CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI ĐẠI HỌC KHỐI C - D MÔN NGỮ VĂN 2008 - 2009_1
lượt xem 78
download
Tham khảo bài viết 'chương trình ôn thi đại học khối c - d môn ngữ văn 2008 - 2009_1', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI ĐẠI HỌC KHỐI C - D MÔN NGỮ VĂN 2008 - 2009_1
- CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI ĐẠI HỌC KHỐI C - D MÔN NGỮ VĂN 2008 - 2009 CÁC TÁC GIA VĂN HỌC VIỆT NAM NAM CAO(1915-1951) 1. Sự nghiệp văn học (30 dòng) a. Nam Cao (1915-1951) tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ra trong 1 gia đình nông dân làng Đại Hoàng, tỉnh Hà Nam. Ông là nhà văn có vị trí hàng đầu trong nền văn học Việt Nam thế kỷ XX, là một trong những đại diện xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán trước 1945. Nam Cao cũng là cây bút tiêu biểu của chặng đầu nền văn học mới sau cách mạng. b. Sự nghiệp Vhọc của Nam Cao trải dài trên 2 thời kỳ, trước và sau CMT 8. - Trước CMT8: sáng tác của N.Cao tập trung vào 2 đề tài chính: cuộc sống người trí thức tiểu tư sản nghèo và cuộc sống người nông dân ở quê
- hương. + Ở đề tài người trí thức tiểu tư sản nghèo, đáng chú ý là các truyện ngắn:"Những truyện không muốn viết"; "Trăng sáng", "Đời thừa", "Mua nhà", "Nước mắt", "Cười"...và tiểu thuyết "Sống mòn"(1944). Trong khi mô tả hết sức chân thực tình cảnh nghèo khổ, bế tắc của những nhà văn nghèo, những "Giáo khổ trường tư", học sinh thất nghiệp...Nam Cao đã làm nổi bật tấn bi kịch tinh thần của họ, đặt ra những vấn đề có ý nghĩa XH to lớn. Đó là tấn bi kịch dai dẳng của người trí thức, những người có ý thức sâu sắc về giá trị đời sống và nhân phẩm, muốn sống có hoài bão, nhưng lại bị gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh XH làm cho "chết mòn", phải sống" đời thừa" + Ở đề tài về người nông dân, đáng chú ý nhất là các truyện:"Chí Phèo", "Trẻ con không được ăn thịt chó"," Một bữa no"," Lão Hạc"," Một đám cưới", "Lang Rận"...ở đề tài này, Nam Cao thường nhắc đến những hạng cố cùng, những số phận hẩm hiu bị ức hiếp, bị lưu manh hoá ...Nhà văn đã kết án sâu sắc cái Xã hội tàn bạo làm huỷ diệt cả nhân tính của những con người lương thiện. Ở một số TP, Nam Cao đã thể hiện niềm xúc động trước bản chất đẹp đẽ, cao quí trong tâm hồn họ (L.Hạc) - Sau CMT8, Nam Cao sáng tác để phục vụ công cuộc kháng chiến, truyện ngắn "Đôi mắt" (1948) "Nhật ký ở rừng" (1948) và tập bút kí
- "Chuyện biên giới" (1950) của ông thuộc vào những sáng tác đặc sắc nhất của nền văn học mới sau CM còn rất non trẻ khi đó. - Ngòi bút Nam Cao vừa tỉnh táo, sắc lạnh, vừa nặng trĩu suy tư và đằm thắm yêu thương. Nam Cao là cây bút bậc thầy, ông xứng đáng được coi là một nhà văn lớn giàu sức sáng tạo của văn học VN. 2. Tuyên ngôn nghệ thuật của NCao +Truyện ngắn "Trăng sáng" (1943): "Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than" +Truyện ngắn"Đời thừa (1943) + Một tác phẩm" thật giá trị" thì phải có nội dung nhân đạo sâu sắc: " Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng tình thương, tình bác ái, sự công bình...Nó làm cho người gần người hơn". + Nhà văn đòi hỏi cao sự tìm tòi sáng tạo và lương tâm người cầm bút "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu,
- biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có" - Văn chương đòi hỏi phải có lương tâm của người cầm bút: "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là bất lương rồi. Nhưng cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. - Trong tác phẩm "Đôi mắt" (1948) NC đã nêu 1 quan điểm của mình: "Vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm, người ta chỉ càng thêm chua chát và chán nản". 3. Phong cách nghệ thuật: NC có phong cách NT độc đáo. - Đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần - con người bên trong của con người. - Biệt tài phát hiện, miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật. - Rất thành công trong ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm. - Kết cấu truyện chặt chẽ. - Cốt truyện đơn giản, rất đời thường nhưng lại đặt ra những vấn đề quan
- trọng, sâu xa, có ý nghĩa triết lí sâu sắc. - Giọng điệu lời văn: lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm, yêu thương. - Ngôn ngữ tự nhiên, sinh động, gắn với lời ăn tiếng nói của quần chúng. NGUYỄN TUÂN 1-Con người: NgTuân (1910-1987) sinh ra trong 1 gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn, NTuân cầm bút từ khoảng đầu những năm30, nhưng đến 1938 mới nổi tiếng với các tác phẩm "Một chuyến đi", "Vang bóng một thời". Nguyễn Tuân là một trí thức giàu lòng yêu nước, tinh thần dtộc. Ở NT, ý thức cá nhân phát triển rất cao. Ông viết văn trước hết là để khẳng định cá tính độc đáo của mình. NT còn là con người rất mực tài hoa. Tuy chỉ viết văn nhưng ông còn am hiểu những môn nghệ thuật khác: hội hoạ, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh... Nguyễn Tuân là một nhà văn thực sự biết quý trọng nghề nghiệp của mình.
- 2- Phong cách nthuật của NT - NT có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc. Ông quan niệm đã là văn thì trước hết phải có một phong cách độc đáo, viết không giống ai, từ chủ đề, nhân vật, kết cấu,đến cách đặt câu dùng từ.... - Trong phong cách nghệ thuật của NT có chất tài hoa, tài tử. Chất tài hoa này được thể hiện rất rõ khi ông đề cao những con người tài hoa, những người biết trân trọng cái tài, cái đẹp. NT luôn tiếp cận cảnh vật, sự việc và con người ở phương diện thẩm mỹ. - Tính uyên bác thể hiện trong văn của NT: Đọc văn của NT, người đọc luôn được cung cấp những tri thức phong phú về văn hoá trên những lĩnh vực: Văn học, nghệ thuật, lịch sử, địa lý, hội hoạ, điêu khắc, điện ảnh... -NT học theo"Chủ nghĩa xê dịch", ông luôn thèm khát những điều mới lạ. Ông không thích những gì bằng phẳng, nhợt nhạt, yên ổn. Ông là nhà văn của những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
100 Bài toán ôn luyện Đại học (theo chương trình mới của Bộ) - Chủ đề Hình học không gian
10 p | 1314 | 587
-
Ôn thi đại học môn Hoá
147 p | 499 | 233
-
CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI ĐẠI HỌC KHỐI C - D MÔN NGỮ VĂN 2008 - 2009
17 p | 316 | 123
-
Chuyên đề ôn thi đại học - Chương 2: Nito, Phôtpho
18 p | 370 | 82
-
Tài liệu Ôn thi Đại học môn Hóa học 12
145 p | 257 | 82
-
CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI ĐẠI HỌC KHỐI C - D MÔN NGỮ VĂN 2008 - 2009_2
5 p | 154 | 53
-
CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI ĐẠI HỌC KHỐI C - D MÔN NGỮ VĂN 2008 - 2009_3
5 p | 151 | 42
-
CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI ĐẠI HỌC KHỐI C - D MÔN NGỮ VĂN 2008 - 2009_5
6 p | 173 | 38
-
Luyện thi Đại học Kit 1 - Môn Toán Bài 2: Phương trình chứa căn (Phần 2)
14 p | 184 | 38
-
CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI ĐẠI HỌC KHỐI C - D MÔN NGỮ VĂN 2008 - 2009_4
5 p | 164 | 36
-
Chương trình luyện thi đại học cấp tốc (1 tháng ) môn Toán
38 p | 186 | 34
-
Ôn thi đại học môn Hóa học - Chuyên đề 4 (Chương 7): Hidrocacbon thơm nguồn Hidrocacbon thiên nhiên
11 p | 130 | 20
-
Đề luyện thi Đại học môn Vật lý năm học 2013
4 p | 110 | 11
-
Đề ôn thi Đại học - Cao đẳng môn Vật lý năm học 2012
5 p | 120 | 9
-
Chương trình ôn thi tốt nghiệp môn vật lí
11 p | 85 | 9
-
Chương trình ôn thi ĐH và CĐ - Tập 1: Dao động cơ và sóng cơ
178 p | 130 | 7
-
CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN VẬT LÍ CHƯƠNG MỘT: DAO ĐỘNG CƠ HỌC
11 p | 98 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn