intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:141

669
lượt xem
73
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh bao gồm những nội dung về ngôn ngữ và ngôn ngữ chat, biểu tượng cảm xúc (kí tượng, hình hiệu…), chat trong tiếng Việt và tiếng Anh. Mời các bạn tham khảo luận văn để nắm bắt nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Nguyễn Thị Khánh Dương LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Nguyễn Thị Khánh Dương Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. NGUYỄN ĐỨC DÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xu hướng toàn cầu hóa dẫn đến nhịp sống gấp gáp hay còn gọi đơn giản là sống nhanh. Nhịp “sống nhanh” phát sinh những vấn đề: ăn nhanh, ngủ nhanh, làm việc nhanh, suy nghĩ nhanh, nói nhanh … và một trong những vấn đề đáng lưu ý là viết cũng nhanh. Điều này tạo nên khuynh hướng muốn tiếp cận lối nói đơn giản, khẩn trương, đôi lúc pha chút dí dỏm, hợp thời. Ngày nay, việc tìm kiếm và trao đổi thông tin trên Internet đã trở thành phổ biến, thế là một ngôn ngữ chat-trò chuyện qua mạng ra đời. Xu hướng này không chỉ diễn ra đơn thuần ở những ngôn ngữ phổ biến như tiếng Anh mà còn lan rộng ở nhiều ngôn ngữ khác, trong đó có tiếng Việt. Thực tế cho thấy, ngôn ngữ chat không chỉ có mặt trong những văn bản chat, những trang blog, những tin nhắn trong điện thoại di động, những tác phẩm văn học dành cho tuổi mới lớn hay các diễn đàn trên mạng internet mà còn xuất hiện trong bài thi, bài luận của học sinh sinh viên. Ngôn ngữ chat xâm nhập vào học đường không đơn thuần là chỉ tạo thêm nét vui tươi dí dỏm trong giao tiếp như một số ý kiến đánh giá mà thực chất, nó cũng tạo ra những hạn chế nhất định trong tư duy ngôn ngữ của học sinh. Cách nghĩ tắt, viết tắt, lâu dần sẽ trở thành thói quen và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự trong sáng của tiếng Việt. Để giúp các em biết trân trọng vẻ đẹp của ngôn ngữ Việt truyền thống, làm chủ được một ngôn ngữ giao tiếp trong sáng, khúc chiết, giàu sức biểu cảm mà vẫn phù hợp với xu thế hiện đại là “cải tiến” và ngắn gọn, chúng tôi đã quyết định chọn nghiên cứu ngôn ngữ chat của tuổi teen để tìm hiểu về nguồn gốc phát sinh, bối cảnh sử dụng các từ biến thể và tâm lý sử dụng những từ đã được “cải tiến” này của các em. Chúng ta cần đồng hành, cần thấu hiểu và biết cách chia sẻ mới có thể giúp trẻ chỉnh sửa các “biến thể” của từ ngữ một cách hữu hiệu.
  4. Trong giới hạn của những biểu hiện khác biệt so với tiếng Việt chuẩn, người viết muốn tiếp cận một khía cạnh nhỏ của ngôn ngữ chat, mà cụ thể là tìm hiểu những thay đổi trong cấu trúc so với ngôn ngữ gốc, đối chiếu giữa tiếng Việt và tiếng Anh, đưa ra biện pháp khắc phục… Chắc hẳn trong quá trình tiếp cận sẽ còn nhiều thiếu sót, mong quý thầy cô hướng dẫn, góp ý để luận văn của chúng tôi hoàn thiện hơn. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Ngôn ngữ chat là sản phẩm của thời đại công nghệ thông tin. Ngôn ngữ này xuất hiện khi máy tính ra đời. Với những biểu tượng, ký hiệu, con số … có sẵn trên máy, người dùng vi tính sử dụng chúng để cho ra đời thứ ngôn ngữ nhanh, gọn … Sự ra đời của ngôn ngữ chat có cả một quá trình hình thành lâu dài và tự phát. Nguyên nhân chủ yếu là do phần mềm phục vụ chat không có phần hỗ trợ tiếng Việt nên những người chat (chatter) đã tùy biến từ ngữ mình dùng để tránh bị hiểu lầm. Ngôn ngữ chat thường ngắn gọn (tiết kiệm được thời gian), chứng tỏ người sử dụng là sành điệu, hợp thời (đặc biệt với tuổi “teen”). Không những thế, ngôn ngữ chat dễ đánh máy, ít tốn kém thời gian, dí dỏm - phù hợp với những suy nghĩ thức thời của lứa tuổi mới lớn (chatter đôi lúc có thể sáng tạo cho mình cách đánh). Trong vài trường hợp, ngôn ngữ này còn dùng để trêu đùa người đọc và tránh sự kiểm soát của người lớn. Đây là một đề tài nghiên cứu còn khá mới nên việc tham khảo ý kiến và tìm tài liệu là rất khó khăn. Nó không mới mẻ đối với người sử dụng vi tính nhưng hệ thống lại sự hình thành và tìm nguyên nhân ra đời của ngôn ngữ này, cũng như nhận ra và thấu hiểu những tiện ích, tác hại của chat thì thực sự người viết chưa tìm thấy luận văn nào đề cập đến, ngoài đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2008 “Hiện tượng dị thường trong tiếng Việt qua 100 văn bản ngẫu nhiên sử dụng ngôn ngữ chat trên internet ở Việt nam hiện nay” của ba sinh viên: Nguyễn Tấn Thu Tâm, Nguyễn Thùy Nương, Đỗ Lan Phương. Cho nên, đây có thể xem là đề tài khá mới mẻ. 3. Ý nghĩa và đóng góp của đề tài
  5. Ngôn ngữ là một trong những thứ tài sản chung vo cùng quý báu của ông cha để lại, là bản sắc văn hóa riêng, là niềm tự hào của cả dân tộc. Chính vì vậy, Đảng và nhà nước luôn đề cao chủ trương phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Trong thực tế hiện nay, việc xuất hiện những hiện tượng biến thiên trong việc sử dụng ngôn ngữ khiến chúng ta, hơn bao giờ hết, phải thống nhất về quan điểm, sự đánh giá khả năng kiểm soát và khắc phục đối với những sự biến đổi trong ngôn ngữ mà cụ thể là ngôn ngữ chat. Trong các bài bình luận, nhận xét và phân tích có tính chất cá nhân đã có từ trước đến nay, ngôn ngữ chat mới chỉ được tìm hiểu ở một vài khía cạnh thông qua những trường hợp cụ thể. Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tổng hợp lại những quy luật chuyển đổi căn bản về mặt ngữ âm, từ vựng … của ngôn ngữ chat, từ đó giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về hiện tượng ngôn ngữ này. Ngôn ngữ chat tuy là một hiện tượng không mới nhưng sự phổ biến và mức độ ảnh hưởng của nó đang ngày càng phát triển rất sâu rộng trong xã hội. Do đó, đi tìm hiểu và phân tích về những sự biến đổi của ngôn ngữ chat so với ngôn ngữ đúng chuẩn thông thường là cả một quá trình lâu dài. Đề tài nghiên cứu này hy vọng sẽ vừa cung cấp một cái nhìn tổng quan, khái quát về dạng hình ngôn ngữ này, vừa mong những kết quả sẽ trở thành một cơ sở nền tảng tổng quan làm cứ liệu cho những đề tài nghiên cứu sâu và rộng hơn về sau. Ngoài ra, đề tài cũng muốn gởi đến người đọc cái nhìn, cách nghĩ của giới trẻ thông qua yếu tố ngôn ngữ để thấu hiểu phần nào tâm lí của lớp trẻ và có phương cách hòa hợp các mối quan hệ trong xã hội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các trao đổi trên mạng, các trang web, các bài báo có liên quan đến ngôn ngữ chat… Phạm vi nghiên cứu: người viết nghiên cứu trong thời gian từ năm 2006 đến 2009, chủ yếu là ngôn ngữ trên mạng (tiếng Việt và tiếng Anh), không nghiên cứu tin nhắn.
  6. Hướng nghiên cứu thứ nhất từ cái nhìn tổng thể của ngôn ngữ. Từ đó làm tiền đề để đào sâu vào những biến thể của ngôn ngữ mà cụ thể là ngôn ngữ chat. Hướng nghiên cứu thứ hai đi từ những yếu tố liên quan trực tiếp đến văn bản chat: biểu tượng cảm xúc, yếu tố phương ngữ, tiếng bồi.… 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Về cơ sở lý luận của đề tài, chúng tôi dựa trên hệ thống quan điểm của ngôn ngữ học hiện đại. Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng tài liệu của một số ngành khoa học có liên quan như: kí hiệu học, tâm lý học, xã hội học, địa lý học… Về phương pháp nghiên cứu, đầu tiên, chúng tôi thu thập tài liệu liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài, sau đó, lựa chọn dữ liệu và áp dụng các phương pháp nghiên cứu. - Các phương pháp chủ đạo được sử dụng trong luận văn là phương pháp miêu tả và phương pháp so sánh-đối chiếu, phân tích. - Phương pháp miêu tả: giúp chỉ ra những đặc điểm của đối tượng, giúp cho việc đối chiếu dễ dàng hơn. - Phương pháp đối chiếu: tìm hiểu những nét giống và khác nhau của ngôn ngữ chat giữa những vùng miền trong nước, giữa tiếng Việt và tiếng Anh… - Phương pháp phân tích: từ nhiều cứ liệu, chúng tôi phân tích để tìm ra điểm chung và riêng của ngôn ngữ chat, giải thích nguyên nhân, tìm ra quy luật chung … - Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, người viết sử dụng thêm các phương pháp giải thích, khảo sát thực nghiệm…
