intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương trình giảng dạy kết hợp ngôn ngữ và văn hóa cho sinh viên năm nhất Viện Công nghệ Việt Nhật – Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở thu thập dữ liệu và phân tích hiệu quả của việc kết hợp dạy văn hóa và ngôn ngữ, tác giả bài viết "Chương trình giảng dạy kết hợp ngôn ngữ và văn hóa cho sinh viên năm nhất Viện Công nghệ Việt Nhật – Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh" đưa ra các kiến nghị cụ thể về thiết kế chương trình, các hoạt động dạy học trên lớp cho sinh viên năm nhất của Viện Công nghệ Việt Nhật - Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương trình giảng dạy kết hợp ngôn ngữ và văn hóa cho sinh viên năm nhất Viện Công nghệ Việt Nhật – Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

  1. CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KẾT HỢP NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA CHO SINH VIÊN NĂM NHẤT VIỆN CÔNG NGHỆ VIỆT NHẬT – ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Châu Quý Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM (HUTECH) Viện Công nghệ Việt - Nhật (VJIT) Tóm tắt Nghiên cứu sâu các học phần Nhật ngữ đầu tiên của chương trình Nhật ngữ tại Viện Công nghệ Việt Nhật thuộc trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy vấn đề văn hóa chưa được chú trọng nhiều. Thực tế văn hóa chưa được đầu tư và dạy học một cách có hệ thống là do nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân đó là do thiết kế chương trình và giáo trình bị gò bó trong các khuôn khổ cấu trúc ngôn ngữ và chức năng ngôn ngữ, vì thế văn hóa thường bị bỏ qua hay chỉ được dùng để làm động cơ thúc đẩy hay làm phong phú thêm hoạt động dạy học ngôn ngữ. Trên cơ sở thu thập dữ liệu và phân tích hiệu quả của việc kết hợp dạy văn hóa và ngôn ngữ, tác giả đưa ra các kiến nghị cụ thể về thiết kế chương trình, các hoạt động dạy học trên lớp cho sinh viên năm nhất của Viện Công nghệ Việt Nhật - Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Từ khóa: Chương trình, giảng dạy, ngôn ngữ Nhật, văn hóa Nhật. 1.Đặt vấn đề [6] Ngôn ngữ và văn hóa là hai phạm trù đan xen với nhau. Khi bạn tương tác với một ngôn ngữ, điều đó có nghĩa là bạn cũng đang tương tác với văn hóa sử dụng ngôn ngữ đó. Việc tiếp cận với ngôn ngữ nào mà không nắm rõ về văn hóa sinh ra ngôn ngữ đó có thể dẫn đến tình trạng hiểu biết mơ hồ, thậm chí là ngộ nhận, hiểu lầm tai hại. Khi bạn học một ngôn ngữ mới, nó không chỉ liên quan đến việc học bảng chữ cái, sắp xếp từ và các quy tắc ngữ pháp, mà bạn cần tìm hiểu cả về phong tục và hành vi của xã hội cụ thể. Khi học hoặc dạy một ngôn ngữ, điều quan trọng là chúng ta nghiên cứu cả nền văn hóa nơi ngôn ngữ được tạo ra, bởi vì 309
