intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giảng dạy hội thoại tiếng Nhật sơ trung cấp giáo trình Marugoto ngôn ngữ và văn hóa A2/B1

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Giảng dạy hội thoại tiếng Nhật sơ trung cấp giáo trình Marugoto ngôn ngữ và văn hóa A2/B1" tìm hiểu và giới thiệu về đặc trưng của giáo trình Marugoto A2/B1. Giảng dạy tiếng Nhật trình độ sơ cấp tại Việt Nam thường được đánh giá tương đương với việc dạy hết 50 bài giáo trình Minna no nihongo hoặc hết 90 ngữ pháp giáo trình TRY N4 - Giáo trình luyện thi năng lực tiếng Nhật. Tuy nhiên, phần lớn các chương trình giảng dạy đều chuyển đột ngột từ hết trình độ sơ cấp sang trình độ trung cấp, khiến cho không ít người học tiếng Nhật hoang mang vì sự thay đổi ngữ pháp trung cấp hoàn toàn khác so với trình độ sơ cấp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giảng dạy hội thoại tiếng Nhật sơ trung cấp giáo trình Marugoto ngôn ngữ và văn hóa A2/B1

  1. GIẢNG DẠY HỘI THOẠI TIẾNG NHẬT SƠ TRUNG CẤP GIÁO TRÌNH MARUGOTO NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ A2/B1 ThS. Phạm Huỳnh Anh Việt Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM (HUTECH) Viện Công nghệ Việt - Nhật (VJIT) Tóm tắt Mục tiêu của việc giảng dạy ngoại ngữ là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức kỹ năng cơ bản về ngoại ngữ đó, đề cao các phương pháp học tập tích cực chủ động của học sinh và phát triển toàn diện cả 4 kỹ năng Nghe Nói Đọc Viết. Tuy nhiên phần lớn các giáo trình được sử dụng để giảng dạy tiếng Nhật tại các cơ quan đào tạo giáo dục Việt Nam đều là các giáo trình chú trọng giảng dạy về ngữ pháp như Minna no nihongo, TRY - Giáo trình luyện thi năng lực tiếng Nhật. Ngoài ra, Nhật Bản là một đất nước có nền văn hoá đa dạng và phong phú bậc nhất thế giới. Sẽ là thiếu sót nếu như không tận dụng các yếu tố văn hoá trong việc giảng dạy tiếng Nhật để kích thích sự hứng thú từ người học. Giáo trình Marugoto – Ngôn ngữ và văn hoá Nhật Bản cấp độ A2/B1 do Quỹ giao lưu quốc tế(The Japan Foundation) phát hành chính là giáo trình chú trọng phát triển kỹ năng nghe nói – Hội thoại tiếng Nhật cấp độ Sơ Trung cấp thông qua các chủ đề mang đậm nét đặc trưng văn hoá Nhật Bản. Từ khóa: văn hoá, hội thoại, Sơ Trung cấp, Marugoto A2/B1 Giới thiệu Bài viết tìm hiểu và giới thiệu về đặc trưng của giáo trình Marugoto A2/B1. Giảng dạy tiếng Nhật trình độ sơ cấp tại Việt Nam thường được đánh giá tương đương với việc dạy hết 50 bài giáo trình Minna no nihongo hoặc hết 90 ngữ pháp giáo trình TRY N4 - Giáo trình luyện thi năng lực tiếng Nhật. Tuy nhiên, phần lớn các chương trình giảng dạy đều chuyển đột ngột từ hết trình độ sơ cấp sang trình độ trung cấp, khiến cho không ít người học tiếng Nhật hoang mang vì sự thay đổi ngữ pháp trung cấp hoàn toàn khác so với trình độ sơ cấp. Giáo trình Marugoto A2/B1 tương đương trình độ Sơ Trung cấp như một sự tổng hợp nội dung đã học ở trình độ sơ cấp và chuẩn bị tiền đề để lên trình độ trung cấp. Cần nói thêm mức 224
