intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương III. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

Chia sẻ: Lê Thái Mi | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:52

729
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tư bao gồm các chi phí cho công tác xây dựng, chi phí cho công tác mua sắm và lắp đặt thiết bị, chi phí quản lý và chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư được duyệt.Đối với những công cuộc đầu tư có quy mô lớn, thời gian thực hiện đầu tư dài, vốn đầu tư thực hiện là số vốn đã chi cho từng hoạt động hoặc từng giai đoạn của...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương III. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

  1. Chương III.   KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN I. KẾT QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 1. Khối lượng vốn đầu tư thực hiện: 1.1. Khái niệm: Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tư bao gồm các chi phí cho công tác xây dựng, chi phí cho công tác mua sắm và lắp đặt thiết bị, chi phí quản lý và chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư được duyệt.
  2. 1.2. Phương pháp tính khối lượng vốn đầu tư thực hiện • Đối với những công cuộc đầu tư có quy mô lớn, thời gian thực hiện đầu tư dài, vốn đầu tư thực hiện là số vốn đã chi cho từng hoạt động hoặc từng giai đoạn của mỗi công cuộc đầu tư đã hoàn thành. • Đối với những công cuộc đầu tư có quy mô nhỏ, thời gian thực hiện đầu tư ngắn, vốn đã chi được tính vào khối lượng vốn đầu tư thực hiện khi toàn bộ các công việc của quá trình thực hiện đầu tư kết thúc. • Đối với những công cuộc đầu tư do ngân sách tài trợ, tổng số vốn đã chi được tính vào khối lượng vốn đầu tư thực hiện khi các kết quả của quá trình đầu tư phải đạt các tiêu chuẩn và tính theo phương pháp sau đây:
  3. • Đối với công tác xây dựng: Vốn đầu tư thực hiện của công tác xây dựng(Iv XD) được tính theo công thức sau đây: n ∑Q PXi + C + W + VAT Iv XD = Xi i =1 Trong đó: • Qxi : Khối lượng công tác xây dựng hoàn thành thứ i. • Pxi: Đơn giá dự toán; • C: Chi phí chung được tính theo tỷ lệ phần trăm so với chi phí nhân công trong dự toán xây dựng. • W: Lãi định mức; • VAT: Tổng thuế giá trị gia tăng đầu ra.
  4. - Vốn đầu tư thực hiện đối với công tác lắp đặt thiết bị (IVL) được tính theo công thức sau: n IVL = ∑Q PLi + C + W + VAT Li i =1 • Trong đó: • QLi: Khối lượng công tác lắp đặt thiết bị máy móc đã hoàn thành tính theo toàn bộ từng chiếc máy i • PLi: Đơn giá dự toán. • C: Chi phí chung được tính bằng 65% chi phí nhân công trong dự toán. • W: Lãi định mức (thu nhập chịu thuế tính trước) được tính bằng tỷ lệ (%) so với chi phí trực tiếp và chi phí chung trong dự toán.
  5. - Đối với công tác mua sắm trang thiết bị: (Ivtb ) được tính theo công thức sau: n IVTB = ∑Q P + VAT + C N i i i =1 Trong đó: • Qi: Trọng lượng (tấn), số lượng từng bộ phận, cái, nhóm thiết bị thứ i. • Pi: Giá tính cho một tấn hoặc cho từng bộ phận, cái, nhóm thiết bị thứ i của công trình. • VAT: Tổng số thuế giá trị gia tăng đối với công tác lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh (nếu có). • CN: Chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ (nếu có).
  6. - Đối với chi phí quản lý dự án và chi phí khác được tính vào vốn đầu tư thực hiện theo phương pháp thực thanh thực chi. • Các khoản chi phí này được xác định theo định mức tính bằng tỷ lệ % hoặc bảng giá cụ thể và được chia thành 2 nhóm: + Nhóm chi phí, lệ phí xác định theo định mức tính bằng tỷ lệ %; + Nhóm chi phí xác định bằng cách lập dự toán. • Công thức tính như sau: n n (∑ Ai + ∑ Bi ) + VAT IVK = i =1 i =1 Trong đó: + Ai : Chi phí của khoản mục thứ i thuộc nhóm chi phí tính theo định mức tỷ lệ % + Bi : Chi phí của khoản mục thứ i thuộc nhóm chi phí tính bằng cách lập dự toán + VAT: Tổng số thuế giá trị gia tăng của các chi phí là đối
  7. 2. Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất, phục vụ tăng thêm 2.1. Tài sản cố định huy động, là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập (làm ra sản phẩm hàng hóa hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ cho xã hội đã được ghi trong dự án đầu tư) đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào hoạt động được ngay.  Cần phân biệt các trường hợp: huy động bộ phận và huy động toàn bộ. • Huy động bộ phận là việc huy động từng đối tượng, từng hạng mục xây dựng của công trình vào hoạt động ở những thời điểm khác nhau do thiết kế quy định. • Huy động toàn bộ là huy động cùng một lúc tất cả các đối tượng, hạng mục xây dựng không có khả năng phát huy tác dụng độc lập hoặc dự án không dự kiến cho phát huy tác dụng độc lập đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm và sẵn sàng sử
  8. • Các tài sản cố định được huy động có thể được biểu hiện bằng hiện vật hoặc bằng giá trị. • Chỉ tiêu giá trị các tài sản cố định được huy động được xác định theo công thức sau : F = IVb + IVr – C – IVe Trong đó: + F: Giá trị các tài sản cố định được huy động trong kỳ + IVb : Vốn đầu tư được thực hiện ở các kỳ trước chưa được huy động chuyển sang kỳ nghiên cứu + IVr : Vốn đầu tư được thực hiện trong kỳ nghiên cứu + C: Chi phí trong kỳ không tính vào giá trị tài sản cố định; + IVe : Vốn đầu tư thực hiện chưa được huy động chuyển sang kỳ sau • Đối với từng dự án đầu tư, giá trị tài sản cố định huy động chính là giá trị những đối tượng, hạng mục công trình có khả năng phát huy tác dụng độc lập của từng dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào hoạt động.
  9. • Đối với từng dự án đầu tư, giá trị tài sản cố định huy động chính là giá trị những đối tượng, hạng mục công trình có khả năng phát huy tác dụng độc lập của từng dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào hoạt động. • Công thức tính giá trị các tài sản cố định được huy động trong trường hợp này như sau: F = IVo - C • Trong đó: + IVo: Vốn đầu tư đã thực hiện của các đối tượng, hạng mục công trình đã được huy động.
  10. • Để đánh giá mức độ đạt được của các kết quả trong quá trình thực hiện đầu tư, người ta sử dụng các chỉ tiêu cơ bản sau: - Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện của dự án; - Tỷ lệ hoàn thành của hạng mục, đôi tượng xây dựng của dự án; - Hệ số huy động tài sản cố định của dự án; - Tỷ lệ huy động các hạng mục công trình, đối tượng xây dựng của dự án; - Vốn đầu tư thực hiện của một đơn vị tài sản cố định huy động trong kỳ; - Mức huy động tài sản cố định so với vốn thực hiện còn tồn đọng cuối kỳ. - Mức vốn đầu tư thực hiện chưa được huy động ở cuối kỳ so với loàn bộ vốn đầu tư thực hiện. - Mức vôn đầu tư thực hiện chưa được huy động ở cuối kỳ so với toàn bộ vốn đầu tư thực hiện....
  11. 2.2. Năng lực sản xuất, phục vụ tăng thêm: Khi các tài sản cố định được huy động vào sử dụng, chúng đã làm gia tăng năng lực sản xuất, phục vụ cho nền kinh tế. • Năng lực sản xuất, phục vụ tăng thêm được hiểu là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xu ất, phục vụ của các tài sản cố định đã được huy động vào sử dụng. • Năng lực sản xuất, phục vụ được thể hiện ở công suất hoặc năng lực phát huy tác dụng của các tài sản cố định được huy động.
  12. II. HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 1. Khái niệm, phân loại và nguyên tắc xác định hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển: 1.1.Khái niệm: Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế - xã hội đã đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định. 1.2. Phân loại: các nhà kinh tế thường phân loại hiệu quả đầu tư theo các tiêu thức sau đây: - Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội, có hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả xã hội, hiệu quả quốc phòng. - Theo phạm vi tác dụng của hiệu quả, có hiệu quả đầu tư của từng dự án, từng doanh nghiệp, từng ngành, địa phương và toàn bộ nền kinh tếquốc dân.
  13. - Theo phạm vi lợi ích, có hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế-xã hội. + Hiệu quả tài chính hay được gọi là hiệu quả hạch toán kinh tế là hiệu quả kinh tế được xem xét trong phạm vi một doanh nghiệp. + Hiệu quả kinh tế-xã hội của hoạt động đầu tư là hiệu quả tổng hợp được xem xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế. - Theo mức độ phát sinh trực tiếp hay gián tiếp, có hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp. - Theo cách tính toán, có hiệu quả tuyệt đối và tương đối. + Hiệu quả tuyệt đối được tính bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí; + Hiệu quả tương đối được tính bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí.
  14. 1.3. Nguyên tắc đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu phát triển: - Phải xuất phát từ mục tiêu của hoạt động đầu tư. - Phải xác định tiêu chuẩn hiệu quả để đánh giá hiệu quả đầu tư. - Khi đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư cần chú ý đến độ trễ thời gian trong đầu tư; - Cần sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư. - Phải đảm bảo tính khoa học và thực tiễn khi đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư.
  15. 2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu qu ả của đầu tư: Để đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển người ta thường dùng 2 hệ thống chỉ tiêu, đó là: 2.1. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài ch 2.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư;
  16. 2.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1) Giá trị thời gian của tiền tệ. • Tiền tệ có giá trị về mặt thời gian  Vốn đầu tư cũng có giá trị về mặt thời gian. • Giá trị thời gian của tiền tệ thể hiện ở chỗ giá trị của tiền tệ (vốn đầu tư) ở những thời điểm khác nhau là rất khác nhau. • Lý do tiền tệ có giá trị về mặt thời gian: - Yếu tố lạm phát; - Yếu tố rủi ro ngẫu nhiên; - Đặc trưng vận động và có khả năng sinh lời của tiền.
  17. • Thời gian đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư rất dài. Trong quá trình đó các chi phí và thu nhập có thể phát sinh ở các thời điểm khác nhau. • Để đánh giá hiệu quả tài chính của 1 dự án đầu tư cần thiết phải qui đổi giá trị đồng tiền (chi phí, thu nhập) ở mọi thời điểm về cùng mặt băng thời gian. 2) Dòng tiền tệ (ngân lưu) của dự án đầu tư và phương pháp đo lường giá trị tiền tệ theo thời gian a) Dòng tiền tệ (Ngân lưu) của dự án đầu tư:
  18. Dòng tiền tệ của một dự án đầu tư là khái niệm dùng để biểu diễn sự phát sinh của các chi phí và thu nhập của chương trình đầu tư theo trình tự thời gian của chúng.  Có thể biểu diễn dòng tiền tệ như sau: C1 C2 C3 Ci Cn n Tương lai 1 2 3 i Hiện tại B1 B2 B3 Bi Bn Trong đó: ­ Dòng chi phí: C1, C2, Ci...Cn - i: là kỳ tính toán (i=1÷n) ­ Dòng thu nhập: B1, B2, Bi...Bn - Bi: thu nhập phát sinh tại kỳ i ­ Ci: chi phí phát sinh tại kỳ i
  19. b) Phương pháp đo lường giá trị theo thời gian của tiền tệ : Nếu ta gọi: • FV: giá trị tương lai của lượng tiền V; • PV: giá trị hiện tại của lượng tiền V; • V: lượng tiền phát sinh ở đầu kỳ tính toán; • r (%):lãi suất hay còn gọi là suất chiết khấu, thực chất là chi phí sử dụng vốn; • n: là số kỳ tính toán (số thời đoạn) trong cả thời kỳ (thường được tính theo năm)  Khi đó ta có thể đo lường giá trị thời gian của tiền theo 2 cách sau:
  20. + Tính tích luỹ: Tích luỹ là phương pháp tính giá trị của tiền tệ về một thời điểm trong tương lai. Giá trị tương lai của tiền phụ thuộc vào: - Thời gian (số kỳ =n) tính toán; - Lãi suất (r%) Tương lai Hiện tại 0 1 2 3 i n
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2