intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

Chia sẻ: Xuan Dung | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:38

2.213
lượt xem
776
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

MỤC TIÊU - Xem lại một số khái niệm liên quan đến lợi nhuận - Xác định chính xác các loại lợi nhuận phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. - Nắm bắt các phương pháp chủ yếu để phân tích lợi nhuận chung, lợi nhuận theo kết cấu và từng loại lợi nhuận cụ thể. - Nắm bắt phương pháp để phân tích tình hình phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. - Định hướng để tiếp tục tiến hành bước phân tích tiếp sau....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

  1. CHƯƠNG IV PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
  2. MỤC TIÊU - Xem lại một số khái niệm liên quan đến lợi nhuận - Xác định chính xác các loại lợi nhuận phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. - Nắm bắt các phương pháp chủ yếu để phân tích lợi nhuận chung, lợi nhuận theo kết cấu và từng loại lợi nhuận cụ thể. - Nắm bắt phương pháp để phân tích tình hình phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. - Định hướng để tiếp tục tiến hành bước phân tích tiếp sau.
  3. I. TỔNG QUAN VỀ LỢI NHUẬN DOANH NGHIỆP II. NỘI DUNG PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN
  4. I. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN 1. Khái niệm lợi nhuận 2. Vai trò của lợi nhuận 3. Nhiệm vụ phân tích 4. Nguồn tài liệu phân tích
  5. I. TỔNG QUAN VỀ LỢI NHUẬN DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm về lợi nhuận LN = DT – CF - Lợi nhuận gộp = DTT – GVHB - Lợi nhuận thuần = LNG – (CFBH + CFQL) - CFLV - Lợi nhuận sau thuế = LNT - thuế TNDN
  6. Bao gồm 3 bộ phận: - Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính - Lợi nhuận khác
  7. Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ
  8. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính * Doanh thu từ hoạt động tài chính gồm: - Tiền lãi: lãi cho vay, lãi tiền gửi, đầu tư trái phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng. - Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản, bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại. - Chênh lệch giữa giá bán, giá mua từ hoạt động mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn, mua bán ngoại tệ - Cổ tức, lợi nhuận được chia từ đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn kinh doanh. - Thu từ kinh doanh bất động sản - Thu nhập từ các hoạt động đầu tư khác
  9. * Chi phí tài chính gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính - Lỗ do chuyển nhượng các khoản đầu tư ngắn hạn - Lỗ do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ - Chi phí cho vay và đi vay vốn, mua bán ngoại tệ, chứng khoán, chi phí góp vốn kinh doanh - Lãi tiền vay (đi vay) - Chiết khấu thanh toán cho người mua - Giá vốn đầu tư bất động sản, chi phí phát sinh từ hoạt động kinh doanh bất động sản.
  10. Lợi nhuận khác * Thu nhập khác : - Nhượng bán thanh lý tài sản cố định - Được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng - Thu nợ khó đòi đã xoá sổ, thu nợ phải trả không xác định được chủ - Các khoản thu nhập kinh doanh bỏ sót từ kỳ trước - Các khoản quà biếu, quà tặng bằng tiền hoặc hiện vật - Tiền bảo hiểm được bồi thường - Thuế GTGT được giảm hoặc được hoàn thuế (kỳ sau liên quan đến kỳ trước, nhầm lẫn như áp sai mã số thuế, miễn giảm: xuất khẩu hàng hoá, xin giấy phép ưu đãi …….)
  11. * Chi phí khác : các khoản chi phí cuả các hoạt động ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. - Chi phí nhượng bán thanh lý tài sản cố định và giá trị còn lại cuả tài sản thanh lý, nhượng bán - Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế - Khoản chi phí do ghi nhầm hoặc bỏ sót ở kỳ trước - Một số khoản chi phí khác nằm ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp
  12. Ví dụ: Có các số liệu về tình hình hoạt động của doanh nghiệp 1. Cho thuê tài sản, thu mỗi năm 100 triệu 2. Vay ngân hàng 400 triệu, trong 4 tháng với lãi suất 1% tháng 3. Giao hàng chậm, bị phạt 20 triệu 4. Thu phạt người cung cấp không thực hiện đúng hợp đồng 15 triệu 5. Bán thanh lý TSCĐ, giá bán 15 triệu, giá trị còn lại của tài sản là 13 triệu, chi phí thanh lý 0,5 triệu 6. Đòi được khoản nợ đã xóa sổ năm trước 40 triệu, chi phí đòi nợ 2 triệu 7. Tổng doanh thu bán hàng trong năm 5.000 triệu 8. Tỷ lệ LNG/DTT là 35% 9. CFQL + CFBH: 800T 10. Phát hiện hoá đơn mua hàng năm trước chưa vào sổ 30 triệu 11. Mua 50.000 USD: mua 14600VND/USD, bán 14800 VND/USD 12. Khoản phải trả người cung cấp 20.000 USD, thời hạn thanh toán 90 ngày, vào sổ tháng 1/10: 14500; tỷ giá thực tế 31/12: 14700 13. Góp vốn kinh doanh với doanh nghiệp A, mỗi năm được chia lợi tức kinh doanh 60 triệu 14. Áp dụng tỉ lệ chiết khấu 1% cho một khách hàng thanh toán hợp đồng 250 triệu trước thời hạn. Yêu cầu xác định các bộ phận lợi nhuận cuả doanh nghiệp vào cuối năm?
  13. Một số trường hợp lợi nhuận đặc biệt “Lãi giả, lỗ thật” “Lãi thật, lỗ giả”
  14. 2. Vai trò của lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp biểu hiện kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh, phản ánh được đầy đủ mặt số lượng, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, kết quả sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất. Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và của nền kinh tế quốc dân. Lợi nhuận là đòn bảy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
  15. 3.Nhiệm vụ của phân tích lợi nhuận Phân tích quá trình hình thành và phân phối lợi nhuận nhằm đánh giá chính xác , khách quan chất lượng kinh doanh của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp. Phân tích nguyên nhân, xác định nhân tố ảnh hưởng đến biến động lợi nhuận để có biện pháp phát huy và khắc phục kịp thời. Cung cấp thông tin làm căn cứ để đề ra các quyết định chỉ đạo hoạt động kinh doanh, đề ra các biện pháp nhằm khai thác tiềm năng của doanh nghiệp để không ngừng nâng cao lợi nhuận.
  16. 4. Nguồn tài liệu phân tích Tài liệu kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, kế hoạch kinh doanh Các văn bản cuả Nhà nước về phương pháp xác định lợi nhuận, nguyên tắc hoạch toán lợi nhuận, phân phối lợi nhuận và các luật thuế liên quan
  17. II. NỘI DUNG PHÂN TÍCH 1. Phân tích chung 2. Phân tích lợi nhuận gộp và nhân tố ảnh hưởng 3. Phân tích lợi nhuận thuần và nhân tố ảnh hưởng 4. Phân tích tình hình phân phối lợi nhuận
  18. II. NỘI DUNG PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN 1. Phân tích chung Mục đích: đánh giá sự biến động lợi nhuận của toàn doanh nghiệp, và của từng bộ phận lợi nhuận nhằm thấy được khái quát tình hình lợi nhuận và nguyên nhân ảnh hưởng và đưa ra giải pháp để nâng cao lợi nhuận. Phương pháp: So sánh mức độ biến động, tỷ lệ biến động của từng bộ phận lợi nhuận và tổng lợi nhuận giữa các kỳ và của tỷ suất lợi nhuận
  19. Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu Biến động nghiên cứu/gốc ST TT ST TT ST TL TT (%) (%) (%) 1. Lợi nhuận thuần BHH và DV TLNBH 2.Lợi nhuận TC TLNTC 3. Lợi nhuận khác TLNK 4. Tổng lợi nhuận TTLN
  20. 2. Phân tích lợi nhuận gộp và nhân tố ảnh hưởng LNG = ∑qi (pi – ci ) - qi: lượng hàng tiêu thụ - pi: giá bán đơn vị - ci: giá vốn đơn vị
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2