  2. độ A2/B1 ở đây chính là mức độ vận dụng tiếng Nhật theo khung tham chiếu của chuẩn giáo dục tiếng Nhật JF. 2. Chuẩn giáo dục tiếng Nhật JF là gì? Chuẩn giáo dục tiếng Nhật JF là công cụ dùng để suy nghĩ cách dạy tiếng Nhật, cách học, và cách đánh giá thành quả học tập. Được tạo ra dựa theo phương pháp dạy cơ bản của CEFR (Common European Framework of Reference for Languages: Learning, Teaching, Assessment) - Nền tảng giáo dục ngôn ngữ của Châu Âu. Với mục tiêu nuôi dưỡng 2 năng lực là Năng lực giải quyết vấn đề và Năng lực hiểu biết đa văn hoá, Chuẩn giáo dục tiếng Nhật JF được phát triển để hỗ trợ việc giảng dạy tiếng Nhật trong thực tiễn tại các cơ sở giáo dục tiếng Nhật trên toàn thế giới. Trong chuẩn giáo dục tiếng Nhật JF, việc đánh giá trình độ năng lực tiếng Nhật không dựa vào tiêu chí bạn biết những mẫu ngữ pháp nào, bao nhiêu từ vựng và bao nhiêu chữ Hán mà dựa vào tiêu chí năng lực giải quyết vấn đề, được chia thành 6 cấp độ từ A1 đến C2 giống như CEFR. Hình 1. 6 cấp độ của chuẩn giáo dục tiếng Nhật JF 3. Đặc trưng giáo trình Marugoto Sơ Trung cấp A2/B1 3.1. Mục tiêu học và giảng dạy của giáo trình 225
  3. Giáo trình Marugoto Sơ Trung cấp A2/B1 tập trung chủ yếu vào 2 mục tiêu học và giảng dạy tiếng Nhật: 1. Tổng hợp và ứng dụng nội dung học trong các giáo trình Marugoto Nhập môn(A1), Sơ cấp 1&2(A2-1&A2-2) cuốn Hoạt Động(かつどう) và Lý Giải(りかい) 2. Luyện tập và dẫn nhập các nội dung học mới nhưng chỉ ở giai đoạn chuẩn bị cho trình độ Trung cấp 3.2.Tổng quan giáo trình Marugoto Sơ Trung cấp A2/B1 Nội dung cơ bản của giáo trình Marugoto Sơ Trung cấp A2/B1 được thiết kế thành hệ thống 9 chủ đề, ứng với mỗi chủ đề là các phân mục cố định như Mục tiêu hoạt động(活動 Can-do), Hình thái ngôn ngữ(Từ vựng, Hán tự, Ngữ pháp) và văn hoá xã hội(ことばと文化). Mỗi chủ đề, tính luôn cả phần kiểm tra(テスト) và rút kinh nghiệm(ふりかえり 1・2) sẽ có 10 trang, cấu thành gồm 3 hoạt động 「じゅんび(Chuẩn bị)」→「きいてはなす(Nghe nói)」→よんでわかる(Đọc hiểu)」.Thời lượng giảng dạy cho mỗi chủ đề tương đương khoảng từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ, phân bổ thời gian cho mỗi hoạt động cụ thể như hình 1 bên dưới: 226
  4. Hình 2.Kết cấu bài học và phân bổ thời gian dạy & học mỗi chủ đề 3.3. Hệ thống các chủ đề Hệ thống 9 chủ đề trong giáo trình gần gũi với đời sống hàng ngày cũng như khéo léo lồng ghép các yếu tố văn hoá đặc trưng của người Nhật giúp cho người học không chỉ phát triển 4 kỹ năng Nghe Nói Đọc Viết dễ dàng mà còn phát triển cả tư duy biết so sánh sự khác biệt văn hoá giữa Nhật Bản và đất nước mình. Các chủ đề cụ thể như sau: Chủ đề Tiếng Nhật Tiếng Việt 1 スポーツの試合 Trận đấu thể thao 2 家をさがす Tìm nhà 3 ほっとする食べもの Món ăn ưa thích 4 訪問 Viếng thăm nhà 5 ことばを学ぶ楽しみ Niềm vui học ngôn ngữ 227
  5. 6 結婚 Kết hôn 7 なやみ相談 Tâm sự nỗi lo 8 旅行中のトラブル Rắc rối khi đi du lịch 9 仕事をさがす Tìm việc làm 3.4. Hội thoại: Phương pháp học chú trọng âm thanh ①. Input hội thoại thực tế(自然な会話のインプット) Các hội thoại mẫu trong giáo trình được thiết kế dựa trên các mẫu nói chuyện thực tế hàng ngày, các mẫu câu được cân nhắc lựa chọn sao cho người học có thể nắm được key sentence(câu khoá), từ đó giúp cho người học dễ dàng nhớ và ứng dụng được liền trong khi học. Thêm vào đó, các yếu tố đặc trưng của hội thoại thực tế như lược bỏ trợ từ trong lúc nói, từ đệm, từ lóng hoặc các từ cảm thán cũng được lồng ghép một cách tự nhiên trong các mẫu hội thoại. Các nhân vật hội thoại cũng được đầu tư đa dạng về tuổi tác, giới tính; các hiệu ứng âm thanh được tích hợp khiến