  2. ngôn ngữ bám sâu vào văn hóa, nói cách khác văn hóa và ngôn ngữ không thể tách rời nhau. Đặc thù của Viện Công nghệ Việt Nhật thuộc đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh là sinh viên từ nhiều chuyên ngành khác nhau, có cả chuyên ngành công nghệ kĩ thuật ô tô, tự động hóa, nhà hàng khách sạn, luật kinh tế...; nghĩa là sinh viên Viện Công nghệ Việt Nhật không nghiên cứu chuyên sâu về tiếng Nhật mà chỉ học tiếng Nhật như một công cụ ngôn ngữ. Mục tiêu đào tạo của các học phần Nhật ngữ giảng dạy tại Viện Công nghệ Việt Nhật thuộc Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh có ghi là trang bị kiến thức ngôn ngữ và rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; bên cạnh đó giúp sinh viên nhận biết sự khác biệt cơ bản giữa hai nền văn hóa Việt Nam và văn hóa Nhật Bản. Vì thế, giáo trình đang được sử dụng để giảng dạy tại Viện Công nghệ Việt Nhật là bộ giáo trình có tên gọi Marugoto do Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản biên soạn. Vậy thực tế giảng viên có truyền tải trọn vẹn kiến thức ngôn ngữ thông qua hiểu biết văn hóa và sinh viên có lĩnh hội toàn bộ kiến thức, đảm bảo không hiểu sai lệch, áp dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn hay không? Bài viết tập trung tìm hiểu thực trạng dạy và học các học phần của năm nhất, xem xét nguyên nhân và từ đó đề xuất giải pháp nhằm mục đích giúp việc giảng dạy của giảng viên đạt hiệu suất đào tạo cao và sinh viên cảm nhận được sự thú vị trong việc học tiếng Nhật như một công cụ ngôn ngữ cho công việc tương lai. 2. Mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu nhằm tìm hiểu và giải quyết những vấn đề sau đây: - Các vấn đề văn hóa trong học phần Nhật ngữ 3, Nhật ngữ 4; - Thái độ của sinh viên đối với nội dung văn hóa trong giáo trình Marugoto; - Đề xuất các kiến nghị liên quan đến việc dạy và học các vấn đề văn hóa trong chương trình Nhật ngữ 3, Nhật ngữ 4. 310
  3. 2.2 Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính đồng thời kết hợp với các kĩ thuật phân tích định lượng. [3],[4] Tác giả nghiên cứu các tài liệu liên quan trực tiếp bao gồm giáo trình Marugoto Nhập môn A1 Hiểu biết ngôn ngữ, bản mô tả chương trình giảng dạy, phân phối chương trình và các tài liệu hướng dẫn giảng dạy bằng giáo trình Marugoto từ Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản phát hành. Các bản khảo sát được tiến hành trên các đối tượng gồm 100 sinh viên năm nhất đang học các học phần trên năm học 2021-2022. Số bản khảo sát thu về là 100 bản từ sinh viên. Các câu hỏi trong bản khảo sát nhằm tìm hiểu nhận thức của sinh viên đối với vấn đề văn hóa nói chung và vấn đề văn hóa xuất hiện trong chương trình Nhật ngữ 3, Nhật ngữ 4. Cuối cùng, tác giả chọn lựa, phỏng vấn và ghi chép ý kiến của một số sinh viên đang theo học học phần Nhật ngữ 3 và Nhật ngữ 4 về vấn đề văn hóa trong bài học. Tác giả đối chiếu dữ liệu thu thập được từ khảo sát với ý kiến trong phỏng vấn để bảo đảm kết quả nghiên cứu phản ánh đầy đủ và chính xác vấn đề đã đặt ra. 3 Kết quả và thảo luận 3.1 Các vấn đề văn hóa trong học phần Nhật ngữ 3, Nhật ngữ 4 của chương trình giảng dạy tiếng Nhật tại Viện Công nghệ Việt Nhật - Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Chương trình giảng dạy môn Nhật ngữ cho sinh viên năm nhất của Viện Công nghệ Việt Nhật - Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm từ Nhật ngữ 1 đến Nhật ngữ 5, trong đó Nhật ngữ 1 và Nhật ngữ 2 được giảng dạy trong học kì 1 và ba Nhật ngữ còn lại được giảng dạy trong học kì 2 của năm thứ nhất. Nội dung Nhật ngữ 1 và Nhật ngữ 2 xoay quanh hai bảng chữ cái Hiragana, Katakana và một số câu chào hỏi thông dụng. Qua tự xem xét, tác giả chưa tìm thấy vấn đề liên quan đến văn hóa trong hai Nhật ngữ này. 311
  4. Phân tích từ bài 3 đến bài 10 của giáo trình Marugoto Nhập môn A1 Hiểu biết ngôn ngữ, ta thấy có các vấn đề văn hóa sau: - Bài 3: Tự giới thiệu Mục tiêu của bài học này là người học có thể tự giới thiệu về bản thân bằng cách nêu lên các thông tin cơ bản như họ tên, nghề nghiệp, quốc tịch/quốc gia, ngôn ngữ mình nói được. - Bài 8: Đến thăm nhà bạn Mục tiêu của bài học này là giúp người học hỏi và trả lời về ngôi nhà mình đang ở; trang bị cho người học một vài câu đối đáp khi đến thăm nhà người khác. - Bài 12: Mời bạn cùng dự sự kiện Mục tiêu của bài học là giúp người học biết mời rủ người khác cùng làm với mình một việc gì đó, chẳng hạn đi dự sự kiện, đi xem phim, nghe hòa nhạc...; đồng thời biết cách nói nhận lời hoặc từ chối khi được mời tham gia hoạt động nào đó. 3.2 Thái độ của sinh viên đối với các vấn đề văn hóa trong học môn Nhật ngữ Theo kết quả khảo sát và phỏng vấn, 80% sinh viên cho biết họ hào hứng với việc tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản trong khi học tiếng Nhật bởi vì việc hiểu được cách nghĩ, thói quen của dân tộc tạo ra ngôn ngữ đó khiến họ tiếp thu kiến thức ngôn ngữ nhanh và nhớ lâu hơn. Trong khi đó, 20% còn lại cho biết họ không quan tâm đến văn hóa của đất nước đó vì họ cảm thấy không thật sự cần thiết. 3.3 Thực trạng dạy văn hóa trong học phần Nhật ngữ Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù kiến thức văn hóa đóng vai trò không nhỏ trong việc lĩnh hội ngoại ngữ nói chung, tiếng Nhật nói riêng nhưng việc truyền đạt kiến thức văn hóa chưa thể hiện rõ ràng trong mục tiêu và nội dung của các học phần Nhật ngữ 3, 4 của chương trình giảng dạy Nhật ngữ năm nhất. Các yếu tố văn hóa bị bỏ qua hoặc chỉ được đề cập một cách rất mờ nhạt trong học phần Nhật ngữ 3, 4. 4 Kết luận và Khuyến nghị giải pháp 312
  5. 4.1 Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy các vấn đề văn hóa chưa được coi trọng trong dạy học môn Nhật ngữ do thời lượng giảng dạy hạn chế và đặt nặng truyền đạt kiến thức, vì thế dẫn đến tình trạng sinh viên tiếp thu kiến thức một cách thụ động, không hiểu nguồn gốc của câu nói trong hội thoại. Họ chấp nhận kiến thức ngôn ngữ về mặt ngữ pháp, không thông qua ngữ nghĩa. Nếu tình trạng này diễn ra lâu dài sẽ khiến người học trở nên nản chí vì càng ngày họ càng không thể thuộc được nhiều và nhanh từ vựng và câu mẫu. Việc bổ sung và thực hiện giảng dạy ngôn ngữ có kết hợp văn hóa trở thành điều vô cùng cần thiết. 4.2 Khuyến nghị giải pháp Để đạt được hiệu quả tốt trong công tác giảng dạy các Nhật ngữ dành cho sinh viên năm nhất, tác giả xin đề xuất một vài giải pháp như sau. Trước hết, vai trò định hướng của giảng viên phải được đặt lên hàng đầu. Giảng viên phải nghiên cứu kĩ về vấn đề văn hóa liên quan đến bài dạy trước khi vào giảng dạy bài học đó. Niềm tin và kiến thức văn hóa của giảng viên phải được củng cố thông qua buổi thảo luận giữa các giảng viên cùng dạy học phần đó. Đồng thời, giảng viên khơi gợi cho sinh viên niềm ham thích tìm hiểu văn hóa bằng cách đưa ra câu hỏi, nhiệm vụ cá nhân hoặc làm theo nhóm, khuyến