Chuyên đề 1: CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG TÌNH HÌNH MỚI.
lượt xem 1.138
download
Nhằm nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ đảng viên ở cơ sở về âm mưu gây chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch và tính chất, đặc điểm của cuộc chiến tranh toàn dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và nghệ thuật quân sự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc; những quan điểm, tư tưởng cơ bản trong đường lối quân sự...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề 1: CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG TÌNH HÌNH MỚI.
- Chuyên đề 1 CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG TÌNH HÌNH MỚI. + Mục đích: Nhằm nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ đảng viên ở cơ sở về âm mưu gây chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch và tính chất, đặc điểm của cuộc chiến tranh toàn dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và nghệ thuật quân sự trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc; những quan điểm, tư tưởng cơ bản trong đường lối quân sự, ngh ệ thuật quân sự của Đảng, trong lãnh đạo nhân dân thực hiện chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, giành thắng lợi, nhằm bảo vệ thành quả cách mạng Việt Nam Xã h ội Chủ nghĩa. + Yêu cầu: Mỗi cán bộ, đảng viên ở cơ sở cần nắm rõ t ính chất, đặc điểm, nội dung; phương châm chỉ đạo, tư tưởng chiến lược, biện pháp tổ chức cuộc chiến tranh toàn dân bảo vệ Tổ quốc đồng thời thấy rõ được âm m ưu th ủ đoạn xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch để lật đổ Vi ệt Nam. + Nội dung: toàn bài có 3 phần chính: -Phần I. Những vấn đề chung về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. -Phần II. Nội dung cơ bản của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Vi ệt Nam xã hội chủ nghĩa. -Phần III. Một số biện pháp chính. +Thời gian: toàn bài 5 tiết. + Thời gian giải lao 01 lần mỗi lần 15 phút. + Tài liệu và phương pháp tổ chức: - Giáo trình giáo dục Quốc Phòng bồi dưỡng kiế th ức quốc phòng-An ninh cho đảng viên và cán bộ chủ chốt thôn, làng ( đ ối tượng 4-5 ) do nhà n ước xu ất bản Quân đội nhân dân Việt Nam, xuất bản năm 2006. - Liên hệ ở cơ sở địa phương; tốc độ chậm. - Đối với người học, nghe, ghi tóm lược những ý chính để có cơ sở viết thu hoạch. MỞ ĐẦU Vũ trang toàn dân tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã h ội chủ nghĩa là một trong những quan điểm, tư tưởng cơ bản trong đường l ối quân sự của Đảng, là nghệ thuật, đồng thời là quy luật ( vì chống ngoại xâm là chính nghĩa ...) giành thắng lợi của dân tộc ta trong bảo vệ thành quả cách mạng, chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và các th ế lực thù địch. Học tập chuyên đề này, người học cần nắm vững những vấn đề cơ bản nhất, gồm: tính chất, đặc điểm, nội dung của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, phương châm chỉ đạo, phương thức tiến hành chiến tranh, một số giải pháp chuẩn bị đất nước sẵn sàng tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHIẾN TRANH NHÂN DÂN B ẢO V Ệ T Ổ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. 1. Khái niệm: 1
- Chiến tranh nhân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là cuộc chiến tranh do toàn thể nhân dân Việt Nam tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhằm bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. - Mục tiêu là bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội ch ủ nghĩa. Mục tiêu đó đã được Đảng ta xác định: -“Một là, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. -Hai là, bảo vệ Đảng, Nhà nước XHCN. -Ba là, bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. -Bốn là, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc. -Năm là, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa. -Sáu là, giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. - Lực lượng tiến hành chiến tranh là lực lượng toàn dân dưới s ự lãnh đ ạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, bao gồm lực lượng quân s ự và lực l ượng chính trị, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. - Nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong điều kiện ngày này là sự kế thừa tinh hoa quân sự của lịch sử nhân loại, kế thừa truyền thống quân sự của dân tộc, phát triển ngh ệ thu ật chiến tranh nhân dân lên một trình độ mới, với chất lượng cao hơn. Đó là nghệ thuật phát động toàn dân chung sức đánh giặc, lấy nhỏ th ắng lớn, l ấy ít đ ịch nhiều, đánh bằng mọi loại vũ khí kết hợp với đánh bằng các loại vũ khí, phương tiện hiện đại, đáp ứng với yêu cầu của chiến tranh có s ử dụng vũ khí công ngh ệ cao. - Phương pháp tiến hành chiến tranh là kết hợp chặt ch ẽ lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang, đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, k ết h ợp tác chiến bằng chiến tranh nhân dân địa phương với tác chiến của các binh đoàn chủ lực. 2. Tính chất, đặc điểm: a) Tính chất của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là cuộc chiến tranh mang tính chất tự vệ, hoàn toàn chính nghĩa, tính chất cách mạng triệt để, tính chất nhân dân thực sự và tính Qu ốc t ế sâu s ắc. Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là chính nghĩa. Vì đây là một cuộc chiến tranh tự vệ, chống lại chiến trang xâm lược, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ ch ế độ xã h ội chủ nghĩa. Đây là nguồn sức mạnh vô tận có ý nghĩa quyết định việc xây dựng tiền lực chính trị - tinh thần của nhân dân và quân đội trong chiến tranh, là cơ s ở để huy động lực lượng tạo thành thức mạnh tổng hợp của cả nước đánh giặc; đồng thời giành được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình và các lực lượng tiến bộ trên thế giới. Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa mang tính chất cách mạng triệt để. Vì đây là một cuộc chiến tranh tự vệ, chống lại sự 2
- xâm lược của các lực lượng phản động, hiếu chiến để bảo vệ nhân dân, bảo v ệ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ độc lập dân tộc và công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. ( giống như đối tượng kẻ xấu đến nhà mình quậy phá gia đình, lớn hơn nữa là anh, em, họ hàng t ập trung đánh đu ổi ra khỏi nhà để bảo vệ gia đình...là cuộc chiến không mong muốn, là sự t ự v ệ ph ản kháng khi kẻ thù đến nhà mình đánh mình) Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa mang tính chất nhân dân sâu sắc. Mục đích của chiến tranh là vì lợi ích của nhân dân lao động và chính quần chúng nhân dân tham gia một cách tự giác, tích cực vào sự nghiệp củng cố quốc phòng và tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ qu ốc. Đây là một trong những nguyên nhân quyết định thắng lợi của chiến tranh. Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa mang tính chất quốc tế sâu sắc. Mục tiêu cuộc chiến tranh này thể hiện sự thống nh ất lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia và lợi ích quốc t ế, b ảo v ệ thành qu ả cách m ạng, bảo vệ sự nghiệp phát triển đất nước theo định h ướng xã hội ch ủ nghĩa. Đây là sự đóng góp tích cực của cách mạng nước ta đối với cách mạng thế giới trong điều hiện hiện nay, là cơ sở để xây dựng khối liên minh, đoàn kết qu ốc t ế, là điều kiện để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các lực lượng cách mạng, tiến bộ trên thế giới. Đây cũng là cơ sở để kết h ợp s ức m ạnh dân t ộc v ới s ức m ạnh thời đại trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. b) Đặc điểm của chiến tranh trong nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã h ội chủ nghĩa là cu ộc chiến tranh mang đặc điểm toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, t ự c ường và quyết liệt, phức tạp. - Là cuộc chiến tranh toàn dân: Cuộc chiến tranh này phải dựa vào sức mạnh của toàn dân, phải động viên, phát huy cao độ sức mạnh vật chất và tinh thần của toàn dân trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng c ốt m ới có th ể giành được thắng lợi trước cuộc tiến công của kẻ thù hung bạo. - Là cuộc chiến tranh toàn diện: Mục đích chiến tranh xâm lược của địch là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, buộc ta phải đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Chúng đánh ta bằng mọi thủ đoạn, trên mọi lĩnh vực. Bởi vậy, chúng ta ph ải ti ến hành đấu tranh toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: quân sự, chính trị, kinh t ế, ngo ại giao ... Thông qua các mặt đấu tranh đó mà toàn dân tham gia tr ực ti ếp, gián ti ếp vào cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Các mặt đấu tranh này đ ều di ễn ra hết sức phức tạp, quyết liệt, đan xen nhau ngay t ừ đầu cũng nh ư su ốt quá trình chiến tranh, trong đó đấu tranh quân sự với địch trên chiến trường giữ vai trò chủ yếu, mang ý nghĩa quyết định. - Là cuộc chiến tranh được tiến hành với tinh thần độc lập, tự ch ủ, t ự lực, tự cường: Trong điều kiện mới của đất nước, chúng ta tiến hành cuộc chiến tranh có nhiều thuận lợi do công cuộc đổi mới đem lại. Nh ưng chúng ta đang phải đối phó với kẻ thù xâm lược, có tiềm lực về kinh tế, quân sự, có vũ khí công nghệ cao, trong lúc nguồn viện trợ của các nước đối với ta như trong chiến tranh giải phóng trước đây không còn nữa. Bởi vậy, chúng ta ph ải dựa vào sức mình là chính, phải phát huy tính độc lập tự chủ, tự lực tự cường của toàn 3
