doanh để phù hợp với thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng địa phương. Những nhà quản lý có sự am hiểu văn hóa đáp ứng được những yêu cầu và mong muốn của địa phương sẽ mang công ty mình đến gần hơn với khách hàng và cải thiển vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ những khách hàng đơn lẻ và doanh nhân cho đến các tập đoàn kinh doanh toàn cầu, hạt nhân của hoạt động kinh doanh là con người. Khi người mua và người bán ở khắp nơi trên thế giới gặp gỡ nhau, họ mang theo các nền tảng giá trị, kỳ vọng và các cách thức giao tiếp khác nhau. Sự khác nhau này sẽ dẫn đến các xung đột về văn hóa và do đó gây ra những cú sốc trước khi có thể thích nghi được với một nền văn hóa mới. Hiểu nền văn hóa là quan trọng khi công ty kinh doanh trong nền văn hóa đó. Điều đó càng trở nên quan trọng hơn khi công ty hoạt động ở nhiều nền văn hóa khác nhau Tổng hợp và chỉnh sủa : Nguyễn Văn Tùng Trang 2
- TÀI LIỆU ÔN THI MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ Vì vậy chúng là hiểu về nền văn hóa của các quốc gia là một điều cần thiết. Đặc biết rất quan trọng đối với các công ty xuyên quốc gia. 3. Nhà nước quốc gia và các tiểu văn hóa ảnh hưởng đến hình ảnh 1 nền văn hóa của 1 quốc gia như thế nào? Cả nhà nước quốc gia và các tiểu văn hóa đều có những ảnh hưởng đến hình ảnh văn hóa của 1 quốc gia. Nhà nước quốc gia luôn nỗ lực để có thể hỗ trợ và phát triển nền văn hóa quốc gia bằng cách xây dựng những bào tàng và công trình tưởng niệm nhằm bảo tồn những di sản văn hóa quan trọng của đất nước. Bên cạnh đó là việc khẳng định tầm quan trọng của văn hóa quốc gia tới cộng đồng và các tổ chức. Nhà nước quốc gia cũng can thiệp vào hoạt động kinh doanh để giúp bảo tồn văn hóa quốc gia. Ví dụ, hầu hết các quốc gia đều điều khiển những mặt dễ bị ảnh hưởng xấu về văn hóa của nền kinh tế như là làm phim, truyền thanh, truyền hình. Như Pháp đã tiếp tục bày tỏ sự lo sợ rằng ngôn ngữ của họ đang bị tiếng Anh và những chương trình truyền thông của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực. Để ngăn được sự xâm chiếm của ngôn ngữ Anh, Pháp đã đưa ra quy định hạn chế việc sử dụng tiếng Anh trong đóng gói sản phẩm và biển hiệu của hàng. Vào những giờ nghe radio cao điểm, phải có ít nhất 40% chương trình radio dành cho các nghệ sĩ Pháp. Những quy định tương tự cũng được đưa ra đối với truyền hình. Các thành phố cũng góp phần làm nổi bật sự thu hút của văn hóa quốc gia, thường là vì lý do kinh tế. Sự nổi bật về phong cách sống có thể giúp 1 thành phố thu hút được các công ty, điều này đem lại lợi ích là dễ dàng giữ lại những lao động hàng đầu. Tiểu văn hóa là nền văn hóa nằm trong 1 nền văn hóa lớn hơn. Mặc dù tiểu văn hóa tồn tại ở mọi quốc gia nhưng nó thường bị văn hóa quốc gia che lấp. Tuy nhiên khi các công ty đưa ra những chiến lược kinh doanh thì vẫn phải quan tâm tới tiểu văn hóa.Ví dụ, những đặc trưng về những phong tục tập quán thông thường của văn hóa Trung Quốc thường phớt lờ thực tế rằng tổng dân số Trung Quốc bao gồm hơn 50 nhóm dân tộc khác biệt. Những quyết định liên quan tới thiết kế sản phẩm, đóng gói và quảng cáo cần phải quan tâm văn hóa riêng của mỗi nhóm. Chẳng hạn khi marketing trực tiếp ở Tây Tạng cần phải tôn trọng lịch sử độc nhất và niềm tự tôn dân tộc của họ bởi vì chắc chắn họ sẽ tức giận khi bất kỳ 1 chiến dịch marketing nào đánh đồng họ như người Trung Quốc nói chung. Những ranh giới văn hóa không phải luôn tương đồng với ranh giới chính trị, tiểu văn hóa vẫn tồn tại xuyên biên giới quốc gia được. (Ví dụ: Hồi giáo). Những doanh nghiệp cũng phải đặc biệt quan tâm khi thực hiện marketing các sản phẩm thuốc, hóa chất nguy hiểm và những sản phẩm có hướng dẫn chi tiết. Nếu nhãn hiệu và những cảnh báo của 1 sản phẩm không được tất cả tiểu văn hóa hiểu hết thì nó có thể gây ra những tổn hại về sức khỏe nhiều hơn là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Quick study 2 - 58 Câu 1. Thẩm mỹ của văn hóa là gì? Nêu 1 vài ví dụ từ những nền văn hóa khác nhau. Tổng hợp và chỉnh sủa : Nguyễn Văn Tùng Trang 3
- TÀI LIỆU ÔN THI MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ Thẩm mỹ là sự hiểu biết và thưởng thức cái đẹp. Thẩm mỹ liên quan đến sự cảm thụ nghệ thuật, đến thị hiếu của nền văn hoá, từ đó ảnh hướng đến giá trị và thái độ của con người ở những quốc gia, dân tộc khác nhau. Khi tiến hành hoạt động kinh doanh ở những quốc gia khác với những nền văn hóa khác nhau thì tính thẩm mỹ của nền văn hóa trở nên quan trọng. Các nhà kinh doanh cần quan tâm đến các vấn đề như: lựa chọn màu sắc phù hợp để quảng cáo, đóng gói sản phẩm và thậm chí là cho đồng phục làm việc; Những hình ảnh và biểu tượng trong marketing quốc tế; Việc sử dụng Internet ; Lựa chọn âm nhạc phù hợp. Ví dụ, đối với các quốc gia Đạo hồi màu xanh là màu yêu thích và là màu sắc trang trí cờ tổ quốc của hầu hết các quốc gia đạo Hồi gồm Jordan, Pakistan, Saudi Arabia. Vì thế nếu bạn muốn có được lợi thế yêu thích về màu sắc thì nên chọn màu xanh để đóng gói sản phẩm. Mặt khác, đối với nhiều quốc gia châu Á màu xanh thường liên quan tới bệnh tật. Ở châu Âu, Mexico và Mỹ màu đen là màu của cái chết và sự tang tóc còn đối với Nhật và hầu hết các nước châu Á đó lại là màu Trắng. Câu 2. Làm thế nào những nhà doanh nghiệp và những công ty khác kết hợp được thẩm mỹ vào những website của họ? Khi thiết kế website cần phải chú ý những điều sau để website của bạn mang lại được cảm nhận tốt từ những người bản địa: - Chọn màu sắc phù hợp: Website có màu đen- trắng phù hợp với nhiều quốc gia nhưng đối với người Châu Á, họ có thể nghĩ rằng bạn đang mời họ tới 1 đám tang. - Chọn những con số cẩn thận. Có thể đối với 1 số nước 1 con số nào đó là xui xẻo hoặc ngược lại. ( Địa chỉ web, số điện thoại ) - Cách xem đồng hồ: tùy theo quốc gia mà ghi là 17:00 hay 5 p.m. - Tránh tiếng lóng. - Phất cờ 1 cách thận trọng: Cẩn thận khi dùng cờ quốc gia như 1 biểu tượng để cung cấp việc chuyển qua những ngôn ngữ khác nhau trên website. Chẳng hạn những người Anh sẽ thoát khỏi trang web của bạn khi nhìn thấy bạn dùng cờ Mỹ để ký hiệu cho tiếng Anh. - Tính toán tốt: Chuyển đổi giữa các loại tiền tệ, tính các phí khác như thuế, phí vận chuyển… nhanh chóng. - Có phản hồi: nói chuyện với khách hàng để biết họ muốn gì ở website của bạn. Câu 3: So sánh và đối chiếu giữa giá trị và thái độ (Chuẩn tắc)? Các nền văn hóa khác nhau ở thái độ đối với thời gian, công việc và sự thay đổi của văn hóa như thế nào? Tổng hợp và chỉnh sủa : Nguyễn Văn Tùng Trang 4
- TÀI LIỆU ÔN THI MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ Giá trị là những quan niệm, đức tin và tập quán mà gắn kết mọi người lại với nhau. Giá trị bao gồm những điều như sự trung thực, sự công bằng, tự do và trách nhiệm. Giá trị rất quan trọng trong kinh doanh vì chúng ảnh hưởng đến ước muốn vật chất và đạo đức nghề nghiệp của con người. Trong khi có những nền văn hóa (như Singapore) giá trị là làm việc tích cực và thành đạt về vật chất thì ở những nền văn hóa khác (chẳng hạn như Hy Lạp) giá trị là nghỉ ngơi và lối sống văn minh. Ở Mỹ giá trị là tự do cá nhân, người Mỹ có thể làm theo sở thích hoặc thay đổi lối sống của mình cho dù có phải từ bỏ mọi cam kết với gia đình, với cộng đồng. Ở Nhật Bản, giá trị là sự đồng lòng trong nhóm, mọi người đều tin cậy lẫn nhau và họ có quyền ý kiến trong các cuộc thảo luận liên quan đến công việc, các nhà quản lý và những người cấp dưới đều mong muốn tham gia các quyết định chính thức. Trong khi đó ở nhiều nền văn hóa khác trên thế giới hầu như các giao dịch kinh doanh giữa các cá nhân đều phải được thanh toán bằng tiền mặt, họ không nhận séc hoặc giấy bảo đảm vì những thứ đó họ không tin tưởng rằng có thể kiểm soát được. Thái độ là những đánh giá, tình cảm và những khuynh hướng mang tính tiêu cực hoặc tích cực của cá nhân đối với những hiện tượng hoặc khái niệm. Thái độ phản ánh những giá trị cơ bản. Ví dụ, một người Mỹ thể hiện thái độ nếu họ nói: “ Tôi không thích làm việc cho công ty Nhật vì tại đó tôi không được ra quyết định một cách độc lập”. Thái độ phản ánh các giá trị tiềm ẩn. Trong trường hợp này, thái độ của người Mỹ xuất phát từ sự coi trọng tự do cá nhân. Giống như giá trị, thái độ được hình thành do học tập các khuôn mẫu từ cha mẹ, thầy cô, nhà truyền giáo…Thái độ là khác nhau giữa các quốc gia vì chúng được hình thành trong những môi trường văn hóa khác nhau. Nói chung, các giá trị chỉ liên quan đến những vấn đề quan trọng, nhưng thái độ lại liên quan đến cả hai khía cạnh quan trọng và không quan trọng trong cuộc sống. Trong khi các giá trị là khá cứng nhắc qua thời gian thì thái độ lại linh hoạt hơn. Sự am hiểu văn hóa địa phương có thể cho các nhà kinh doanh biết rõ khi nào sản phẩm hoặc hoạt động xúc tiến phải được điều chỉnh theo sở thích địa phương theo cách thức phản ánh các giá trị và thái độ của họ. Trong các khía cạnh quan trọng của cuộc sống có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh, con người thường có những thái độ khác nhau đối với các vấn đề như thời gian, công việc, sự thành công và sự thay đổi văn hóa Thái độ với thời gian: Người dân ở nhiều nước Mỹ- Latinh và khu vực Địa Trung Hải thường không coi trọng vấn đề thời gian. Các kế hoạch của họ đều khá linh hoạt, họ thích hưởng thụ thời gian hơn là tiêu tốn nó cho những kế hoạch cứng nhắc. Ngược lại, đối với người Mỹ, thời gian chính là nguồn của cải quý giá giống như nước và than đá, những thứ mà con người có thể sử dụng tốt và cũng có thể sử dụng không tốt: “Thời gian là tiền bạc”, “Cuộc đời bạn chỉ có từng ấy thời gian và bạn nên sử dụng nó một cách khôn ngoan”. Chính vì thế người Mỹ luôn luôn coi trọng sự đúng giờ và biết quý trọng thời gian của người khác. Tương tự như vậy, người Nhật Bản cũng rất quý trọng thời gian, họ luôn theo sát các kế hoạch đã đề ra và làm việc liên tục trong một khoảng thời gian dài. Tổng hợp và chỉnh sủa : Nguyễn Văn Tùng Trang 5
