Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết tư liệu trong văn học Việt Nam đương đại: trường hợp “Hồi ức lính” của Vũ Công Chiến và “Rừng đói” của Nguyễn Trọng Luân
lượt xem 7
download
Cấu trúc của luận văn gồm phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai thành ba chương: Chương 1 - Tiểu thuyết tư liệu trong nền văn học Việt Nam hiện đại; Chương 2 - Ký ức lính trong “Hồi ức lính” và “Rừng đói”; Chương 3 - Nghệ thuật kể chuyện của tác giả. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết tư liệu trong văn học Việt Nam đương đại: trường hợp “Hồi ức lính” của Vũ Công Chiến và “Rừng đói” của Nguyễn Trọng Luân
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGÔ THANH HẰNG TIỂU THUYẾT TƯ LIỆU TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI: TRƯỜNG HỢP “HỒI ỨC LÍNH” CỦA VŨ CÔNG CHIẾN VÀ “RỪNG ĐÓI” CỦA NGUYỄN TRỌNG LUÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Thái Nguyên – 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGÔ THANH HẰNG TIỂU THUYẾT TƯ LIỆU TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI: TRƯỜNG HỢP “HỒI ỨC LÍNH” CỦA VŨ CÔNG CHIẾN VÀ “RỪNG ĐÓI” CỦA NGUYỄN TRỌNG LUÂN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS.LÊ THỊ NGÂN Thái Nguyên – 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên,30 tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn Ngô Thanh Hằng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí – Truyền thông và Văn học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn Lê Thị Ngân đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. Thái Nguyên,30 tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn Ngô Thanh Hằng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC……………………………………………………………………..…………..iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 3 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu ................................................................ 8 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 9 5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 10 6. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 10 7. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 10 NỘI DUNG ..................................................................................................... 11 Chương 1: TIỂU THUYẾT TƯ LIỆU TRONG NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI .................................................................................................. 11 1.1. Khái niệm tiểu thuyết tư liệu .................................................................... 11 1.2. Tiểu thuyết tư liệu trong dòng chảy văn học Việt Nam sau 1986 ........... 12 TIỂU KẾT CHƯƠNG I .................................................................................. 18 Chương 2: KÝ ỨC LÍNH TRONG “HỒI ỨC LÍNH” VÀ “RỪNG ĐÓI” .... 19 2.1. Những hăm hở của ngày ra trận ............................................................... 19 2.2. Chiến tranh với ký ức về những trận đói và sốt rét rừng ......................... 29 2.3. Những ước mơ và khát vọng ngang chừng .............................................. 37 TIỂU KẾT CHƯƠNG II ................................................................................. 45 Chương 3: NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN CỦA TÁC GIẢ .......................... 47 3.1. Nghệ thuật kể theo dòng thời gian ........................................................... 47 3.2. Nghệ thuật kể theo thể loại hồi ký ........................................................... 54 3.3. Những sự kiện được kể trong tác phẩm ................................................... 62 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.................................................................................. 70 PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 75 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Trong suốt những năm tháng hào hùng của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hình tượng người lính đã trở thành chủ thể và đối tượng sáng tạo chủ yếu của văn học Việt Nam. Đã có rất nhiều áng văn, thơ viết về người lính - những con người quả cảm, dám hy sinh thân mình để giành độc lập, tự do cho dân tộc, làm nên những trang vàng trong lịch sử nước nhà. Chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm, nhưng đề tài người lính vẫn là mạch nguồn cảm hứng được nhiều nhà văn, nhà thơ tiếp nối. Những năm tháng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cả dân tộc tưng bừng khí thế “đường ra trận mùa này đẹp lắm”. Lý tưởng, hành động của lớp lớp thanh niên ngày ấy là “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”. Vì độc lập tự do của Tổ quốc, tất cả đều hướng ra tiền tuyến, quên đi tất cả những toan tính riêng tư, những suy nghĩ cá nhân vì chiến thắng cuối cùng, không sợ hy sinh, gian khổ và bom đạn của kẻ thù. Tập trung khai thác vẻ đẹp anh hùng của người lính thông qua những trang viết của mình, các nhà văn đã làm sống dậy âm hưởng sử thi hào hùng của cả một thời đại “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Họ đã xây dựng các nhân vật điển hình của mình với những hình ảnh trong bối cảnh chiến đấu chống lại bom đạn ác liệt của kẻ thù, thể hiện những xúc cảm, tình yêu và tình đồng đội gắn bó. Các nhà văn đã sống, đã viết về đề tài chiến tranh với cái “ nhìn nghiêng” về cuộc chiến với những ánh hào quang chiến thắng vì thế nhân vật trung tâm cũng mang những âm hưởng sử thi anh hùng ca rất rõ nét. Từ sau năm 1975, cũng là lúc các nhà văn viết về chiến tranh và người lính với cái nhìn đa chiều hơn và đề cập được những mặt còn khuất lấp của hiện thực, tính cách và tâm hồn con người mà trước đó, vì những lí do khác nhau họ chưa có dịp khai thác triệt để, thấu đáo. Viết về chiến tranh của văn học Việt Nam đương đại là mảng đề tài được nhiều nhà văn khai thác: Nguyễn Minh Châu với tác phẩm Cỏ lau cũng đã đưa ngòi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 2 bút lách sâu vào những nỗi niềm không dễ nói bằng lời; Chu Lai với Ăn mày dĩ vãng, “Khúc bi tráng cuối cùng” dựng lại chân thực nhận thức con người thời chiến; Bảo Ninh qua Nỗi buồn chiến tranh xoay quanh hồi ức đứt đoạn của một người lính về chiến tranh với những dằn vặt không dễ nguôi ngoai. Những nhà văn đương đại đang nhìn lại chiến tranh dưới góc nhìn đa chiều hơn thấy được tính nhân bản, vì con người nhiều hơn so với văn học thời kỳ trước. Viết về chiến tranh bằng nhiều góc nhìn đa diện, các nhà văn có thể sử dụng nhiều thể loại văn hoặc bút pháp khác nhau. Nổi lên đó là thể loại tiểu thuyết tư liệu viết về đề tài chiến tranh cách mạng từ chính những trải nghiệm của người trong cuộc. Chúng tôi đặc biệt xét đến hai trường hợp tiểu thuyết tư liệu: Hồi ức lính của Vũ Công Chiến và Rừng đói của Nguyễn Trọng Luân. 1.2. Tác giả Vũ Công Chiến, nhập ngũ tháng 9 – 1971, Bộ đội Trường Sơn tại chiến trường Nam Lào. Thuộc mặt trận B3 Tây Nguyên, Đăklăk. Ông là kỹ sư điện tử - Đại học Bách khoa Hà Nội. Nay là Cán bộ Viện Khoa học Việt Nam; Viện nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóa, Bộ Công thương. Hồi ức lính ra mắt ngày 30/4/2016, được Hội nhà văn Hà Nội trao giải "Tiểu thuyết đầu tay xuất sắc". Tác phẩm dài hơn 700 trang, hoàn toàn viết bằng ký ức và trải nghiệm trong sáu năm ở chiến trường của Vũ Công Chiến. Tác phẩm kể lại cuộc đời lính theo thời gian tuyến tính, từ khi quyết định rời nhà trường đến những ngày hành quân ở Trường Sơn, từ trận chiến đầu tiên ở chiến trường Nam Lào tới nhiều trận đánh ác liệt khác, những lần bổ sung quân, chuyển hậu cứ mới. Vũ Công Chiến có viết trên bìa sách “Với tư cách cá nhân, với con mắt nhìn của một người lính bình thường, tôi kể lại những điều mình đã thấy, đã nghe, đã làm, cùng những suy nghĩ và cảm nhận khi đó” [4]. 1.3. Nguyễn Trọng Luân – nhà văn, người lính nguyên là Tiểu đội trưởng trinh sát, thuộc Đại đội 2, Tiểu đoàn 76, Sư đoàn 304. Trước khi xung phong lên đường nhập ngũ, tác giả Nguyễn Trọng Luân nguyên là sinh viên Khoa Cơ khí, Đại học Cơ điện. Sau kháng chiến, Nguyễn Trọng Luân công tác trong ngành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 3 Thép. Ông viết như để ghi lại kỉ niệm đời lính của mình và đồng đội. Viết như một sự tri ân cho những đồng đội ngã xuống. Trong suốt quãng thời gian viết văn của mình tuy xuất bản thành sách không nhiều nhưng từng cuốn sách Nguyễn Trọng Luân viết về quan điểm, góc nhìn của mình và được bạn bè trong giới văn học công nhận. Nổi bật nhất trong số tác phẩm của Nguyễn Trọng Luân phải kể đến Rừng đói, một cuốn tiểu thuyết phi hư cấu. Không phải là những trang giấy tràn đầy đau thương, mất mát, nhuốm đầy những máu, mà ở Rừng đói, hiện thực chiến tranh tàn