intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương trình giáo dục Đại học theo học chế tín chỉ ngành: Công nghệ thông tin

Chia sẻ: Nguyễn Thị Ánh Ngọc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

93
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương trình giáo dục Đại học theo học chế tín chỉ ngành: Công nghệ thông tin giúp sinh viên nắm vững các nguyên lý cơ bản và thực tiễn trong lĩnh vực chuyên môn được đào tạo; có khả năng suy nghĩ độc lập và có thể làm chủ trong việc giải quyết vấn đề một cách có hệ thống; nhận thức được vai trò của khoa học và công nghệ, đặc biệt là máy tính trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương trình giáo dục Đại học theo học chế tín chỉ ngành: Công nghệ thông tin

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC  CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ Tên ngành đào tạo : Công nghệ Thông tin Thuộc khối ngành : Khoa học Tự nhiên Trình độ đào tạo : Đại học Loại hình đào tạo : Chính qui Huế, 2008
  2. ÐẠI HỌC HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc  CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Ngành đào tạo : CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Tên tiếng Anh : Information Technology Trình độ đào tạo : Ðại học Loại hình đào tạo : Chính quy (Ban hành theo Quyết định số ……./QĐ/ĐHH-ĐT, ngày….. tháng … năm 2008 của Giám đốc Ðại học Huế) 1. Mục tiêu đào tạo a. Mục tiêu chung Đào tạo cử nhân ngành Công nghệ Thông tin có phNm chất chính trị tốt; có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp; nắm vững các nguyên lý cơ bản và thực tiễn trong lĩnh vực chuyên môn được đào tạo; có khả năng suy nghĩ độc lập và có thể làm chủ trong việc giải quyết vấn đề một cách có hệ thống; nhận thức được vai trò của khoa học và công nghệ, đặc biệt là máy tính trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. b. Mục tiêu cụ thể Sau khi hoàn thành chương trình, cử nhân Công nghệ Thông tin có thể làm việc ở các vị trí: - Cán bộ nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ Thông tin ở các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các trường đại học, cao đẳng. Trang 1/27
  3. - Giảng viên Công nghệ Thông tin ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. - Cán bộ quản lý dự án Công nghệ Thông tin ở các cơ quan, công ty. - Tiếp tục được đào tạo sau đại học với các trình độ thạc sĩ và tiến sĩ để trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin. 2. Thời gian đào tạo: 4 năm 3. Khối lượng kiến thức toàn khoá: 123 Tín chỉ, chưa kể phần nội dung giáo dục thể chất ( Tín chỉ) và giáo dục quốc phòng ( 5 tuần - 165 tiết) 4. Ðối tượng tuyển sinh: học sinh, cán bộ đang công tác ở các tổ chức xã hội trên toàn quốc 5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp Ðào tạo theo hình thức tích luỹ tín chỉ. Điều kiện tốt nghiệp: - Thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập; - Tích luỹ đủ 123 tín chỉ; - Điểm trung bình chung tích luỹ của toàn khóa học đạt từ 2,0 điểm trở lên; - Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất. 6. Thang điểm: điểm chữ A, B, C, D 7. Nội dung chương trình và dự kiến kế hoạch giảng dạy Trang 2/27
  4. SỐ TÍN CHỈ DỰ KIẾN KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY Lên lớp MÔN HỌC TIÊN QUYẾT Thực hành, Thí nghiệm Tự học, Tự nghiên cứu Số MÃ HỌC HỌC PHẦN TỪNG HỌC PHẦN TT PHẦN Thảo luận Lý thuyết Bài tập A KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG I Các học phần lý luận chính trị (10) Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa 1 CTR1015 5 2 Mác-Lê nin 2 CTR1022 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 3 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng 3 CTR1033 3 4 sản Việt Nam II Khoa học tự nhiên (23) 4 TIN1013 Tin học đại cương 3 2 5 TOA1012 Cơ sở toán 2 1 6 TOA1023 Đại số tuyến tính 3 1 7 TOA1033 Phép tính vi tích phân hàm một biến 4 5 3 8 TOA1043 Phép tính vi phân hàm nhiều biến 3 7 4 9 TOA1053 Phép tính tích phân hàm nhiều biến 3 7 4 10 VLY1013 Vật lý đại cương 1 3 1 11 VLY1022 Vật lý đại cương 2 2 10 2 III Khoa học xã hội và nhân văn (Bắt buộc/Tự chọn: 4/8 ) 12 LUA1012 Pháp luật Việt nam đại cương 2 1 13 XHH1012 Xã hội học đại cương 2 2 14 TLH1012 Tâm lý học đại cương 2 1 15 LIS1012 Văn hoá Việt Nam đại cương 2 2 IV Ngoại ngữ không chuyên (7) 16 ANH1013 Ngoại ngữ cơ bản 1 3 1 Trang 3/27