- TÀI LIỆU ÔN THI MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ Thái độ đối với công việc: Trong khi một số nền văn hóa thể hiện đạo lý làm việc tích cực thì một số khác lại nhấn mạnh sự cân bằng giữa công việc và hoạt động thư giãn. Người dân ở phía Nam nước Pháp hay nói: “chúng ta làm việc để sống”, trong khi người Mỹ lại nói: “sống để làm việc”. Họ cho rằng công việc là phương tiện để đạt được mục đích. Trong khi đó, người Mỹ lại nói rằng công việc, bản thân nó đã là mục đích rồi. Không gì ngạc nhiên khi lối sống của dân miền Nam nước Pháp có nhịp độ chậm. Mục đích của họ là kiếm tiền để hưởng thụ. Trong thực tế các doanh nghiệp ở đây đã phải đóng cửa trong suốt tháng 8 khi công nhân của họ đi nghỉ dài ngày trong khoảng thời gian này (thường đi ra nước ngoài). Thái độ đối với sự thay đổi văn hóa: Trong thời đại toàn cầu hóa và những tiến bộ khoa học không ngừng phát triển, với truyền hình vệ tinh, Internet đã đưa mọi người trên toàn thế giới lại gần nhau hơn và biết về văn hóa của nhau rõ hơn. Và điều này dẫn đến việc khi 1 nền văn hóa được biết đến nhiều nơi, được chấp nhận và tiếp thu thì sự thay đổi văn hóa dần dần diễn ra 1 cách tự nhiên trở thành quy tắc, luật lệ của chính nước đó. Điều này diễn ra mạnh mẽ hơn khi các công ty phát triển kinh doanh quốc tế. Và khi đó họ sẽ vấp phải những phản ứng trái chiều. Đối với những ý kiến chỉ trích thì họ đánh giá rằng các công ty đang thực hiện chủ nghĩa đế quốc văn hóa, khi cố gắng thay thế truyền thống, văn hóa của quốc gia họ và điều này có thể sẽ rất nguy hiểm cho đất nước. Chính vì thế các nhà kinh doanh nếu không cẩn trọng sẽ vấp phải sự phản đối từ 1 bộ phận khách hàng ở nước ngoài. Bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng việc tiếp thu những văn hóa mới, tiến bộ ở nước ngoài cũng đem lại những lợi ích cho đất nước mình. Câu 4: Mô tả tiến trình của sự phổ biến 1 nền văn hóa. Tại sao kinh doanh quốc tế nên thận trọng đối với sự tấn công của chủ nghĩa đế quốc văn hóa? Chưa đầy đủ… Một tiến trình bằng cách truyền bá những bản sắc văn hóa từ nền văn hóa này đến nền văn hóa khác được gọi là sự phổ biến văn hóa. Kinh doanh quốc tế chính là những đại diện của sự thay đổi văn hóa. Ví dụ, khi những rào cản thương mại và đầu tư được gỡ bỏ thì những hàng tiêu dùng Mỹ và các công ty giải trí của Mỹ sẽ chuyển đến những thị trường chưa được khai thác. Và những người chỉ trích thuộc những thị trường này cáo buộc rằng Mỹ đang thực hiện chủ nghĩa đế quốc văn hóa. Chính vì những lo ngại đó mà những sản phẩm của công ty Walt Disney tiếp tục bị phản đối bởi mộ bộ phận người Pháp, những người cho rằng nó có hại cho văn hóa nước nhà. Không chỉ Walt Disney mà nhiều nhà kinh doanh khác cũng vấp phải vấn đề này mà chịu sự phản đối, giận dữ từ những người chống đối toàn cầu hóa. Chính vì thế mà những nhà kinh doanh nên thận trọng khi kinh doanh quốc tế, cần tập trung điều chỉnh sao cho phù hợp với văn hóa và còn người ở 1 quốc gia khác. Quick study 3- 61 Tổng hợp và chỉnh sủa : Nguyễn Văn Tùng Trang 6
- TÀI LIỆU ÔN THI MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ Câu 1. Tập quán (manners) và phong tục khác nhau như thế nào? Đưa ra 1 vài ví dụ từ những nền văn hóa khác nhau. Tập quán là những cách hành xử, nói năng, ăn mặc phù hợp với 1 nền văn hóa. Còn khi những thói quen, cách hành xử trong những hoàn cảnh cụ thể được truyền qua các thế hệ thì chúng trở thành phong tục. Có 2 loại phong tục là phong tục dân gian và phong tục phổ thông. Phong tục dân gian là cách hành xử, thường có sau vài thế hệ, đã tạo thành thông lệ trong 1 nhóm người đồng nhất. Phong tục phổ thông là cách hành xử được chia sẻ giữa 1 nhóm người không đồng nhất hoặc giữa các nhóm, nó có thể tồn tại ở 1 hoặc nhiều nền văn hóa trong cùng giai đoạn, nhiều phong tục dân gian được phát triển thành phong tục phổ biến. Sự khác nhau cơ bản giữa tập quán và phong tục ở chỗ phong tục xác định những cách hành xử và thói quen hợp lý trong những hoàn cảnh, tình huống cụ thể. Ví dụ: Đối với văn hóa Ả Rập, nếu người nhỏ đưa tay ra chào người lớn trước thì đó là cách cư xử tệ. Đối với văn hóa Mexico, trong lúc ăn mà bàn luận việc kinh doanh là cách cư xử tồi và chỉ khi nào cà phê hay rượu được mang ra thì mới là thời điểm phù hợp đề bàn công việc. Việc mang khăn quấn đầu của người Hồi giáo và múa bụng của Thổ Nhĩ Kỳ là phong tục dân gian của họ. Còn việc mặc quần Jean xanh, chơi gôn đều là những phong tục phổ thông trên thế giới. Câu 2. Một vài cách cư xử mà người quản lý nên ghi nhớ khi làm kinh doanh ở các nền văn hóa khác nhau là gì? - Không thân thiết vội vàng: Tránh sự cám dỗ để có được sự thân thiết quá mức 1 cách quá nhanh chóng. Sử dụng cách xưng hô lịch sự, chỉ chuyển qua gọi tên khi được mời và không được nói sai hay rút ngắn tên của họ, như Catherine thành Cathy. - Thích ứng với không gian cá nhân: Mỗi nền văn hóa chỉ ra khoảng cách thích hợp giữa 2 người. Giữa những người phương Tây thì 2 người đàn ông ôm hôn nhau xã giao diễn ra thường xuyên, còn ở các quốc gia châu Á như Việt Nam thì không. - Tôn trọng những giá trị tôn giáo: Hãy thận trọng để những cách cư xử của bạn không xúc phạm bất cứ ai. - Đưa và nhận danh thiếp 1 cách cẩn thận: Ở châu Á, danh thiếp được xem là 1 việc mở rộng quan hệ của cá nhân. Còn ở Nhật Bản đó là sự trao đổi đặc trưng sau khi chào hỏi, với việc đưa 2 tay và từ ngữ diễn đạt đối với người nhận. Để danh thiếp lên bàn trong toàn bộ cuộc gặp, không lèn nó trong ví hay quăng vào cặp của bạn. Tổng hợp và chỉnh sủa : Nguyễn Văn Tùng Trang 7