khích sinh viên phát biểu thông tin mình tìm được. Giảng viên lồng ghép kiến thức văn hóa vào giảng dạy ngôn ngữ một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, tránh khiên cưỡng gượng ép. Về phía sinh viên, sinh viên cần hiểu tìm hiểu văn hóa song song với học ngôn ngữ là điều phải làm, không nên có tư tưởng biết cũng được, không biết cũng được. Không chỉ được biết từ thầy cô, sinh viên cần chủ động tìm hiểu, tìm cơ hội trải nghiệm văn hóa của đất nước mà mình đang học ngôn ngữ. Về phía người phụ trách viết chương trình đề cương, thầy cô cần bổ sung vào đề cương các vấn đề văn hóa xuất hiện trong từng bài học một cách cụ thể, thậm chí trong phân phối chương trình có cả đề xuất nội dung và cách thức giảng dạy các vấn đề văn hóa đó. Đối với từng vấn đề văn hóa trong học phần Nhật ngữ 3, Nhật ngữ 4: - Bài 3: Tự giới thiệu 313
  6. + Giảng viên nên giải thích về các cách dùng của câu どうぞよろしくおね がいします。Câu nói này không đơn thuần chỉ mang nghĩa “Rất vui được gặp bạn”, “Mong được bạn giúp đỡ” như trong hầu hết cuốn sách dịch sang tiếng Việt. Câu nói này thể hiện tinh thần khiêm tốn, nhún nhường của người Nhật trước người khác. Một số tình huống khác ta có thể dùng câu どうぞよろしくおねがいしま す。, đó là: 山田さんによろしくおねがいします。. Trường hợp này bạn đã quen biết ông/bà/anh/chị Yamada, cho nên câu nói trên hàm ý như một lời hỏi thăm, gửi gắm sự quan tâm của bạn đến ông/bà/anh/chị Yamada. Cũng có trường hợp bạn nói 今年もよろしくおねがいします。Xét theo nghĩa đen, câu này dịch là “Năm nay tôi lại mong được mọi người giúp đỡ, chiếu cố cho tôi”. Câu nói này không thật sự mang ý nhờ vả, cầu xin sự giúp đỡ mà nó chỉ là “năm nay chúng ta lại hợp tác vui vẻ nhé”. - Bài 8: Đến thăm nhà bạn + Giảng viên nên chia lớp thành nhiều nhóm gồm từ 5 đến 6 sinh viên, tra cứu và thuyết trình về các kiểu nhà ở của người Nhật. + Từ đặc trưng nhà ở truyền thống của người Nhật, người Nhật có câu mời ai đó vào nhà như sau どうぞあがってください。 - Bài 12: Mời bạn cùng dự sự kiện + Giảng viên chú ý sinh viên về cách nói từ chối lời mời của ai đó khi không thể đi dự sự kiện cùng người ấy, tránh từ chối thẳng thừng. Người Nhật có cách từ chối lấp lửng (どようび)はちょっと。。。すみません。, họ không nói cụ thể lý do, càng không nói câu “いきません.” 314
  7. Tài liệu tham khảo [1] 『まるごと 入門 A1 りかい』.三修社.日本 [2] 『まるごと 入門 A1 かつどう』.三修社.日本 [3] Đề cương chi tiết học phần Nhật ngữ 3, JJPC113, 2019, VJIT - HUTECH [4] Đề cương chi tiết học phần Nhật ngữ 4, JJPC114, 2019, VJIT - HUTECH [5] Lê Thị Thanh Hoa và Đỗ Thị Xuân Dung (2010). “Các vấn đề văn hóa trong dạy học kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Anh”. Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 60, tr.53-61. [6] “Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa”: https://clef.vn/vi/goc-ngon- ngu/mo%CC%81i-quan-he%CC%A3-giu%CC%83a-ngon-ngu%CC%83- va%CC%80-van-ho%CC%81a.html, truy cập ngày 11/05/2022. [7] Trang chủ cung cấp tài liệu phục vụ giảng dạy bằng giáo trình Marugoto: https://www.marugoto.org/en/download/, truy cập ngày 11/05/2022. [8] Trang chủ phục vụ việc tự học tiếng Nhật bằng giáo trình Marugoto: https://a2-2.marugotoweb.jp/ja/, truy cập ngày 11/05/2022. 315
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2