  7. Chương 1 NGÔN NGỮ VÀ NGÔN NGỮ CHAT 1.1. Ngôn ngữ và chữ viết 1.1.1. Khái niệm về chữ viết Hệ thống chữ viết là một hệ thống kí hiệu dùng để ghi lại ngôn ngữ. Nếu ngôn ngữ là hệ thống kí hiệu thì chữ viết là hệ thống kí hiệu của kí hiệu. Chữ viết là phương tiện để văn bản hóa ngôn ngữ nhưng không thể đồng nhất ngôn ngữ và chữ viết. Người ta có thể không biết chữ nhưng vẫn nói, vẫn dùng ngôn ngữ như thường. Về mặt lịch sử, ngôn ngữ xuất hiện cùng với xã hội loài người, trong khi đó, cho tới nay nhiều ngôn ngữ vẫn chưa có chữ viết. Con người có mặt trên trái đất hàng chục vạn năm, nhưng mãi tới khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định, loài người mới có chữ viết. F Engels, triết gia người Đức - Nhà cách mạng vĩ đại đã viết: “Giai đoạn này bắt đầu với việc nấu quặng sắt và chuyển qua thời đại văn minh với việc sáng tạo ra chữ viết có vần và việc sử dụng chữ để ghi lời văn” (Dẫn F. Engels, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước, Nxb Sự thật, năm 1961) Đối với lịch sử phát triển của xã hội loài người, chữ viết có một vai trò rất to lớn. Ngôn ngữ, là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người, dầu sao vẫn có những hạn chế nhất định. Vì vỏ vật chất của ngôn ngữ là âm thanh cho nên nếu ở xa nhau không thể nghe nhau nói được.Khả năng truyền âm thanh và tiếp nhận âm thanh của tai người là hữu hạn. Ở cùng một chỗ, có thể nghe nhau nói được nhưng lại có những hạn chế khác. Các cụ ta thường nói: “Lời nói gió bay”. Mỗi lời nói chỉ được thu nhận vào lúc nó phát ra, sau đó không còn nữa. Như vậy ngôn ngữ cũng không vượt qua được cái hố ngăn không gian và thời gian. Nhưng liệu người ta có thể hiểu được lời nói của nhau, khi gián cách về không gian và thời gian, bằng con đường truyền mieng hay không? Hiển nhiên là có nhưng rất hạn chế. Khả năng nhận thức của mỗi người khác nhau và trí nhớ của con người cũng có hạn nên tình trạng “tam sao thất bản” không thể nào tránh khỏi. Với sự phát triển của khoa học kĩ
  8. thuật, hiện nay người ta đã dùng điện thoại, vô tuyến điện, radio… nhưng những biện pháp đó không phải là phổ biến, rộng rãi khắp mọi lĩnh vực. Trong tình hình như vậy, chữ viết có giá trị rất to lớn. Vì chữ viết dựa trên sự tiếp nhận về thị giác cho nên có thể thắng được không gian, thời gian và làm hạn chế đi nhiều hiện tượng “tam sao thất bản”. Nhờ có chữ viết, chúng ta mới hiểu lịch sử quá khứ của nhân loại. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi thời kỳ có chữ viết trong quá trình phát triển của loài người là giai đoạn lịch sử còn thời kỳ trước đó là giai đoạn tiền sử hoặc dã sử. Chữ viết chẳng những khắc phục được khoảng cách về không gian và thời gian mà còn phát huy được tác dụng trong những hoàn cảnh giao tiếp không dùng ngôn ngữ bằng lời được. Với tác dụng đó, chữ viết thực sự là một bước tiến lớn trong sự phát triển của xã hội loài ngưới. Nó thực sự giúp cho con người có thể truyền tải kinh nghiệm và học tập lẫn nhau trên tất cả lĩnh vực hoạt động, từ lĩnh vực văn hoá, xã hội, lịch sử đến lĩnh vực khoa học kĩ thuật. Chữ viết là sáng tạo kì diệu của con người, nhưng sản phẩm kì diệu đó không phải được hình thành ra một cách dễ dàng mà phải trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Nhưng chữ viết cổ nhất không ra đời một cách ngẫu nhiên, đột ngột mà đều trên những cơ sở nhất định, tức là nguồn gốc của nó. Từ xưa đến nay con người luôn luôn sử dụng những biện pháp giao tiếp bổ sung. Nếu như ngôn ngữ dựa vào sự tiếp nhận về thính giác thì các phương tiện giao tiếp bổ sung thường dựa vào sự tiếp nhận về thị giác. Hình thức của chúng là hiện vật và hình vẽ. 1.1.2. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp Khi con người đã sáng tạo ra chữ viết, biện pháp giao tiếp bằng hình vẽ vẫn được sử dụng. Hiển nhiên, các hiện vật, các hình vẽ và quan hệ giữa chúng cũng có thể biểu trưng đến mức nào đó những sự vật, hiện tượng và quan hệ trong thực tế, nhưng chúng không thể nào diễn đạt được tất cả mọi nội dung, nhất là những nội dung trừu tượng. Đối với hình thức giao tiếp bằng hiện vật còn có một hạn chế khác là các hiện vật không thể tồn tại lâu bền được.
  9. Một số người gán cho thuật ngữ “chữ viết” một phạm vi thể hiện quá rộng. Họ cho các hình thức giao tiếp kiểu trên cũng là chữ viết. Như vậy, theo họ chữ viết phải hiểu là tất cả các kiểu giao tiếp của con người nhờ các tín hiệu thị giác, tức là các tín hiệu thu nhận được bằng mắt. Số khác gạt những hình thức giao tiếp bằng hiện vật ra khỏi chữ viết, nhưng vẫn thừa nhận chữ hình vẽ hay còn gọi là chữ tượng hình. Thực ra cả hai hình thức giao tiếp trên đây chỉ là những hình thức tiền thân của chữ viết. Nói đến chữ viết là nói đến mối liên hệ của nó với ngôn ngữ. Chỉ những tín hiệu nào liên hệ với các hình thái của ngôn ngữ mới được xem là chữ viết. Khái niệm “chữ viết có vần” hay “chữ để ghi lời văn” của Engels là vậy. Những hình thức giao tiếp bằng hiện vật và hình vẽ là nguồn gốc của “chữ viết có vần” của “chữ để ghi lời văn”. Chữ viết và những hình thức giao tiếp đó có cùng một bản chất tín hiệu như nhau. Nếu như sự giống nhau giữa chữ viết và hình thức giao tiếp bằng hiện vật chỉ có bấy nhiêu thôi thì hình thức giao tiếp bằng hình vẽ còn mách bảo cho con người cách đặt hình chữ như thế nào. Như chúng ta đã biết, hình chữ của những chữ viết đầu tiên thường là hình vẽ. Sự khác nhau chỉ là ở chỗ một bên là hình vẽ không liên hệ với các hình thái ngôn ngữ còn một bên là hình vẽ có liên hệ với các hình thái ngôn ngữ. Chính nhờ chữ viết - ngôn ngữ mà con người có thể hiểu nhau trong quá trình sinh hoạt và lao động, mà người ta có thể diễn đạt và làm cho người khác hiểu được tư tưởng, tình cảm, trạng thái và nguyện vọng của mình. Từ đó có thể nói ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Từ những hiểu biết cơ bản về ngôn ngữ, ta cùng trải nghiệm quá trình biến đổi của chúng qua từng thời kỳ. Bước vào thiên niên kỷ thứ 3, những thành tựu tiến bộ của khoa học kĩ thuật làm nảy sinh những biến đổi nhất định có ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, mà cụ thể là chữ viết. Ở đây, chúng tôi xin đề cập đến một mảng biến đổi của ngôn ngữ trước mạng thông tin đa chiều như ngày nay, đó là ngôn ngữ chat. 1.2. Ngôn ngữ chat
  10. Ngôn ngữ chat còn gọi là ngôn ngữ mạng, ngôn ngữ @... Trong tiếng Anh, danh từ “chat” có nghĩa là “chuyện phiếm, chuyện gẫu”, còn sử dụng với nghĩa động từ thì nó là “nói chuyện phiếm, tán gẫu”. Từ ý nghĩa đó, người Việt mượn nguyên thể từ “chat” trong tiếng Anh để chỉ việc trò chuyện, tán gẫu giữa hai hay nhiều người với nhau một cách gián tiếp thông qua mạng internet. Như vậy, ngôn ngữ chat trước hết là ngôn ngữ nói. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động trao đổi thông tin nhiều tiện ích này, ngôn ngữ “chat” càng trở nên quen thuộc và phổ biến với cộng đồng “dân cư mạng”. Là dạng biến thể của ngôn ngữ chuẩn, nó không chỉ được sử dụng làm công cụ giao tiếp trên “không gian ảo” như mạng internet mà còn thâm nhập vào đời sống thông qua sách báo dành cho tuổi mới lớn, qua tin nhắn, điện thoại…. Theo tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, trưởng bộ môn Tâm lý học (Khoa Tâm lý giáo dục trường ĐH Sư phạm TP.HCM): “Dưới ảnh hưởng của phương tiện giao tiếp đơn giản tới mức hời hợt như thế, các em sẽ mất năng lượng cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ. Tình trạng này lan rộng sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của các em. Bắt chước là chuyện bình thường nhưng nếu cứ để trẻ bắt chước mà không được định hướng, chọn lọc thì sự bắt chước sẽ trở thành thói quen khó điều chỉnh và về lâu dài tạo nên những vết trầm tích ảnh hưởng đến tâm lý. Nếu cứ để trẻ chạy theo thói quen qua loa, đại khái khi sử dụng ngôn ngữ thì trong việc làm, sinh hoạt cũng dễ dàng trượt theo sự hời hợt, đơn giản ấy.” (Theo Ngọc Mai - Báo Người Lao Động) GS.TS Nguyễn Đức Dân từng nhận định về ngôn ngữ chat trên báo Tuổi trẻ như sau: “Thực tế thời nào cũng có chuyện này. Chỉ có điều bây giờ Internet phát triển nên giới trẻ sáng tạo nhiều cách viết mới, nhiều tiếng lóng mới càng nở rộ hơn mà thôi. Tâm lý của trẻ thường thích sự mới lạ, khác người nên các em muốn có kiểu viết, kiểu nói của riêng mình. Cách đây 40 năm, lúc đi học chúng tôi cũng dùng tiếng lóng, nhiều khi chỉ vì không muốn cha mẹ biết. Các em thích ngôn ngữ chat phải cẩn thận ở chỗ phân biệt nơi nào nên sử dụng, nơi nào không. Đặc biệt là trong sách vở, trong các bài học ở trường”.
  11. Từ đặc điểm trên, ta tìm hiểu đôi nét khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. 1.2.1. So sánh ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Xác định ngôn ngữ chat chính là ngôn ngữ nói, ta tìm hiểu vài điểm khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để hiểu rõ được bối cảnh, đặc điểm và cấu trúc của ngôn ngữ chat. Hai khía cạnh khác nhau của chúng là: - Nói thì nhanh hơn viết - Người nói tương tác trực tiếp với người nghe, còn người viết thì không. [Theo W. L. Chafe (32, tr. 35-53)] Ngoài ra, cứ liệu của ngôn ngữ nói thường bị ngắt quãng do nhịp độ nhanh của ngôn ngữ nói (ngôn ngữ chat không thông qua lời nói nhưng cường độ và tính chất thông tin của ngôn ngữ này làm thao tác gõ bàn phím gần như theo kịp những tư duy đang hình thành trong đầu người chat). Các lỗi thường gặp của người chat là: lỗi về từ vựng, cú pháp, việc bỏ lửng những ý mình định nói lúc đầu hoặc quên đi phần mình vừa phát biểu xong và lặp lại cùng một ý. Đây là những lỗi mà người chat hay mắc phải do tính chất chủ quan, hời hợt và tính xã giao. Người chat sẽ không biết thực người đang nói chuyện trên mạng là ai? làm gì? ở đâu? Trong khi đó, các cứ liệu của ngôn ngữ viết thì được tổ chức chặt chẽ hơn về cấu trúc ngữ pháp bởi người viết xác định được đối tượng viết và độc giả biết rõ tác giả là ai. Chính vì thế, tính khách quan, sự cẩn trọng và thái độ nghiêm túc là điều được xét đến trong văn bản viết. Không những thế, trong ngôn ngữ chat, người chat cố gắng thể hiện cảm xúc bằng những yếu tố liên kết “lấp đầy chỗ trống” như: -Tiếng Việt: vâng, tiện thể, ừm, để xem, ờ, ơ, a, à, ấy, ừ, ứ, chăng, nhá, hén, nghen, đúng không? ... -Tiếng Anh: by the way, well, oh, yeah, uh huh, I see, I mean, hmmm.... Những từ trên đây rất gần với những tiếng đệm xuất hiện trong ngôn ngữ chat: uh huh, hihihi, muh, oh, huhuhu, kakaka, Omg (Oh My God)....
  12. Ngoài ra, có một số khác biệt về diễn ngôn nói và diễn ngôn viết: Diễn ngôn nói Diễn ngôn viết - hội thoại không chuẩn bị trước - truyện kể và bài phát biểu - giao dịch dịch vụ chính thức. - trò chuyện thư giãn, mở rộng - tường thuật truyện kể dài đề tài - bài phát biểu cổ động - đề tài tự do trực tiếp… - bài phát biểu mang tính pháp lý, hành chính, học thuật…  phong cách khẩu ngữ  phong cách ngôn ngữ văn hóa, gọt giũa Như ta biết, ngôn ngữ nói thường diễn ra một cách tự nhiên, ít gò bó. Người nói thường có khả năng phát ra một tràng dài, thường là các ngữ đoạn ngắn hơn một câu, và các ngữ đoạn này thường thiếu sự liên kết bề mặt như cách tổ chức một văn bản viết nhưng thường vẫn có liên kết, gắn bó về nội dung. Ngoài ra, ngôn ngữ nói có tính tức thời - tức tính chất không dàn dựng trước, tính tự nhiên, tính trực tiếp, tính ngắn gọn, trong khi ngôn ngữ viết có tính hoàn chỉnh và cố định, tính bền vững và tính gọt giũa. Ngôn ngữ viết đòi hỏi sự chuẩn mực về chính tả cũng như những quy tắc về cách viết, cách trình bày văn bản còn ngôn ngữ nói có tính nhất thời và không cố định, tính nôm na và thiếu gọt giũa. Thành ngữ “nôm na là cha mánh qué” phần nào cũng nói lên tính thiếu gọt giũa trong ngôn ngữ nói nhưng cũng phần nào phản ánh cách nhìn nhận sai lệch về tính chất của ngôn ngữ nói. Từ đó, ta nhận thấy hoàn cảnh diễn ra ngon ngữ chat giống như bối cảnh của một văn bản nói. Người chat thường trò chuyện với tâm trạng thoải mái, tư nhiên, không bị gò bó bởi không biết rõ người chat đối diện là ai và cũng biết rằng người đối diện không biết mình là ai, không phải đối diện trực tiếp nên không ảnh hưởng tới cách xưng hô và không câu nệ trong cách dùng từ ngữ, lời nói khi diễn đạt. Do đó, cách viết thường thiếu chủ ngữ, lời lẽ có tính chất tức thời, không gọt giũa. Người chat không quá quan trọng mình nói gì, nói như thế nào và nói với ai. Họ
  13. thoải mái bộc lộ suy nghĩ, tư tưởng của mình, không đắn đo. Vì thế, các văn bản chat diễn ra hết sức tự nhiên, không chú ý đến hình thức, dòng suy nghĩ tuôn chảy nhanh trên những con chữ tốc kí. Nếu thiếu ý, người chat nhanh chóng bổ sung, chắp vá… 1.2.2. Đối tượng của ngôn ngữ chat Ta dễ dàng nhận thấy có sự thay đổi sâu sắc trong ngôn ngữ giao tiếp những năm gần đây, nhất là từ khi Internet và điện thoại di động trở nên thông dụng. Nhịp sống càng gấp gáp, các phương tiện hiện đại càng gần gũi hơn với sinh hoạt thường ngày bao nhiêu thì những ngôn ngữ mới càng có nhiều cơ hội sản sinh và tác động trực tiếp vào đời sống hàng ngày. Đối tượng chính của ngôn ngữ chat là tuổi teen (từ 12 đến 18 tuổi) – lứa tuổi hay sử dụng mạng và điện thoại. Đây là đối tượng dễ tiếp cận và thích tiếp cận cái mới. Sự nắm bắt nhanh chóng ngôn ngữ chat của lứa tuổi này không chỉ phổ biến trong phạm vi một cộng đồng nhỏ mà lan rộng trở thành những từ ngữ quen thuộc được chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong thanh thiếu niên. Ngoài ra, những người hay chat ở những lứa tuổi khác nhau cũng thường sử dụng ngôn ngữ này tuy mức độ sử dụng có phần nhẹ hơn so với tuổi teen. 1.2.3. Nguyên nhân ra đời của ngôn ngữ chat a. Những nhân tố chủ quan Ngôn ngữ phát triển dưới sự tác động của những quy luật chủ quan và khách quan. Sự phát triển ấy chính là kết quả tác động của những nguyên nhân khách quan (nguyên nhân bên trong cũng như nguyên nhân bên ngoài). Tuy nhiên, nhân tố chủ quan của con người cũng góp phần không nhỏ trong sự phát triển của ngôn ngữ. Như ta biết, ngôn ngữ phát triển từ từ, liên tục, không đột biến, nhảy vọt mà theo con đường kế thừa, phát triển và cải tiến những yếu tố cơ bản của ngôn ngữ hiện có. Ngôn ngữ chat được hình thành là do sự phát triển của ngôn ngữ mạng trong thời đại bùng nổ công nghê thông tin. Ngôn ngữ @ ban đầu là cách biến đổi chữ cái học theo các web nước ngoài, ví dụ số 4 là cách viết tắt cho chữ A (4 giống chữ A); 3 viết tắt cho chữ E (3 viết ngược giống E); chữ I thay bằng J… Ngôn ngữ
  14. biến dạng dần, thay đổi từng chi tiết của chữ cái, chủ yếu do người viết muốn tiết kiệm thời gian, không phải tốn nhiều công sức. Ngoài ra, để đọc và hiểu được ngôn ngữ chat của tuổi teen, chúng ta phải có chút vốn kiến thức về ngôn ngữ mạng kết hợp với tưởng tượng, suy ngẫm, phân tích… Hiện tượng này khá thông dụng trong giới net, đã xuất hiện từ lâu nhưng chỉ phổ biến trong bạn bè, tạo cảm giác thân mật, trêu đùa, làm “trẻ hoá” ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ thêm phần đa dạng. Đôi khi cách viết này cũng là do quán tính của người viết và một phần là do nhiễm những từ viết tắt của game (trò chơi). Ngoài ra, giới trẻ không hài lòng với những gì đã có, họ vận dụng sự sáng tạo của mình tạo ra một ngôn ngữ mới như một kiểu giao tiếp thân mật, đúng với phong cách của thế hệ mình. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và truyền thông, giới trẻ đã sử dụng loại ngôn ngữ này một cách phổ biến và nó trở thành một trào lưu của xã hội hiện nay. Tuy nhiên, những gì không phù hợp với giới trẻ sẽ nhanh chóng bị đào thải cho những xu hướng mới hấp dẫn hơn. Họ chỉ cần không quên rằng những sản phẩm này đơn giản là một cuộc chơi và chỉ nên có ở thế giới ảo. Nó hoàn toàn vô nghĩa nếu bạn dùng nó trong văn bản chính thống, trong giao tiếp, thông tin với những đối tượng khác (không phải là giới trẻ). Ngôn ngữ chat là một bước phát triển mới, song chứa một số lỗi không phù hợp với chuẩn tiếng Việt, việc gìn giữ bản sắc tiếng Việt hay phát triển ngôn ngữ mới này đều có phần quan trọng và quan hệ mật thiết với nhau.
  15. b. Những nhân tố khách quan Sự biến đổi và phát triển của các ngôn ngữ luôn luôn diễn ra trên cả hai mặt cấu trúc và chức năng. Quá trình phát triển từ ngôn ngữ bộ lạc đến ngôn ngữ cộng đồng là quá trình phát triển của các ngôn ngữ về mặt chức năng. Sự phát triển về mặt cấu trúc của ngôn ngữ thể hiện ở sự biến đổi của hệ thống ngữ âm, thành phần hình thái học, từ vựng - ngữ nghĩa và kết cấu ngữ pháp của nó. Những hiện tượng mới trong ngôn ngữ thường hình thành và phát triển từ những hiện tượng đã có, trên cơ sở những hiện tượng đã có. Sự xuất hiện của ngôn ngữ chat như là một tất yếu của sự phát triển nhảy vọt trong việc sử dụng phương tiện giao tiếp trong công nghệ. Ngôn ngữ chat xuất hiện để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của một số đối tượng nhất định nhằm mục đích: tiết kiệm thời gian (nhưng có những trường hợp là ngược lại), nhấn mạnh bản sắc cá nhân, tạo phong cách riêng. Trong thời đại công nghệ thông tin, “thời gian là vàng bạc”. Tuy nhiên, giá trị thời gian không thay đổi trong bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc sống. Mỗi người có một suy nghĩ riêng, lối diễn đạt riêng, cách sử dụng từ ngữ riêng, cách sắp xếp riêng… Sự biến đổi của ngôn ngữ này mang lại một số tiện ích cho người trẻ. Nhưng ngôn ngữ chat không phải lúc nào cũng mang lại mặt tích cực. Những tiện ích mà giới trẻ liệt kê đôi khi chỉ mang giá trị chủ quan. Người chat có khi rất mất thời gian để thực hiện văn bản. Vả lại, ngôn ngữ chat khó đọc, khó hiểu. Dùng nhiều sẽ gây nhức mắt, mệt mỏi vì phải suy luận nhiều và đôi lúc gây phản cảm. Không riêng gì các bạn trẻ Việt Nam, giới trẻ thế giới đã và đang bị cuốn vào cơn lốc Internet với các dạng ngôn ngữ mới làm các bậc phụ huynh đau đầu. Một khi đã hình thành thói quen sử dụng ngôn ngữ chat, liệu họ có thể hạn chế khi viết những văn bản chính thống hay không? Không thể phủ nhận hay gò ép những gì mà văn hóa teen đang hình thành. Hơn các thế hệ khác, họ mong muốn được khẳng định mình, sáng tạo ra những điều mới mẻ không chỉ để giải trí mà còn để tiết kiệm tiền và thời gian chat, nhắn tin. Đó có thể là một hướng đi đúng khi họ sáng tạo có hiệu quả, không thái quá và qua thời gian, thứ ngôn ngữ này sẽ được gạn lọc. 1.2.4. Các sắc thái giao tiếp trong ngôn ngữ chat
  16. a. Chat với người chưa quen biết Khi trò chuyện trên mạng, có trường hợp, ta không biết người thật, không biết về tuổi tác, địa vị, nghề nghiệp, giới tính, hình thức...của người chat. Đây chính là những yếu tố gây cản trở cho quá trình giao tiếp. Chính vì những điều không biết này, người chat dễ bị nói dối, bị cung cấp thông tin sai lệch. Bởi thế, ta thấy có hiện tượng bị lừa tiền, lừa tình trong không gian ảo. Do mù mờ thông tin về đối phương, người chat đổ đồng các mối quan hệ. Họ cho tất cả mọi người đều “bằng vai phải lứa”, “bình đẳng” và tùy tiện sử dụng ngôn từ, không cần xác định tuổi tác, vai trò, vị trí xã hội… Điều này dẫn tới một số hành vi giao tiếp thiếu văn hoá. - Mọi người sẽ dùng những lời chào giống nhau với tất cả mọi đối tượng. Ví dụ: Hi hoặc hey (cho tất cả mọi người, chứ không phân biệt hi - dành cho đồng trang lứa và good morning/good afternoon/good evening - với người lớn tuổi hơn mình) - Nói trống chủ ngữ hoặc dùng xưng hô chung cho tất cả mọi người Ví dụ: Khoẻ không? Làm gì? A/S/L/M/H (trong tiếng Anh) Bạn tên gì? Bạn ở đâu? (Xưng hô “bạn” cho tất cả mọi người) b. Chat với người đã quen biết Nếu hai người chat đã từng biết nhau, ngôn ngữ chat sẽ khác, có phần thân quen, dạn dĩ hơn và đặc biệt sự hình dung về đối tượng sẽ rõ hơn. Nhưng căn bản vẫn là ngôn ngữ rút gọn, cộc lốc, ngôn ngữ mà chữ viết cốt sao cho phép nhận ra âm thanh (vỏ ngữ âm của ngôn ngữ) mà không câu nệ tới “chuẩn” chữ viết. Hệ quả là phần con chữ nào có thể bỏ được thì cứ bỏ. Bằng cảm nhận, người chat thấy có thể bỏ đi một số chữ trong một từ mà người khác vẫn tiếp nhận được. Ví dụ : không  khôg, ko được  đc những  nhữg như thế nào  ntn
  17. Ví dụ: Thay vì những lời chào hỏi quen thuộc như khi ta gặp nhau: Bạn khoẻ không? Bạn tên gì? Bạn làm gì? Bạn ở đau?..Người chat sẽ rút gọn: Hi, Tên? Ở đâu? Làm gì? … (Cư dân mạng gọi đây là phong cách “giản lược”) c. Các kiểu chat vui nhộn Để gây cảm giác vui nhộn, người chat dùng những từ ngữ tạo sự hài hước: + Đệm từ (khẩu ngữ) Người chat thường thêm vào những từ đệm như: nghen, chứ bộ, hổng chừng, thấy mồ (thấy mừ), nhứt, lận, hơi bị … Ví dụ: Nhỏ nhớ nghen! Người ta nhớ chứ bộ! Hổng chừng đợt này tui rớt à nghen! Pùn thấy mồ nhỏ ơi! Nhớ nhứt là fai? đến chỗ hẹn đúng giờ đó! Tui bit a từ thuở cởi truồng tắm mưa lận nghen! Hum nay diện đồ hơi bị đẹp nha! + Nói vần (dù là vô nghĩa) Ví dụ: Chán như con gián, nhỏ như con thỏ, ngu như con thú, điên như chuối chiên, bèo nhèo như cục cứt mèo, chảnh như cá cảnh (chó cảnh), dở hơi lại chẳng biết bơi, thần kinh dẫm phải đinh, cướp trên giàn mướp… + Dùng từ biến đổi phụ âm hoặc phần vần o Lạ hóa chữ viết: Người chat sử dụng những từ ngữ lạ này chủ yếu tạo cảm giác vui tai, dí dỏm. Sự lạ hóa này do nhiều nguyên nhân khác nhau: tự chế tác để tạo sự vui tai, khác lạ (tình củm, pùn, kỉm tra...); những âm tiết phát âm giống nhau (i = y: tình iu, b = p: pó tay, d = z =gi: zô dziên, zải quyết...); ảnh hưởng từ tiếng Anh (d = z: zí zỏm, zô ziên...) Phụ âm đầu: tình cảm  tình củm buồn  pùn
  18. buổi tối  pủi túi bó tay  pó tay vô duyên  zô dziên giải quyết  zải wuyết... Nguyên âm: kiểm tra  kỉm tra tình yêu  tình iu muốn  mún mờ  moh... Phụ âm cuối: không  hok à  àh mừ  muh cay  cayz cổ tích  cổ tick... o Dùng từ địa phương Ví dụ: hôn  hun (người miền Nam) rồi  gồi (người miền Tây Nam bộ) trời ơi  dời ơi (người miền Bắc) đi học về  đi họx dìa (người miền Nam) rồi thì sao  rùi thì seo (người Quảng Ngãi) tại sao  tại seo (người Quảng Ngãi) thương em  xương em (người miền Bắc)… o Dùng từ gần âm (nghe vẫn nhận ra được) Ví dụ: rồi  oài với  dzí tôi  toy d. Thành phần hỗn hợp (“tạp-pí-lù”) Tham gia chat có rất nhiều thành phần với đủ mọi trình độ và cách ứng xử văn hóa khác nhau, đó là những dạng người:
  19. + Trình độ nhận thức kém: chưa nắm vững tiếng Việt, viết sai ngữ pháp, sai chính tả. Ngoài ra, họ còn “chế biến” ngôn ngữ tạo cái cười hời hợt, thiếu văn hóa khi chat trên mạng. Ví dụ: Ho^m Nay mìnH hok pài Thơ lo*m ku~a TO^’ hư?u.  Hôm nay mình học bài thơ “Lượm” của Tố Hữu (viết sai chính tả, viết hoa tuỳ tiện) Vũng Tàu  vũng xình (nói đùa dễ dãi) loncon@yahoo.com  lợn con a móc da heo chấm cơm chấm canh chấm nước mắm… (liên tưởng hời hợt) bó tay, bó chân, bó chiếu, bó gối …  không tìm ra hướng giải quyết (liên tưởng hời hợt) giám đốc, dzám xúi… xúi giục, đốc thúc người khác (liên tưởng hời hợt) mày hả bưởi?  thể hiện thái độ vui sướng khi đã trả đũa (bông đùa xuề xoà) + Những người có kien thức: Họ viết tắt tiếng Việt theo một nguyên tắc khá lôgích, có thể chấp nhận được. Ví dụ: Ư = u* hay u+ Ơ = o* hay o+ Đ = dd Ô = o^ Ă = a( … Không  ko Ngôn ngữ  n2 Nông dân  nôg dân Ngày mai  ngmai
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2