- TÀI LIỆU ÔN THI MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ - Sử dụng khiếu hài hước 1 cách thận trọng, tránh kiểu chơi chữ hoặc những câu chuyện ở nước bạn mà người khác không có nhiều thông tin. - Chú ý ngôn ngữ cơ thể bạn: Không ngồi rũ xuống bằng việc vắt tay ra sau ghế, cũng không ngồi quá cứng nhắc, thiếu tự nhiên. Không thể hiện những hành động mang tính thách thức. Câu3: Phong tục dân gian và phong tục phổ thông là gì? Mô tả việc một phong tục dân gian trở thành phổ thông như thế nào? Phong tục dân gian là cách hành xử, thường có sau vài thế hệ, được thực hiện bởi 1 nhóm người đồng nhất. Phong tục phổ thông là cách hành xử được chia sẻ giữa 1 nhóm người không đồng nhất hoặc giữa các nhóm, nó có thể tồn tại ở 1 hoặc nhiều nền văn hóa trong cùng giai đoạn, nhiều phong tục dân gian được phát triển thành phong tục phổ thông. Thức ăn nhanh rất phổ biến ở phương Tây và với sự phát triển kinh tế, nhịp sống ngày càng nhanh chóng, vội vã thì xu hướng này ngày càng phát triển, có thể thấy thức ăn nhanh đã thay thế nhanh chóng những thức ăn dân gian, truyền thống trên khắp thế giới. Ở nhiều quốc gia châu Á, việc chấp nhận 1 cách rộng rãi, phổ biến những món ăn như bánh mì kẹp thịt và khoai tây chiên đang dần thay thế chế độ ăn uống truyền thống xa xưa, đặc biệt là ở những người trẻ. Thậm chí những món ăn nhanh này trở thành 1 phần trong bữa ăn nấu tại nhà của Nhật và Nam Triều Tiên. Câu 4: Cấu trúc xã hội nói lên điều gì? Giải thích địa vị xã hội và biến động xã hội ảnh hưởng tới kinh doanh như thế nào? Cấu trúc xã hội thể hiện cấu tạo nền tảng của một nền văn hóa, bao gồm các nhóm xã hội, các thể chế, hệ thống địa vị xã hội, mối quan hệ giữa các địa vị này và quá trình qua đó các nguồn lực xã hội được phân bổ. Cấu trúc xã hội có ảnh hưởng đến các quyết định kinh doanh từ việc lựa chọn mặt hàng sản xuất đến việc chọn các phương thức quảng cáo và chi phí kinh doanh ở một nước. Ba yếu tố quan trọng của cấu trúc xã hội dùng để phân biệt các nền văn hóa là : Các nhóm xã hội, địa vị xã hội và sự biến động của xã hội. + Nhóm kết hợp xã hội: Người dân trong tất cả các nền văn hóa liên kết mình với một loạt các nhóm xã hội gồm hai hay nhiều người xác định và tương tác với nhau. Nhóm xã hội góp phần nhận dạng mỗi cá nhân và hình tượng của chính họ. + Thành phần xã hội: Một khía cạnh quan trọng của cấu trúc xã hội là một nền văn hóa chia dân số theo thành phần, theo các vị trí trong cấu trúc. Mặc dù, có một số nền văn hóa chỉ có một vài cái, số còn lại thì có nhiều. Quá trình sắp xếp các tầng lớp xã hội được gọi là phân tầng xã hội. Ba yếu tố quyết định việc sắp xếp thành phần xã hội là tài sản gia đình, thu nhập và nghề nghiệp. Tổng hợp và chỉnh sủa : Nguyễn Văn Tùng Trang 8
- TÀI LIỆU ÔN THI MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ + Biến động xã hội: Chuyển tới một tầng lớp xã hội cao hơn thì dễ dàng trong một số nền văn hóa nhưng cũng khó khăn ở những nền văn hóa khác. Biến động xã hội là dễ dàng đối với những cá nhân có thể di chuyển lên xuống trên bậc thang của xã hội. Có hai chế độ trong xã hội biến đổi là chế độ đẳg cấp và chế độ giai cấp. Quick study 4 - 66 Câu 1: Đức tin chính của 7 tôn giáo kể trên là gì? Cơ đốc giáo: những người theo Cơ đốc giáo tin rằng sự cứu rỗi đến từ niềm tin vào Chúa và làm việc cật lực sẽ dẫn lối đến Chúa. Hồi giáo: hai giáo điều quan trọng là phải tuân thủ mùa Ramadan thiêng liêng và đi hành hương đến Mecca ít nhất một lần trong đời. Ấn độ giáo: những người theo đạo Ấn tin vào sự đầu thai-sự tái sinh của linh hồn con người ngay khi chết. Đối với những người theo đạo Ấn mục tiêu lớn nhất của đời người là thoát khỏi vòng sinh tử và đến với cõi hạnh phúc vĩnh hằng-cõi nát bàn. Những người theo đạo không ăn thịt hay làm hại tới bất kỳ sinh vật sống nào bởi vì nó có thể ảnh hưởng tới việc đầu thai của họ. Phật giáo: những người theo phạt giáo thích một cuộc sống nội tâm hơn là quan tâm tới những vấn đề của thế giới. Những người theo đạo phật tìm đến cõi nát bàn( thoát khỏi sự đầu thai ) thông qua lòng từ thiện,tính khiêm nhường, sự tha thứ cho người khác, kiềm chế bạo lực, và tự bình tĩnh. Khổng giáo: thực hiện theo những quy tắc cứng nhắc, cho rằng văn hóa là quan trọng hơn cả lịch sử, kinh tế, các nhân tố quốc tế. Do Thái giáo: phụ nữ phải ăn mặc giản dị và không bao giờ xuất hiện với đàn ông trong quảng cáo. Người theo đạo Do Thái không ăn thịt heo và các loại tôm cua. Thần đạo: thần đạo dạy cho người ta những hành vi cư xử có đạo đức, lòng trung thành và tôn trọng đến người khác, và tận hưởng cuộc sống. Câu 2: Tôn giáo ảnh hưởng đến kinh doanh quốc tế của các công ty theo cách nào? Tôn giáo ảnh hưởng đến các sinh hoạt hàng ngày của con người do đó nó cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và đặc biệt đối với các công ty đa quốc gia, khi đang bán sản phẩm, dịch vụ ở nước ngoài cũng như đang sử dụng 1 bộ phận nhân viên nước ngoài lớn thì càng cần phải quan tâm nếu không muốn thất bại. Mỗi một quốc gia đều tồn tại 1 hay nhiều tôn giáo khác nhau và thường nhà kinh doanh phải quan tâm đến những tôn giáo nào là chủ yếu và chi phối niềm tin, suy nghĩ cũng như hành vi của người dân để từ đó có sự định hướng đúng đắn về sản phẩm, cách thức quảng cáo và có sự điều Tổng hợp và chỉnh sủa : Nguyễn Văn Tùng Trang 9