cho mẫu hội thoại chân thật hơn bao giờ hết. ②. Quy trình(学習プロセス) 聞く(Nghe)→発見/気づく(Nhận biết)→話 す(Nói) Dựa trên lý thuyết thụ đắc ngôn ngữ thứ hai của Krashen(1970), giáo trình được thiết kế chú trọng quy trình sau khi nghe đầy đủ hội thoại thực tế thì mới tập nói. 4 mẫu hội thoại trong hoạt động nghe ở mỗi chủ đề vừa đảm bảo tính đa dạng, đồng thời cũng đảm bảo các nội dung cơ bản cần có ở mỗi chủ đề. Thông qua việc nghe các mẫu hội thoại, người học sẽ dần nhận ra cách diễn đạt cũng như bố cục của một hội thoại thực tế. Có thể gọi đây là phương pháp học rút ra quy luật ứng dụng ngôn ngữ từ hội thoại mẫu thực tế. Sau khi nhận qua được quy luật, người học sẽ thay thông tin của bản thân và tự mình hội thoại. Dựa theo giả thuyết đầu vào(The Input Hypothesis)của Krashen(1985), giáo trình Marugoto đến hết cấp độ sơ cấp A2 chỉ hướng người học tập trung vào âm thanh nghe được nên không có hiển thị nội dung hội thoại trong giáo trình. Tuy nhiên ở cấp độ Sơ 228
  6. Trung cấp, các ngữ pháp “Nhận biết” cũng phức tạp hơn và người học cần “ quan sát” nội dung hội thoại cũng dài hơn nên giáo trình không chỉ cung cấp âm thanh mà cũng hiển thị cả nội dung các mẫu hội thoại. Hình 3. Giả thuyết đầu vào của Krashen ③. Quy trình đạt được mục tiêu tự do hội thoại(会話が自由にできるよ うになるためのステップ) Các mẫu hội thoại trong phần 「きいてはなす 2(Nghe nói)」phần lớn là các mẫu nói chuyện có độ dài nhất định và nội dung phức tạp mang nhiều yếu tố đặc thù của người nói trong từng chủ đề. Để có thể hội thoại được các nội dung đặc trưng vừa kể tương đương mức độ B1(giai đoạn người học có thể sử dụng ngôn ngữ một cách thoải mái, tự do), ở trình độ sơ trung cấp đòi hỏi người học cần có bước chuẩn bị để tham gia hội thoại như giáo trình có cả hoạt động ghi chú(メモ) lại các nội dung cần nói trong một hội thoại. 4.Kết luận Như vậy, thông qua giáo trình Marugoto Ngôn ngữ và Văn hoá Sơ Trung cấp A2/B1, người học không chỉ được học tiếng Nhật theo phương pháp chú trọng giao 229
  7. tiếp thực tế mà còn được trải nghiệm nhiều nét văn hoá Nhật Bản đặc trưng thông qua 9 chủ đề nói với nội dung đặc sắc, tạo hứng thú cho người học. Tuy nhiên, vì đây là giáo trình chú trọng giao tiếp thực tế nên phần luyện tập văn phạm ngữ pháp vẫn còn khá khiêm tốn, đòi hỏi người dạy cần phải bổ sung thêm một số phần luyện tập ngữ pháp cần thiết tuỳ theo nhu cầu và đặc điểm của mỗi lớp học. Ngoài ra, trong bài viết này chỉ đề cập đến các đặc trưng giảng dạy hội thoại「きいてはなす(Nghe nói)」nhưng vẫn chưa giới thiệu nhiều về phần 「よんでわかる(Đọc hiểu)」.Hi vọng thông qua bài viết này, người đọc phần nào hiểu được cơ bản đặc trưng giảng dạy ngôn ngữ và văn hoá của giáo trình Marugoto Sơ Trung cấp A2/B1, từ đó có thể đầu tư thêm để cho tiết học tiết Nhật ngày càng trở nên sinh động và người học dễ tiếp thu hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 4. Chuẩn giáo dục tiếng Nhật JF: https://jfstandard.jp/pdf/jfs2020_pamphlet_vn.pdf 5. S. Krashen, 1981, Second Language Acquisition and Second Language Learning, NXB Oxford: Pergamon 6. S. Krashen, 1985, The Input Hypothesis, NXB London: Longman 7. The Japan Foundation, 2020, Marugoto Ngôn ngữ và Văn hoá Nhật Bản A2/B1, NXB Đại Học Quốc Gia TP. HCM. 230
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2