intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương III: CACBON-SILIC

Chia sẻ: Paradise5 Paradise5 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

237
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu 1: Số oxi hóa cao nhất của silic thể hiện ở hợp chất nào sau đây ? A. SiO. B. SiO2. B. Than antraxit. C. SiH4. C. Than nâu. D. Mg2Si. D. Than cốc. Câu 2: Loại than nào sau đây không có trong tự nhiên ? A.Than chì. Câu 3: Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau ? A. C + O2 → CO2. CO2. C. 3C + 4Al → Al4C3. sau ? A. 2C + Ca → CaC2. C. C + CO2 → 2CO. A. Na2O, NaOH, HCl. C. Ba(OH)2,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương III: CACBON-SILIC

  1. Chương III: CACBON-SILIC I. Phần Trắc Nghiệm: Câu 1: Số oxi hóa cao nhất của silic thể hiện ở hợp chất nào sau đây ? A. SiO. B. SiO2. C. SiH4. D. Mg2Si. Câu 2: Loại than nào sau đây không có trong tự nhiên ? A.Than chì. B. Than antraxit. C. Than nâu. D. Than cốc. Câu 3: Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau ? A. C + O2 → CO2. B. C + 2CuO → 2Cu + C O 2. C. 3C + 4Al → Al4C3. D. C + H2O → CO + H2. Câu 4: Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau ? A. 2C + Ca → CaC2. B. C + 2H2 → CH4. C. C + CO2 → 2CO. D. 3C + 4Al → Al4C3. Câu 5: Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ? A. Na2O, NaOH, HCl. B. Al, HNO3đặc, KClO3 C. Ba(OH)2, Na2CO3, CaCO3. D.NH4Cl, KOH, AgNO3. Câu 6: Silic phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ? A. CuSO4, SiO2, H2SO4 loãng. B. F2, Mg, NaOH. C. HCl, Fe(NO3)3, CH3COOH. D. Na2SiO3, Na3PO4, NaCl. Câu 7: Khi cho nước tác dụng với oxit axit thì axit sẽ không được tạo thành, nếu oxit axit đó là: A. Cacbon đioxit. B. Lưu huỳnh đioxit. C. Silic đioxit. D. Đinitơ pentaoxit.
  2. Câu 8: Khi đun nóng dung dịch canxi hiđrocacbonat thì có kết tủa xuất hiện. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là: A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 9: Khi cho dư khí CO2 vào dung dịch chứa kết tủa canxi cacbonat, thì kết tủa sẽ tan. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là: A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 10: Điều nào sau đây không đúng cho phản ứng của khí CO với khí O2 ? A. Phản ứng thu nhiệt. B. Phản ứng tỏa nhiệt. C. Phản ứng kèm theo sự giảm thể tích. D. Phản ứng ko xảy ra ở điều kiện thường. Câu 11: (CĐ-2009): Cho cân bằng (trong bình kín) sau: CO (k) + H2O (k) ↔ CO2 (k) + H2 (k) ∆H < 0. Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác. Dãy gồm các yếu tố làm thay đổi cân bằng của hệ là: A. (1), (4), (5). B. (1), (2), (3). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (4). Câu 12: CO2 được sinh ra trong quá trình nào dưới đây ? A. Quá trình hô hấp của sinh vật. B. Quá trình thối rữa của các xác sinh vật. C. Quá trình đốt cháy nhiên liệu. D. Tất cả các quá trình trên. Câu 13: Muối NaHCO3 có thể tham gia phản ứng nào sau đây: A. Tác dụng với axit. B. Tác dụng với kiềm. C. Tác dụng nhiệt, bị nhiệt phân D. Cả ba tính chất A, B, C.
  3. Câu 14: Muối nào có tính chất lưỡng tính ? A. NaHSO4 B. Na2CO3 C. NaHCO3 D. Không phải các muối trên. Câu 15: Silic đioxit là chất ở dạng A. Vô định hình B. Tinh thể nguyên tử. C. Tinh thể phân tử D. Tinh thể ion. Câu 16: Silic đioxit tan chậm trong dung dịch kiềm đặc nóng, tan dễ trong dung dịch kiềm nóng chảy tạo thành silicat, vậy SiO2 là: A. Oxit axit. B. Oxit bazơ. C. Oxit trung tính. D. Oxit lưỡng tín Câu 17: Để khắc chữ trên thủy tinh người ta dùng dung dịch nào sau đây ? A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch HBr. C. Dung dịch HI. D. Dung dịch HF Câu 18: Thủy tinh lỏng là: A. Silic đioxit nóng chảy B. Dung dịch đặc của Na2SiO3 và K2SiO3. C. Dung dịch bão hòa của axit silixic. D. Thạch anh nóng chảy. Câu 19: Silic và nhôm đều phản ứng được với dung dịch các chất trong dãy nào sau đây ? A. HCl, HF. B. NaOH, KOH. C. Na2CO3, KHCO3. D. BaCl2, AgNO Câu 20: Chọn câu phát biểu đúng. A. CO là oxit axit B. CO là oxit trung tính. C. CO là oxit bazo D. CO là oxit lưỡng tính. Câu 21: (CĐ-2009): Khử hoàn toàn một oxit sắt X ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (đktc), sau phản ứng thu được 0,84 g Fe và 0,02 mol CO2. Công thức của X và giá trị của V lần lượt là: A. Fe3O4 và 0,224. B. Fe3O4 và 0,448. C. FeO và 0,224. D. Fe2O3 và 0,44 Câu 22: Natri silicat có thể được tạo thành bằng cách:
  4. A. Đun SiO2 với NaOH nóng chảy. B. Cho SiO2 tác dụng với dd NaOH loãng. C. Cho dd K2SiO3 tác dụng với dd NaHCO3. D. Cho Si tác dụng với dd NaCl. Câu 23: Phương trình ion rút gọn: 2H+ + SiO32- → H2SiO3↓ Ứng với phản ứng giữa các chất nào sau đây ? A. Axit cacbonic và canxi silicat. B. Axit cacbonic và natri silicat. C. Axit clohiđric và canxi silicat. D. Axit clohiđric và natri siliat. Câu 24: Một loại thủy tinh thường chứa 13% natri oxit; 11,7% canxi oxit và 75,3% silic đioxit về khối lượng. Thành phần của thủy tinh này được biểu diễn dưới dạng các oxit là: A. 2Na2O.CaO.6SiO2. B. Na2O.CaO.6SiO2. C. 2Na2O.6CaO.SiO2. D. Na2O.6CaO.SiO2. Câu 25: Loại thủy tinh khó nóng chảy chứa 18,43% K2O; 10,98% CaO; 70,59% SiO2 có công thức dưới dạng các oxit là: A. K2O.CaO.4SiO2. B. K2O.2CaO.6SiO2. C. K2O.CaO.6SiO2. D. K2O.3CaO.8SiO2. Câu 26: Cần thêm ít nhất bao nhiêu mililit dd Na2CO3 0,15M và 25ml dd Al2(SO4)3 0,02M để làm kết tủa hoàn toàn ion nhôm dưới dạngAl(OH)3 ? A. 15 ml. B. 10 ml. C. 20 ml. D. 12 ml. Câu 27: Cho 5,94g hỗn hợp K2CO3 và Na2CO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 dư thu được 7,74g hỗn hợp các muối khan K2SO4 và Na2SO4. thành phần của hỗn hợp đầu là: A. 3,18g Na2CO3 và 2,76g K2CO3 B. 3,18g Na2CO3 và 2,67g K2CO3.
  5. C. 3,02g Na2CO3 và 2,25g K2CO3 D. 4,27g Na2CO3 và 3,82g K2CO3. Câu 28: Cho 10,4 g hỗn hợp Fe và C trong đó Fe chiếm 53,85% khối lượng phản ứng với HNO3 đặc nóng dư tạo NO2 là sản phẩm khử duy nhất. Thể tích khí tạo thành sau phản ứng (đktc) là: A. 44,8 lít B. 14,2 lít. C. 51,52 lít. D. 42,56 lít. II. Phần Tự Luận: Câu 1: Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau đây: SiO2 → Si → Na2SiO3 → H2SiO3 → SiO2 → CaSiO3. Câu 2: Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau đây: C → CO2 → Na2CO3 → NaOH → Na2SiO3 → H2SiO3 → Na2SiO3. Câu 3: Cho 224 ml khí CO2 (đktc) hấp thụ hết trong 100 ml dd kali hiđroxit 0,2M. Tính khối lượng của những chất có trong dung dịch tạo thành ? Câu 4: Nung 52,65 gam CaCO3 ở 1000 oC và cho toàn bộ lượng khí thoát ra hấp thụ hết vào 500 ml dd NaOH 1,8M. Hỏi thu được những muối nào ? khối lượng là bao nhiêu ? Biết rằng hiệu suất của phản úng nhiệt phân CaCO3 là 95%. Câu 5: Cho hỗn hợp Silic và than có khối lượng 20 gam tác dụng với lượng dư dd NaOH đặc, đun nóng. Phản ứng giải phóng ra 13,44 lít khí hiđro (đktc). Xác định thành phần phần trăm khối lượng của silic trong hỗn hợp ban đầu, biết rằng phản ứng xảy ra với hiệu suất 100%. Câu 6: Để đốt cháy 6,8g hỗn hợp X gồm hiđro và cacbon monooxit cần 8,96 lit oxi (đktc). Xác định thành phần phần trăm theo thể tích và theo khối lượng của hỗn hợp X.
  6. Câu 8: Một loại thủy tinh có thành phần hóa học được biểu diễn bằng công thức K2O.PbO2.6SiO2. Tính khối lượng K2CO3, PbCO3 và SiO2 cần dùng để có thể sản xuất được 6,77 tấn thủy tinh trên. Coi hiệu suất của quá trình là 100%. Câu 9: (ĐH-A-2009): Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200ml dd HCl 1M vào 100ml dd X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Tính giá trị của V ? Câu 10: Có một hỗn hợp ba muối NH4HCO3, NaHCO3, Ca(HCO3)2. Khi nung 48,8 gam hỗn hợp đó đến khối lượng không đổi, thu được 16,2 gam bã rắn. Chế hóa bã rắn với dd HCl dư, thu được 2,24 lít khí (ở đktc). Xác định % khối lượng các muối trong hỗn hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2