- TÀI LIỆU ÔN THI MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ chỉnh phù hợp với từng quốc gia, từng khu vực, đồng thời tạo điều kiện tốt cho nhân viên nước ngoài làm việc hiệu quả, tránh gây bất mãn. Có thể thấy rõ qua những ví dụ sau: Khi kinh doanh ở nơi theo Đạo Do Thái, nhà quản lý cần phải ý thức được những ngày quan trọng trong đức tin người Do Thái. Vì ngày nghỉ cuối tuần của họ kéo dài từ lúc mặt trời lặn thứ sáu đến khi mặt trời lặn vào thứ bảy, do đó lịch làm việc cần phải điều chỉnh. Đối với những người sùng đạo thì họ muốn về trước khi mặt trời lặn vào thứ sáu. Đối với Ấn Độ giáo, họ xem những con bò là loài vật linh thiêng, vì vậy họ không ăn thịt bò. Các công ty như McDonald’s buộc phải làm việc 1 cách cẩn thận với chính phủ và quan chức địa phương ở Ấn Độ tôn trọng đức tin của Ấn Độ giáo. McDonald’s đã bỏ hết các sản phẩm từ thịt bò ra khỏi thực đơn và chuẩn bị rau, các sản phẩm từ cá trong các khu bếp riêng biệt. Đối với những ăn thịt (không phải thịt bò) công ty bán Maharaja Mac, được làm từ thịt cừu non thay cho Big Mac. Câu 3: Xác định tôn giáo chủ yếu ở các quốc gia sau. - Brazil: Công giáo Roma. - China: Khổng giáo, Đạo giáo, Phật giáo. - India: Ấn Độ giáo - Ireland: Thiên chúa giáo - Mexico: Công giáo Roma - Russia: Chính thống giáo Nga - Thailand: Phật giáo Nam Tông. Quick study 5- 70 Câu 1: Định nghĩa giao tiếp (communication). Tại sao sự hiểu biết về ngôn ngữ nói của 1 nền văn hóa lại quan trọng đối với kinh doanh quốc tế? Giao tiếp là hệ thống truyền đạt những suy nghĩ, cảm xúc, kiến thức và thông tin thông qua nói, hành động và viết. Ngôn ngữ nói có thể làm được nhiều hơn là chỉ cho phép con người giao tiếp với nhau. Bản chất của một ngôn ngữ cũng là cách chúng ta nhận thức thế giới, qua đó nó cũng giúp xác định văn hóa. Các quốc gia có nhiều hơn một ngôn ngữ thường có nhiều hơn 1 nền văn hóa. Ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là tiếng Anh, ngày càng trở thành ngôn ngữ kinh doanh quốc tế. Khi 1 người Nhật Bản và 1 doanh nhân Pháp liên kết với nhau làm kinh doanh thì gần như họ sẽ giao tiếp bằng tiếng anh. Tuy nhiên. Mặc dù tiếng Anh được sử dụng rộng rãi những biết được ngôn ngữ địa phương sẽ có những lợi thế đáng kể. Hầu hết mọi người thích trò chuyện bằng ngôn ngữ riêng của họ, và nói ngôn ngữ địa phương có thể dễ dàng xây dựng được mối quan hệ hơn và điều này rất quan trọng đối với 1 hợp đồng kinh doanh. Các doanh nghiệp không hiểu ngôn ngữ địa phương có thể sẽ gây ra những sai lầm ngớ ngẩn thông qua dịch thuật không đúng. Ví dụ, Tổng công ty Sunbeam sử dụng từ tiếng Anh Tổng hợp và chỉnh sủa : Nguyễn Văn Tùng Trang 10
- TÀI LIỆU ÔN THI MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ “Mist Stick” cho sản phẩm của mình khi vào thị trường Đức, phát hiện được sau 1 chiến dịch quảng cáo đắt tiền rằng “mist” có nghĩa là “phân” bằng tiếng Đức. Câu 2: Mô tả những đe dọa phải đối mặt bởi các ngôn ngữ có nguy cơ bị xóa sổ. Cần làm gì để giúp chúng tồn tại? Toàn cầu hóa đang gia tăng áp lực lên nguy cơ biến mất của nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Thế giới có khoảng 600000 ngôn ngữ, tuy nhiên khoảng 90% được ít hơn 100000 người nói. Trước cuối thế kỷ này, hơn 1 nửa ngôn ngữ trên thế giới có thể biến mất và có lẽ chỉ khoảng 1000 vẫn tồn tại. Trong khi nhưng ngôn ngữ ít phổ biến dần bị lãng quên, thì những ngôn ngữ như tiếng Anh, Tây Ban Nha, Trung Quốc ngày càng phát triển và được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực: kinh doanh, giải trí, khoa học, giáo dục…Điều này lại càng khiến cho các quốc gia đổ xô đi học những tiếng này, cho con cái học từ nhỏ để hy vọng theo kịp thời đại. Hệ quả là gì? Có nhiều cuộc tranh luận cho rằng việc mất đi ngôn ngữ cũng đồng nghĩa với việc mất đi văn hóa, bởi vì ngôn ngữ chính là phương tiện truyền tải văn hóa, tinh thần và tri thức. Đồng nghĩa là mất đi các nghi lễ, thơ ca, phong tục, thói quen…Việc tìm lại được những điều trên trong 1 ngôn ngữ mới là không hề dễ dàng. Các nhà ngôn ngữ học đã thực sự quan tâm tới vấn đề này vì nó sẽ làm cho 1 phần giá trị văn hóa của con người mất đi. Đôi với những ngôn ngữ đang có nguy cơ biến mất tiếp theo, các nhà ngôn ngữ đã tạo ra những băng video, những băng ghi âm cũng như những tài liệu ghi chép về những ngôn ngữ này trước khi chúng biến mất. Và chính các cộng đồng cũng bắt đầu hành động. Ở New Zealand, họ đã thành lập những trường mầm non goi là “những tổ ngôn ngữ” mà bố trí cho những người lớn tuổi làm việc và được kiểm soát hoàn toàn. Câu 3: Ngôn ngữ chung là gì? Mô tả ý nghĩa của nó đối với kinh doanh quốc tế. Ngôn ngữ chung là ngôn ngữ thứ 3 hoặc là ngôn ngữ liên kết được hai bên cùng nhau hiểu mà cả hai bên này đều nói những thứ ngôn ngữ bản địa khác nhau. Mặc dù chỉ 5% dân số thế giới nói tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ nhất, nhưng đó là ngôn ngữ chung phổ biến nhất trong kinh doanh quốc tế, theo sau là tiếng Pháp và Tây Ban Nha. Tiếng thổ ngữ Quảng Đông của Trung Quốc được sử dụng ở Hồng Kông, tiếng Quan Thoại được sử dụng ở Đài Loan, các vùng ở Trung Quốc cũng có những ngôn ngữ chung khác nhau tùy theo sở thích của từng vùng. Mặc dù ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ là tiếng Hindi, nhưng ngôn ngữ chung của nó là tiếng Anh vì nước này trước đây là thuộc địa của Anh. Vì hoạt động ở nhiều quốc gia, mỗi nước có ngôn ngữ riêng, nên các công ty đa quốc gia phải chọn một ngôn ngữ chung thống nhất dùng cho giao tiếp trong nội bộ. Chẳng hạn như công ty Sony và công ty Matshushita của Nhật cùng dùng tiếng Anh cho tất cả các thư từ và giao dịch nội bộ. Việc dịch đúng tất cả thông tin là hết sức quan trọng trong kinh doanh quốc tế. Thông thạo ngôn ngữ là vấn đề quan trọng đối với các nhà quản lý không phải là dân bản xứ trong việc quản lý trang thiết bị sản xuất và giám sát công nhân địa phương. Theo Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ, các công ty Mỹ tiếp tục mở rộng hoạt động ở Mexico. Công nhân Mexico thích thư giãn và không muốn rắc rối trong công việc, một nhà quản lý Mỹ đã nhầm khi cho rằng môi trường làm việc như trong nhà máy của ông ta là khá thoải mái, hậu quả là công nhân của ông ta đã bãi công để Tổng hợp và chỉnh sủa : Nguyễn Văn Tùng Trang 11
- TÀI LIỆU ÔN THI MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ phản đối điều kiện làm việc hiện tại. Vấn đề này nằm ở chỗ bối cảnh văn hóa khác nhau. Các công nhân Mexico đã không thoải mái và có nhiều lời phàn nàn về nơi làm việc. Trong trường hợp này, họ kết luận rằng nhà quản lý doanh nghiệp biết nhưng không quan tâm đến lời phàn nàn của họ vì anh ta không có bất cứ chú ý nào đến yêu cầu của công nhân về điều kiện làm việc. Thực tế là nhà quản lý không hiểu được hết những gì công nhân Mexico đã phàn nàn do anh ta không thông thạo ngôn ngữ. Câu 4: Tại sao ngôn ngữ cử chỉ quan trọng đối với kinh doanh quốc tế? Đưa ra 1 vài ví dụ chỉ ra sự khác nhau giữa các nền văn hóa. Ngôn ngữ cử chỉ là giao tiếp không lời. Chúng ta giao tiếp với nhau bằng những tín hiệu không lời. Trong kinh doanh đa quốc gia, nếu không am hiểu về những ngôn ngữ hình thể của các nền văn hóa khác nhau, những tín hiệu bạn đưa ra có thể làm cho đối tác, nhân viên không hiểu được hoặc hiểu sai, hay vô tình bạn đã làm tổn thương cũng như chọc tức, gây mất thiện cảm hay bất mãn từ phía họ. Ngược lại, việc bạn không hiểu được những tín hiệu họ đưa ra có ý nghĩa gì bạn sẽ gặp những bất lợi nhất định và không dành được thiện cảm từ họ. Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến công việc kinh doanh của bạn. Ví dụ nâng cao lông mày la một dấu hiệu của sự công nhận trong hầu hết cac nền văn hóa, trong khi một nụ cười là một dấu hiệu của niềm vui. Có nhiều tin hiệu không lời, tuy nhiên, nó chịu sự ràng buộc của văn hóa. Thất bại khi hiểu các tín hiệu không lời của nền văn hóa khác có thể dẫn đến một thất bại trong giao tiếp. Ví dụ, một vòng tròn với ngón tay cái và ngón trỏ là một cử chỉ thân thiện tại Hoa Kỳ, nhưng nó là một lời mời gọi tình dục thô tục ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ .Tương tự như vậy, trong khi hầu hết người Mỹ và châu âu sử dụng các cử chỉ ngón tay cái lên để chỉ ra rằng "đó là đúng", ở Hy Lạp đây là cử chỉ tục tĩu. Quick study 6 - 74 Câu 1: Trình độ học vấn của người dân trong 1 quốc gia tại sao lại quan trọng đối với kinh doanh quốc tế? Một trong những khía cạnh quan trọng của giáo dục là vai trò của nó như là một yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh của quốc gia. Công nhân lành nghề dường như là một yếu tố chính quyết định khả năng thành công của kinh tế một quốc gia. Ở những quốc gia có trình độ giáo dục cao thường thu hút những ngành nghề có thu nhập cao, trong khi những quốc gia dân số có trình độ học vấn thấp lại thu hút những công việc sản xuất trả lương thấp. Bằng việc đầu tư vào giáo dục, nâng cao dân trí các quốc gia có thể thu hút được những ngành nghề thu nhập cao, thường gọi là ngành công nghiệp “trí óc”. Trình độ học vấn của 1 quốc gia cũng là một chỉ số tốt quyết định loại sản phẩm có thể bán trong nước và các loại tài liệu quảng cáo sẽ được sử dụng. Ví dụ, một nước mà có hơn 70% dân số không biết chữ không phải là một thị trường tốt cho cuốn sách phổ biến. Vật liệu quảng cáo có chứa mô tả bằng chữ của các sản phẩm bán hàng loạt trên thị trường là không có tác động ở một đất nước gần ¾ dân số không biết chữ, tốt hơn là sử dụng chương trình khuyến mãi bằng hình ảnh cho những trường hợp như vậy. Tổng hợp và chỉnh sủa : Nguyễn Văn Tùng Trang 12
- TÀI LIỆU ÔN THI MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ Câu 2: Chảy máu chất xám và đảo ngược dòng chảy chất xám có ý nghĩa gì? Chảy máu chất xám là việc lực lượng lao động có trình độ cao di chuyển từ một nghành nghề, một khu vực địa lí, hay một quốc gia tới nơi khác. Đảo ngược chảy máu chất xám là việc một nền kinh tế, quốc gia thu hút trở lại những người lao động có trình độ cao đã rời bỏ trước đó. Trung Quốc có số người di cư lớn nhất, khi nền kinh tế nước này cất cánh và trở thành cường quốc toàn cầu, Chính phủ đã tìm cách thúc đẩy việc thu hút hàng triệu Hoa Kiều từ khắp nơi trở về. Ưu dãi dành cho trí thức gốc Hoa hồi hương hấp dẫn hơn bất cứ ở nước nào khác trên thế giới và ngày càng tăng lên cùng với tăng trưởng kinh tế. Tiếp nhận dòng chảy lao động hồi hương và di cư đòi hỏi những trách nhiệm và chính sách nghiêm túc để tránh nhiều vấn đề nảy sinh, như lạm dụng lao động bất hợp pháp hay kích động làn sóng bài ngoại và gây ra những tác động xã hội nhất định. Tuy vậy, với Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Ba Lan hay nhiều nước châu Phi, thiệt hại này nhỏ so với lợi ích từ sự trở về của dòng chất xám và không thể đo bằng số việc làm do họ tạo ra hay trình độ cá nhân. Trong khi đó, những nước phát triển bị mất đáng kể nguồn nhân lực chất lượng, sẽ suy giảm khả năng cạnh tranh. Câu 3: Văn hóa con người và môi trường tự nhiên liên quan nhau như thế nào? Hai khía cạnh của môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn tới văn hóa của con người là địa hình và khí hậu. Địa hình là tất cả những đặc điểm mô tả bề mặt của một khu vực địa lý. Những đặc điểm bề mặt như những con sông phù hợp cho tàu bè qua lại và những đồng bằng bằng phẳng thuận tiện đi lại và liên lạc với những vùng khác một cách thuận tiện. Ngược lại, những vùng núi hiểm trở và những con nước lớn sẽ ngăn cản việc liên lạc và trao đổi văn hóa. Vì thế các nền văn hóa bị cô lập bởi những ngòn núi không thể vượt qua, những khối nước lớn sẽ có ít tiếp xúc tới những đặc sắc văn hóa của những vùng khác. Đó là lý do tại sao sự thay đổi văn hóa diễn ra chậm hơn ở những nền văn hóa bị cô lập so với những nơi không bị cô lập Ví dụ, 2/3 lãnh thổ Trung Quốc nằm trong địa hình đồi núi (gồm cả dãy núi Himalaya ở nam Tây Tạng) và các sa mạc Gobi rộng lớn. Các nhóm dân tộc sống ở thung lũng núi trên thực tế vẫn giữ lối sống và sử dụng ngôn ngữ riêng của họ. Mặc dù tiếng thổ ngữ Quan Thoại đã được phê chuẩn là ngôn ngữ quốc gia nhiều năm trước đây nhưng các vùng núi, sa mạc và đồng bằng rộng lớn của Trung Quốc vẫn hạn chế sử dụng và phát triển loại ngôn ngữ này trong giao tiếp cá nhân. Khí hậu là điều kiện thời tiết của 1 khu vực địa lý. Khí hậu ảnh hưởng tới nơi con người cư trú và hệ thống phân bố. Sức nóng của nắng hè có cường độ cao vào đầu buổi chiều ở những quốc gia Nam Tổng hợp và chỉnh sủa : Nguyễn Văn Tùng Trang 13
- TÀI LIỆU ÔN THI MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ Âu, Bắc Phi và Trung Đông làm cho mọi người thường giải lao vào buổi chiều 1 hoặc 2 giờ vào tháng 7 và 8 Khí hậu cũng ảnh hưởng đến các tập quán như mặc quần áo và ăn uống. Ví dụ, người dân ở những khu vực nhiệt đới thường mặc ít quần áo và quần áo thường rộng rãi vì khí hậu ở những nơi này là ấm và ẩm ướt. Ở các vùng sa mạc Trung Đông và Bắc Phi, người dân thường mặc quần áo rộng, áo choàng dài để bảo vệ khỏi ánh nắng chói chang và cát bay. Tập quán ăn uống của một nền văn hóa có lẽ bị ảnh hưởng nhiều do môi trường tự nhiên hơn các khía cạnh khác của văn hóa. Thịt lợn là nguồn thức ăn nhiều protein ở Trung Quốc, châu Âu và các quốc đảo Thái Bình Dương. Tuy nhiên ở Trung Đông nó được coi là không sạch sẽ và bị cấm cả trong đạo Do Thái và đạo Hồi. Câu 4: Ý nghĩa của văn hóa vật chất đối với kinh doanh quốc tế? Tất cả những công nghệ áp dụng trong 1 nền văn hóa để sản xuất thực phẩm và cung cấp dịch vụ được gọi là văn hóa vật chất. Văn hóa vật chất thường sử dụng như thước đo tiến bộ kỹ thuật của các thị trường và ngành công nghiệp của 1 quốc gia. Nhìn chung, 1 doanh nghiệp tham gia vào thị trường mới dưới 1 trong 2 điều kiện: (1) yêu cầu những sản phẩm của doanh nghiệp đã, đang và có khả năng phát triển hay (2) thị trường có khả năng hỗ trợ những hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Khi 1 thị trường không thể thỏa mãn được 1 trong những điều kiện trên sẽ khó thu hút được sự gia nhập của các doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, các công ty không để tâm đến thị trường vì thị trường đó đơn giản là không có những yếu tố cơ bản của văn hóa vật chất. Quick study 7 - 78 Câu 1: 6 kiểu mẫu/ kích thước (dimensions) theo Kluckhohn – Strodtbeck để phân loại các nền văn hóa là gì? Phương pháp Kluckhohn-Strodtbeck nghiên cứu một nền văn hóa cụ thể bằng việc đưa ra các câu hỏi sau: - Mọi người có tin rằng môi trường kiểm soát họ, rằng họ kiểm soát môi trường hay họ là 1 phần của tự nhiên không? - Mọi người có tập trung đối với những sự kiện quá khứ, hiện tại hay những ý định tương lai trong các hành động của họ hay không? - Con người có bị kiểm soát dễ dàng và không được tin cậy không, hay họ có thể được tin tưởng để hành động tự do và có trách nhiệm? - Con người có khao khát những thành tựu trong cuộc sống, cuộc đời thảnh thơi, cuộc sống tinh thần và thưởng ngoạn không? Tổng hợp và chỉnh sủa : Nguyễn Văn Tùng Trang 14
- TÀI LIỆU ÔN THI MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ - Con người có tin rằng những cá nhân hoặc nhóm có trách nhiệm đôí với hạnh phúc của mỗi người không? - Con người có thích chỉ đạo, quản lý hầu hết các hoạt động trong sự riêng tư hay công khai? Câu 2: Bốn yếu tố của Hofstede framework để phân loại các nền văn hóa là gì? Khi là 1 nhà tâm lý học làm việc cho IBM, Hofstede thu thập dữ liệu về thái độ của nhân viên và năng suất cho hơn 100.000 cá nhân từ 1967-1973. Những dữ liệu này cho phép ông ta so sánh phạm trù của văn hóa tại 40 quốc gia. Hofstede có lập bốn phạm trù mà ông tuyên bố tóm tắt khác nhau về văn hóa - khoảng cách quyền lực, tránh sự không chắc chắn, chủ nghĩa cá nhân với chủ nghĩa tập thể, và nam tính so với nữ tính. Chủ nghĩa cá nhân đối nghịch với chủ nghĩa tập thể: Xác định liệu trong một nền văn hóa cá nhân hay nhóm có trách nhiệm đối với phúc lợi của mỗi thành viên. Những nhà kinh doanh theo văn hóa chủ nghĩa cá nhân gắn trách nhiệm về các quyết định sai cho cá nhân. Trong nền văn hóa tập thể, lỗi do quyết định sai được chia sẻ giữa các thành viên nhóm. Khoảng cách quyền lực: Miêu tả mức độ của sự bất bình đẳng giữa con người ở các nghề nghiệp khác nhau. Trong nền văn hóa có khoảng cách quyền lực lớn, các nhà lãnh đạo và các nhà giám sát thích có sự thừa nhận đặc biệt và nhiều đặc quyền. Trong những nền văn hóa có khoảng cách quyền lực ít, uy tín và các phần thưởng là công bằng hơn cho các nhà chức trách và các nhân viên xếp thứ bậc trong công ty. Tránh né sự không chắc chắn: Xác định sự sẵn sàng của một nền văn hóa chấp nhận những gì không chắc chắn trong tương lai. Các nền văn hóa tránh né sự không chắc chắn sẽ có sự thay đổi công nhân thấp, nhiều quy định chuẩn tắc nhằm quy định hành vi của công nhân và có nhiều khó khăn khi thực thi sự thay đổi. Các tổ chức trong nền văn hóa chấp nhận rủi ro tiếp nhận nhiều tập quán từ các nền văn hóa khác nhưng chấp nhận có sự thay đổi nhân công lớn. Nam tính so với nữ tính: Hofstede đã xem xét mối quan hệ giữa giới tính và vai trò trong công việc. Trong nền văn hóa nam tính, vai trò giới tính có sự phân biệt lớn và các "giá trị nam tính" truyền thống, chẳng hạn như thành tích và nắm quyền có hiệu quả, quyết định những quan niệm văn hóa. Trong nền văn hóa nữ tính, vai trò giới tính ít phân biệt, và chỉ có sự khác biệt nhỏ giữa nam giới va phụ nữ trong cùng một cong việc. Câu 3: Giải thích tóm tắt mỗi yếu tố có thể sử dụng như thế nào để phân tích 1 nền văn hóa? Kích thước của khoảng cách quyền lực có liên quan đến việc cấp trên và cấp dưới cảm thấy gần hay xa. Đây không phải là khoảng cách vật lý, nhưng 1 khoảng cách quyền lớn làm thế nào có thể được cảm nhận được, (ví dụ như Pháp, Ấn Độ) là một ông chủ có nghĩa là có quyền lực và giữ khoảng cách. Sự bất bình đẳng được chấp nhận: một nơi cho tất cả mọi người trong vị trí của mình. Vì vậy, nhân viên thường xuyên miễn cưỡng để bày tỏ sự bất đồng với ông chủ của họ và thích làm việc kiểu các nhà quản lý đưa ra quyết định và trách nhiệm - sau đó chỉ cần cho họ biết phải làm gì. Trong văn hóa Tổng hợp và chỉnh sủa : Nguyễn Văn Tùng Trang 15
- TÀI LIỆU ÔN THI MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ có khoảng cách quyền lực thấp (ví dụ như Áo, Israel) cấp trên, cấp dưới coi nhau là đồng nghiệpvà cả hai đều tin rằng sự bất bình đẳng trong xã hội nên được giảm thiểu. Vì vậy, những người cầm quyền nên cố gắng giảm việc tỏ ra quyền lực. Các nhân viên rất ít khi sợ không đồng ý và mong đợi để được tư vấn trước khi quyết định được thực hiện. Mức độ tránh sự không chắc chắn là xác định sự sẵn sàng khi ứng phó với sự mới lạ. Trong nền văn hóa có sự né tránh sự không chắc chắn mạnh (ví dụ như Nhật Bản, Hy Lạp) mọi người cảm thấy cần thiết phải có sự rõ ràng và trật tự. Họ cảm thấy bị đe dọa bởi tình huống không chắc chắn, và cao hơn sự lo lắng và căng thẳng. Vì vậy, các nhân viên tin rằng các quy tắc công ty không nên bị phá vỡ ngay cả khi nó có thể đem lại lợi ích tốt cho công ty, họ mong muốn được tiếp tục làm việc với công ty cho đến khi họ nghỉ hưu. Trong một nền văn hóa tránh sự không chắc chắn yếu (ví dụ như Đan Mạch), sự không chắc chắn vốn có trong cuộc sống được dễ dàng chấp nhận và mỗi ngày chấp nhận khi thay đổi xảy đến. Nhìn rất thực tế về việc giữ gìn hoặc thay đổi những quy tắc đang tồn tại, và nhân viên mong đợi để được làm việc cho công ty trong thời gian ngắn hơn nhiều. Trong một nền văn hóa cá nhân chủ nghĩa (ví dụ như Mỹ, Anh) nhấn mạnh sáng kiến cá nhân và thành tích, và tất cả mọi người có quyền được hưởng một cuộc sống riêng tư. Ngược lại, một nền văn hóa tập thể (ví dụ như Iran, Peru) được đặc trưng bởi một khuôn khổ xã hội chặt chẽ hơn, nơi mọi người đều là thành viên gia đình hoặc dòng họ mà bảo vệ họ trong sự thay đổi cho lòng trung thành. Nam tính so với nữ tính, Hofstede đã xem xét mối quan hệ giữa giới tính và vai trò trong công việc. Trong nền văn hóa nam tính (ví dụ Nhật Bản), vai trò giới tính có sự phân biệt lớn và các "giá trị nam tính" truyền thống, chẳng hạn như thành tích và nắm quyền có hiệu quả, quyết định những quan niệm văn hóa. Trong nền văn hóa nữ tính (ví dụ Đan Mạch), vai trò giới tính ít phân biệt, và chỉ có sự khác biệt nhỏ giữa nam giới va phụ nữ trong cùng một cong việc. Tổng hợp và chỉnh sủa : Nguyễn Văn Tùng Trang 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn