intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:152

243
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại bao gồm những nội dung về tổng quan về văn bản hành chính và văn bản hành chính trong lĩnh vực thương mại; đặc điểm từ vựng, ngữ pháp, cấu trúc của văn bản hành chính tiếng Việt trong lĩnh vực thương mại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH VÕ VĂN THÀNH ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TIÊNG VIỆT TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hố Chí Minh - 2009
  2. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đối với TS. Huỳnh Thị Hồng Hạnh - người đã giảng dạy và dành nhiều thời gian, công sức tận tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành được luận văn này. Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý thầy cô giáo là giảng viên của Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học KHXH&NV TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Quốc gia Hà nội - những người thầy đã chỉ dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá tình học tập và nghiên cứu. Xin cảm ơn quý thầy cô là cán bộ của Phòng KHCN - SĐH đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Cảm ơn các anh (chị) và các bạn cùng lớp cao học chuyên ngành: Ngôn ngữ học - KI7 đã giúp đỡ, động viên và chia sẻ những khó khăn trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn. Xin bày tỏ tình cảm yêu thương và sự quý trọng nhất đối với gia đình đã nâng đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có được những kết quả học tập như hôm nay. Xin trân trọng biết ơn Võ Văn Thành 1
  3. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 1 MỤC LỤC .................................................................................................................... 2 MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 4 1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................................4 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................................5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................9 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................10 5. Ý nghĩa khóa học và thực tiễn .....................................................................................10 6. Cấu trúc luận văn .........................................................................................................11 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH VÀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ......................................... 12 1.1. Một số vấn đề về văn bản hành chính......................................................................12 1.1.1. Khái niệm ..............................................................................................................12 1.1.2. Chức năng .............................................................................................................13 1.1.3. Ý nghĩa ..................................................................................................................14 1.1.4. Phân loại................................................................................................................15 1.2. Văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại ....................................................16 1.2.1. Khái niệm ..............................................................................................................16 1.2.2. Thể loại .................................................................................................................17 1.3. Một số vấn đề về kỹ thuật soạn thảo văn bản hành chính .....................................19 1.3.1. Những yêu cầu chung ...........................................................................................19 1.3.2. Yêu cầu về nội dung .............................................................................................19 1.3.3. Yêu cầu về thể thức văn bản .................................................................................20 1.4. Yêu cầu về văn phong hành chính ...........................................................................21 1.4.1. Tính khách quan ....................................................................................................21 1.4.2. Tính chất ngắn gọn, chính xác ..............................................................................21 1.4.3. Tính khuôn mẫu ....................................................................................................22 1.4.4. Tính rõ ràng, cụ thể ...............................................................................................23 1.4.5. Tính cân đối và sự liên kết chặt chẽ......................................................................23 1.4.6. Tính nghiêm túc ....................................................................................................24 1.5. Tiểu kết .......................................................................................................................24 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG CỦA VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI .......................................................... 25 2
  4. 2.1. Quan niệm về từ trong tiếng Việt .............................................................................25 2.2. Các lớp từ vựng trong văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại ..............26 2.2.1. Về nguồn gốc ........................................................................................................27 2.2.2. về phạm vi chuyên dùng .......................................................................................36 2.3. Một số lỗi về chính tả, dùng từ thường gặp.............................................................44 2.3.1. Về chính tả ............................................................................................................44 2.3.2. Về dùng từ.............................................................................................................44 2.4. Tiểu kết .......................................................................................................................46 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI .......................................................... 48 3.1. Câu trong văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại ..................................48 3.1.1. Về dạng câu...........................................................................................................50 3.1.2. Về vị trí câu ...........................................................................................................57 3.1.3. Về cấu tạo ngữ pháp .............................................................................................60 3.1.3. Về mục đích phát ngôn .........................................................................................65 3.2. Tiểu kết .......................................................................................................................69 CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI .......................................................... 71 4.1. Đoạn văn .....................................................................................................................71 4.1.1. Quan niệm về đoạn văn ........................................................................................71 4.1.2. Cấu trúc đoạn văn .................................................................................................73 4.1.3. Liên kết văn bản ....................................................................................................74 4.2. Thể thức trình bày và bố cục nội dung ....................................................................79 4.2.1. Thể thức trình bày .................................................................................................79 4.2.2. Bố cục nội dung ....................................................................................................80 4.3. Tiểu kết .......................................................................................................................94 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 97 NGUỒN DẪN LIỆU ................................................................................................ 101 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 106 3
  5. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn bản hành chính là phương tiện giao tiếp quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lí, lãnh đạo, chỉ đạo. Văn bản hành chính cũng là sợi dây nối kết giữa các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương, giữa Nhà nước với nhân dân thành một thể thống nhất. Bên cạnh đó, các VBHC còn là phương tiện để người dân bày tỏ chính kiến của mình đối với các chế định pháp luật. Các văn bản được soạn thảo nhằm nhiều mục đích khác nhau trong lĩnh vực hành chính - công vụ. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, văn bản là phương tiện quan trọng để ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lí hoặc các thông tin cần thiết hình thành trong quá trình quản lí. Các cơ quan từ Trung ương đến địa phương sử dụng các văn bản như là cơ sở pháp lý tối ưu và tạo lập các văn bản với nhiều thể loại để phục vụ cho công việc quản lý hành chính phù hợp với cơ quan mình. Văn bản hành chính mang tính chính xác - minh bạch, tính nghiêm túc-khách quan, tính khuôn mẫu nghiêm ngặt. Tuy nhiên trong thực tế còn không ít trường hợp thiếu sự thống nhất về thể thức trình bày, dùng từ ngữ chưa chính xác hoặc diễn đạt gây ra hiện tượng mơ hồ về nghĩa. Khắc phục những hạn chế được đề cập ở trên là yêu cầu có ý nghĩa quan trọng của công cuộc cải cách hành chính hiện nay. Một trong những nhiệm vụ trọng yếu của sự nghiệp đổi mới đất nước giai đoạn hiện nay, trước hết là cải cách hành chính. Cải cách hành chính phải bắt đầu từ việc hoàn thiện hệ thống các văn bản hành chính pháp quy cũng như các văn bản hành chính thông dụng. Để ngày càng phát huy tính hiệu lực và thống nhất cao trong toàn bộ hệ thống, ngày 06 tháng 05 năm 2005, Bộ nội vụ - Văn phòng chính phủ đã ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản, hướng dẫn thể thức trình bày và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật, Văn bản hành chính và bản sao văn bản; được áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và đơn vị vũ trang nhân dân. Do vậy, trong những năm gần đây có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề tạo lập Văn bản hành chính. Trong đó, lý thuyết về kỹ thuật soạn thảo các văn bản hành chính trong lĩnh vực thương mại được nhiều người quan tâm. Đây là một lĩnh vực rất quan trọng 4
  6. và nhạy cảm của công cuộc phát triển đất nước. Đặc biệt khi Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới WTO (ngày 07 tháng 11 năm 2006) thì việc nghiên cứu ngôn ngữ văn bản hành chính tiếng Việt trong lĩnh vực thương mại càng có ý nghĩa khóa học và thực tiễn cao hơn. Chính vì những lý do nói trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiếng Việt trong lĩnh vực thương mại". 2. Lịch sử vấn đề Sự ra đời của văn bản hành chính gắn liền với công cuộc quản lý nhà nước. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về văn bản hành chính tiếng Việt dưới góc độ ngôn ngữ học thì chỉ mới xuất hiện khoảng mấy thập niên gần đây. Vấn đề chủ yếu được nói đến trong một số giáo trình Phong cách học tiếng Việt dùng để giảng dạy cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Nhưng tuyệt đại đa số các giáo trình đều đề cập đến lý thuyết về ngôn ngữ hành chính một cách khái quát và giản lược. Có thể kể đến các công trình sau: Năm 1964, Đinh Trọng Lạc có viết cuốn "Giáo trình Việt ngữ" (tập 3) là cuốn sách đầu tiên về phong cách học ở Việt Nam. Sau đó có các tác giả như: Võ Bình, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa, Nguyễn Nguyên Trứ... cũng có đề cập đến vấn đề này trong các giáo trình Phong cách học tiếng Việt. Năm 1998, Tác giả Đinh Trọng Lạc tiếp tục luận bàn về phong cách học trong cuốn "Phong cách học tiếng Việt" (1998). Tác giả định nghĩa "Phong cách hành chính là khuôn mẫu (hiểu là khuôn hoặc mẫu để sản xuất ra một loại sản phẩm như nhau) thích hợp để xây dựng lớp văn bản/ phát ngôn trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực hành chính. Nói cụ thể hơn, đó là vai, tư cách của nhà luật pháp, người quản lí, người làm đơn, người làm biên bản, người kí hợp đồng...tất cả những ai tham gia vào guồng máy tổ chức, quản lí, điều hành các mặt của đời sống xã hội"[26,19]. Ông cho rằng, chức năng cơ bản nhất của ngôn ngữ trong phong cách hành chính là chức năng giao tiếp và chức năng ý chí. Tác giả đưa ra ba đặc trưng chung của ngôn ngữ trong văn bản hành chính là: tính chính xác - minh bạch, tính nghiêm túc - khách quan và tính khuôn mẫu nghiêm ngặt. "Văn bản hành chính đặc biệt dựa vào kiểu ngôn ngữ viết - phi nghệ thuật trong tình thế vai bằng nhau và không bằng nhau giữa những người giao tiếp. Trong phong cách hành chính, yếu tố cá nhân của người nói bị loại trừ hoàn toàn"[26, 22]. 5
  7. Theo tác giả Đinh Trọng Lạc, từ ngữ của phong cách hành chính có màu sắc tu từ sách vở vừa phải, sử dụng nhiều những khuôn mẫu hành chính, từ Hán Việt chiếm tỉ lệ khá lớn. Những từ ngữ chung chung, mơ hồ, mang tính chất hình ảnh, biểu tượng, từ ngữ địa phương, biệt ngữ, tiếng lóng, từ mang màu sắc hội thoại và từ thông tục không thích hợp với tính chất thể chế pháp quy, nghiêm túc trang trọng của phong cách hành chính. Cú pháp sách vở mang tính chất rập khuôn theo lối văn thư "bàn giấy", thường có sắc thái khô khan, cứng nhắc, nhiều khi lạnh lùng. Hình thức của văn bản phản ánh tính "chính thức", tính chất thể chế, kỉ cương, nghiêm chỉnh, trang trọng của công việc hành chính. Năm 2001, trong cuốn "Phong cách học tiếng Việt" tái bản lần thứ 5, Đinh Trọng Lạc gọi phong cách ngôn ngữ hành chính là phong cách hành chính - công vụ. Do đặc thù là một công trình nghiên cứu chung về phong cách học tiếng Việt nên số trang viết đề cập đến phong cách ngôn ngữ hành chính còn khá khiêm tốn, việc khái quát những đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản hành chính chỉ mang tính giản lược. "Phong cách học và phong cách chức năng tiếng Việt" (2000) của tác giả Hữu Đạt cũng luận bàn đến ngôn ngữ trong văn bản hành chính: "Phong cách hành chính - công vụ là phong cách được sử dụng để trao đổi những công việc hành chính sự vụ hàng ngày giữa các cơ quan hành chính, các đoàn thể, các cấp từ Trung ương xuống địa phương với các thành viên và bộ phận xã hội có liên quan. Vì vậy, có tác giả gọi là Phong cách hành chính hoặc Phong cách hành chính sự vụ "[13,139]. Ông cho rằng, ngôn ngữ trong văn bản hành chính hoạt động chủ yếu nhằm thực hiện chức năng thông báo. Nói đến Phong cách hành chính là nói đến tính phi biểu cảm; tính hệ thống, đồng bộ và thống nhất; tính ngắn gọn, súc tích và không đa nghĩa; tính trang trọng và tính quốc tế; tính quy ước và tính khả biến theo thời gian. Dựa vào khu vực quản lí hành chính và ngành nghề, văn bản hành chính có các dạng sau: văn bản hành chính thông thường, văn bản ngoại giao, văn bản luật pháp - chính trị, văn bản dùng trong quốc phòng và văn bản dùng trong thương mại - kinh tế. Tác giả Hữu Đạt cho rằng, đã đến lúc chúng ta phải hướng đến việc chuẩn hóa từ vựng trong văn bản pháp luật "Về việc chuẩn hóa từ vựng trong các văn bản luật thời kì đổi mới" (Ngôn ngữ số 11, năm 2004). Giáo trình "Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt" của tác giả Cù Đình Tú (2002) được tái bản cũng góp phần hoàn thiện hệ thống lí luận chung về phong cách học. 6
  8. Nghiên cứu có tính chất chuyên sâu về quá trình tạo lập văn bản hành chính, có tác giả Nguyễn Văn Thâm với công trình "Soạn thảo và xử lý văn bản quản lý nhà nước" (xuất bản lần đầu năm 1992 và được tái bản năm 2001, 2003), ông là người có đóng góp đáng kể trong việc xây dựng một hệ thống lý thuyết nhằm định hướng cho công tác soạn thảo và xử lý văn bản hành chính, gọi là văn bản quản lý nhà nước. Tác giả đề cập đến các khía cạnh như: Lịch sử hình thành văn bản hành chính Việt Nam, ngôn ngữ văn phong và quy trình soạn thảo văn bản hành chính. Sau đó hàng loạt các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật soạn thảo văn bản hành chính ra đời:  Nguyễn Minh Phương - Trần Hoàng (1997), Mẫu soạn thảo văn bản, Nxb chính trị Quốc Gia. TP.HCM.  Tạ Hữu Ánh (1998), Xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước, Nxb Lao động HN.  Nguyễn Văn Thông (2001), Hướng dẫn kỹ thuật soạn thảo văn bản, Nxb Thống kê, HN.  Vương Hoàng Tuấn (2002), Những điều cần biết về soạn thảo văn bản, Nxb Trẻ,TP.HCM.  Nguyễn Văn Khang (chủ biên) (2002), Tiếng Việt trong giao tiếp hành chính, Nxb Văn hóa Thông tin, HN.  Lê Văn In (2003), Mẫu soạn thảo văn bản dùng cho các cơ quan chính quyền địa phương, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức kinh tế, Nxb Chính trị Quốc gia, HN. Phong cách ngôn ngữ tiếng Việt cũng được nói đến trong các đề cương bài giảng: "Một số vấn đề về phong cách giao tiếp trong công tác hành chính" của Trần Công Khanh (2005); Văn bản và thể thức văn bản quản lý nhà nước" và "Kỹ thuật soạn thảo văn bản quản lý hành chính trong nhà trường" của tác giả Nguyễn Duy Dương (2007) Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo II, Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã đề cập đến công tác soạn thảo văn bản hành chính. Gần đây nhất, tác giả Nguyễn Thị Ly Kha (2007) cũng đề cập đến ngôn ngữ hành chính trong giáo trình "Dùng từ viết câu và soạn thảo văn bản". Tác giả viết: "Văn bản hành chính - công vụ là loại văn bản thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực hành chính - công vụ. Loại hình văn bản này chủ yếu tồn tại ở dạng viết, trong những tài 7
  9. liệu, giấy tờ, văn kiện. Những sắc lệnh, thông báo, chỉ thị, nghị quyết.."[20, 56-57]. Đặc điểm phương diện ngữ âm của văn bản hành chính là hướng đến yêu cầu chính xác, trang trọng, chuẩn mực. Dùng từ đơn nghĩa, chính xác, trang trọng, khách quan. Tổ chức văn bản có tính khuôn mẫu. Cải cách hành chính được nhà nước đặc biệt quan tâm, ngày 26 tháng 10 năm 2009 thủ tục hành chính và các mẫu văn bản hành chính được đăng tải và cập nhật trên website csdl.thutuchanhchinh.vn. Đây là một bước phát triên mới của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công cuộc cải cách hành chính. Thủ tục hành chính đã đi vào giai đoạn thống nhất về quy trình và thể thức. Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính là hệ thống thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản pháp luật quy định về thủ tục hành chính liên quan đến cá nhân và tổ chức được thiết lập trên cơ sở các Quyết định công bố thủ tục hành chính hoặc thủ tục giải quyết công việc của 24 bộ, ngành và 63 địa phương. Mục tiêu chính của cơ sở dữ liệu nhằm cung cấp một địa điểm duy nhất để người sử dụng có thể tìm kiếm các thủ tục hành chính quan tâm. Cơ sở dữ liệu sẽ tăng cường khả năng tiêp cận thông tin về các quy định, tăng tính minh bạch của hệ thống thể chế và thiết lập một cơ sở lịch sử về hệ thống thủ tục hành chính. Cơ sở dữ liệu này sẽ tiếp tục được hoàn thiện trong các giai đoạn rà soát và giai đoạn thực thi các kiến nghị của đề án 30. Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ kếu gọi mọi cá nhân và tổ chức tham gia đóng góp ý kiến đối với các quy định về thủ tục hành chính nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Nhìn chung, ngôn ngữ hành chính hầu như chỉ được nói đến với tư cách là một vấn đề trong các giáo trình về phong cách học nên số trang viết về phong cách hành chính còn khá khiêm tốn, còn rất ít công trình nghiên cứu mang tính chất chuyên sâu. Một số công trình chuyên sâu cũng chỉ dừng lại ở phạm vi nghiên cứu kỹ thuật soạn thảo văn bản hành chính nói chung. Chưa có công trình nào nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ văn bản trong một lĩnh vực cụ thể. Trong khi đó, nghiên cứu ngôn ngữ hành chính trên phương diện hành chức, ngữ dụng là vấn đề rất thiết thực. Trên cơ sở nền tảng lí thuyết của các công trình nghiên cứu đã nói ở trên, chúng tôi sẽ khảo sát cụ thể về đặc điểm từ vựng, ngữ pháp và cấu trúc trong các văn bản hành chính 8
  10. tiếng Việt thuộc lĩnh vực thương mại. Đây là vấn đề hoàn toàn mới mẻ, chưa có một tác giả nào đề cập đến. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Văn bản hành chính rất đa dạng về kiểu loại, phong phú về số lượng nên việc nghiên cứu văn bản hành chính nói chung đòi hỏi phải có thời gian, sự đóng góp của nhiều người. Trong phạm vi của luận văn này, đối tượng mà chúng tôi khảo sát là văn bản hành chính tiếng Việt trong lĩnh vực thương mại. Chúng tôi tiến hành khảo sát từ nguồn ngữ liệu chủ yếu là các văn bản hành chính trong lĩnh vực thương mại do Sở Công Thương tỉnh Bình Dương quản lý và một số văn bản hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng…của Công ty cổ phần thiết kế giao thông công chánh Ánh Dương (Thành phố Hồ Chí Minh). Lý do chúng tôi tiến hành khảo sát trên nguồn cứ liệu này bởi vì: Thứ nhất, văn bản hành chính trong lĩnh vực thương mại của một đơn vị hành chính (tỉnh) có đầy đủ các thể loại văn bản hành chính thông dụng. Thứ hai, chúng tôi khảo sát 259 văn bản của nhiều thể loại văn bản hành chính thông dụng, trong đó hợp đồng thương mại, biên bản thanh lý...có tính chất đặc thù thuộc lĩnh vực thương mại. Đây là nguồn cứ liệu đáng tin cậy, có giá trị để tìm thấy những đặc trưng về ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại. Các văn bản được khảo sát là các văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại, bao gồm các thể loại văn bản: hợp đồng, biên bản thanh lý, thông báo, báo cáo, công văn, tờ trình, quyết định. Cấp độ khảo sát: Chúng tôi lần lượt khảo sát văn bản hành chính trên ba cấp độ: từ vựng, ngữ pháp và cấu trúc văn bản. - Cấp độ từ vựng: Chúng tôi tiến hành thống kê và phân loại các đơn vị từ vựng theo các tiêu chí: cấu tạo, nguồn gốc, phạm vi sử dụng, ...Từ kết quả thống kê và phân loại chúng tôi đi đến những nhận định về tình hình dùng từ trong từng thể loại văn bản. - Cấp độ ngữ pháp: Chúng tôi cũng tiến hành thống kê, phân loại và phân tích tình hình sử dụng câu theo 4 tiêu chí: dạng câu, cấu tạo, mục đích phát ngôn và vị trí câu. Dựa vào kết quả thống kê chúng tôi đi đến những nhận định về đặc điểm câu văn trong các văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại. 9
  11. - Cấp độ cấu trúc văn bản: Chúng tôi chỉ xem xét ở hai phương diện là đoạn văn và bố cục văn bản. 4. Phương pháp nghiên cứu Do đặc thù của vấn đề nghiên cứu và yêu cầu khóa học, chúng tôi dùng các phương pháp như sau: - Phương pháp thống kê - phân loại được sử dụng nhằm thống kê các đơn vị từ vựng, ngữ pháp, đoạn văn tiêu biểu mang tính chất đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hành chính trong lĩnh vực thương mại, làm cơ sở cho việc phân loại. - Phương pháp miêu tả được sử dụng để tìm ra những đặc trưng của việc dùng từ, viết câu và tổ chức văn bản. - Phương pháp so sánh giúp chúng tôi xác định được những đặc trưng dùng từ, viết câu, dựng đoạn hay tổ chức văn bản trong từng thể loại văn bản. Các phương pháp trên được vận dụng xuyên suốt nhất quán và linh hoạt trong quá trình nghiên cứu luận văn này. 5. Ý nghĩa khóa học và thực tiễn Nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiếng Việt trong lĩnh vực Thương mại có ý nghĩa như sau: 5.1. Ý nghĩa khóa học Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp một số cơ sở lý thuyết về đặc trưng ngôn ngữ hành chính được đề cập trong các giáo trình Phong cách học. Chỉ ra những nét đồng nhất và khác biệt trong việc sử dụng từ ngữ, viết câu, dựng đoạn ở văn bản hành chính thương mại và văn bản hành chính thuộc các lĩnh vực khác. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp nhiều tư liệu bổ ích cho công tác soạn thảo văn bản hành chính thương mại. - Việc khảo sát về từ vựng, ngữ pháp, cấu trúc văn bản sẽ cho thấy thực trạng của việc sử dụng vốn từ, viết câu, tổ chức văn bản hành chính trong lĩnh vực hành chính Thương mại. Thông qua đó, đề ra những giải pháp khắc phục những hạn chế và hướng đến việc 10
  12. chuẩn hóa ngôn ngữ văn bản hành chính nói chung và văn bản hành chính thương mại nói riêng. Tất cả những ý nghĩa trên đều góp phần nâng cao tính hiệu lực, tính khả thi của văn bản hành chính và hướng đến một chuẩn mực về văn phong hành chính - công vụ. 6. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm có 4 chương: - Chương 1: Tổng quan về văn bản hành chính và văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại. Luận văn chỉ nghiên cứu ngôn ngữ hành chính trong lĩnh vực thương mại nhưng để có cơ sở đi sâu nghiên cứu những vấn đề về từ vựng, ngữ pháp, cấu trúc văn bản hành chính, chúng tôi trình bày những cơ sở lí luận về văn bản hành chính nói chung trong chương này. - Chương 2: Đặc điểm từ vựng của văn bản hành chính tiếng Việt trong lĩnh vực thương mại. Ở chương này, luận văn tiến hành thống kê, phân loại và miêu tả tình hình sử dụng từ ngữ. - Chương 3: Đặc điểm ngữ pháp của văn bản hành chính trong lĩnh vực thương mại. Trong chương này, luận văn nghiên cứu về tình hình sử dụng câu văn xét về dạng câu, cấu tạo, mục đích phát ngôn và vị trí câu. - Chương 4: Đặc điểm cấu trúc của văn bản hành chính tiếng Việt trong lĩnh vực thương mại. Trong chương này, luận văn khảo sát về đoạn văn, sự thống nhất và khác biệt về thể thức và bố cục giữa các thể loại văn bản. 11
  13. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH VÀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI 1.1. Một số vấn đề về văn bản hành chính 1.1.1. Khái niệm "Nói một cách chung nhất thì văn bản là một hệ thống mà trong đó các câu mới chỉ là các phần tử. Ngoài các câu - phần tử, trong hệ thống văn bản còn có cấu trúc văn bản chỉ rõ vị trí của mỗi câu và những mối quan hệ, liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với cấu trúc văn bản nói chung. Sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ và liên hệ ấy" [44, 22]. Cũng có cách hiểu tương tự "Văn bản là chuỗi các đơn vị kí hiệu ngôn ngữ làm thành một thể thống nhất bằng mối liên hệ ý nghĩa mà thuộc tính cơ bản của nó là sự hoàn chỉnh về hình thức và nội dung; sản phẩm của lời nói được định hình dưới dạng chữ viết hoặc in ấn" [50, 124]. Văn bản có thể hiểu một cách khái quát là phương tiện để ghi tin và truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ nhằm thực hiện mục đích giao tiếp nhất định. Trong hoạt động giao tiếp, văn bản được sản sinh dưới sự chi phối của các nhân tố giao tiếp: nhân vật giao tiếp (hay chủ thể và đối tượng giao tiếp); nội dung giao tiếp; hoàn cảnh giao tiếp; mục đích giao tiếp; cách thức giao tiếp và phương tiện giao tiếp. Các văn bản hình thành trong hoạt động quản lí và lãnh đạo nói chung được gọi là văn bản quản lí nhà nước. Đó là một một phương tiện quan trọng để ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý. Vì vậy, văn bản hành chính thể hiện ý chí, mệnh lệnh của các cơ quan nhà nước. Đó là hình thức cụ thể hóa luật pháp, là phương tiện để điều chỉnh những quan hệ xã hội thuộc phạm vi quản lí của nhà nước. Văn bản hành chính (còn gọi là văn bản quản lý nhà nước) là những văn bản do các cơ quan trong hệ thống bộ máy nhà nước ban hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được nhà nước giao. Văn bản phải đảm bảo các quy định của nhà nước về thẩm quyền ban hành, về hình thức, thể thức văn bản và việc sửa đổi, đình chỉ, bãi bỏ văn bản phải tuân theo luật định. 12
  14. Tóm lại, có thể hiểu văn bản hành chính là những quyết định, quy định và thông tin quản lí thành văn do các cơ quan quản lí nhà nước có thâm quyên ban hành theo trình tự thủ tục và hình thức do luật định, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lí nhà nước qua lại giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân. 1.1.2. Chức năng Văn bản hành chính có 5 chức năng cơ bản: a. Chức năng thông tin Thông tin là chức năng tổng quát nhất của văn bản. Đối với văn bản hành chính thì chức năng này có vai trò đặc biệt quan trọng bởi vì trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, văn bản là phương tiện chủ yếu để truyền đạt thông tin nhằm phục vụ hoạt động quản lý, điều hành và giao dịch của các cơ quan, tổ chức. Văn bản hành chính là một kếnh thông tin quan trọng nhất trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Chức năng thông tin của văn bản hành chính thể hiện cụ thể như sau: - Đề cập đến các thông tin quản lý. - Truyền đạt thông tin quản lý từ nơi này đến nơi khác trong hệ thống quản lý, từ cơ quan cấp trên đến cơ quan cấp dưới, từ cơ quan cấp dưới đến cơ quan cấp trên hoặc giữa các cơ quan ngang cấp. - Giúp cho các cơ quan thu nhận những thông tin cần cho công việc quản lý. b. Chức năng pháp lý Văn bản quy phạm pháp luật là công cụ của Nhà nước pháp quyền trong việc đề ra những quy định, các nguyên tác xử sự chung trong các quan hệ xã hội; thể hiện sự chi phối mang tính quyền lực nhà nước trong hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính. Văn bản hành chính là chứng cứ pháp lý trong quá trình hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước khi vận dụng các quy phạm pháp luật nhằm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của mình. Văn bản hành chính là yếu tố trách nhiệm ràng buộc giữa các chủ thể có tham gia quan hệ xã hội, giữa các chủ thể và cá nhân khi tiến hành thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. 13
  15. Văn bản hành chính là sản phàm của sự vận dụng các quy phạm pháp luật vào thực tiễn, vào quản lý nhà nước. Văn bản hành chính phản ánh quá trình giải quyết các nhiệm vụ trên phương diện quản lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Văn bản hành chính là phương tiện tác động riêng rẽ của pháp luật đến các quan hệ xã hội. c. Chức năng quản lý Văn bản hành chính là công cụ chủ yếu trong toàn bộ hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Tất cả các bước trong quy trình quản lý từ khi ra quyết định đến tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát., đều cần đến văn bản. d. Chức năng văn hóa Văn bản hành chính nhằm mục đích truyền đạt thông tin, làm rõ và thuyết phục mọi người chấp hành nghiêm minh các quy định xã hội, các quy định xử sự chung, do đó mang tính văn hóa rõ nét. Chức năng này xuất phát từ lịch sử và truyền thống của dân tộc, thể hiện sự tôn trọng con người trong quá trình quản lý cũng như trong mọi giao dịch hành chính. e. Chức năng xã hội Văn bản ra đời bắt nguồn từ nhu cầu thực tế của các hoạt động xã hội. Văn bản hành chính thể hiện cách nhìn nhận nhiều vấn đề xã hội khác nhau cũng như giải quyết các vấn đề ấy trong từng thời điểm và phạm vi cụ thể. 1.1.3. Ý nghĩa Văn bản hành chính có đặc trưng nổi bật là tính khuôn mẫu, tính chặt chẽ, tính rõ ràng, chứa đựng quy phạm pháp luật và có hiệu lực pháp lý cao. Văn bản hành chính là nguồn thông tin quy phạm, là sản phẩm ngôn ngữ của hoạt động quản lý nhà nước và là công cụ điều hành của các cơ quan, tổ chức và của các nhà quản lý. Văn bản hành chính là căn cứ pháp lý để các khách thể thực hiện quyết định của các chủ thể quản lý nhà nước, là chứng cứ để các chủ thể kiểm tra khách thể trong việc thực hiện quyết định của mình. Chúng ta có thể nhận thấy ý nghĩa của văn bản quản lý nhà nước thông qua vai trò của nó trong hoạt động quản lý nhà nước: 14
  16. - Văn bản hành chính đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý nhà nước. - Văn bản hành chính là phương tiện kiểm tra, theo dõi hoạt động của bộ máy lãnh đạo và quản lý. - Văn bản hành chính là công cụ xây dựng hệ thống pháp luật. 1.1.4. Phân loại Văn bản có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau tùy thuộc mục đích, nội dung và yêu cầu phân loại. Nhìn chung phân loại văn bản là để nắm vững tính chất, ý nghĩa và tầm quan trọng của từng loại văn bản. Dựa vào tiêu chí hình thức văn bản, văn bản hành chính có thể phân loại như sau: 1.1.4.1. Văn bản quy phạm pháp luật dưới luật Văn bản quy phạm pháp luật dưới luật còn gọi là văn bản lập quy. Văn bản lập quy bao gồm các văn bản được ban hành trên cơ sở luật và nhằm thực hiện luật: • Nghị quyết, nghị định của Chính phủ; • Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; • Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; • Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Quyết định, chỉ thị thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; • Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị xã hội • Văn bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; văn bản do UBND ban hành còn để thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; • Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; • Quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân. 15
  17. 1.1.4.2. Văn bản hành chính thông dụng Văn bản hành chính thông dụng là những văn bản mang tính thông tin điều hành nhằm thực thi các văn bản pháp quy, dùng để giải quyết các tác nghiệp cụ thể, phản ánh tình hình, giao dịch trao đổi, ghi chép công việc ...của các cơ quan hành chính nhà nước. Văn bản hành chính thông dụng bao gồm các hình thức như sau: - Công văn; - Báo cáo; - Tờ trình; - Đề án; - Chương trình; - Hợp đồng; - Biên bản; - Giấy giới thiệu; - Giấy đi đường; - Giấy nghỉ phép; - Quyết định; - Điều lệ; - Quy chế; - Nội quy; - Quy định V.V.. 1.2. Văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại 1.2.1. Khái niệm Văn bản hành chính thương mại là các văn bản do các cơ quan trong hệ thống bộ máy nhà nước thuộc lĩnh vực thương mại ban hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn được nhà nước giao. Văn bản do các tô chức, cá nhân soạn thảo trong hoạt động thương mại. 16
  18. Văn bản hành chính thương mại có chức năng, nhiệm vụ: hướng dẫn, quản lý, thông tin về các vấn đề liên quan đến hoạt động thương mại. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Có thể hiểu một cách khát quát, văn bản hành chính thương mại là các văn bản hành chính được soạn thảo trong quá trình quản lý và điều hành hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. 1.2.2. Thể loại Văn bản hành chính trong lĩnh vực thương mại bao gồm văn bản pháp quy và văn bản hành chính thông dụng. Văn bản hành chính thông dụng gồm có: Hợp đồng thương mại, biên bản thanh lý, quyết định, thông báo, tờ trình, báo cáo, công văn,.v.v.. Trong đó, Hợp đồng thương mại là loại văn bản đặc có tính chất đặc thù của văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại. Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa cá nhân, tô chức băng lời nói, hành vi, văn bản hoặc các hình thức có giá trị tương đương văn bản, bao gồm: điện báo, fax, thông điệp dữ liệu v.v. Trong đó các bên xác lập một quan hệ pháp lý về các quyền và nghĩa vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu, lợi ích của mình. Hợp đồng phải có 4 điều kiện cơ bản như sau: - Sự thỏa thuận: Cơ sở của hợp đồng là sự thỏa thuận, đồng ý một cách tự nguyện của các bên có liên quan; không có một cơ quan hay cá nhân nào được quyền ép buộc một đối tượng khác phải ký kết hợp đồng với mình. - Năng lực: Người ký hợp đồng phải có đầy đủ năng lực pháp lý. - Đối tượng: Cam kết điều gì, việc gì để làm hoặc bàn giao. - Nguyên nhân: Hợp đồng phải dựa trên những nguyên do hợp pháp, không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Hợp đồng là sự mong muốn của hai bên giao ước, ràng buộc hai bên cho đến khi các bên thấy không còn mong muốn tiếp tục duy trì hoặc hợp đồng đã được thực hiện xong. 17
  19. Hợp đồng có hiệu lực từ ngày các bên có liên quan ký kết và hết hiệu lực khi đã thanh lý hợp đồng. Nếu có tranh chấp hợp đồng thì các cơ quan chức năng sẽ dựa theo các điều khoản của hợp đồng hoặc theo Luật để giải quyết. Theo Bộ Luật Dân sự và Luật Thương mại năm 2005 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006), dự vào mục đích và lợi ích của chủ thể tham gia ký kết hợp đồng, có thể chia thành ba nhóm hợp đồng như sau: - Hợp đồng dân sự, - Hợp đồng thương mại, - Hợp đồng lao động. * Hợp đồng thương mại Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa thương nhân với nhau hoặc giữa các thương nhân với các bên có liên quan nhằm thực hiện hoạt động thương mại. Theo Điều 3 của Luật Thương mại năm 2005, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động sinh lợi khác. Hình thức của hợp đồng thương mại theo quy định của pháp luật được thể hiện bằng lời nói, hành vi hoặc bằng văn bản và các hình thức có giá trị tương đương bao gồm: điện báo, fax, thông điệp dữ liệu v.v… Hợp đồng thương mại thông dụng gồm: - Hợp đồng mua bán hàng hóa, - Hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa, - Hợp đồng gia công trong thương mại, - Hợp đồng dịch vụ, gồm các loại: đấu giá hàng hóa, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ giao nhận hàng hóa, dịch vụ giám định hàng hóa, khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hóa, hội chợ - triển lãm thương mại, - Hợp đồng đại diện cho thương nhân, - Hợp đồng môi giới thương mại, - Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1