  5. 17 ANH1022 Ngoại ngữ cơ bản 2 2 16 2 18 ANH1032 Ngoại ngữ cơ bản 3 2 17 3 V GDTC Giáo dục thể chất VI GDQP Giáo dục quốc phòng 5T B KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP VII Kiến thức cơ sở của khối ngành (11) 19 TOA2013 Xác suất thống kê 3 1 20 TOA2023 Phương pháp tính 3 4 21 TOA2032 Phương trình vi phân 2 2 22 TIN2013 Kiến trúc máy tính 3 4, 10 3 VIII Kiến thức cơ sở của ngành (39) 23 ANH3013 Ngoại ngữ chuyên ngành 3 18 4 24 TIN3013 Ngôn ngữ lập trình bậc cao 3 4 3 25 TIN3023 Toán học rời rạc 3 5, 6, 22 5 26 TIN3032 Nhập môn cơ sở dữ liệu 2 4 5 27 TIN3042 Nguyên lý hệ điều hành 2 20 3 28 TIN3053 Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu 3 24 5 29 TIN3062 Xử lý tín hiệu số 2 7, 8, 9 6 30 TIN3073 Lập trình hướng đối tượng 3 22 5 31 TIN3084 Cấu trúc dữ liệu và thuật toán 4 22, 23 5 Phân tích và thiết kế các hệ thống 32 TIN3093 3 24, 26 6 thông tin 33 TIN3102 Kỹ nghệ phần mềm 2 4, 24, 30 7 34 TIN3113 Nhập môn trí tuệ nhân tạo 3 22 6 35 TIN3123 Mạng máy tính 3 20, 25 6 36 TIN3133 Đồ hoạ máy tính 3 5, 6, 22 6 IX Kiến thức chuyên ngành (18) IX.1 Chuyên ngành Hệ thống thông tin (18) IX.1.1 Các môn học bắt buộc (6) 37 TIN4012 Thiết kế cơ sở dữ liệu 2 24 7 38 TIN4022 Lập trình Web 2 28 7 39 TIN4032 Cơ sở dữ liệu nâng cao 2 24, 35 7 Trang 4/27
  6. IX.1.2 Các môn học tự chọn (12/18) 40 TIN4042 Lý thuyết mật mã 2 5 8 41 TIN4052 Hệ hỗ trợ quyết định 2 26, 32 8 42 TIN4062 Phần mềm mã nguồn mở 2 28, 46 7 43 TIN4072 Phân tích và thiết kế thuật toán 2 23, 29 7 44 TIN4082 Ngôn ngữ hình thức và Ôtômat 2 23 7 45 TIN4092 Độ phức tạp thuật toán 2 23 7 46 TIN4102 Khai phá dữ liệu 2 24, 32 8 TIN4122 Ngôn ngữ mô hình hoá UML 2 7 47 TIN4112 Hệ cơ sở dữ liệu phân tán 2 24, 33, 37 8 IX.2 Chuyên ngành Công nghệ phần mềm (18) IX.2.1 Các môn học bắt buộc (6) 48 TIN4122 Ngôn ngữ mô hình hoá UML 2 7 49 TIN4132 Quản trị dự án phần mềm 2 30, 31 7 50 TIN4142 Phân tích thiết kế hướng đối tượng 2 28, 46 7 IX.2.2 Các môn học tự chọn (12/16) TIN4022 Lập trình Web 2 28 7 51 TIN4152 Lập trình hệ thống nhúng 2 20, 22 8 52 TIN4162 Đặc tả hình thức 2 4, 24, 30 8 53 TIN4172 Java và xử lý phân tán 2 22 7 54 TIN4182 Kiểm định phần mềm 2 30, 31, 48 7 55 TIN4192 Lập trình đa phương tiện 2 8 TIN4062 Phần mềm mã nguồn mở 2 28, 46 8 56 TIN4202 Quy trình phát triển phần mềm RUP 2 30, 31 7 IX.3 Chuyên ngành Khoa học máy tính (18) IX.3.1 Các môn học bắt buộc (6) TIN4102 Khai phá dữ liệu 2 24, 32 7 TIN4072 Phân tích và thiết kế thuật toán 2 23, 29 7 57 TIN4212 Xử lý ảnh số 2 22, 27, 29 7 IX.3.2 Các môn học tự chọn (12/16) TIN4042 Lý thuyết mật mã 2 5 8 Trang 5/27
  7. 17, 22, 58 TIN4222 Xử lý ngôn ngữ tự nhiên 2 7 42, 27, 32 TIN4052 Hệ hỗ trợ quyết định 2 26, 32 8 59 TIN4232 Hệ chuyên gia 2 23, 32 8 60 TIN4242 Lý thuyết nhận dạng 2 5, 32 7 TIN4092 Độ phức tạp thuật toán 2 23 7 61 TIN4252 Lập trình 3D 2 34 7 62 TIN4262 Lập trình Logic 2 22, 32 8 IX.4 Chuyên ngành Mạng và truyền thông (18) IX.4.1 Các môn học bắt buộc (6) 63 TIN4272 Kỹ thuật vi xử lý 2 20 7 64 TIN4282 Kỹ thuật truyền dữ liệu 2 33 7 65 TIN4292 An toàn mạng 2 33 7 IX.4.2 Các môn học tự chọn (12/16) 66 TIN4302 Quản trị mạng 2 33 7 67 TIN4312 Mạng không dây và di động 2 33 8 68 TIN4322 Lập trình mạng 2 22, 33 7 69 TIN4332 Truyền thông đa phương tiện 2 33 8 70 TIN4342 Hệ phân tán 2 33 8 71 TIN4352 Đánh giá hiệu năng mạng 2 33 7 72 TIN4362 Hệ điều hành LINUX 2 25 7 73 TIN4372 Mạng truyền dẫn quang 2 33 8 C THỰC TẬP, KIẾN TẬP 74 TIN3142 Thực tập viết niên luận 2 6 75 TIN4382 Thực tập chuyên ngành cuối khoá 2 8 D KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 76 TIN4397 Khóa luận tốt nghiệp hoặc tương đương 7 8 Tổng cộng 123 8. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần A. Kiến thức giáo dục đại cương I. Các học phần lý luận chính trị Trang 6/27
  8. 1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lê nin 5 TC 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 TC 3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3 TC II. Khoa học tự nhiên 4. Tin học đại cương 3 TC Học phần này bao gồm phần lý thuyết và thực hành. Về lý thuyết, học phần cung cấp các khái niệm cơ sở về tin học, các kiến thức về một hệ điều hành thông dụng là Microsoft Windows và các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình C. Phần thực hành, sinh viên vận dụng các kiến thức lý thuyết đã học để điều khiển máy tính, lập trình giải các bài toán cơ bản bằng ngôn ngữ C. 5. Cơ sở toán 3 TC Những người mới bắt đầu nghiên cứu toán học thường cảm thấy khó xây dựng thói quen phát biểu một cách chặt chẽ những ý kiến muốn trình bày, khó học tập các phương pháp lập luận đúng đắn và khó nắm được các khái niệm cơ bản của toán học. Những khó khăn này dường như bắt nguồn từ chỗ: một là, không được luyện tập về lôgic toán, một chủ đề nghiên cứu cách lập luận suy diễn áp dụng vào việc chứng minh các định lý toán học; hai là, do thiếu các khái niệm cơ bản và các phương pháp dùng