khốc được nhìn dưới một góc nhìn khác. Góc nhìn của chính người lính còn sống và trở về viết lại. Ở góc nhìn này, ta thấy được những người lính rất lạc quan, dí dỏm và hài hước trong những câu chuyện ở Rừng đói mang đậm dấu ấn của những người lính sinh viên. 1.4. Tính đến thời điểm hiện tại có khá nhiều bài báo viết về hai tác phẩm Hồi ức lính và Rừng đói. Nhưng vẫn chưa có bài nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu về hai tác phẩm từ đặc trưng của thể loại tiểu thuyết tư liệu. Đặc biệt trong đề tài chiến tranh vẫn còn nhiều góc nhìn mới mẻ để khai thác dựa trên thể loại tiểu thuyết này. Vì lý do đó, chúng tôi chọn đề tài: Tiểu thuyết tư liệu trong văn học Việt Nam đương đại: Trường hợp “Hồi ức lính” của Vũ Công Chiến và “Rừng đói” của Nguyễn Trọng Luân để đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1. Một số tác phẩm cùng thể loại - "Quảng Trị 1972 – Hồi ức của một người lính" [39],của tác giả Nguyễn Quang Vinh. Ở đó bộ mặt thật của chiến tranh được phơi bày một cách trần trụi. Cả vinh quang lẫn nước mắt, cả dũng cảm và hèn nhát. Trong hoàn cảnh cụ thể của mình, tác giả đã có những trang viết xúc động, đầy tự hào về tuổi trẻ Hà Nội trong những ngày kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trong đó có chính ông. - “Chuyện lính Tây Nam” [33] của tác giả Trung Sỹ tạo nên sự hoàn chỉnh cần có của một tác phẩm kí, vừa có tính sử liệu vừa có tính sử thi. Từ một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 4 anh lính Hà Nội hào hoa ra đi vào năm 18 tuổi. Cái tuổi “vừa biết yêu” ấy đã được trận mạc dạy cho nhiều thứ từ phục kích, bắn lén, càn quét… cho đến đói khổ, buồn đau, trưởng thành. - “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” [10] của tác giả Trần Mai Hạnh cuốn tiểu thuyết là những trang phác họa sinh động hầu hết chân dung tướng lĩnh quân đội và số phận những người cầm đầu chính quyền Sài Gòn trong 4 tháng cuối cùng của cuộc chiến, với những tư liệu được xem là tuyệt mật của phía bên kia. Tác giả Trần Mai Hạnh có mặt trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với tư cách là phóng viên đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam. 2.2. Các bài viết về tác phẩm và sách cùng thể loại - Hay như “Hồi ức lính” [38] tác giả Dương Phương Vinh có viết “Chưa đầy 18 tuổi, vừa tốt nghiệp phổ thông, anh thanh niên Hà Nội Vũ Công Chiến vào bộ đội. Huấn luyện ở miền Bắc rồi vào Trường Sơn, chiến đấu ở chiến trường Nam Lào, ở mặt trận B3 Tây Nguyên, Daklak, đánh đến tận cuối tháng 4/1975 giải phóng Tuy Hòa. Anh đã không bỏ phí một ngày nào trong 6 năm quân ngũ, bằng cách kể lại tất cả những gì mình và đồng đội đã trải một cách chân thực nhất có thể, sinh động lạ lùng. Hạnh phúc cho anh, và may mắn cho người đọc. Là hồi ức nhưng có rất ít trữ tình ngoại đề, ít khoảng lặng trong sách. Các nhân vật cứ ào ào cuốn đi trong những cuộc tác chiến, lập chốt giữ chốt, trinh sát, tiềm nhập, diệt thám báo, đoạt chiến lợi phẩm, ca cóng... Luôn chân luôn tay làm cái gì đó, nói điều gì đó, bộc lộ tính cách, số phận, phơi trần những mảng hiện thực sáng tối của chiến tranh. Cả phía mình lẫn đối phương. “Biết có sống đến mai mà để củ khoai đến sáng”, nên không thể phí hoài…Hồi ức lính không phải tiểu thuyết mà hoàn toàn phi hư cấu. 700 trang nếu chẻ nhỏ ra, sẽ được vô số truyện ngắn không đụng hàng bất cứ ai. Cả cuốn sách là nguồn tư liệu, là gợi ý cho bất cứ bộ phim dài tập về chiến tranh nào. - Hồi ức lính – Chiến tranh không phải trò đùa của Anh Sa [29] có đoạn: “Tác giả viết với giọng văn chân thật, giản dị nhưng đầy sống động. Qua đó, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 5 cuộc sống chiến trường, hình ảnh người lính hiện lên một cách chân thực, đời thường và con người nhất. Nhà văn Bảo Ninh chia sẻ trong một bài viết rằng ai muốn viết sách, làm phim về chiến tranh thì phải đọc Hồi ức lính, để hiểu từ cách ăn, cách mặc, cách nói chuyện, cầm súng cho đến tinh thần của họ. Tác phẩm được đánh giá như kho tư liệu đầy giá trị cho lịch sử, văn học, điện ảnh... Ở đó, không có sự màu mè, ở đó đúng là cuộc sống người lính như vốn dĩ. Tác giả bảo ông viết để nhiều người thấy rằng không phải cứ lính chiến trở về là "lính bàn giấy" mà họ đã sống thật, chiến đấu thật và để một phần tuổi trẻ có thật của họ lại chiến trường.” - Trương Cộng Hòa tác giả bài báo Muộn còn hơn không – nhân đọc tiểu thuyết “Rừng đói” [11] có đoạn viết “Nói theo kiểu phê bình thì tiểu thuyết “Rừng đói” đã có những nhân vật điển hình trong những hoàn cảnh điển hình. Trong lời cuối truyện, Nguyễn Trọng Luân nói rất khiêm tốn: "Trong bao nhiêu sự dũng cảm của người lính, bao nhiêu trận đánh hào hùng ngày ấy chúng tôi từng trải qua, chúng tôi thấy mọi sự trở nên bình thường vì chúng tôi là lính”. Chuyện về một tiểu đoàn chưa giáp trận chỉ đi đào sắn cho đơn vị ăn mà đánh nhau… không có gì li kì cao siêu cả. Ấy vậy mà những người lính sinh viên thì nhớ mãi. Nó còn nhớ rõ rệt hơn những trận đánh sau này của đời lính trận chúng tôi. Trong cái tiểu đoàn mót sắn này có hai người trở thành Anh hùng lực lượng vũ trang và hàng chục dũng sĩ ưu tú”. - Trong Rừng đói – Truyện hay độc đáo không cần bịa, Sương Nguyệt Minh có nhận xét “Nhà văn Nguyễn Trọng Luân vốn là sinh viên cơ điện, nhập vai trần thuật, cũng là người trong cuộc, can dự vào những năm tháng “Rừng đói”. Câu chuyện ông Luân kể là các sự kiện, tình huống, không gian, nhân vật có thật, thời gian trôi như bóng câu qua cửa sổ người đã chết song cũng nhiều người đang còn sống hôm nay. Có thể nói quyền lực của Rừng đói là sức mạnh của sự thật hấp dẫn…Một tiểu đoàn gồm 4 đại đội sinh viên. Sinh viên Bách khoa, Mỏ Địa chất, Y khoa, Nông nghiệp, điện,... hành quân 3 tháng vượt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 6 Trường Sơn vào tận chiến trường. Điều đặc biệt là không phải đánh nhau, tiểu đoàn sinh viên lãng mạn, mơ mộng này sang đất Căm Pu Chia, chỉ làm một việc là mót sắn, gùi về nước tăng khẩu phần lương thực cho sư đoàn hàng ngàn quân ăn như tằm ăn dỗi, và đánh giặc. Định mức 25kg sắn một ngày, thái lát, phơi khô. Những chuyện đói khát, ăn mặc rách rưới, lính trẻ tếu táo, tâm trạng buồn vui, ước mơ, khát khao một mùi hương con gái, sốt rét ác tính, chết chóc, thương vong... đều diễn ra tại đây. Chiến trường không có tiếng súng, đạn nổ, bom rơi, chiến hào lở loét, vết thương bầm rập..., nhưng nhà văn Nguyễn Trọng Luân đã làm được một việc kỳ tài là chỉ bằng Rừng đói ông cũng dựng lên cuộc chiến tranh khốc liệt của riêng ông, của những người lính như ông, và cả những bạn đọc như tôi” [23]. - Khúc vĩ thanh của một cuốn tiểu thuyết có đoạn “Là một cuốn tiểu thuyết viết về chiến tranh không có tiếng súng đạn, không có những trận chiến đấu khốc liệt với kẻ thù, nhưng những người lính trong “Rừng đói” lại phải đối mặt với một thứ thậm chí kinh khủng, đáng sợ hơn cái chết, đó là đói và sốt rét trên đường hành quân. Những câu chuyện trong “Rừng đói” hết sức giản dị, và chân thực về những người lính sinh viên Cơ điện, Y Khoa - "mặc áo học trò đi đánh giặc/ cắt tóc thư sinh lội chiến trường", họ vượt rừng, băng suối hành quân vào chiến trường B3 Tây Nguyên đánh Mĩ với cái bụng rỗng không. Họ phải dùng những tấm ảnh kỉ niệm của mình, quần áo lót, quân tư trang… đổi lấy lương thực của đồng bào hòng sống sót hành quân đến nơi chiến sự ác liệt” [14]. - Những bài học về chiến tranh của John Merson: là cuốn hồi ký của một cựu lính thủy đánh bộ tham chiến tại Việt Nam, một tài liệu sống động tường thuật lại cuộc chiến dưới con mắt của người thanh niên (những người lính già chắc cũng không quên được cuộc chiến ấy). Nó phản ánh chân thực về trách nhiệm của người lính trong chiến tranh cũng như trách nhiệm của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ trong việc cam kết đưa quân tham gia vào những cuộc xung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 7 đột vũ trang. Đây là một cuốn sách hay và cảm động, cho thấy chính xác những quyết định tệ hại ở Washington đã dẫn tới những quyết định sai lầm trên chiến trường - tấn thảm kịch đối với những người lính trên mặt trận. “Liệu chiến tranh đã kết thúc khi những đứa trẻ lớn lên không có cha mẹ? Tôi đã từng gặp những thanh niên Việt Nam và Mỹ lớn lên với một khoảng trống mênh mang bởi họ chưa từng được biết cha mẹ mình. Nỗi đau và sự xáo trộn trong họ là hết sức rõ nét dù hàng thập kỷ đã trôi qua” [15]. - Mùa chinh chiến ấy là những mảng hồi ức của nhà văn – chiến binh Đoàn Tuấn về anh và đồng đội trong cuộc chiến biên giới Tây Nam – một cuộc chiến tranh bắt buộc ngay sau ngày thống nhất nước nhà. Chiến trường K giai đoạn cuối năm 1978 đến giữa những năm 1980 là nơi bộ đội Việt Nam phải đối mặt với một kẻ địch nguy hiểm, liều lĩnh và môi trường xa lạ, khắc nghiệt hơn cả hai cuộc kháng chiến trước đó. Trong bối cảnh âm thầm mà khốc liệt của gần 40 năm về trước ấy, truyện đưa người đọc theo dấu chân tuổi 18 của nhân vật “tôi” – người lính sư đoàn 307, đi tới tận những miền rừng núi heo hút xứ người. Đó là cuộc hành quân dài hàng ngàn cây số: từ Pleiku, theo đường 19 tiến về hướng Tây, để đẩy lùi và tiêu diệt tàn quân Khmer Đỏ ở vùng Đông - Bắc Campuchia. Đoàn Tuấn viết trong sáng, tự nhiên, nhưng khi cần cũng không hề né tránh những mảng gai góc của hiện thực [35]. 2.3. Nghiên cứu tổng quát tác phẩm của Vũ Công Chiến và Nguyễn Trọng Luân Đã có khá nhiều bài phê bình, đánh giá về các tác phẩm của Vũ Công Chiến và Nguyễn Trọng Luân. Điều đó chứng tỏ sáng tác của họ đã chiếm được sự quan tâm của giới phê bình văn học và công chúng yêu nghệ thuật. Với Vũ Công Chiến, ông bắt đầu viết văn từ khoảng 2008 đến giờ. Đầu tháng 11/2013 ông bắt tay vào viết Hồi ức lính và bắt đầu nổi tiếng sau khi cuốn Hồi ức lính được xuất bản năm 2016 đạt được giải thưởng “Tiểu thuyết đầu tay xuất sắc” của Hội Nhà văn Hà Nội. Vẫn lối viết giản dị, mộc mạc Vũ Công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 8 Chiến đưa người đọc vào sâu những ký ức về thời chiến tranh của mình. Từ những ngày đầu chỉ là cậu học sinh học hết cấp ba đăng ký khám tuyển nghĩa vụ. Cho đến những ngày bắt đầu bước vào đời lính, chuyện huấn luyện, chuyện ăn ở, tác phong của lính mở ra trước mắt anh lính trẻ. Đến lúc hành quân ra chiến trường phải đối mặt với địch, có máu, có nước mắt, mùi súng đạn nơi trận mạc ra sao. Cho đến cuối cùng ngày trên đất nước không còn tiếng súng đạn nữa cũng được Vũ Công Chiến kể lại đầy đủ, tỉ mỉ. Khoảng thời gian oanh liệt nhất trong cuộc đời của ông – 6 năm làm lính, chính 6 năm này đã cho bạn đọc có được một tác phẩm viết về chiến tranh chân thực, sâu sắc và sinh động như vậy đó là Hồi ức lính. Với tác giả Vũ Trọng Luân, trước và sau Rừng đói ông đã từng viết rất nhiều truyện ngắn, chủ yếu về đề tài chiến tranh và những chiêm nghiệm trong cuộc sống. Tuy nhiên chúng tôi chọn Rừng đói để đặt vào nghiên cứu chung với Hồi ức lính bởi vì Rừng đói cũng là tác phẩm kể về anh sinh viên bắt đầu bước vào đời lính. Cùng hoàn cảnh là những người sinh viên nhập ngũ theo lệnh Tổng động viên. Cuộc đời quân ngũ của họ có điểm gì giống nhau, điểm gì khác nhau. Khám phá những nét đặc sắc trong Hồi ức lính và Rừng đói, những câu chuyện chân thực, không tô hồng, từng trang viết chính là nguồn tư liệu lớn giúp chúng tôi thực hiện luận văn này. 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Cái nhìn về chiến tranh, về người lính của tác giả Vũ Công Chiến và Nguyễn Trọng Luân qua Hồi ức lính và Rừng đói dưới góc nhìn của tiểu thuyết tư liệu. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu - Chọn đề tài “Tiểu thuyết tư liệu trong văn học Việt Nam đương đại: Trường hợp “Hồi ức lính” của Vũ Công Chiến và “Rừng đói” của Nguyễn Trọng Luân”, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nào đó vào việc tìm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 9 hiểu về quan điểm sáng tác, nhìn nhận về chiến tranh từ góc nhìn của người trong cuộc. Qua đó, thấy được những đóng góp của thể loại tiểu thuyết tư liệu mà tác giả Vũ Công Chiến và Nguyễn Trọng Luân đã mang lại cho văn học Việt Nam đương đại. 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Từ đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết tư liệu, tìm hiểu về hình ảnh người lính trong chiến tranh qua điểm nhìn của người trong cuộc với hai tác phẩm Hồi ức lính và Rừng đói. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ nêu trên, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp hệ thống: Đặt Hồi ức lính và Rừng đói trong bức tranh tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh của văn học Việt Nam đương đại, để thấy những điểm chung của thể loại văn học đề tài chiến tranh. Phát hiện điểm nhìn mới mẻ của Vũ Công Chiến và Nguyễn Trọng Luân trên các bình diện: tình huống, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu. - Phương pháp so sánh: Phương pháp này nhằm làm nổi bật những đặc trưng riêng trong hình ảnh người lính từ truyện Hồi ức lính với hình ảnh người lính của Rừng đói. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích các vấn đề, các tình huống truyện, từ đó khái quát nên những đặc điểm chung và riêng của trong truyện Hồi ức lính và Rừng đói. - Phương pháp lịch sử: Phương pháp này để thấy ở những thời điểm khác nhau, sẽ có quan điểm, cách nhìn khác nhau về lịch sử, xã hội, từ đó, chỉ ra những nét riêng có sự kế thừa và những cái nhìn mới của nhà văn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 10 5. Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, ngoài hai tác phẩm Hồi ức lính của Vũ Công Chiến và Rừng đói của Nguyễn Trọng Luân. Chúng tôi đi vào khảo sát những tập truyện viết về chiến tranh là tiểu thuyết tư liệu của những nhà văn khác như: Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 tác giả Trần Mai Hạnh. Quảng Trị 1972 – Hồi ức của một người lính tác giả Nguyễn Quang Vinh. Chuyện lính Tây Nam tác giả Trung Sỹ và một số tác phẩm tiểu thuyết tư liệu về chiến tranh khác. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn của tôi được triển khai thành ba chương: Chương 1: Tiểu thuyết tư liệu trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Chương 2: Ký ức lính trong “Hồi ức lính” và “Rừng đói”. Chương 3: Nghệ thuật kể chuyện của tác giả. 7. Đóng góp của luận văn - Điểm lại một số vấn đề cơ bản về tiểu thuyết tư liệu trong đề tài chiến tranh ở Việt Nam. - Thêm một góc nhìn về chiến tranh và người lính từ những người trong cuộc qua thể loại tiểu thuyết tư liệu (tiểu thuyết phi hư cấu). - Qua đó đánh giá được những đóng góp của tác giả Vũ Công Chiến và tác giả Nguyễn Trọng Luân với văn học Việt Nam đương đại nói chung và với đề tài chiến tranh nói riêng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 11 NỘI DUNG Chương 1 TIỂU THUYẾT TƯ LIỆU TRONG NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 1.1. Khái niệm tiểu thuyết tư liệu Tiểu thuyết tư liệu, còn gọi là tiểu thuyết không hư cấu, dựa vào những chứng cứ lịch sử kết hợp với sáng tác văn học .Tác phẩm dựa trên nền tảng là một cuốn hồi ký, chỉ thay thế lời kể bằng cách hành văn của tiểu thuyết, một số tư liệu lịch sử đã công bố. Toàn bộ nhân vật, sự kiện, chi tiết… đều là sự thật được lấy từ các tài liệu do chính các nhân vật thực hiện (bản tường trình, hồi ký, tờ khai…), tác giả chỉ bổ sung vào đó những đoạn đối thoại, diễn biến tâm lý… mà ngay cả những điều đó cũng là dựa vào tư liệu lịch sử. Có thể coi đây là thể loại tiêu biểu cho sự kết hợp giữa văn chương và lịch sử, là một tài liệu nghiên cứu lịch sử khá nghiêm túc. Tiểu thuyết tư liệu được cho là hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai. Từ những bí mật trong chiến tranh, đến diễn biến của các chiến dịch. Lý do nào quyết định thắng bại của các trận đánh và số phận của những điệp viên thời đó như thế nào…Những gì được coi là bí mật lúc bấy giờ sớm muộn cũng sẽ được giải mã, nếu các nhà văn, nhà báo cứ giữ nguyên như vậy mà bày ra trang giấy thì sẽ dẫn đến khô khan. Đại chiến thế giới qua đi, có những sự việc đã qua nhưng lịch sử chưa kịp ghi chép lại. Bởi vậy nên cần có những nhân chứng, những người đã từng sống, từng trải qua thời gian đó, sự kiện đó lên tiếng kể lại, viết lại, tường thuật lại mang tính phiêu lưu, trinh thám. Nên ban đầu tiểu thuyết tư liệu được coi như tiểu thuyết phiêu lưu, tiểu thuyết trinh thám. Nói đến tiểu thuyết là nói đến hư cấu tưởng tượng. Làm sao để kết nối giữa thể loại hư cấu và cái thực trong đầu tác giả, bằng cách nào trần thuật sự việc hiện hữu, những sự kiện làm rung động toàn cầu qua nỗi đau chẳng ai biết được ngoài người trong cuộc. Chính vì nhu cầu đó đã mở ra thêm một miền đất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 12 hứa cho báo chí, văn học giao thoa. Tiểu thuyết tư liệu ngày càng tự khẳng định vị thế của mình chỉ sau một thời gian ngắn. Nhiều cuốn truyện hút khách, mang lại lợi nhuận cao cho nhà xuất bản và sự nổi tiếng cho tác giả. Nửa thế kỷ qua, không ít tác phẩm thuộc thể loại này nếu chưa hẳn là tuyệt tác, là phi thời gian thì ít nhất cũng đã để lại dấu ấn trong văn học – báo chí đương đại. Trong nước ta thể loại này có Ông cố vấn của Hữu Mai là bộ tiểu thuyết không hư cấu sáng giá đầu tiên trong văn học Việt Nam. Đã hội tụ đủ mọi yêu cầu, đặc điểm của tiểu thuyết tư liệu.Tác giả khẳng định: “Bạn đọc có thể gặp nhiều nhân vật của cuốn sách này đang tiếp tục cuộc sống bình dị của họ sau những biến cố lịch sử tại nước ta cũng như ở đâu đó một số nước ngoài. Nếu có những sai sót về họ, tác giả rất mong sẽ được chính họ góp ý kiến để bổ cứu cho lần in sau nếu cuốn sách có được may mắn đó”. Qua đó càng chắc chắn rằng muốn viết được tiểu thuyết tư liệu, trước hết phải có tư liệu. 1.2. Tiểu thuyết tư liệu trong dòng chảy văn học Việt Nam sau 1986 Tiểu thuyết là "tác phẩm tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó; sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt "cơ cấu" của nhân cách" [1, tr.131]. Từ sau năm 1986, nền văn học Việt Nam nói chung và tiểu thuyết viết về lịch sử nói riêng đã có sự vận động, đổi mới và phát triển trong điều kiện hoàn toàn khác biệt so với những năm tháng đất nước còn chiến tranh. Dưới tác động của các yếu tố mang tính thời đại như: nền kinh tế thị trường, sự bùng nổ của các phương tiện thông tin, nhu cầu trong thị hiếu tiếp nhận, giao lưu tương tác giữa các nền văn hóa cũng như văn học trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. Sự đổi mới trong tư duy tiểu thuyết còn thể hiện ở việc các sáng tác đã khắc họa con người là một bản thể tự nhiên, khác biệt so với tiểu thuyết giai đoạn trước luôn đề cao phần ý thức xã hội mà quên đi phần tự nhiên. Đặt trong tương quan với các nhà tiểu thuyết thời kỳ trước thì các nhà văn viết tiểu thuyết ngày nay Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 13 đã từ bỏ được lối nhìn một cách phiến diện, chủ quan về đời sống và con người. Bùi Việt Thắng viết trong Tiểu thuyết đương đại “vì con người, vì tất cả những gì con người trải nghiệm và mong muốn” [34, tr.8]. Chính việc đổi mới và sáng tạo trong không gian văn hóa mới đã tạo nên những tiền đề quan trọng để mỗi tác giả giải phóng lối mòn về tư duy viết xưa cũ. Mà ngày nay họ có cách viết phiêu lưu trong bút pháp, thể nghiệm trong nghệ thuật tự sự tạo nên bức tranh đa chiều, sinh động của tiểu thuyết tư liệu lịch sử Việt Nam sau 1986. Với việc đổi mới được lối mòn trong tư duy, dám nhìn thẳng vào và đối diện với sự thật, đề cao tinh thần sáng tạo, các nhà văn, các nhà lý luận - phê bình nhận ra: “Không thể khuôn tiểu thuyết vào một số nguyên tắc nghệ thuật cứng nhắc, bất biến, mà chính là phải mở ra những khả năng tiềm tàng vốn có của thể loại này” [25, tr.32]. Sau các tác phẩm được coi như “bộ ba nổi loạn” - Kiếm sắc, Phẩm tiết, Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp, các nhà văn giai đoạn này đã thay đổi cách thức tiếp cận và cái nhìn về lịch sử: Viết - đọc văn phải khác viết - đọc sử. Trong đó, các tiểu thuyết gia viết thiên về luận giải lịch sử hơn là minh họa lịch sử. Sự diễn giải ấy bao gồm quan niệm mới về lịch sử và diễn ngôn về lịch sử. Từ đây mở ra chân trời mới cho những tưởng tượng và diễn giải lịch sử, làm xuất hiện nhiều khuynh hướng, cảm thức, cùng những lối viết rất khác biệt. Các sáng tác của nhà văn không chỉ mở rộng đề tài, chủ đề theo hướng tiếp cận gần gũi hơn với hiện thực đời sống sinh hoạt, chuyện đời tư thế sự, những sự kiện của đời sống văn hóa tâm linh dân tộc, mà quan niệm của các nhà văn cũng thay đổi trong một số vấn đề về thể loại và về lịch sử. Hiện thực lịch sử không chỉ gói gọn trong những biến cố, sự kiện và đời sống cộng đồng mà được nhìn dưới cái nhìn sâu hơn, “đời hơn”. Văn học sáng tạo kết hợp với lịch sử đã đi đúng vào bản chất, khám phá lịch sử, văn hóa và con người ở những nơi trước đây bị che khuất. Trong khi miêu tả lịch sử, nhà văn đã mang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 14 lại cho lịch sử những “gương mặt người”. Việc lồng ghép được giữa đời tư - thế sự - nhân văn đã giúp giữ vững vai trò cốt yếu trong cảm quan nghệ thuật của các nhà văn sáng tạo về đề tài lịch sử. Nhiều nhà văn đề xuất những cách nhìn mới về lịch sử, mở ra cái nhìn đa chiều đối với nhiều thời đại trong quá khứ. Từ đó suy ngẫm và giải mã những vấn đề trước đây còn bỏ ngỏ, đi tìm lời giải đáp cho các câu hỏi của hiện tại. Trong tiểu thuyết lúc này lịch sử trở thành cảm nhận, diễn ngôn cá nhân, được nhà văn nhìn nhận dưới cái nhìn triết học và tiếp nhận trên tinh thần nhân văn hiện đại. Đóng góp cho nền văn học nước nhà hiện nay, nhiều tác phẩm không chỉ mang lại những giải thưởng cao quý cho nhà văn mà còn trở thành món ăn tinh thần thú vị thu hút sự quan tâm, bàn luận của giới phê bình văn học cả nước cũng như sự tò mò khám phá của độc giả. Đến nay thể loại tiểu thuyết này vẫn đang không ngừng vận động và phát triển, mang lại những đổi mới, cách tân về lối viết và những hình thức diễn ngôn mới về lịch sử. Tuy chiến tranh đã lùi xa, đất nước hoàn toàn giải phóng và dân tộc ta được sống trong hòa bình. Nhưng hơn ba thập kỷ trôi qua dư âm của hai cuộc chiến tranh vẫn còn đó, cháy âm ỉ trong tiềm thức. Đặc biệt với những người từng trực tiếp đi qua chiến tranh hay những người lớn lên cùng tiếng bom đạn. Vì lẽ đó chiến tranh từ trước đến nay vẫn được coi là “siêu đề tài”, là mảnh đất màu mỡ với các tác giả. Nguyễn Minh Châu viết "rất nhiều cuộc đời của những con người bình thường nhưng chứa đựng số phận của cả đất nước, chứa đựng cả một bài học lớn về đường đời, đang cần ngòi bút của nhà văn soi rọi trên trang giấy" [3]. Nhà văn Xô Viết Bôn-da-rep đã viết: “Chiến tranh là một chấn động lớn nhất trong đời sống xã hội của loài người, là một thử thách lớn khôn lường đối với nhân dân, và do đó các nhà văn sẽ luôn tìm đến đề tài chiến tranh. Đặc biệt là những nhà văn đã từng nghe tiếng súng máy rít trên đầu và đã không phải một lần đau nỗi đau mất mát” [2]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 15 Chu Lai đưa ra nhận định về chiến tranh trong đoạn kết Ăn mày dĩ vãng: “Cuộc chiến tranh vừa qua có thể là trò đùa, nhưng sự mất mát lại là có thật. Cuộc đời hôm nay có thể chỉ là tấn tuồng, nhưng nỗi buồn không bao giờ là một màn kịch cả” [17] Từ sau năm 1986 văn chương viết về chiến tranh đã có nhiều khởi sắc và được thử sức ở nhiều thể loại khác nhau. Bên cạnh những thể loại văn xuôi như ký, hồi ký, nhật ký, truyện ngắn thì tiểu thuyết đạt được những thành tựu nổi bật, góp phần không nhỏ vào việc thay đổi diện mạo văn học Việt Nam đương đại. Trong những năm gần đây trên văn đàn văn học Việt Nam chứng kiến sự trở lại ấn tượng của thể loại tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh. Những câu chuyện về chiến tranh là máu lửa, bom đạn, là ly biệt, nước mắt có thể thấm đẫm từng trang giấy. Tuy nhiên, vẫn còn đó những ấm áp, những ngọn lửa ấm nóng của tinh thần dân tộc, dòng máu tự tôn dân tộc chảy trong huyết mạch mỗi người. Bởi vậy, chiến tranh là mảnh đất màu mỡ cho các nhà văn làm nghệ thuật. Mỗi tác giả là một góc nhìn khác về chiến tranh, nhà văn Bảo Ninh từng nói: “Ngay cả nếu như vốn cùng là lính, có thể là cả cùng đơn vị, thì mỗi nhà văn cũng vẫn có suy nghĩ riêng, tâm trạng riêng, cách nhìn riêng về chiến tranh không giống nhau, thậm chí trái ngược nhau. Bởi vì thế mới là văn chương. Mới là nhà văn. Mới là con người” [16]. Sương Nguyệt Minh lại bày tỏ quan điểm khi viết về chiến tranh trong Tiểu thuyết Miền hoang ông đã gửi vào lời anh Du khi nói với Tùng về quan niệm viết văn: “Có lẽ anh mày sẽ viết những gì đã chứng kiến. Viết bằng tâm thế người can dự trong cuộc đi suốt cuộc chiến tranh với nỗi phấp phỏng băn khoăn giày vò, chứ không viết bằng thứ tình cảm đi xem người ta đánh nhau rồi sáng tác…” [22, tr.232-233] Những tiểu thuyết về chiến tranh sau 1986, người đọc cảm nhận được nhiều vấn đề sâu sắc về chiến tranh liên quan đến số phận từng con người. Hậu quả ghê gớm của chiến tranh để lại, hủy diệt sự sống, tình yêu và nhân cách Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 678 | 93
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
199 p | 379 | 78
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 673 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 308 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 153 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 203 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 248 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn từ trong thơ Tố Hữu (nhìn từ bình diện từ vựng)
175 p | 179 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 171 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 170 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 165 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 169 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 206 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 158 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt
154 p | 171 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 121 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại tp.HCM)
123 p | 130 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 159 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn