intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHƯƠNG VII: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Chia sẻ: Micle Chan Lucky | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:30

1.482
lượt xem
614
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong xu thế hội nhập quốc tế, cuộc cạnh tranh của các công ty Việt ngày càng khốc liệt và khó khăn hơn. Các doanh nghiệp không chỉ phải cạnh tranh với các công ty trong nước, mà khó khăn hơn là phải cạnh tranh với nhiều công ty nước ngoài có kinh nghiệm hơn trong kinh tế thị trường. Để có thể cạnh tranh thành công, việc đầu tư vào công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là điều tất yếu....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHƯƠNG VII: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

  1. CHƯƠNG VII ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
  2. Thế nào là đào tạo và phát triển? • Trong xu thế hội nhập quốc tế, cuộc cạnh tranh của các công ty Việt ngày càng khốc liệt và khó khăn hơn. Các doanh nghiệp không chỉ phải cạnh tranh với các công ty trong nước, mà khó khăn hơn là phải cạnh tranh với nhiều công ty nước ngoài có kinh nghiệm hơn trong kinh tế thị trường. Để có thể cạnh tranh thành công, việc đầu tư vào công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là điều tất yếu.
  3. • Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đầu tư này, nhiều công ty đã chú trọng vào công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên phương pháp thực hiện công tác này còn có nhiều bất cập do nhiều nguyên nhân. • Một trong những nguyên nhân cơ bản nhất là nhiều công ty chưa có phương pháp làm công việc này một cách bài bản, hệ thống như thiếu một tầm nhìn dài hạn xuyên suốt các hoạt động khác nhau, thiếu hoạch định kế hoạch, thiếu sự đồng bộ giữa các hoạt đông khác nhau...
  4. • Những vấn đề này được đưa ra bàn luận nhằm góp phần tìm ra nguyên nhân làm các công ty đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của mình chưa chuyên nghiệp và hiệu quả.
  5. • Vậy cần phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thế nào cho đúng?
  6. Khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: • Đào tạo và phát triển là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh.
  7. Mục tiêu và vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực • Mục tiêu chung của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp của mình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với các công việc trong tương lai.
  8. Tầm quan trọng của công tác đào tạo nhân lực • Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, cuộc cạnh tranh giữa các nước và các công ty ngày càng khốc liệt. Cuộc cạnh tranh đó thể hiện trên tất cả các mặt: công nghệ, quản lý, tài chính, chất lượng, giá cả, v.v... Nhưng trên hết, yếu tố đứng đằng sau mọi cuộc cạnh tranh là con người.
  9. • Thực tế đã chỉ ra rằng đối thủ cạnh tranh đều có thể copy mọi bí quyết của công ty về sản phẩm, công nghệ, v.v... Duy chỉ có đầu tư vào yếu tố con người là ngăn chặn được đối thủ cạnh tranh sao chép bí quyết của mình. Do vậy, vấn đề phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề mấu chốt của các DN hiện nay.
  10. Có nhiều lý do để nói rằng công tác đào tạo và phát triển là quan trọng. Nhưng chủ yếu có 3 lý do sau: • Để đáp ứng yêu cầu công việc của tổ chức hay nói cách khác là đề đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển tổ chức. • Để đáp ứng nhu cầu học tập, phát triển của người lao động. • Đào tạo và phát triển là những giải pháp có tính chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
  11. Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
  12. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN • Đào tạo trong công việc  Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc  Đào tạo theo kiểu học nghề  Kèm cặp và chỉ bảo  Luân chuyển và thuyên chuyển công việc
  13. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN • Đào tạo ngoài công việc:  Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp  Cử đi học ở các trường chính quy  Các bài giảng, các hội nghị hoặc các hội thảo  Đào tạo theo kiểu chương trình hóa, với sự trợ giúp của máy tính
  14. • Đào tạo ngoài công việc:  Đào tạo theo phương thức từ xa  Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm  Mô hình hóa hành vi  Đào tạo kỹ năng xử lý công văn, giấy tờ
  15. Mô hình năng lực trong phát triển nguồn nhân lực • Boyatzis et al. và Whetten & Cameron (1995) cho rằng phát triển các chương trình giáo dục và đào tạo dựa trên mô hình năng lực cần xử lý một cách có hệ thống ba khía cạnh sau:
  16. Mô hình năng lực trong phát triển nguồn nhân lực đánh giá chúng xác định phát triển các năng lực năng lực một cách khách quan
  17. Mô hình năng lực trong phát triển nguồn nhân lực • Mô hình này bao gồm các bước như sau:  Bước 1: Xác định tầm nhìn, sứ mạng, và mục tiêu của tổ chức,  Bước 2: Xác định các quá trình, hệ thống, thủ tục nội bộ nhằm đạt đến các tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu chiến lược đã được xác định,
  18. Mô hình năng lực trong phát triển nguồn nhân lực  Bước 3: Xác định các năng lực cần thiết để đạt tới các sứ mạng, mục tiêu đã xác định,  Bước 4: Xác định những thiếu hụt, khoảng trống năng lực và hình thành các kế hoạch phát triển của cá nhân và của tổ chức,  Bước 5: Hợp nhất các kế hoạch này thành kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của tổ chức.
  19. Những điểm cần lưu ý trong việc sử dụng mô hình năng lự c • Mô hình năng lực chú trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức – nó chú trọng vào “con người phương tiện” chứ không phải “con người mục đích”.
  20. Những điểm cần lưu ý trong việc sử dụng mô hình năng lự c • Chú ý khi áp dụng mô hình năng lực và phải được bổ sung bởi những tiếp cận khác để đạt tới các mục tiêu giáo dục, đào tạo và phát triển cụ thể.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2