trong lý thuyết tập hợp mà ngày nay thường được áp dụng trong mọi ngành toán học (như ánh xạ, quan hệ, …); ba là, do không nắm được những khái niệm cơ bản của đại số trừu tượng, một chủ đề đang phát triển mạnh mẽ và có ảnh hưởng đến mọi ngành toán học khác, cụ thể qua các cấu trúc đại số của các tập hợp số quen thuộc (như tập các số tự nhiên, tập các số nguyên, tập các số hữu tỉ, tập các số thực và tập các số phức). Nội dung của học phần được bố trí theo 6 chương. Đó là các chương về Lôgic toán và tập hợp, Ánh xạ, Quan hệ, Số tự nhiên và số nguyên, Số hữu tỉ, số thực và số phức, Đa thức. 6. Đại số tuyến tính 3 TC Nội dung của học phần được bố trí theo 6 chương. Đó là các chương về Không gian vectơ, Ma trận và ánh xạ tuyến tính, Định thức và hệ phương trình tuyến tính, Chéo hoá tự đồng cấu, Không gian vectơ Euclid, Dạng toàn phương. 7. Phép tính vi tích phân hàm một biến 4 TC Dãy số, chuỗi số. Giới hạn và liên tục của hàm một biến số, xây dựng các hàm sơ cấp. Đạo hàm và vi phân hàm một biến, công thức Taylor. Định nghĩa tích phân xác định, Trang 7/27
  9. tích phân suy rộng, chứng minh các định lý cơ bản của tích phân, rèn luyện các phương pháp tính tích phân. Nghiên cứu dãy, chuỗi hàm, chuỗi luỹ thừa. 8. Phép tính vi phân hàm nhiều biến 3 TC Định nghĩa đạo hàm riêng cấp 1 và cấp cao của hàm nhiều biến, khai triển Taylor, nghiên cứu cực trị, cực trị có điều kiện. Ứng dụng phép tính vi phân hàm nhiều biến để khảo sát các đối tượng hình học như đường, mặt trong không gian. 9. Phép tính tích phân hàm nhiều biến 3 TC Xây dựng định nghĩa chặt chẽ về tích phân bội của hàm nhiều biến. Đưa tích phân bội về tích phân lặp. Giới thiệu công thức đổi biến trong tích phân bội. Định nghĩa tích phân phụ thuộc tham số, sự liên tục và tính khả vi của tích phân phụ thuộc tham số. Định nghĩa tích phân đường, mặt, ý nghĩa thực tế, cách tính cùng các kết quả cơ bản. 10. Vật lý đại cương 1 3 TC Động học chất điểm, động lực học chất điểm, công và năng lượng, định luật vạn vật hấp dẫn, chuyển động quay, thuyết tương đối hẹp, nhiệt độ, nhiệt và nguyên lý 1 nhiệt động lực học, thuyết động lực học chất khí, Entropy và nguyên lý 2 nhiệt động lực học, chất rắn và chuyển pha. 11. Vật lý đại cương 2 2 TC Điện trường trong chân không, vật dẫn trong điện truờng, năng lượng của điện trường, dòng điện không đổi, dòng điện trong môi trường, từ trường trong chân không, chuyển động của hạt tích điện trong điện trường-từ trường, cảm ứng điện từ, cở sở của lý thuyết Maxwell với trường điện từ. III. Khoa học xã hội và nhân văn 12. Pháp luật Việt nam đại cương 2 TC Trang bị cho sinh viên những kiến thức có hệ thống về nhà nước và pháp luật nói chung, về các ngành luật cụ thể của hệ thống pháp luật Việt Nam; giúp cho sinh viên tiếp cận dễ dàng hơn với các môn học khác có liên quan đến pháp luật; góp phần phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật và tăng cường giáo dục lối sống phù hợp với các qui định pháp luật trong sinh viên. Học phần khái quát những vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật, về qui phạm pháp luật và bản qui phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, trách nhiệm pháp lý và pháp chế xã hội chủ nghĩa; nội dung chính của các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam 13. Xã hội học đại cương 2 TC Trang 8/27
  10. Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản và có hệ thống về xã hội học; giúp cho sinh viên có năng lực nghiên cứu những ngành khoa học cụ thể và vận dụng tri thức xã hội học vào các lĩnh vực hoạt động thực tiễn. Nội dung học phần bao gồm đối tượng, chức năng, lịch sử hình thành, sự phát triển và cấu trúc của xã hội học; hệ thống các khái niệm, nguyên lý cơ bản và các chuyên ngành của xã hội học; một số phương pháp nghiên cứu cơ bản của xã hội học; quan hệ giữa xã hội học với các vấn đề xã hội. 14. Tâm lý học đại cương 2 TC Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản của tâm lý học; giúp sinh viên nắm bắt sự hình thành, bản chất, vai trò và tính quy luật của các quá trình tâm lý, các phương pháp nghiên cứu tâm lý. Qua đó, cung cấp cơ sở tâm lý học cho những khái quát triết học về ý thức, nhận thức, tư duy và nhân cách. Học phần bao gồm: những vấn đề cơ bản của tâm lý học; đặc trưng, cơ cấu tâm lý và ý thức cá nhân; vai trò của lao động và ngôn ngữ trong sự phát triển tâm lý cá nhân; những quy luật cơ bản của các quá trình tâm lý cá nhân; đặc điểm loại hình tâm lý cá nhân và đặc điểm tâm lý lứa tuổi trẻ em. 15. Văn hoá Việt Nam đại cương 2 TC Trang bị cho sinh viên kiến thức tổng quát về nguồn gốc và bản chất của văn hóa, về lịch sử, đặc điểm và nét riêng của văn hóa