- dân tộc, phát huy sức mạnh của các cấp, các ngành, các địa phương để tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh thắng địch. - Là cuộc chiến tranh quyết liệt và phức tạp: Nếu chiến tranh xảy ra thì ta vẫn là một nước nhỏ phải lấy vũ khí, trang bị kém hiện đ ại ch ống l ại k ẻ thù có vũ khí có công nghệ cao, vẫn phải lấy sức mạnh tổng hợp để đánh th ẳng k ẻ thù có sức mạnh về kinh tế, vũ khí, trang bị hiện đại. Đi ều c ơ bản là ph ải phát huy truyền thống nghệ thuật quân sự của dân tộc ta: lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao, sức sức mạnh tổng hợp của toàn dân đ ể đánh l ại k ẻ thù có quân số đông, vũ khí, trang bị hiện đại, có tiềm lực lớn về kinh t ế và quân sự. Trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc hiện nay, chiến sự diễn ra rất quy ết liệt, phức tạp, khẩn trương ngay từ đầu; hình thái chiến tranh xen k ẽ, không phân tuyến, không có sự phân biệt rõ ràng giữa hậu phương và tiền tuy ến. Chúng ta vừa phải chống cuộc tiến công đường không, vừa chống cuộc tiến công đường bộ với sức mạnh của vũ khí công ngh ệ cao từ ngoài vào, đ ồng th ời vừa phải đối phó với lực lượng phản động gây bạo loạn từ bên trong. Quy mô chiến tranh lớn diễn ra từ đầu thương vong về người, tiêu hao về vật chất kỹ thuật sẽ rất lớn, nhu cầu bảo đảm cho chiến tranh đòi hỏi rất cao và khẩn trương. Đặc điểm này của cuộc chiến tranh sẽ tác động rất mạnh đến tinh th ần, tâm lý của quân và dân ta, đòi hỏi công tác chuẩn b ị chính tr ị, tinh th ần cho quân và dân ta phải rất chu đáo cùng các mặt chuẩn bị khác để giành và giữ quy ền chủ động đánh địch ngay từ đầu cũng như trong suốt quá trình chi ến tranh nh ằm giành được thắng lợi cuối cùng. II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHIẾN TRANH NHÂN DÂN B ẢO V Ệ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. 1. Đối tượng tác chiến của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. a) Đối tượng tác chiến: Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã dự báo tình hình quốc tế, khu vực và trong nước là: “Trong một vài th ập kỷ tới, ít có kh ả năng xảy ra chiến tranh thế giới. Nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố còn xảy ra ở nhiều nơi với tính chất phức tạp ngày càng tăng. Hòa bình, h ợp tác và phát tri ển vẫn là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân t ộc. Cuộc đ ấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, dân sinh, tiến bộ và công bằng xã hội sẽ có bước tiến mới”. Trong tình hình đó, đòi hỏi chúng ta phải nắm vững đối tượng chiến lược của cách mạng và đối tượng tác chiến để kh ắc ph ục tư t ưởng mơ hồ mất cảnh giác “để có phương án chủ động phòng ngừa, tránh bị động phòng ngừa, tránh bị động đối đầu, cô lập. Kiên quyết không để xảy ra những diễn biến xấu. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không để lâm vào bị động, đảm bảo đủ sức đối phó thắng lợi. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa IX của Đảng ta đã xác định: Đ ối tượng trực tiếp của cách mạng nước ta là tất cả nh ững th ế lực c ản tr ở, xâm h ại đến sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã h ội ch ủ nghĩa, đối tượng tác chiến của quân và dân ta là những lực lượng gây bạo loạn lật đổ, gây xung đột vũ trang và gây chiến tranh xâm lược. 4
- b) Âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch: Xuất phát từ bản chất phản động, hiếu chiến, chủ nghĩa đế quốc đang l ợi dụng “vấn đề khủng bố” và “chống khủng bố” để thi hành h ọc thuy ết “đánh đòn phủ đầu”, nhằm áp đặt các giá trị của chúng đối với các quốc gia, dân tộc. Âm mưu xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta là mục tiêu nhất quán c ủa c ủa chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch. Hiện nay, chúng ta đang đẩy m ạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” kết hợp với bạo loạn lật đổ và khi điều kiện cho phép, chúng sẽ sẵn sàng tiến hành phát đ ộng chi ến tranh v ới vi ệc sử dụng vũ khí công nghệ cao để xâm lược nước ta. Hiện nay, chúng đang tri ệt để lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quy ền, đ ể t ạo c ớ can thi ệp vào công việc nội bộ của ta. Cho nên, chúng ta phải thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, phải tỉnh táo, thận trọng trong x ử lý các “đi ểm nóng” không thể để địch tạo nguyên cớ can thiệp vào công việc nội bộ c ủa ta ho ặc tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta. Nếu địch tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta, chúng s ẽ tri ệt đ ể s ử dụng ưu thế vũ khí công nghệ hiện đại để đánh phủ đầu, liên t ục ngày đêm trong phạm vi cả nước với phương châm đánh nhanh, giải quyết nhanh, nh ằm triệt phá tiềm lực kinh tế - quân sự, quốc phòng làm mất kh ả năng đ ề kháng c ủa quân và dân ta, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ binh đánh chi ếm nh ững m ục tiêu quan trọng. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù cũng bộc lộ những mặt yếu cơ bản không thể khắc phục được: Cuộc chiến tranh đó là phi nghĩa, ph ản cách mạng sẽ bị nhân dân trong nước và trên thể giới phản đối mạnh mẽ, phát sinh nhiều mâu thuẫn nội bộ, khó thực hiện được chiến lược đánh nhanh, giải quyết nhanh, dễ bị sa lầy trong thế trận chiến tranh nhân dân rộng kh ắp. Chúng buộc phải phân tán, đối phó khắp nơi, vấp phải mâu thuẫn khó gi ải quy ết c ủa chiến tranh xâm lược, dẫn đến bị động, lúng túng, tinh thần hoang mang dao động, giảm sút ý chí. Địa hình, thời tiết nước ta hiểm trở, phức tạp nên vũ khí hiện đại c ủa đ ịch không thể triển khai và phát huy hiệu quả. Mỗi loại vũ khí trang bị đều có nhược điểm của nó và nhất định quân và dân ta cũng sẽ tìm được cách đối phó th ắng lợi trong thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp. Chi