intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương trình luyện tập: Những lời khuyên để giữ được sự nhiệt tình

Chia sẻ: Nguyen Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

134
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn đã bao giờ bắt đầu chương trình luyện tập thể lực và sau đó bỏ ngang chưa? Nếu có, thì bạn không phải là cá biệt. Nhiều người bắt đầu chương trình nhưng rồi lại bỏ ngang khi chán nản hoặc kết quả đến quá chậm. Những lời khuyên sau đây có thể giúp bạn giữ được sự nhiệt tình: Chọn hoạt động phù hợp với lối sống: Bạn thích luyện tập một mình hay theo nhóm? Nếu bạn thích một mình, đi bộ hoặc đi xe đạp có thể là được bạn ưa thích hơn. Bạn cũng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương trình luyện tập: Những lời khuyên để giữ được sự nhiệt tình

  1. Chương trình luyện tập: Những lời khuyên để giữ được sự nhiệt tình Bạn đã bao giờ bắt đầu chương trình luyện tập thể lực và sau đó bỏ ngang chưa? Nếu có, thì bạn không phải là cá biệt. Nhiều người bắt đầu chương trình nhưng rồi lại bỏ ngang khi chán nản hoặc kết quả đến quá chậm. Những lời khuyên sau đây có thể giúp bạn giữ được sự nhiệt tình: Chọn hoạt động phù hợp với lối sống: Bạn thích luyện tập một mình hay theo nhóm? Nếu bạn thích một mình, đi bộ hoặc đi xe đạp có thể là được bạn ưa thích hơn. Bạn cũng có thể thích những hoạt động không thi đấu mà bạn có thể thực hiện một mình lúc thuận tiện.
  2. Nếu hoạt động nhóm hấp dẫn với bạn, hãy thử tham gia một lớp học thể dục nhịp điệu hoặc tập thể dục nhịp điệu d ưới nước, hoặc gia nhập một liên đoàn hoặc một đội bowling, bóng chuyền hay bóng mềm. Đi bộ hoặc đạp xe với một nhóm bạn. Đặt ra những mục tiêu: Bắt đầu với những mục tiêu đơn giản và sau đó tiến tới những mục tiêu dài hơi hơn. Hãy nhớ đặt ra những mục tiêu thực tế và khả thi, vì mục tiêu quá tham vọng dễ dẫn đến chán nản và từ bỏ. Mục tiêu trước mắt có thể là đi bộ 5 phút một hoặc hai lần mỗi ngày để xác định mức độ thoải mái và có thể chịu đựng được. Mục tiêu trung hạn là tăng dần tới 20 phút 3 hoặc 4 lần mỗi tuần. Mục tiêu dài hạn có thể là hoàn thành cuộc đua 10 km khi hết 12 tuần rèn luyện. Hội Y học thể thao Mỹ khuyên nên hoạt động thể chất ít nhất 30 phút trong hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả các ngày trong tuần. Viện Y học Quốc gia Mỹ khuyên nên tập 60 phút, đặc biệt là khi muốn giảm cân. Tự thưởng: Tự thưởng cho mình cảm giác hoàn thành mục tiêu, sự tự tôn và kiểm soát được hành vi của mình. Sau mỗi buổi tập, dành ra vài phút ngồi nghỉ và thư giãn. Thưởng thức cảm giác dễ chịu mà việc luyện tập mang đến cho bạn, và nghĩ lại những việc bạn vừa mới hoàn thành. Dạng tự thưởng này có thể giúp bạn gắn bó lâu dài với việc luyện tập thường xuyên.
  3. Sự tự thưởng có thể giúp bạn giữ được nhiệt tình. Khi đạt tới mục tiêu lâu dài, hãy tự thưởng cho mình một đôi dày mới hoặc một đĩa CD mới. Bắt đầu từ từ: Sai lầm hay gặp nhất là bắt đầu chương trình tập ở cường độ quá cao và xúc tiến quá nhanh. Điều này thường không được phát hiện ra cho tới ngày tiếp theo khi bạn phát hiện ra là mình đã tập quá sức, và hậu quả đau và cứng có thể khiến bạn nản lòng. Tăng từ từ thì tốt hơn là gấp gáp để rồi phải bỏ dở do đau hoặc chấn thương. Tăng thêm sự đa dạng: Thay đổi nội dung tập để khỏi buồn chán. Ví dụ: thử thay đổi đi bộ và đạp xe bằng bơi hoặc lớp tập thể dục nhịp điệu. Vào những ngày đẹp trời, thực hiện các bài tập mềm dẻo hoặc kéo giãn ở ngoài trời. Tham gia một câu lạc bộ sức khỏe để được tiếp cận nhiều dạng bài tập khác nhau và gặp gỡ nhiều người mới. Đưa việc luyện tập vào nếp sinh hoạt hằng ngày: Nếu bạn khó tìm được thời gian để tập, hãy tranh thủ các cơ hội trong ngày để thực hiện một vài hoạt động thể chất. Đi bộ một lúc trong khi con bạn học nhạc. Bơi trong giờ ăn trưa. Đi cầu thang bộ thay cho thang máy tại nơi làm việc. Đạp xe đạp tại chỗ trong khi xem tivi vào buổi tối. Hãy sáng tạo.
  4. Hãy linh hoạt: Nếu bạn đang đi du lịch hay quá bận vào một ngày nào đó. thì có thể biến đổi cách tập cho phù hợp với lịch trình của bạn. Nếu bị cảm cúm, đừng lo lắng nếu bạn bỏ tập một vài ngày. Hãy thoải mái với chính mình nếu bạn cảm thấy không đủ sức để luyện tập. Điều quan trọng là hãy luyện tập trở lại khi bạn cảm thấy khỏe hơn. Giữ đúng tiến trình: Thường xuyên đánh giá mức độ thể lực. Bạn có thể muốn ghi lại những gì bạn đã làm cho mỗi lần tập, bạn làm trong bao lâu, và bạn cảm thấy thế nào trong và sau khi tập. Ghi lại những nỗ lực giúp bạn hướng thẳng đến mục tiêu và nhắc nhở là bạn đang tiến bộ. Tranh thủ sự ủng hộ: Tập luyện với bạn bè hoặc làm quen những người bạn mới cũng thích tập luyện bằng cách tham gia một nhóm hoặc một lớp tập. Mời bạn hoặc đồng nghiệp c ùng tập. Bạn cũng có thể thích luyện tập cùng với gia đình. Cân nhắc các ưu nhược điểm: Người bị bệnh mạn tính - như viêm khớp và đái đường - cũng được lợi từ việc tập luyện thường xuyên. Bạn đã bắt đầu chương trình tập luyện bởi bác sĩ khuyên bạn làm như vậy? Bạn đang nghĩ đến chuyện bỏ tập?. Nếu có, hãy lập một danh sách tất cả những ích lợi mà bạn sẽ thu được nếu tiếp tục chương trình tập và những nguy cơ của việc từ bỏ. Bạn sẽ thấy mình có động cơ hơn.
  5. Tìm niềm vui: Bạn sẽ dễ gắn bó với chương trình tập hơn nếu bạn tìm thấy niềm vui. Nếu bạn thấy mình không hứng thú chuyện tập, hãy thử làm điều gì đó khác. Đừng để việc luyện tập trở thành công việc khổ sai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2