Việt Nam. Giúp sinh viên nắm bắt cấu trúc và xu hướng phát triển hiện nay của văn hóa Việt Nam. IV. Ngoại ngữ không chuyên 16. Ngoại ngữ cơ bản 1, 2, 3 7 TC Với 7 tín chỉ gồm 105 tiết lên lớp và giáo trình sử dụng là BASIC ENGLISH I, nội dung của học phần “Ngoại ngữ cơ bản” được chia ra 3 học kỳ, có lồng ghép “Tiếng Anh chuyên ngành” như sau: HK I (năm I): Unit 1 – Unit 12 (lồng ghép một số câu dịch đơn giản về chuyên ngành). HK II (năm I): Unit 13 – Unit 21 (lồng ghép một số bài đọc ngắn về chuyên ngành). HK III (năm 2): Unit 22 – Unit 30 (lồng ghép một số bài đọc ngắn về chuyên ngành có cấu trúc ngữ pháp và từ vựng nâng cao). V. Giáo dục thể chất TC Nội dung được ban hành kèm theo Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo. VI. Giáo dục quốc phòng 5T Trang 9/27
  11. Nội dung được ban hành kèm theo Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT, ngày 9/5/2000 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo B. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP VII. Kiến thức cơ sở của khối ngành 17. Xác suất thống kê 3 TC Bao gồm các mô hình xác suất của thí nghiệm ngẫu nhiên, hệ tiên đề của xác suất; các định lý cơ bản về xác suất; Biến ngẫu nhiên (một chiều và nhiều chiều) và phân phối xác suất, các đặc trưng của biến ngẫu nhiên; luật số lớn và định lí giới hạn. Các khái niệm cơ bản về lý thuyết mẫu, bài toán ước lượng và kiểm định giả thiết thống kê. 18. Phương pháp tính 3 TC Học phần gồm các nội dung về sai số, nội suy, các phương pháp xấp xỉ, giải phương trình đại số, phương trình vi tích phân, phương trình đạo hàm riêng. 19. Phương trình vi phân 2 TC Cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ sở của lý thuyết phương trình vi phân và biết tích phân một số phương trình và hệ phương trình quen biết. 20. Kiến trúc máy tính 3 TC Chương 1 trình bày khái quát về máy tính. Các chương từ 2 đến 5 trình bày theo cách thông thường: khảo sát các nguyên tắc tổ chức, cách thức hoạt động của các bộ phận chính của hệ thống máy tính gồm bộ xử lý, bộ nhớ và các thiết bị ngoại vi. Chương 6 sẽ giới thiệu mô hình máy tính ở cấp hợp ngữ, giúp người đọc có thể xây dựng các chương trình hệ thống ở mức thấp. VIII. Kiến thức cơ sở của ngành 21. Ngoại ngữ chuyên ngành 3 TC Giúp cho người học vốn từ vựng cần thiết cũng như những mẫu câu thường dùng trong ngành Công nghệ Thông tin để sau này có thể tiếp cận các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành một cách dễ dàng. 22. Ngôn ngữ lập trình bậc cao 3 TC Học phần này bao gồm phần lý thuyết và thực hành. Về lý thuyết, học phần cung cấp các khái niệm nâng cao của ngôn ngữ C. Phần thực hành, sinh viên vận dụng các kiến thức lý thuyết đã học để lập trình giải các bài toán bằng ngôn ngữ C. 23. Toán học rời rạc 3 TC Trang 10/27
  12. Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về toán học rời rạc làm nền tảng cho việc học tập các môn học chuyên sâu ngành trong lĩnh vực khoa học máy tính. Các khái niệm cơ bản của lý thuyết tổ hợp, lý thuyết đồ thị hữu hạn, các hàm đại số boole được giới thiệu cụ thể trong học phần này. Các bài toán tối ưu trên đồ thị và phương pháp giải các bài toán này cũng được đề cập đến. Môn học giúp sinh viên nâng cao khả năng mô hình hóa các bài toán cụ thể cũng như khả năng tư duy lôgic, từ đó có thể giải quyết những vấn đề trong thực tế và dễ dàng tiếp thu những kiến thức liên quan khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin. 24. Nhập môn cơ sở dữ liệu 2 TC Phần đầu của học phần (chương 1 và chương 2) sẽ tập trung bàn luận đến các khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu và cơ sở lý thuyết của các mô hình dữ liệu đã và đang được sử dụng. Ngoài ra, trong chương 2 còn đề cập đến mô hình thực thể - mối quan hệ; mặc dù không phải là một mô hình cài đặt nhưng được sử dụng nhiều trong quá trình phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu cho các hệ thống thông tin. Ngôn ngữ hỏi có cấu trúc (SQL), ngôn ngữ chuNn được sử dụng trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ, được tập trung trình bày trong chương còn lại của học phần. Ngoài các câu lệnh cơ bản thường được sử dụng như SELECT, INSERT, UPDATE, DELETE, CREATE TABLE,… trong chương này còn cung cấp các kiến thức trong việc sử dụng các đối tượng nhằm nâng cao hiệu quả trong khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu như thủ tục lưu trữ, trigger,… 25. Nguyên lý hệ điều hành 2 TC Học phần Nguyên lý hệ điều hành giúp sinh viên nắm rõ nguyên tắc hoạt động, tổ chức, quản lý phần cứng máy tính cùng với các phương pháp giải quyết khi xảy ra xung đột. Tổ chức quản lý và cấp phát tài nguyên, tối ưu hoá hệ thống theo yêu cầu. Từ đó, sinh viên sẽ hiểu rõ và ứng dụng trong xây dựng và phát triển ứng dụng phần mềm cũng như phần cứng. 26. Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu 3 TC Học phần các hệ quản trị cơ sở dữ liệu trình bày các nguyên lý của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Các khái niệm như kiến trúc và các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các mô hình dữ liệu, lưu trữ và cấu trúc tập tin, giao dịch và quản trị giao dịch, điều khiển tương tranh trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu được trình bày. Tiếp theo, một số hệ quản trị cơ sở dữ liệu tiên tiến được giới thiệu nhằm mục đích giúp sinh viên sử dụng các hệ quản trị này để thiết kế các cơ sở dữ và xây dựng các ứng dụng cụ thể. Trang 11/27
  13. 27. Xử lý tín hiệu số 2 TC Nội dung bao gồm 6 chương: Chương 1 giới thiệu tổng quan về một hệ thống xử lý tín hiệu số, Chương 2 giới thiệu các cách biểu diễn tín hiệu, biểu diễn hệ thống, các tính chất quan trọng của một hệ thống, các phép biến đổi thông dụng. Chương 3 đi sâu vào tìm hiểu phép biến đổi Fourier rời rạc vốn là một trong những kỹ thuật quan trọng trong lĩnh vực xử lý ảnh số. Chương 4 trình bày cấu trúc của hai bộ lọc FIR và IIR. Chương 5 tập trung vào nội dung thiết kế bộ lọc FIR, với 2 phương pháp chính là phương pháp cửa sổ và phương pháp DFT. Chương 6 tập trung vào nội dung thực hiện các phép biến nhịp. 28. Lập trình hướng đối tượng 3 TC Học phần này cung cấp các kiến thức cơ sở về lập trình hướng đối tượng: đối tượng, lớp, bao gói và che dấu thông tin, kế thừa, đa hình….và biểu diễn bằng ngôn ngữ C++. Trong học phần này sinh viên cũng được làm quen với cách thức lập trình hướng đối tượng bằng ngôn ngữ Visual C++. 29. Cấu trúc dữ liệu và thuật toán 4 TC Nội dung học phần bao gồm hai phần chính. Phần I là phần trình bày các cấu trúc dữ liệu cơ bản, bao gồm: danh sách, ngăn xếp, hàng đợi, cây, tập hợp, bảng băm, đồ thị. Phần II là phần thuật toán. Phần này trình bày các kỹ thuật phân tích và thiết kế các thuật toán cơ bản trên các cấu trúc dữ liệu được trình bày ở phần 1. 30. Phân tích thiết kế các Hệ thống thông tin 3 TC Học phần cung cấp một phương pháp luận phân tích và thiết kế một hệ thống thông tin (HTTT). Các chương đầu chú trọng đến việc phân tích và thiết kế theo huớng chức năng, nghĩa là xem chức năng của hệ thống là nền tảng để tiến hành phân tích. Chương 6 cung cấp các kiến thức cơ bản để phân tích và thiết kế hệ thống thông tin theo hướng đối tượng bằng ngôn ngữ mô hình hoá UML. Học phần dành khá nhiều thời gian để phân tích và thiết kế về hai mặt chính của hệ thống, đó là, xử lý (mặt động của hệ thống) và dữ liệu (mặt tĩnh của hệ thống). Học phần cũng giới thiệu một vài phương pháp phân tích thiết kế hệ thống thông tin thông dụng nhằm giúp người học có khả năng đọc được các bài phân tích thiết kế hệ thống thông tin khác. 31. Kỹ nghệ phần mềm 2 TC Nêu tổng quan về kỷ nghệ phần mềm. Các mô hình tiến trình cho việc phát triển phần mềm và quản lý dự án phần mềm. Các công đoạn của việc phát triển phần mềm như khảo sát yêu cầu để xác định nhiệm vụ phần mềm, phân tích thiết kế để lựa chọn cách giải cho bài toán, cài đặt, kiểm tra chất lượng phần mềm, chuyển giao và bảo trì hệ thống. Trang 12/27
  14. 32. Nhập môn trí tuệ nhân tạo 3 TC Giới thiệu lịch sử và các lĩnh vực nghiên cứu của Khoa học Trí tuệ Nhân tạo. Trình bày cách biểu diễn bài tóan trong không gian trạng thái và các phương pháp tìm kiếm lời giải đưa về các bài tóan tìm kiếm trên đồ thị, đặc biệt là các phương pháp heuristic. Cung cấp các phương pháp biểu diễn tri thức và suy luận. Giới thiệu về các hệ thống trong thế giới thực: hành động và suy luận theo thời gian. 33. Mạng máy tính 3 TC Cung cấp các khái niệm về môi trường truyền tin, giao thức mạng, hình trạng mạng. Lý thuyết chính của nội dung học phần bao gồm lý thuyết truyền tin, các giao thức điều khiển mạng, các mô hình mạng, các phương pháp thiết kế và điều hành mạng. Học phần còn giới thiệu thêm các công nghệ mạng tốc độ cao, các giao thức cải tiến và truyền thông đa phương tiện. 34. Đồ hoạ máy tính 3 TC Nội dung của học phần bao gồm các khái niệm cơ bản của đồ họa như màn hình đồ họa, điểm, đoạn thẳng...; một số thuật toán vẽ đoạn thẳng, đường tròn, ellipse, spline...; các thuật toán tô màu và xén hình; các phép biến đổi affine; kỹ thuật cài đặt các mô hình đồ họa 3D, các thuật toán khử đường và mặt khuất, các kỹ thuật tạo bóng cho các vật thể 3D. Những thành tựu của lĩnh vực đồ họa máy tính đã đóng góp rất nhiều ứng dụng trong đời sống xã hội như: công nghệ giải trí, nghệ thuật; thiết kế với sự trợ giúp của máy tính... Sau khi học xong học phần này, sinh viên có thể tự xây dựng các thư viện đồ họa cho riêng mình mà không cần phụ thuộc quá nhiều vào các công cụ đồ họa khác của các ngôn ngữ lập trình. IX. Kiến thức chuyên ngành X. IX.1. Chuyên ngành Hệ thống thông tin IX.1.1. Các môn học bắt buộc 35. Thiết kế cơ sở dữ liệu 2 TC Quá trình thiết kế một cơ sở dữ liệu quan hệ hướng đến việc chọn ra một tập các lược đồ quan hệ. Việc lựa chọn một tập các lược đồ này có thể tốt hơn hoặc tồi hơn so với một tập các lược đồ khác dựa trên một số tiêu chuNn đánh giá nào đó. Trọng tâm của học phần là các phụ thuộc dữ liệu và ứng dụng của chúng trong lý thuyết thiết kế cơ sở dữ liệu quan hệ. Trong hai chương đầu của học phần bàn luận đến lý thuyết về phụ thuộc hàm, phép tách lược đồ quan hệ và lý thuyết về chuNn hoá các lược đồ quan hệ. Nội dung của chương cuối cùng liên quan đến lý thuyết về phụ thuộc đa trị, phụ thuộc kết nối và một số dạng chuNn liên quan đến các dạng phụ thuộc dữ liệu này. Trang 13/27
  15. 36. Lập trình Web 2 TC Xu hướng web hoác các ứng dụng đã và đang được triển khai một cách mạnh mẽ nhờ sự bùng nổ của công nghệ mạng cũng như các dịch vụ xã hội dựa vào mạng máy tính. Học phần Lập trình web cung cấp cho sinh viên thuộc chuyên ngành Công nghệ Phần mềm những nội dung cụ thể sau: - Các kiến thức cơ bản về HTML, CSS, Java script (chương 1) - Một số kiến trúc ứng dụng web thông dụng (chương 2) - Xây dựng, triển khai ứng dụng web với JSP 37. Cơ sở dữ liệu nâng cao 2 TC Học phần cung cấp kiến thức về một số chuyên đề nâng cao trong lĩnh vực CSDL, thông qua đó người học nắm được bản chất một số vấn đề mang tính nền tảng trong việc xử lý dữ liệu của các hệ CSDL, đó là việc tổ chức dữ liệu trên mô hình dữ liệu quan hệ, các vấn đề liên quan đến việc truy cập và cập nhật những khối lượng dữ liệu lớn một cách thuận lợi, an toàn và hiệu quả. Các vấn đề liên quan được cung cấp trong học phần này bao gồm các chủ đề sau: - Tổ chức vật lý của CSDL và các cấu trúc chỉ mục - Xử lý và tối ưu hoá câu truy vấn - Quản lý giao tác và điều khiển tương tranh IX.1.2. Các môn học tự chọn 38. Lý thuyết mật mã 2 TC Các hệ mã cổ điển, hệ mã đối xứng và phi đối xứng, các công cụ hỗ trợ đặc biệt quan trọng trong bảo mật thông tin, hàm băm mật mã. 39. Hệ hỗ trợ quyết định 2 TC Vấn đề ra quyết định quản lý trong bối cảnh cạnh tranh là vấn đề sống còn của các tổ chức. Các hệ hỗ trợ quyết định chính là một trong những giải pháp cho vấn đề này. Thông qua học phần này sinh viên được cung cấp những kiến thức cơ bản về các hệ hỗ trợ quyết định, bao gồm việc phân loại các hệ thông tin hỗ trợ quyết định với các dạng hệ thông tin quản lý khác, cấu trúc và các dạng của hệ hỗ trợ quyết định, hiện thực quản lý và phát triển các hệ thống hỗ trợ quyết định. 40. Phần mềm mã nguồn mở 2 TC Học phần này cung cấp cho người học những nội dung chính về: - Tổng quan về mã nguồn mở (chương 1) Trang 14/27
  16. - Ứng dụng mã nguồn mở trong thực tế theo 2 hướng: triển khai sử dụng và xây dựng hệ thống phần mềm sử dụng mã nguồn mở (chương 2) - Cách thức triển khai và bảo trì hệ thống phần mềm mã nguồn mở (chương 3) 41. Phân tích và thiết kế thuật toán 2 TC Cung cấp cho sinh viên các phương pháp thiết kế thuật toán cơ bản, một số kỹ thuật đánh giá độ phức tạp tính toán theo các mô hình cụ thể. 42. Ngôn ngữ hình thức và Ôtômat 2 TC Học phần này cung cấp các kiến thức cơ bản về văn phạm, ngôn ngữ và ôtômát. Đây là những kiến thức cơ sở đối với các môn học liên quan đến việc phân tích cú pháp ngôn ngữ, trình biên dịch cũng như độ phức tạp tính toán. Trong học phần này, giới thiệu sự phân loại ngôn ngữ theo Chomsky, các loại ôtômát và mối quan hệ giữa chúng với các ngôn ngữ tương ứng (Ôtômát hữu hạn và lớp ngôn ngữ chính quy, Ôtômát đNy và lớp ngôn ngữ phi ngữ cảnh). Phần cuối trình bày về máy Turing, khả năng của nó và các khái niệm liên quan như khả năng tính toán và độ phức tạp tính toán. 43. Độ phức tạp thuật toán 2 TC Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về thuật toán và các vấn đề liên quan. Trên cơ sở đó cung cấp hai phương pháp tiếp cận trong việc xác định độ phức tạp tính toán của thuật toán. Phương pháp thứ nhất là phương pháp xác định độ phức tạp tính toán của thuật toán dựa vào ký hiệu O lớn, và phương pháp thứ hai là xác định độ phức tạp tính toán của thuật toán dựa vào việc mô phỏng hoạt động máy Turing. Thông qua việc xác định độ phức tạp tính toán của thuật toán dựa vào phương pháp thứ hai sinh viên có thể phân biệt được những vấn đề nào có thể giải được bằng thuật toán, có thể phân biệt được các lớp bài toán giải được bằng một thuật toán có độ phức tạp đa thức, hàm mũ, NP-đầy đủ. 44. Khai phá dữ liệu 2 TC Phân tích các bước của quá trình khai phá dữ liệu. Các phương pháp phân cụm, phân lớp dữ liệu. Luật quyết định và luật kết hợp. 45. Hệ cơ sở dữ liệu phân tán 2 TC Học phần cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về nguyên lý hoạt động một hệ phân tán, như cách tổ chức hệ thống phân tán, cách phân mảnh dữ liệu, tối ưu hoá truy vấn, các mức trong suốt,... trong cơ sở dữ liệu phân tán. Trên cơ sở các kiến thức được trang bị, người học có thể sử dụng một hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán như Oracle, DB2, ... để thiết kế cơ sở dữ liệu cho các hệ thống thông tin trong môi trường phân tán. Trang 15/27
  17. XI. IX.2. Chuyên ngành Công nghệ phần mềm IX.1.1. Các môn học bắt buộc 46. Ngôn ngữ mô hình hoá UML 2 TC Học phần này cung cấp cho người học những nội dung chính về tổng quan về ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất UML (chương 1), cách sử dụng UML để mô hình hóa cấu trúc (chương 2), hành vi (chương 3) và kiến trúc (chương 4) của hệ thống phần mềm. 47. Quản trị dự án phần mềm 2 TC Học phần cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản liên quan đến việc tổ chức, quản lý quá trình triển khai một dự án phần mềm. Phần đầu tiên của môn học liên quan đến việc xây dựng hồ sơ khả thi (khảo sát hiện trạng, đề xuất phương án, ước lượng chi phí, đánh giá rủi ro,...) cho một dự án phần mềm. Sau đó là các kỷ năng liên quan đến việc tổ chức triển khai (lập kế hoạch, tổ chức nhân sự, theo dõi việc thực hiện,...). Trong phần thảo luận, người học sẽ được tiếp cận với cách quản lý hai dự án nổi tiếng Prince 2 và BS 6079. 48. Phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng 2 TC Học phần này cung cấp cho người học những nội dung chính về tổng quan về quy trình phát triển phần mềm hướng đối tượng (Chương 1); các mẫu thiết kế thông dụng và cách thức áp dụng chúng trong các bài toán thực tế (Chương 2); các kỹ thuật thu thập, các thức đặc tả, phân tích các yêu cầu của hệ thống (Chương 3); các kỹ thuật thiết kế hệ thống (Chương 4). IX.1.2. Các môn học tự chọn 49. Lập trình hệ thống nhúng 2 TC Hệ thống nhúng (Embedded system) là một thuật ngữ để chỉ một hệ thống có khả năng tự trị được nhúng vào trong một môi trường hay một hệ thống mẹ. Đó là các hệ thống tích hợp cả phần cứng và phần phềm phục vụ các bài toán chuyên dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, tự động hoá điều khiển, quan trắc và truyền tin. Đặc điểm của các hệ thống nhúng là hoạt động ổn định và có tính năng tự động hoá cao. Học phần này cung cấp cho người học kiến thức và tầm quan trọng của hệ thống nhúng trong các lĩnh vực điện tử đồng thời giúp cho người học có thể tự mình thiết kế, lập trình một phần mềm nhúng với các thiết bị phần cứng sẵn có. 50. Đặc tả hình thức 2 TC Cung cấp các kiến thức liên quan về đặc tả hình thức, các thành phần cơ sở trong đặc tả hình thức và đặc biệt là sử dụng đặc tả Z trong đặc tả hình thức. Trang 16/27
  18. 51. Java và xử lý phân tán 2 TC Nội dung của học phần chia thành 2 chương, chương I, giới thiệu những kiến thức căn bản của lập trình Java và giúp người học tiếp cập với công nghệ mới này. Chương 2, tập trung vào các công nghệ của Java để xử lý phân tán. Người học sẽ được giới thiệu hai công nghệ RMI và CORBA để xử lý phân tán. 52. Kiểm định phần mềm 2 TC Kiểm định là một phần quan trọng trong quá trình xây dựng một hệ thống phần mềm có chất lượng. Học phần Kiểm định Phần mềm hướng đến những nội dung chính sau: - Tổng quan về Kiểm định Phần mềm, các thách thức của việc Kiểm định - Kỹ thuật Kiểm định Black Box - Kỹ thuật Kiểm định White Box - Các mô hình Kiểm định 53. Lập trình đa phương tiện 2 TC Học phần Lập trình đa phương tiện chủ yếu tập trung vào việc khai thác gói giao diện DirectShow trong thư viện DirectX của Microsoft, với những vấn đề sau: - Tổng quan vể Lập trình đa phương tiện (Chương 1). - Sử dụng DirectShow để xử lý một số tác vụ với dữ liệu đa phương tiện, như: capture và biên tập (chương 2), xây dựng bộ lọc (chương 3), - DirectX Media Object (chương 3) - Định dạng đa phương tiện điển hình: AVI, MPEG 54. Quy trình phát triển phần mềm RUP 2 TC Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản liên quan đến quá trình xây dựng và phát triển một phần mềm. Người học sẽ được trang bị kiến thức liên quan đến qui trình và công đoạn phát triển phần mềm XII. IX.3. Chuyên ngành Khoa học máy tính IX.1.1. Các môn học bắt buộc 55. Xử lý ảnh số 2 TC Học phần xử lý ảnh cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về định dạng ảnh, các phương pháp nâng cao chất lượng ảnh (phép biến đổi âm bản, phép biến đổi lũy thừa, các phép biến đổi tuyến tính từng phần, các phép biến đổi Histogram), các phương pháp lọc làm trơn và lọc làm nét, các phương pháp tách cạnh, tìm biên, phân Trang 17/27
  19. vùng và các kỹ thuật nén ảnh. Học phần cung cấp nền tảng cơ bản để sinh viên có thể tiếp cận với lĩnh vực nhận dạng ảnh và thị giác máy tính. IX.1.2. Các môn học tự chọn 56. Xử lý ngôn ngữ tự nhiên 2 TC Học phần xử lý ngôn ngữ tự nhiên cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phương pháp thống kê NLP, mô hình N-gram , mô hình Markov Nn, & kỹ thuật phân tích câu. Sinh viên có thể sử dụng phần mềm Matlab để hiểu rõ hơn các kỹ thuật thống kê trước khi sử dụng một ngôn ngữ lập trình cấp cao (như: Java, .NET, Delphi, vv..) để cài đặt thử nghiệm các kỹ thuật này. Học phần này cung cấp nền tảng kiến thức cơ bản về trích chọn thông tin, phân loại văn bản vả khai phá văn bản để sinh viên có thể tiếp cận với các vấn đề chuyên sâu trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên. 57. Hệ chuyên gia 2 TC Học phần này cung cấp cho sinh viên một số kỹ thuật thể hiện tri thức và xử lý tri thức cơ bản trong hệ chuyên gia (phương pháp biểu diễn tri thức bằng logic, mạng ngữ nghĩa,… và các cơ chế lập luận tiến và lùi). Ngoài ra, trong học phần này cũng cung cấp cho sinh viên một số mô hình biểu diễn và lập luận trên các tri thức không chắc chắn (lý thuyết xác suất và tiếp cận Bayes, tập mờ và logic mờ), đồng thời giới thiệu một số hệ chuyên gia lập luận gần đúng tiêu biểu như MYCIN, PROSPECTOR,… Các bước để xây dựng một hệ chuyên gia cũng được giới thiệu ở chương cuối của học phần. 58. Lý thuyết nhận dạng 2 TC Nội dung của học phần bao gồm một số khái niệm về nhận dạng, các phương pháp xử lý và nhận dạng ảnh, nhận dạng chữ viết và giới thiệu một số vấn đề về nhận dạng tiếng nói. Những thành tựu của lĩnh vực lý thuyết nhận dạng đã đóng góp rất nhiều ứng dụng trong đời sống xã hội như: Nhận dạng chữ in, nhận dạng vân tay, giao tiếp người máy... Sau khi học xong học phần này, sinh viên có thêm một số vốn kiến thức về lĩnh vực nhận dạng để sau này có thể tiếp tục nghiên cứu sâu hơn. 59. Lập trình 3D 2 TC Khi công nghệ đồ họa 3 chiều đang trên đà phát triển rực rỡ, với nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong lĩnh vực games 3D đang rất sôi động và không ngừng mở rộng thị phần. Môn học này sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cần thiết và cơ bản để khi ra trường có thể làm việc tốt trong các lĩnh vực như lập Trang 18/27
  20. trình games 3D, kỹ xảo hình ảnh trong truyền trình giải trí, hay các lĩnh vực khác nhau cần đến các giải pháp đồ họa cao cấp. 60. Lập trình Logic 2 TC Học phần này cung cấp các khái niệm cơ sở về ngôn ngữ cấp một và chương trình logic, các kỹ thuật định giá câu truy vấn đối với chương trình logic. Học phần này cũng giới thiệu một ngôn ngữ lập trình logic thông dụng là Prolog XIII. IX.4. Chuyên ngành Mạng và truyền thông IX.1.1. Các môn học bắt buộc 61. Kỹ thuật vi xử lý 2 TC Học phần này giúp tạo nền cho sinh viên để tiếp thu các kiến thức cơ sở và chuyên ngành về kỹ thuật vi xử lý. Học phần này giúp sinh viên hiểu được về kiến trúc của các bộ vi xử lý tiên tiến: kiến trúc P5, P6, NetBurst..., vấn đề quản lý bộ nhớ. Học phần này cung cấp nền tảng kiến thức cơ bản để sinh viên có thể tiếp cận với các vấn đề chuyên sâu trong lĩnh vực kỹ thuật vi xử lý. 62. Kỹ thuật truyền dữ liệu 2 TC Học phần cung cấp cho học viên các khái niệm về môi trường truyền tin, giao thức mạng, hình trạng mạng. Lý thuyết chính của nội dung học phần bao gồm lý thuyết truyền tin, kênh tin và giao tiếp truyền số liệu, kỹ thuật truyền số liệu, dồn kêng, phân kênh và chuyển mạch. 63. An toàn mạng 2 TC Phần đầu cung cấp những khái niệm cơ bản nhất về an toàn mạng như: các hình thức tấn công cổ điển tiêu biểu, sự lợi dụng khiếm khuyết của giao thức, việc thực thi các chính sách truy nhập và an toàn thông tin trong các tổ chức. Những phần còn lại trình bày cụ thể về nguyên lý hoạt động của các hệ thống phòng vệ như Firewal, IDS, ưu và nhuợc điểm của các hệ thống này. Cách thức phân tích những mẫu tấn công đã biết trước và cách thể hiện các tập luật này vào hệ thống phòng vệ. Sự cần thiết phải mã hóa thông tin trứoc khi truyền trên mạng. Và quy trình phản ứng khi có sự cố xảy ra cũng như các bước phân tích những rủi ro thường gặp trong hệ thống. IX.1.2. Các môn học tự chọn 64. Quản trị mạng 2 TC Học phần Quản trị mạng được xây dựng ngoài việc giúp sinh viên hiểu được kiến trúc mạng về mặt lý thuyết, còn có thể tự thiết kế và cài đặt một mạng máy tính thực tế. Trang 19/27
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2