phí chiến tranh công ngh ệ cao rất lớn, bảo đảm vật chất kỹ thuật tốn kém và g ặp nhi ều khó khăn, nh ất là khi chiến tranh kéo dài. Do đó, chúng ta nhất định bị thất bại. 2. Phương châm chỉ đạo chiến tranh của nhân dân bảo vệ Tổ qu ốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công, tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện; đánh địch trên các chiến trường, tập trung sức đánh bại địch trên các hướng (khu vực) trọng điểm; thu hẹp không gian, rút ngắn th ời gian chi ến tranh; vừa chiến đấu vừa xây dựng, dựa vào sức mình là chính, ra s ức tranh th ủ các điều kiện quốc tế thuận lợi trong hoàn cảnh mới, tạo nên sức mạnh tổng h ợp đánh bại ý chí xâm lược của địch, giành thắng lợi trong chiến tranh. a) Quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công, tiến hành chi ến tranh toàn dân, toàn diện. 5
- Đây là nội dung chủ yếu của phương châm chỉ đạo, là ngh ệ thu ật tạo s ức mạnh tổng hợp, đồng thời cũng là quy luật giành thắng l ợi trong chi ến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. * Quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công: Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa mang tính chất cách mạng, triệt để. Do vậy, tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt là ti ến công; tiến công kiên quyết, liên tục. Đây là tư tưởng chỉ đạo mọi ho ạt đ ộng trong quá trình chuẩn bị cũng như tiến hành chiến tranh. Ngày nay, trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc chúng ta càng có đầy đủ các điều kiện để tiến công và tiến công có hiệu quả, đánh bại kẻ thù xâm lược. * Tiến hành chiến tranh toàn dân: - Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã h ội ch ủ nghĩa mang tính chất hoàn toàn chính nghĩa và tính chất nhân dân th ực sự. Vì vậy, ph ải d ựa vào sức mạnh của toàn dân, phải huy động được sức mạnh tinh thần và vật chất của mọi tầng lớp nhân dân, phải huy động mọi lực lượng tham gia chiến đấu tạo nên thế trận “thiên la địa võng” đẩy địch vào th ế b ị động, bị tiêu hao l ớn v ề sinh lực, vật lực và cuối cùng nhất định địch phải chịu thất bại. - Thực hiện toàn dân đánh giặc phải lấy lực lượng vũ trang ba th ứ quân làm nòng cốt, bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ. - Phải kết hợp chặt chẽ giữa tác chiến của lực lượng vũ trang đ ịa ph ương với tác chiến của các đơn vị chủ lực để th ực hiện vi ệc tiêu hao đ ịch r ộng rãi và thực hiện hững đòn tiêu diệt tập trung với quy mô vừa và lớn. * Tiến hành chiến tranh toàn diện: Kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh vũ trang với đấu tranh về chính trị, ngo ại giao, kinh tế, văn hóa và tư tưởng, trong đó lấy đấu tranh vũ trang là ch ủ y ếu, lấy thắng lợi trên chiến trường là quyết định. - Về đấu tranh vũ trang: Đây là một hình thức đấu tranh cơ bản, giữ vai trò quy ết định trực ti ếp trong việc tiêu hao, tiêu diệt lực lượng quân sự của địch. Đấu tranh vũ trang được tiến hành bởi lực lượng của toàn dân, trong đó lực lượng vũ trang giữ vai trò nòng cốt. - Về đấu tranh chính trị: Đây là một hình thức đấu tranh cơ bản, thông qua đó mà nêu cao đ ược chính nghĩa của ta, vạch trần bản chất xâm lược, phi nghĩa và t ội ác dã man c ủa địch. Tiến hành đấu tranh chính trị sẽ góp phần đập tan m ọi luận đi ệu tuyên truyền, xuyên tạc, lừa gạt và chia rẽ của địch, làm cho bọn hiếu chiến, xâm lược ngày càng bị cô lập và suy yếu về chính trị, tạo đi ều ki ện thu ận l ợi cho các m ặt trận đấu tranh khác. Nội dung đấu tranh về chính trị rất phong phú. Trong đó, phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục làm cho toàn thể nhân dân hiểu rõ bản chất phi nghĩa của chiến tranh xâm lược do địch tiến hành, vạch trần bộ m ặt “t ự do”, “dân chủ”, “nhân quyền” giả hiệu và những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của chúng. Đồng thời, khẳng định tính đúng đắn của con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, khơi dậy trong nhân dân truyền thống quật cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm, ý chí độc lập, tự chủ, tự giác, tự cường, lòng căm thù giặc sâu sắc, làm cho mọi người đồng lòng chống giặc. 6
- - Về đấu tranh tư tưởng, văn hoá: Đây là cuộc đấu tranh nhằm “nâng cao cảnh giác cách mạng, vạch trần các thủ đoạn phá hoại về tư tưởng, góp phần làm thất bại một bước “di ễn bi ến hòa bình” của các thế lực thù địch”, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ đường lối quan điểm của Đảng; kiên định mục tiêu, bảo vệ đường lối quan điểm của Đảng; kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nội dung đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, văn hóa bao gồm nhiều vấn đề, trong đó cần phải chủ động tiến công làm thất bại chiến lược “diễn bi ến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa của các thế lực thù địch ngay tại địa phương, cơ sở. Phải đấu tranh chống địch xuyên tạc, bóp méo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; phải nắm chắc mọi diễn biến, kịp thời xử trí những tình huống phức t ạp, đ ề phòng nguy cơ “tự diễn biến” từ trong nội bộ. Đề cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, tổ chức Đảng; đấu tranh loại trừ tham nhũng, lãng phí, quan liêu; ngăn chặn sự suy thoái về đạo đức, lối sống và đầy lùi các tệ nạn xã hội tại cường cơ sở địa phương, giữ gìn và phát huy những tinh hoa trong b ản s ắc văn hóa dân tộc. - Về đấu tranh kinh tế: Phải làm thất bại âm mưu và hành động phá hoại về kinh t ế c ủa đ ịch, b ảo vệ bằng được tiềm lực kinh tế của ta, bảo vệ các trung tâm kinh t ế, các khu công nghiệp, khu chế xuất trước mọi thủ đoạn đánh phá của địch, bảo vệ sản xuất và ổn định đời sống cho nhân dân, bảo vệ định hướng xã h ội ch ủ nghĩa trong pháttriển kinh tế. Phát huy tinh thần tự lực, tự cường, phát triển sản xuất ở các địa phương, góp phần xây dựng tiềm lực kinh tế cho đất nước; đồng th ời phải sử dụng tốt mọi nguồn viện trợ của các nước, các lực lượng tiến bộ trên thế giới. - Về đấu tranh ngoại giao: Đây là mặt trận đấu tranh có ý nghĩa chiến lược quan trọng nhằm phát huy thế mạnh của ta trên trường quốc tế. Phải vạch trần bản ch ất xâm l ược phi nghĩa của địch, tính chất chính nghĩa của ta, triệt để lợi dụng nh ững mâu thuẫn trong hàng ngủ địch làm cho chúng ngày càng bị cô lập, lúng túng và b ị đ ộng trên chiến trường, trong nước và trên thế giới. Phải thực hiện chính sách nhất quán thêm bạn bớt thù và nguyên t ắc lợi dụng những mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù. b) Chuẩn bị đầy đủ mọi mặt trên cả nước và từng khu vực, thu hẹp không gian và rút ngắn thời gian chiến tranh: * Chuẩn bị đầy đủ mọi mặt trên cả nước và từng khu vực. Đây là nhiệm vụ vừa là giải pháp trọng yếu, cấp bách và th ường xuyên. Nó bao gồm mọi hoạt động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ti ến hành chu ẩn bị nhằm tăng nhanh các tiềm lực của từng địa phương, của đất nước, bảo đảm đủ khả năng chủ động, tự lực đánh địch giành thắng lợi trong bất cứ tình huống nào, bảo vệ vững chắc địa phương, góp phần bảo vệ vững chắc đất n ước. Nội dung chuẩn bị phải toàn diện trên tất cả các mặt chính trị, kinh t ế, qu ốc phòng - an ninh, không ngừng xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân phù hợp với hoàn cảnh mới. 7
- * Thu hẹp không gian chiến tranh: Chiến tranh xâm lược của địch nếu xảy ra có thể sẽ diễn ra cả trên bộ, trên biển, trên không, trên biên giới, trong đất liền, hải đảo. Chúng ta phải tạo được thế, tạo được lực, tạo thời cơ để thu hẹp không gian chiến tranh, không cho địch mở rộng chiến tranh ra phạm vi cả nước. Đối với từng địa phương cơ sở phải tự lực đánh địch, bảo v ệ địa ph ương mình, thực hiện tỉnh giữ tỉnh, huyện giữ huyện, xã giữ xã; phải bám tr ụ kiên cường để chủ động đánh địch, kìm giữ địch, buộc địch phải đối phó mọi nơi, tạo điều kiện cho quân chủ lực đánh đòn quyết định. * Rút ngắn thời gian chiến tranh : Trong chiến tranh tương lai, địch vẫn dựa vào vũ khí trang b ị hi ện đ ại, tiềm lực kinh tế, quân sự hơn chúng ta để thực hiện chiến lược “đánh nhanh, giải quyết nhanh” nhằm đạt mục đích chiến tranh xâm lược. Đối với ta, đ ể đánh bại ý đồ đó, một mặt ta buộc chúng phải sa l ầy kéo dài chi ến tranh, m ặt khác ta phải tập trung mọi nỗ lực tạo ra thời cơ có lợi, tranh thủ th ời cơ giành th ắng l ợi trong thời gian ngắn để hạn chế bớt tổn thất. Từng địa phương phải chuẩn bị chu đáo mọi mặt từ thời bình. Khi chiến tranh xảy ra cần phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát huy sức mạnh tổng h ợp của các lực lượng, của toàn dân, vận dụng linh hoạt các hình th ức và ph ương pháp đấu tranh với sự nỗ lực cao nhất, tạo ra điều kiện, thời cơ có lợi cho bộ đội chủ lực và cùng với bộ đội chủ lực khi thời cơ xuất hiện thì kịp th ời n ắm lấy thời cơ, tiến công kiên quyết và mạnh mẽ, đánh bại ý chí xâm l ược c ủa đ ịch trong thời gian ngắn hoặc tương đối ngắn. c) Kết hợp tác chi ến v ới xây d ựng, v ừa tác chi ến v ừa ra s ức s ản xuất thực hành ti ết ki ệm, gi ữ gìn và b ồi d ưỡng l ực l ượng c ủa ta đ ể càng đánh càng m ạnh. Đây là quan điểm cơ bản của Đảng ta chỉ đạo xuyên suốt quá trình đ ấu tranh cách mạng, thể hiện ở sự kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ chống xâm lược để bảo vệ Tổ quốc với nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ngay trong quá trình chiến tranh. Muốn duy trì được sức mạnh đánh thắng kẻ thù xâm lược, ph ải kiên c ường trụ bám, củng cố và giữ vững hậu phương chiến lược và hậu phương trên t ừng hướng chiến trường, trên từng địa phương. Từng địa phương cũng nh ư cả nước phải phát huy cao nhất nội lực vừa chiến đấu, vừa xây dựng, vừa tích cực đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, tích cực lấy vũ khí của địch để đánh địch. Vừa đánh địch vừa bồi dưỡng lực lượng của ta, thực hiện càng đánh càng mạnh. 3. Phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân bảo v ệ Tổ qu ốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tương lai vẫn thực hiện theo phương thức kết hợp ch ặt ch ẽ giữa chi ến tranh nhân dân địa phương với chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực. a) Tiến hành chiến tranh nhân dân địa phương: Chiến tranh nhân dân địa phương được thực hiện ở từng địa phương, bao gồm các hoạt động tác chiến của nhân dân, của các lực lượng vũ trang địa phương, có thể cả các đơn vị bộ đội chủ lực đang làm nhiệm vụ tác chi ến ở đ ịa phương. 8
- - Vị trí, tác dụng: Chiến tranh nhân dân địa phương có vị trí chiến lược quan trọng, có tác dụng đánh địch nhanh nhất, kịp thời nhất ở mọi nơi, mọi lúc. Mọi người đều tham gia đánh địch ngay tại địa phương mình, bằng mọi th ứ vũ khí, với m ột hình thức, thủ đoạn tác chiến. Chiến tranh nhân dân địa phương có tác dụng kìm giữ địch, buộc chúng phải phân tán lực lượng đối phó khắp nơi, tạo th ế trận chi ến tranh xen k ẽ, đánh địch ở phía trước, ở bên sườn, sau lưng địch, làm rối loạn đội hình, phá th ế bố trí hoàn chỉnh của địch. Chiến tranh nhân dân địa phương phát triển có tác dụng to lớn trong việc tổ chức động viên toàn dân đánh giặc trên từng địa phương cũng như trong cả nước; cho phép phát huy sức mạnh tại chỗ đánh địch kịp thời giành và giữ quy ền chủ động trong mọi tình huống, đồng thời bảo vệ và duy trì, phát tri ển đ ược tiềm lực mọi mặt trong quá trình chiến tranh. Chiến tranh nhân dân địa phương giữ vai trò chủ yếu quyết định trong việc đập tan bạo loạn lật đổ xảy ra tại địa phương; cùng với l ực l ượng an ninh, duy trì an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cơ quan Đảngm chính quy ền các cấp ở địa phương. Đồng thời cùng với chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực hình thành ệh thống phòng không rộng khắp, nhiều tầng trong khu v ực phòng thủ, sẵn sàng đánh trẻ tiến công bằng hỏa lực của địch ngay từ đầu. - Lực lượng tiến hành: Là lực lượng toàn dân, trong đó lực lượng vũ trang địa phương làm nòng cốt. Các lực lượng này được tổ chức, bố trí trên từng khu vực địa bàn chiến đấu, phòng thủ để thực hiện các nhiệm vụ được giao; khi cần thiết có th ể đi ều đ ộng sang địa phương, khu vực khác tham gia tác chiến. Các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, xây dựng làng, xã vững mạnh toàn diện, xây d ựng đ ịa bàn an toàn làm chủ. Trên cơ sở đó, khi chiến tranh xảy ra, kịp thời triển khai xây dựng thành làng, xã chiến đấu theo phương án tác chiến phòng thủ. Đồng th ời phải chuẩn bị các kế hoạch, trong đó chú ý đến kế hoạch phòng th ủ dân s ự, k ế hoạch phòng tránh, đánh địch tiến công bằng hỏa lực, hạn ch ế tổ th ất v ề ng ười, trang bị vật chất kỹ thuật, kịp thời chuyển địa phương sang thời chiến, chủ động đánh địch. b) Tiến hành chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực: Chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực bao gồm các hoạt động tác chi ến tập trung của các binh đoàn chủ lực cơ động của Bộ, của các quân khu, quân chủng, binh chủng tiến hành các trận đánh vừa và lớn, các chiến dịch trên các chiến trường cả nước hay trên từng hướng chiến lược quan trọng, nh ằm tiêu diệt vừa và lớn lực lượng quân chủ lực địch, tạo bước ngoặt quy ết định hoặc cục diện chiến trường có lợi trên từng chiến trường, trong từng giai đo ạn chi ến tranh hay cả cuộc chiến tranh. - Vị trí tác dụng: - Chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực giữ vai trò quyết định trực tiếp tiêu diệt lực lượng vừa và lớn quân địch, tạo nên s ự thay đổi tương quan so sánh lực lượng và cục diện chiến trường có lợi cho ta, làm th ất b ại m ọi âm m ưu, k ế 9
- hoạch chiến lược của chúng, bảo vệ vững chắc các mục tiêu chi ến lược c ủa quốc gia. Lực lượng tiến hành chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực được bố trí trên các địa bàn chiến lược, trên chiến trường cả nước hoặc trên một số h ướng quan trọng, cùng với các khu vực phòng thủ hình thành thế trận vững chắc trên từng địa phương; khi cần cũng có thể bố trí và làm nhiệm vụ tác chi ến trên t ừng địa phương. Khi bộ đội chủ lực hoạt động tác chiến trên địa ph ương, địa ph ương ph ải có trách nhiệm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho b ộ đội ch ủ l ực và ph ối hợp hoạt động tác chiến với bộ đội chủ lực. c) Kết hợp chặt chẽ giữa chiến tranh nhân dân địa phương với chi ến tranh bằng các bình đoàn chủ lực. Trong việc kết hợp hai phương thức tiến hành chiến tranh tạo ra sức mạnh tổng hợp, thì chiến tranh nhân dân địa phương luôn luôn là cơ sở của chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực. Chiến tranh nhân dân địa ph ương lớn mạnh có khả năng đánh địch rộng khắp, kìm giữ, tiêu hao địch rộng rãi, bu ộc địch phải phân tán đối phó khắp nơi, thì khi đó các đơn v ị b ộ đ ội ch ủ l ực m ới có điều kiện thuận lợi tập trung lực lượng đánh tiêu diệt lớn l ớn đ ịch, phát huy s ức mạnh của mình và không ngừng phát triển. Chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực tạo điều kiện cho chiến tranh nhân dân địa phương giữ vững và phát triển. Nội dung sự kết hợp đó là kết hợp giữa các lực l ượng t ại ch ỗ với l ực lượng cơ động, các quy mô, các cách đánh, các loại vũ khí trang b ị; k ết h ợp gi ữa đánh tập trung của bộ đội chủ lực và bộ đội địa ph ương với đánh phân tán, r ộng khắp của dân quân tự vệ, bộ đội địa phương và lực lượng của toàn dân đánh giặc; là sự kết hợp giữa đánh tiêu hao với đánh tiêu diệt trên m ọi chi ến trường, mọi không gian và thời gian chiến tranh. Hai phương thức này kết hợo chặt chẽ với nau sẽ tạo ra địa bàn, th ế trận, thời cơ, bổ sung lực lượng cho nhau, hỗ trợ cho nhau, phát huy đ ược m ặt h ạnh, khắc phục được mặt yếu của nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển, tạo nên sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân trong mọi lúc mọi nơi. 4. Sự lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh nhân dân b ảo v ệ T ổ qu ốc Vi ệt Nam xã hội chủ nghĩa. Tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội ch ủ nghĩa phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bởi vì cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của ta là nhằm bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn lịch sử đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi của hai cuộc chiến tranh ch ống ngo ại xâm trước đây. Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện ở việc đề ra đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn, đủ khả năng để quy tụ sức mạnh của quốc gia, dân tộc và quốc tế tạo thành sức mạnh tổng hợp và cụ thể hóa đường lối đó thành ý chí, quyết tâm và hành động cách mạng của toàn dân, toàn quân. Nó còn thể hiện ở vai trò tiền phong, gương mẫu của lớp lớp Đảng viên luôn nêu cao tinh th ần quyết chiến quyết thắng, kiên định vững vàng, không ngại gian khổ, ác liệt hy sinh, bồi dưỡng và tổ chức nhân dân phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tạo nên sức mạnh chính trị tinh thần và vật ch ất to lớn đ ể đánh th ắng 10
- địch. Sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang trong chiến tranh là nhân tố bảo đãm cho lực lượng vũ trang thực sự là công cụ bạo lực sắc bén của Đảng và Nhà nước, làm nòng c ốt cho toàn dân đánh giặc, giành thắng lợi trong chiến tranh. Để tăng cường sự lãnh đ ạo c ủa Đảng, hiện nay cần phải tập trung xây dựng và củng cố h ệ th ống tổ ch ức đảng từ Trung ương đến cơ sở thực sự trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới. Phải tổ chức động viên được toàn dân, phát huy đ ược s ức m ạnh toàn dân, của cả hệ thống chính trị ở địa phương, chuẩn bị đầy đủ mọi mặt và sẵn sàng đối phó có hiệu quả với mọi tình huống chiến tranh, giành th ắng lợi. Phải chú trọng xây dựng, hoàn thiện cơ chế Đảng lãnh đạo lựclượng vũ trang, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác Đảng, công tác chính tr ị trong l ực l ượng vũ trang. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHÍNH: 1. Xây dựng đất nước mạnh lên về mọi mặt. Xây dựng đất nước mạnh lên về mọi mặt là cách tốt nhất để bảo v ệ đ ất nước, giữ vững hòa bình, ổn định lâu dài. Do đó: - Phải thực hiện thắng lợi các kế hoạch phát triển kinh t ế - xã h ội, không ngừng chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân; th ực hi ện t ốt ch ủ trương xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước. Đây là n ền tảng v ững ch ắc để động viên sức mạnh của toàn dân đánh giặc. Đồng thời, phải chủ động đề phòng và kiên quyết đẩy lùi các nguy cơ chệch hướng xã hội ch ủ nghĩa, làm cho dân tin Đảng, tin chính quyền, tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa, xây dựng được “thế trện lòng dân”. - Phải tăng cường giáo dục quốc phòng làm cho mọi người dân nh ận th ức được quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mì nhtrong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nhận thức được âm mưu, thủ đoạn của địch, nâng cao tinh th ần c ảnh giác cách mạng; có kiến thức nhất định về quốc phòng – an ninh, quân sự. - Phải kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã h ội với tăng c ường củng cố quốc phòng - an ninh ở tất cả các cấp, các ngành, ở mọi lĩnh vực. - Xây dựng các tổ chức Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, gi ữ vững và nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, phát huy đ ược vai trò và hiệu lực điều hành của chính quyền và quyền làm chủ của nhân dân. - Hoàn thành các kế hoạch động viên thời chiến: Kế hoạch đồng viên kinh tế, động viên công nghiệp, động viên lực lượng vũ trang; tăng cường xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng các khu vực phòng thủ vững chắc, xây dựng các làng, xã vững mạnh toàn diện, khi chiến tranh xảy ra triển khai thành làng, xã chi ến đấu. - Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Đối với t ừng đ ịa ph ương c ơ s ở phải hết sức chú ý xây dựng dân quân tự vệ, xây d ựng và qu ản lý l ực l ượng d ự bị động viên mạnh về mọi mặt, đặc biệt chất lượng về chính trị. 2. Chuẩn bị đất nước sẵn sàng chống xâm lược. a) Chuẩn bị về chính trị, tinh thần cho nhân dân. Việc chuẩn bị về chính trị, tinh thần cho nhân dân cần tập trung vào giáo dục chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc Việt Nam, làm cho nhân dân thấy rõ tính chất chính nghĩa của ta, tính chất phi nghĩa của địch, các đi ểm y ếu 11
- của vũ khí công nghệ cao, nâng cao lòng tin vào khả năng đánh thắng của ta để nhân dân sẵn sàng chịu đựng gian khổ hy sinh, bám trụ kiên cường, vừa chi ến đấu vừa sản xuất. Đồng thời, huấn luyện cho nhân dân làm tốt công tác phòng thủ dân sự để nhân dân tự bảo vệ tính mạng, tài sản của mình. Trong thời bình hiện nay, cần gắn nội dung phòng tránh, sơ tán cho nhân dân, các ban, ngành, đoàn thể trong diễn tập tác chiến trị an của xã, ph ường, diễn t ập khu v ực phòng thủ của huyện, tỉnh. b) Chuẩn bị về kinh tế: Chuẩn bị kế hoạch sẵn sàng chuyển mọi hoạt động về kinh tế của địa phương theo yêu cầu của chiến tranh, duy trì phát triển sản xuất vừa bảo đảm ổn định đời sống cho nhân dân vừa đáp ứng theo yêu cầu cần chi ến tranh. Có k ế hoạch dự trữ các loại nguyên liệu, nhiêu liệu... c) Chuẩn bị lực lượng vũ trang: Phải chuẩn bị toàn diện nhưng đối với địa phương, cơ sở cần tập trung vào chuẩn bị phát triển lực lượng vũ trang (dân quân tự vệ) theo yêu c ầu th ời chiến, tổ chức quản lý chặt chẽ lực lượng dự bị động viên sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ động viên quân dự bị bảo đảm đúng, đủ, bí mật, an toàn; chu ẩn b ị v ật chất kỹ thuật bảo đảm cho các lực lượng chiến đấu. 3. Chuyển đất nước từ thời bình sang thời chiến: a) Yêu cầu: Phải nắm bắt âm mưu và diễn biến hành động của địch; chuy ển đất nước, chuyển địa phương sang thời chiến chính xác, kịp thời, b ảo đ ảm h ạn ch ế thấp nhất tổn thất trong thời gian đầu chiến tranh, nhanh chóng tăng cường s ức mạnh trên từng địa phương, góp phần tạo sức mạnh của cả nước để sẵn sàng đối phó với các tình huống chiến tranh. Chuyển đất nước và địa phương sang thời chiến phải rất khẩn trương, bảo đảm bí mật, an toàn, trên cơ sở chuẩn bị tốt từ thời bình để trong một thời gian ngắn phải phát triển lực lượng, triển khai thế trận ... Các địa phương ph ải hoàn thành các chỉ tiêu động viên trước khi chiến tranh xảy ra, có vậy mới đáp ứng yêu cầu chiến tranh. b) Nội dung chuyển đất nước, chuyển địa phương sang thời chiến: Chuyển toàn diện, chiến tranh cần cái gì phải chuyển cái đó, trọng tâm là: - Chuyển hoạt động của các tổ chức Đảng, chính quyền sang hoạt động ở trạng thái thời chiến để bảo đảm thường xuyên, liên t ục lãnh đ ạo đi ều hành chiến tranh và mọi hoạt động của xã hội. - Chuyển lực lượng vũ trang sang thời chiến. Đối với địa phương, cơ sở là chuyển lực lượng dân quân tự vệ và phương tiện kỹ thuật bổ sung cho lực lượng bộ đội thường trực và mở rộng lực dân quân tự vệ sang trạng thái thời chiến, bảo đảm cho dân quan tự vệ kịp thời đánh địch bảo vệ xóm làng. - Chuyển mọi hoạt động về kinh tế sang thời chiến, bảo đ ảm cao nh ất nhu cầu chiến đấu của nhân dân và lực lượng vũ trang, đồng thời bảo đảm ổn định đời sống cho nhân dân. c) Phương pháp chuyển đất nước từ thời bình sang thời chiến: Đối với cả nước, phải chuyển từng ngành, từng bộ phận, từng khu vực đến chuyển toàn bộ. Đối với từng địa phương cơ sở, chuyển toàn bộ cùng lúc. 12
- Trong quá trình chuyển sang thời chiến, cần phải có biện pháp lãnh đạo tốt đổ ổn định tinh thần, tâm lý và đời sống của nhân dân. KẾT LUẬN: Qua nghiên cứu bài học cho chúng ta rõ bản chất, âm mưu của ch ủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch luôn luôn nuôi dã tâm chống phá, xâm lược các nước Xã hội Chủ nghĩa, đặc biệt chúng lấy Việt Nam làm tâm điểm để chống phá, cũng qua nghiên cứu về lý luận, nguyên nhân, tính ch ất, đ ặc đi ểm, n ội dung và các giải pháp để tiến cuộc chiến tranh nhân nhằm trang bị những kiến th ức cơ bản bước đầu cho các đồng chí; trong tương lai nếu đ ịch ti ến hành chi ến tranh xâm lược nước ta, để bảo vệ Tổ quốc chúng ta vẫn phải tiến hành chiến tranh nhân dân. Tuy nhiên, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa nhằm đối phó với chiến tranh xâm lược có sử dụng vũ khí công nghệ cao là vấn đề còn mới mẻ. Bởi vậy, các cấp lãnh đạo, chỉ huy cần ph ải tiếp tục nghiên cứu, nắm vững âm mưu, thủ đoạn hoạt động của địch, nắm vững tư tưởng chỉ đạo, phương thức tiến hành chiến tranh để vận dụng linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với điều kiện tác chi ến mới, b ảo đ ảm th ắng l ợi cho cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. / . Cảm ơn người học! 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn về: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và quản lý mạng lưới kênh phân phối dược phẩm trong nước tại Công ty Dược Phẩm Trung Ương I
66 p | 134 | 34
-
luận văn:Phương hướng phát triển và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam
90 p | 80 | 12
-
Nguồn lực con người trong làn sóng văn minh - 1
8 p | 84 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết tư liệu trong văn học Việt Nam đương đại: trường hợp “Hồi ức lính” của Vũ Công Chiến và “Rừng đói” của Nguyễn Trọng Luân
82 p | 47 | 7
-
Nâng cao hiệu qủa nhập khẩu thép phế liêụ tại Cty tàu thủy - 1
6 p | 71 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn