Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
lượt xem 49
download
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trình bày về những vấn đề chung trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp; một số cơ chế tạo hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Mời các bạn tham khảo tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ___________________ Nguyễn Thị Tú Anh HÀM NGÔN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ___________________ Nguyễn Thị Tú Anh HÀM NGÔN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRỊNH SÂM Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cám ơn đến phòng Sau Đại học, quý thầy cô trong tổ Ngôn ngữ, khoa Ngữ Văn, những người thầy đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian qua và cung cấp cho tôi nhiều kiến thức quý báu giúp tôi có nền tảng kiến thức để thực hiện luận văn này. Tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy hướng dẫn PGS.TS. Trịnh Sâm vì sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của thầy trong suốt quá trình tôi tiến hành nghiên cứu. Tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường PTTH Phan Huy Ích đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt khóa học. Lời cám ơn cuối cùng, tôi xin gửi đến gia đình, bạn bè,… nguồn động viên, chỗ dựa tinh thần đã giúp tôi hoàn thành khóa luận. Tôi xin gửi đến tất cả lời cám ơn chân thành. TP. Hồ Chí Minh ngày 30 tháng 9 năm 2012. Người viết luận văn Nguyễn Thị Tú Anh Lớp Cao học Ngôn ngữ học khoá 21
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn ...................................................................12 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................12 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................13 6. Đóng góp của luận văn ......................................................................................13 7. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................14 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................15 1.1. Hàm ngôn và các thuật ngữ hữu quan ............................................................15 1.1.1. Hàm ngôn và hiển ngôn............................................................................15 1.1.2. Hàm ngôn và tiền giả định .......................................................................23 1.1.3. Hàm ngôn và suy ý ...................................................................................28 1.2. Phân loại hàm ngôn và các cơ chế tạo hàm ngôn ...........................................28 1.2.1. Phân loại hàm ngôn ..................................................................................28 1.2.2. Cơ chế tạo hàm ngôn ................................................................................33 1.3. Đặc trưng văn hóa – tâm lý – xã hội và việc tạo hàm ngôn ...........................37 1.3.1. Đặc trưng văn hóa gốc nông nghiệp .........................................................38 1.3.2. Đặc trưng sông nước ................................................................................39 1.4. Mục đích dùng hàm ngôn ...............................................................................41 1.4.1. Tăng sức hấp dẫn thuyết phục cho lời nói................................................42 1.4.2. Khiêm tốn, lịch sự ....................................................................................42 1.4.3. Không muốn trực tiếp làm mất thể diện người nghe ...............................43 1.4.4. Châm biếm ...............................................................................................43 1.4.5. Không chịu trách nhiệm trực tiếp về hành động ngôn từ .........................44
- 1.4.6. “Ít lời nhiều ý” ..........................................................................................45 1.5.Truyện ngắn và truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ............................................46 1.5.1. Truyện ngắn ..............................................................................................46 1.5.2. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ..............................................................47 1.6. Tiểu kết ...........................................................................................................50 Chương 2. MỘT SỐ CƠ CHẾ TẠO HÀM NGÔN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP ..........................................................................................51 2.1. Cơ sở nhận diện hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ................51 2.2. Cơ chế tạo hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp .........................52 2.2.1. Dùng thực từ .............................................................................................53 2.2.2. Dùng hư từ ................................................................................................54 2.2.3. Dùng tiền giả định ....................................................................................65 2.2.4. Vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất .....................................................68 2.2.5. Vi phạm quy tắc lập luận ..........................................................................72 2.2.6. Vi phạm phương châm hội thoại ..............................................................74 2.2.7. Sử dụng hành động ngôn ngữ gián tiếp ....................................................78 2.2.8. Dùng câu chất vấn ....................................................................................79 2.2.9. Dùng từ ngữ không tương thích ...............................................................80 2.2.10. Dùng từ sai lệch ngữ nghĩa .....................................................................82 2.2.11. Dùng thành ngữ, tục ngữ ........................................................................84 2.2.12. Dùng từ đồng âm ....................................................................................86 2.2.13. So sánh ...................................................................................................87 2.2.14. Nói giảm, nói tránh .................................................................................89 2.3.Tiểu kết ............................................................................................................91 Chương 3. CHỨC NĂNG VÀ TÁC DỤNG CỦA HÀM NGÔN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP ..........................................................92 3.1. Chức năng hàm ngôn ......................................................................................92 3.1.1. Mỉa mai.....................................................................................................93 3.1.2. Khuyên .....................................................................................................94
- 3.1.3. Cấm đoán ..................................................................................................95 3.1.4. Phản đối ....................................................................................................95 3.1.5. Trách móc .................................................................................................96 3.1.6. Gợi ý .........................................................................................................97 3.1.7. Nịnh bợ .....................................................................................................98 3.1.8. Chửi ..........................................................................................................99 3.1.9. Hối hận ...................................................................................................101 3.1.10. Né tránh ................................................................................................102 3.2. Tác dụng của hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ..................105 3.2.1. Thể hiện tư tưởng của nhà văn ...............................................................105 3.2.2. Thể hiện những vấn nạn xã hội ..............................................................107 3.2.3. Lời cảnh tỉnh con người từ mặt trái xã hội .............................................108 3.3. Nhận xét về hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp .....................109 3.3.1. Hàm ngôn trong lời kể ............................................................................110 3.3.2. Hàm ngôn trong lời thoại .......................................................................115 3.3.3. Hàm ngôn trong tiêu đề ..........................................................................117 3.4. Nhận xét khái quát phong cách Nguyễn Huy Thiệp qua việc sử dụng hàm ngôn ......................................................................................................120 3.4.1. Ngôn ngữ ngắn gọn, cô đúc....................................................................120 3.4.2. Giọng điệu lạnh lùng ..............................................................................120 3.5. Tiểu kết .........................................................................................................122 KẾT LUẬN ............................................................................................................123 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................125 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Mô hình cấu trúc nghĩa của câu theo Hoàng Xuân Tâm - Nguyễn Văn Bằng - Bùi Tất Tươm - Cao Xuân Hạo (1998) ......................... 18 Bảng 1.2. Lược đồ về sự lưỡng phân của Oswald Ducrot ............................................. 19 Bảng 1.3. Sơ đồ quan hệ giữa các “Nghĩa đầy đủ của một phát ngôn” theo Nguyễn Đức Dân .................................................................................... 19 Bảng 1.4. Sơ đồ tổng quát các kiểu nghĩa hàm ẩn của Đỗ Hữu Châu ............................ 20 Bảng 1.5. Sơ đồ phân loại tổng quát nghĩa của câu theo Nguyễn Thiện Giáp ............... 22 Bảng 1.6. Sơ đồ khái quát nghĩa của lời của Hoàng Phê ................................................ 24 Bảng 1.7. Sơ đồ tổng quát về nghĩa hiển ngôn và hàm ẩn theo Cao Xuân Hạo ............. 26 Bảng 2.1. Thống kê các cơ chế tạo hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ... 53 Bảng 3.1. Chức năng hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp......................... 92 Biểu đồ 2.1. Cơ chế tạo hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ......................... 90 Biểu đồ 3.1. Chức năng hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ....................... 105
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cuộc sống vô cùng phong phú, đa dạng và hết sức phức tạp, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể “nói thẳng”, “nói trắng”, “nói toạc móng heo”… những suy nghĩ của mình. Vì vậy, nói thế nào để diễn đạt được nội dung muốn nói mà không làm người nghe phật lòng, nói thế nào để không đụng chạm đến người khác, tức là nói thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, quả nhiên, không phải là một vấn đề đơn giản. Do đó, để tránh cách nói thẳng vào sự thật, chúng ta thường thực hiện hành vi giao tiếp hàm ẩn của mình thông qua lối nói gián tiếp. Cách nói này được gọi là hàm ngôn. Do không được nói ra trực tiếp nên để nhận ra và hiểu đúng hàm ý của người nói/người viết, người nghe/người đọc cần phải suy luận. Vì vậy, biết sử dụng hàm ngôn đúng nơi, đúng lúc sẽ có tác dụng làm tăng tính hấp dẫn, thuyết phục cho lời nói và cho văn bản. Bên cạnh đó, bằng cách nào lí giải được hàm ngôn của người nói/người viết sẽ giúp chúng ta hiểu được sâu sắc vấn đề và giúp giao tiếp thành công. Hàm ngôn được thể hiện rất nhiều trong lời ăn tiếng nói hàng ngày và đặc biệt trong văn chương nghệ thuật. Các nhà văn thường thể hiện những điều muốn nói trong tác phẩm của mình với kiểu “ít lời nhiều ý”. Muốn hiểu, muốn nắm bắt được những hàm ngôn phức tạp, sâu sắc trong tác phẩm văn học nghệ thuật hiển nhiên phải có sự hiểu biết về ngôn ngữ và rèn luyện tư duy nghệ thuật. Xa hơn, muốn hiểu được ngôn ngữ phải đặt nó vào trong tác phẩm văn học, trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Hai vấn đề này đi đôi với nhau, gắn chặt nhau.Một nhà văn thành công là ở chỗ biết cách sử dụng ngôn ngữ “nói ít” nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa tức là cách thể hiện ý hàm ngôn, ngầm ẩn, nói mà như không nói. Trong quá trình tìm hiểu về hàm ngôn và tác phẩm, chúng tôi nhận thấy nhà văn Nguyễn Huy Thiệp là một trong những nhà văn đã thể hiện được những điều ngầm ẩn như thế trong tác phẩm của mình. Truyện ngắn của ông sử dụng rất nhiều yếu tố hàm ngôn, chính với lối viết “bóng gió”, “tá cổ luận kim” (mượn xưa để nói nay) mà văn chương của ông có sức hàm chứa rất lớn. Có thể nói, trong nền văn học
- 2 Việt Nam từ xưa đến nay, ít có nhà văn nào vừa mới xuất hiện đã được dư luận trong và ngoài nước quan tâm như Nguyễn Huy Thiệp. Truyện ngắn của ông thường đề cập đến nhiều mặt trái của xã hội hiện đại, đặc biệt là những vấn đề về đạo đức. Tác phẩm của ông đã gây ra những phản ứng trái ngược trong giới phê bình văn học cũng như độc giả. Sở dĩ có hiện tượng như vậy vì văn chương của Nguyễn Huy Thiệp có nhiều cách hiểu, nhiều cách cảm nhận. Và đặc biệt hơn, truyện của ông rất khó lí giải, nếu chỉ đọc qua chắc chắn sẽ không thể nhận ra ông định nói gì, thế nhưng càng đọc kỹ càng phát hiện thấy nhiều điều mới mẻ, hấp dẫn và hàm ý sâu xa. Có được sự thành công như vậy là vì Nguyễn Huy Thiệp rất có tài trong việc sử dụng ngôn từ. Có thể ghi nhận với tác phẩm của ông, bề mặt ngôn ngữ thì có vẻ dễ hiểu, rõ ràng nhưng lại ẩn chứa rất nhiều vấn đề ở bề sâu. Nghiên cứu về hàm ngôn trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp sẽ giúp chúng ta có cách tiếp cận chính xác hơn về tác phẩm của ông nói riêng và tác phẩm văn chương nói chung. Hơn nữa, tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp ra đời trong bối cảnh đất nước vừa trải qua một thời kỳ dài sống trong khói lửa chiến tranh, đất nước vừa thống nhất, xã hội vừa bước vào giai đoạn đổi mới. Việc nói thẳng vào những vấn đề hiện thực, đặc biệt là về thế thái nhân tình quả thực không đơn giản một chút nào. Trong khi, mọi người đang e dè không dám nhìn thẳng, nói thẳng vào hiện thực, thì với cách nói hàm ngôn này đã giúp Nguyễn Huy Thiệp chuyển tải được rất nhiều vấn đề gai góc trong cuộc sống. Mặc dù không xuất hiện trên bề mặt câu chữ nhưng nghĩa hàm ngôn nhiều khi đóng vai trò rất quan trọng, nếu chưa hiểu được nghĩa hàm ngôn của một câu nói thì coi như chưa hiểu được câu nói đó. Vì vậy, việc tìm hiểu về hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp sẽ giúp chúng ta hiểu được những tầng nghĩa khác nhau trong tác phẩm của ông một cách sâu sắc. Chính vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn tìm hiểu về hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp làm đề tài nghiên cứu. Chúng tôi nhận thấy đây là vấn đề lý thú nhưng cũng là vấn đề rất phức tạp và trải dài trên nhiều bình diện,
- 3 nhiều chuyên ngành khác nhau. Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, chúng tôi không có tham vọng lý giải tất cả các chức năng hàm ngôn và cơ chế tạo hàm ngôn mà chỉ đi vào tìm hiểu những chức năng và cơ chế tạo hàm ngôn phổ biến nhất trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. 2. Lịch sử vấn đề 2.1.Hàm ngôn Khái niệm hàm ngôn ban đầu được nêu ra trong triết học, sau đó là trong ngôn ngữ học. Và nó là lĩnh vực của những thông tin ngầm ẩn, có nhiều hướng nghiên cứu về lĩnh vực này như: ngữ nghĩa học, logic học, ngữ dụng học. Có thể nói Oswald Ducrot và Paul Grice là những người đầu tiên khám phá ra vấn đề hàm ngôn trong ngôn ngữ. Hàm ngôn theo hướng dụng học của Paul Grice (1967) về cơ bản dựa trên hai căn cứ là ý nghĩa của người nói và nguyên tắc cộng tác. Công lao lớn nhất của Paul Grice là đã đưa ra “Nguyên tắc cộng tác hội thoại” và phân loại ý nghĩa hàm ẩn. “Nguyên tắc cộng tác hội thoại” có nghĩa là khi tham gia hội thoại chúng ta có những quy định chung mà ai cũng phải tuân thủ. Còn ý nghĩa thông báo của người nói được hiểu là ý định hay nội dung giao tiếp mà người nói muốn chuyển tải qua phát ngôn. Và đặc biệt, tác giả đã chi tiết hóa nguyên tắc cộng tác thành bốn nguyên tắc bậc dưới gọi là phương châm như: lượng, chất, quan hệ, cách thức và đã phân chia ý nghĩa hàm ẩn thành hai loại là: hàm ẩn quy ước (hàm ẩn từ vựng) và hàm ẩn hội thoại. Và cũng theo Paul Grice, ý nghĩa hàm ẩn thuộc đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học chỉ là những ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên (non – natural meaning) tức là ý nghĩa hàm ẩn phải nằm trong ý định của người nói và những ý định đó phải được người nghe nhận biết. Còn những ý nghĩa không nằm trong ý định của người nói được Paul Grice cho là ý nghĩa tự nhiên (natural meaning) và không được tác giả cho là ý nghĩa hàm ẩn. Nhưng trong thực tế giao tiếp, chúng ta rất khó để nhận biết được đâu là hàm ẩn do cố ý hay không cố ý của người nói. Vì vậy, cách phân biệt ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên và ý nghĩa hàm ẩn tự nhiên như trên của Paul Grice rất khó để nhận diện ý nghĩa hàm ngôn. Nhưng với “Nguyên tắc cộng tác hội
- 4 thoại” mà tác giả đưa ra có tác dụng rất lớn cho việc nghiên cứu về hàm ngôn trong ngôn ngữ theo hướng dụng học. Đó là những cơ sở đầu tiên tạo tiền đề quan trọng cho các nhà ngôn ngữ đi sâu nghiên cứu vấn đề này sau đó, đúng như nhận xét của Đỗ Hữu Châu: “Dựa vào nguyên tắc cộng tác hội thoại của mình mà Grice đã vạch ra những nét đầu tiên cho lý thuyết về ý nghĩa hàm ẩn. Những nét đầu tiên nhưng vô cùng quan trọng. Đến nay, bất kỳ tác giả nào nói đến ý nghĩa hàm ẩn đều không thể không nói đến Grice”. [11b, tr.381] Oswald Ducrot (1972) - một nhà ngôn ngữ học hiện đại, người có nhiều công trình liên quan đến vấn đề hiển ngôn, hàm ngôn đã cho rằng nghĩa phát ngôn có hiển ngôn (explicite) và hàm ngôn (implicite).Theo ông, hàm ngôn có tiền giả định (presupposition) và ẩn ý (sous – entendu). Nhìn chung, cả Oswald Ducrot và Paul Grice đều nhấn mạnh quan hệ mật thiết giữa hiển ngôn với hàm ngôn. Tiếp thu những quan niệm đi trước về hàm ngôn, John Lyons (1994) cho ra đời công trình “Ngữ nghĩa học dẫn luận”. Cũng đồng ý với quan niệm của Paul Grice khi bàn về hàm ngôn, tác giả chia hàm ngôn thành hai loại: hàm ngôn quy ước và hàm ngôn hội thoại. Nhưng ở phần hàm ngôn quy ước, ông đã mở rộng thêm một số trường hợp so với quan niệm của Paul Grice. Thứ nhất, John Lyons cho rằng sự phân biệt giữa cái nói ra và cái được hàm ý theo quy ước không phải bao giờ cũng rõ ràng. Quan trọng hơn, nó cho thấy cách thức mà các phương tiện từ vựng và ngữ pháp của một ngôn ngữ cụ thể có thể được điều chỉnh và khai thác để mệnh đề hóa những gì về bản chất không thuộc mệnh đề [55, tr.285]. Thứ hai, ngoài ví dụ therefore về hàm ngôn quy ước như của Paul Grice, ông còn bổ sung thêm một số trường hợp như liên từ however, moreover, nevertheless, yet… và một số tiểu từ tình thái như even, well, hoặc just… Bên cạnh đó, tác giả còn cho rằng có nhiều hơn những phương tiện từ vựng và ngữ pháp so với những gì mà Paul Grice cho là hàm ngôn quy ước có thể được người nói dùng để ngầm biểu hiện một cách quy ước một điều gì đấy vượt ra ngoài và đằng sau điều họ nói ra trên thực tế [55, tr.287]. Thứ ba, theo John Lyons những khác biệt về xã hội và nghĩa hiển lộ trong số những biểu
- 5 thức đồng nghĩa về nghĩa miêu tả cũng có thể được xếp vào phạm vi của hàm ngôn quy ước [55, tr.287]. Về hàm ngôn hội thoại, ông cho rằng bốn tiểu nguyên lí của Paul Grice có thể được điều chỉnh và giảm bớt về số lượng tùy theo ngữ cảnh, văn hóa – xã hội của từng dân tộc. Như vậy, có thể thấy rằng với những đánh giá và bổ sung của John Lyons về hàm ngôn quy ước và hàm ngôn hội thoại ở các trường hợp trên đã mở rộng thêm phạm vi nghiên cứu về hàm ngôn trong ngôn ngữ. Năm (1996), George Yule cho ra đời công trình “Dụng học - Một số dẫn luận Nghiên cứu Ngôn ngữ.” Trong công trình này, tác giả cũng dựa trên nền tảng nguyên tắc cộng tác của Paul Grice và cho rằng: “hàm ý là hiện tượng cái được thông báo nhiều hơn cái được nói ra” và “để hiểu được hàm ý thì phải thừa nhận có một nguyên tắc cộng tác cơ bản nào đó đang được hoạt động.” [32, tr.76] Cũng như Paul Grice và John Lyons, tác giả chia hàm ý thành hai loại là hàm ý hội thoại và hàm ý quy ước. Trong hàm ý hội thoại có hàm ý hội thoại dùng chung và hàm ý hội thoại dùng riêng. Điểm mới của George Yule là đã chỉ ra được đặc tính của hàm ý hội thoại là “có thể giải đoán được, cản ngăn được, hủy được và tăng cường được”[32, tr.92]. Còn hàm ý quy ước lại không đặt cơ sở trên nguyên tắc cộng tác hoặc các phương châm như hàm ý hội thoại. Theo George Yule, hàm ý quy ước không thể xuất hiện trong hội thoại và chúng cũng không lệ thuộc vào các ngữ cảnh riêng biệt khi cần giải thích chúng. Tác giả quan niệm khái niệm ‘hàm ý’ là một trong những khái niệm trung tâm của dụng học. Một hàm ý chắc chắn là một ví dụ nghiêm chỉnh cho hiện tượng cái được thông báo là nhiều hơn cái được nói ra [32, tr.94]. Ở Việt Nam, vấn đề hàm ngôn bắt đầu được nghiên cứu khoảng những năm 80 của thế kỷ XX. Nhiều nhà Việt ngữ tiêu biểu như Hoàng Phê, Đỗ Hữu Châu, Hồ Lê, Cao Xuân Hạo,… đã giới thiệu các lý thuyết của Oswald Ducrot, Paul Grice và đã có những đóng góp trên địa hạt này. Các tác giả đã vạch ra mối quan hệ, cơ chế hình thành hàm ngôn trên cứ liệu tiếng Việt.
- 6 Có thể nói, ở Việt Nam, Hoàng Phê là người đi tiên phong nghiên cứu về vấn đề hàm ngôn theo hướng ngữ nghĩa với các bài “Ngữ nghĩa của lời” (1981), “Tiền giả định và hàm ý tiềm tàng trong ngữ nghĩa của từ” (1982), và “Ý nghĩa hàm ngôn trong lời nói” (1988). Theo tác giả, chính sự thống nhất giữa nghĩa và ý làm thành toàn bộ ý nghĩa của lời hoặc phát ngôn. Bên cạnh đó, ông còn chỉ ra nghĩa gồm có nghĩa chính thức và hàm nghĩa, còn ý thì có ý chính thức và hàm ý nhưng giữa các yếu tố này không nhất thiết có sự tương ứng. Không đồng nhất với khái niệm implicature (hàm ngôn – cách dịch của Hoàng Phê), implicate (suy ý – cách dịch của Hoàng Phê) của Paul Grice, tác giả cho rằng có thể dựa vào sự khác nhau của suy ý để phân ra hàm ngôn có hai lớp khác nhau là hàm ý và ngụ ý. Hàm ý là phần nội dung hàm ngôn có thể suy ý trực tiếp và không khó khăn, vì không hoặc ít phụ thuộc vào ngữ huống, độ tin cậy của suy ý vì thế tương đối cao; còn ngụ ý là nội dung hàm ngôn thường phụ thuộc nhiều vào ngữ huống và phải suy ý gián tiếp, độ tin cậy của suy ý không cao [75, tr.51]. Tóm lại, theo Hoàng Phê cấu trúc ngữ nghĩa của lời là một cấu trúc gồm nhiều tầng như: tiền giả định, hiển ngôn, hàm ngôn; trong hàm ngôn có hàm ý và ngụ ý (ẩn ý). Ngụ ý nằm ở lớp sâu nhất trong cấu trúc ngữ nghĩa của lời và phụ thuộc ngữ huống, còn hàm ý cùng với hiển ngôn và tiền giả định thì không phụ thuộc vào ngữ huống. Như vậy, theo tác giả, có nghĩa là hàm ý không phải là hàm ngôn mà hàm ý nằm trong hàm ngôn, còn hàm ngôn thì bao hàm cả hàm ý và ngụ ý. Ngụ ý mới chính là cái có ẩn ý; ngược lại, hàm ngôn và hàm hàm ý thì có hoặc không tuỳ theo ngữ huống. Cũng tìm hiểu hàm ngôn theo hướng ngữ nghĩa học như Hoàng Phê, Hồ Lê (1996) đã đề cập đến vấn đề ý nghĩa hiển hiện và ý nghĩa hàm ẩn trong phát ngôn ở công trình “Quy luật ngôn ngữ - quyển 2: Tính quy luật của cơ chế ngôn giao”. Tác giả đã phân ý nghĩa hàm ẩn thành bốn loại là ý nghĩa hàm ẩn ngữ huống, ý nghĩa hàm ẩn ngôn từ, ý nghĩa hàm ẩn tự do và ý nghĩa hàm ẩn dự cảm. Ngoài ra, ý nghĩa hàm ẩn được ông phân tích ra thành hàm nghĩa và hàm ý. Bên cạnh đó, tác giả đã nêu lên những phương thức tổng quát về các phương thức hiển ngôn và phương thức hàm ngôn.[60, tr.58]
- 7 Theo hướng của Paul Grice, nhưng nhìn nhận một cách tổng quát và đi sâu cụ thể về hàm ngôn quy ước và hàm ngôn hội thoại trong tiếng Việt, phải kể đến Đỗ Hữu Châu (1993) với “Đại cương ngôn ngữ học”. Trong công trình này, ở chương “Dụng học”, tác giả đã dựa trên “ý nghĩa không tự nhiên” của Paul Grice để đi sâu nghiên cứu những vấn đề như: phân loại các ý nghĩa hàm ẩn, các phương thức thực hiện ý nghĩa tường minh và ý nghĩa hàm ẩn; bản chất các cơ chế suy ý đi từ ý nghĩa tường minh đến ý nghĩa hàm ẩn. Dựa vào bản chất, Đỗ Hữu Châu là người đầu tiên đã phân ra ý nghĩa hàm ẩn gồm có hàm ngôn và tiền giả định. Hàm ngôn thì có hàm ngôn nghĩa học và hàm ngôn ngữ dụng học còn trong tiền giả định thì có tiền giả định nghĩa học và tiền giả định ngữ dụng học. Dựa vào chức năng của ý nghĩa hàm ẩn trong diễn ngôn, tác giả phân ý nghĩa hàm ẩn thành ý nghĩa hàm ẩn tự nhiên và ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên như Paul Grice. Một điểm mới đặc biệt đáng quan tâm trong quan niệm của Đỗ Hữu Châu so với quan điểm của Paul Grice về ý nghĩa hàm ẩn là ở chỗ: theo quan điểm của Paul Grice không chấp nhận các ý nghĩa hàm ẩn vô tình, ngẫu nhiên, không nằm trong ý định của người nói và loại bỏ những trường hợp “hàm ẩn” do sự rút gọn chủ ngữ, vị ngữ trong phát ngôn mà có. Đối với Đỗ Hữu Châu, tất cả những trường hợp này cũng là ý nghĩa hàm ẩn. Tác giả còn cho rằng để tạo ra nghĩa hàm ẩn ngữ dụng cho phát ngôn phải dựa vào các quy tắc, cơ chế ngữ dụng học như: chiếu vật và chỉ xuất, các hành vi ngôn ngữ, lí thuyết lập luận, lí thuyết hội thoại; còn cơ sở để tạo ra các nghĩa hàm ẩn ngữ nghĩa phải dựa vào các topos (lẽ thường). Vì vậy, để có thể giải thích được các nghĩa hàm ẩn thì phải hiểu được những quy tắc và cơ chế trên. Trên cơ sở những phân tích về ý nghĩa hàm ẩn, hàm ngôn và tiền giả định, tác giả đi sâu phân tích quan hệ giữa tiền giả định và hàm ngôn rồi tiến hành phân loại hàm ngôn và tiền giả định. Về mối quan hệ giữa tiền giả định với hàm ngôn, tác giả quan niệm cả hai đều nằm trong một phạm trù là phạm trù hàm ẩn. Quan niệm này được nhiều người đồng tình nhất.Trongluận văn, người viết sẽ theo quan niệm này và xem việc vi phạm những quy tắc và cơ chế trên là những cách thức tạo hàm ngôn rất hiệu quả của chiến lược giao tiếp.
- 8 Có thể nói rằng: vấn đề hàm ngôn trong tiếng Việt dưới góc độ dụng học thì phải đến Đỗ Hữu Châu mới thực sự được nghiên cứu một cách cụ thể và có hệ thống. Những đóng góp của tác giả trong việc nghiên cứu về hàm ngôn đã giúp người nghiên cứu có thể hình dung được bức tranh toàn cảnh về ý nghĩa hàm ẩn, hàm ngôn, và tiền giả định một cách rõ ràng hơn. Cao Xuân Hạo (1997) với công trình “Tiếng Việt - mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa” đã tạo nên một bước ngoặt quan trọng cho việc nghiên cứu về hàm ngôn trong tiếng Việt. Trong công trình này, tác giả dành hẳn một phần quan trọng để trình bày về nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ẩn trong phần ngữ nghĩa. Ông chỉ ra rằng nghĩa hàm ẩn nhiều khi có vai trò quan trọng hơn nghĩa hiển ngôn vì nó thông báo cho người nghe nhiều điều không có trong nghĩa nguyên văn. Cũng theo tác giả, đặc biệt các văn bản có tính nghệ thuật (truyện, thơ) chính là nơi phát huy nhiều tác dụng nhất của các thứ nghĩa hàm ẩn. Ông cho rằng trong một thông báo, ngoài nghĩa hiển ngôn là cái nội dung mà nó trực tiếp nói rõ bằng từ ngữ, còn có nghĩa hàm ẩn tức những điều thông báo cho người nghe nhưng không có trong nghĩa nguyên văn của từ ngữ. Một điểm mới trong quan niệm của Cao Xuân Hạo (giống Đỗ Hữu Châu) là chấp nhận các ý nghĩa hàm ẩn vô tình, ngẫu nhiên, không nằm trong ý định của người nói đều là ẩn ý. Đây là quan điểm phù hợp bởi vì trong giao tiếp không thể biết được hàm ngôn nào là chủ đích, hàm ngôn nào là không chủ đích. Ngoài ra, tác giả còn là người đầu tiên đi sâu phân tích sự thể hiện của tiền giả định và hàm ý trong ngôn ngữ như: tiền giả định trong câu, tiền giả định trong từ; hàm ý của từ, hàm ý của câu và của phát ngôn. Đặc biệt, ông còn miêu tả, phân tích tỉ mỉ tiền giả định và hàm ý của một số vị từ tình thái trong tiếng Việt. Đây là sự sáng tạo có tính đột phá và cũng chính là những đóng góp lớn cho việc nghiên cứu về vấn đề hàm ngôn trong tiếng Việt nói riêng và hàm ngôn trong ngôn ngữ học nói chung. Cũng theo hướng nghiên cứu trên, Hoàng Xuân Tâm - Nguyễn Văn Bằng - Bùi Tất Tươm - Cao Xuân Hạo (chủ biên) (1998) trong công trình “Ngữ pháp chức
- 9 năng tiếng Việt, quyển 1, Câu trong tiếng Việt” đã đề cập đến vấn đề hiển ngôn và hàm ngôn. Các tác giả này cho rằng ngoài hiển ngôn, trong câu còn có hàm ngôn. Hàm ngôn“là những ý nghĩa không được biểu đạt trực tiếp qua nguyên văn mà phải suy ra từ quan hệ giữa các nghĩa trong cấu trúc và từ ngôn cảnh nguyên văn. Nếu ý suy ra vẫn còn diễn đạt được bằng ít nhiều chữ nghĩa trong nguyên văn thì đó là hàm nghĩa… cái ý ẩn kín đằng sau nguyên văn, không hề được diễn ra bằng lời ấy gọi là ẩn ý” [82, tr.109 -110]. Bên cạnh đó, các tác giả còn phân biệt hiển ngôn gồm có tiền giả định và hiển nghĩa, còn hàm ngôn thì bao gồm hàm nghĩa và ẩn ý. Như vậy, ở công trình này có sự khác biệt trong quan niệm so với công trình trước của Cao Xuân Hạo: Ở công trình trước (1997), Cao Xuân Hạo cho rằng ý nghĩa hàm ẩn gồm tiền giả định và hàm ý (giống như quan niệm của Đỗ Hữu Châu), nhưng ở công trình sau (1998), các tác giả lại quan niệm: hiển ngôn gồm tiền giả định và hiển nghĩa. Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu trước đó của các nhà ngôn ngữ trên thế giới và trong nước, Nguyễn Thiện Giáp (2000) trong “Dụng học Việt ngữ” cũng bàn về vấn đề hàm ngôn và cho rằng muốn giao tiếp thành công thì phải hiểu đầy đủ cả nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ngôn của phát ngôn. Nếu chưa hiểu nghĩa hàm ngôn của một câu nói tức là chưa thật sự hiểu câu nói đó. Dựa trên quan điểm của George Yule, tác giả đề cập đến những lời rào đón trong giao tiếp. Theo nhà nghiên cứu này, chiến lược giao tiếp, phương thức tạo tiền đề và phương châm hội thoại là những phương thức tạo hàm ngôn rất hữu hiệu. Trên cơ sở vận dụng bộ máy khái niệm của Hồ Lê, Huỳnh Công Hiển (2000) đã phân các yếu tố tạo ý nghĩa hàm ẩn thành hai nhóm là nhóm thuộc cơ chế nội tại của phát ngôn và nhóm nằm ngoài cơ chế nội tại của phát ngôn qua luận văn thạc sĩ “Các yếu tố tạo ý nghĩa hàm ẩn trong phát ngôn”. Bên cạnh đó, tác giả còn cho rằng ý nghĩa thì có nghĩa hiển ngôn và hàm ngôn. Hiển ngôn là ý nghĩa hiển hiện, trong ý nghĩa hiển hiện thì có hiển nghĩa (sự kiện thể hiện rõ) và hiển ý (tình thái thể hiện rõ). Còn hàm ngôn là ý nghĩa hàm ẩn. Ý nghĩa hàm ẩn thì có hàm nghĩa (sự kiện thể hiện ngầm) và hàm ý (tình thái thể hiện ngầm). Tóm lại, theo tác giả hệ
- 10 thống ý nghĩa bao gồm bốn yếu tố cơ bản là hiển nghĩa, hàm nghĩa, hiển ý và hàm ý. Trên đây, luận văn đã điểm qua một số công trình nghiên cứu về hàm ngôn tiêu biểu. Từ đó có thể đưa ra khái quát như sau: ý nghĩa hàm ngôn từ trước đến nay đã được nhiều nhà ngôn ngữ trong và ngoài nước nghiên cứu kỹ lưỡng, giải quyết khá thích đáng các vấn đề cơ bản. Tuy vẫn còn khác nhau trong cách gọi tên các thuật ngữ (hàm ý, hàm ngôn,…) nhưng hầu hết các tác giả đều thống nhất là trong ý nghĩa hàm ẩn có hai yếu tố: tiền giả định và hàm ngôn (hàm ý) và cũng thống nhất về các cơ chế tạo nên các ý nghĩa hàm ngôn. Vấn đề hàm ngôn trong tác phẩm từ trước đến nay cũng có những bài viết liên quan. Đầu tiên có thể nói đến đó là Luận văn Thạc sĩ “Một số phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười tiếng Việt” (2006) của Đoàn Thị Tâm. Luận văn dựa trên lý thuyết hàm ngôn, tác giả đã phân tích và chỉ ra 33 phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười tiếng Việt. Tiếp theo là Luận án Tiến sĩ “Hàm ý hội thoại trong truyện cười dân gian Việt Nam” (2011) của Nguyễn Hoàng Yến. Trong công trình này, tác giả đã vận dụng lý thuyết dụng học để tìm hiểu các nguyên tắc cộng tác và phép lịch sự với hàm ý trong truyện cười và đồng thời chỉ ra các lập luận và chỉ thị trong truyện cười. Bên cạnh việc điểm qua lịch sử nghiên cứu về hàm ngôn và hàm ngôn trong tiếng Việt, thiết tưởng cũng rất cần thiết dành một tổng thuật về nghiên cứu truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. 2.2.Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp từ khi ra đời đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu của rất nhiều tác giả. Chẳng hạn như: “Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp” do Phạm Xuân Nguyên (2001) (sưu tầm và biên soạn), NXB Văn hóa Thông tin. Nhìn chung, những bài viết trong công trình này được chia làm hai hướng: khen và chê. Những lời chê tiêu biểu là của Đỗ Văn Khang, Tạ Ngọc Liễn, Nguyễn Thúy Ái, Trung Phương… còn những lời khen tiêu
- 11 biểu là của Nguyễn Đăng Mạnh, Hoàng Ngọc Hiến, Vương Trí Nhàn,… Đặc biệt, trong đó có năm bài viết của các tác giả nước ngoài đánh giá cao truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Các bài viết này thường đề cập đến những cách “đọc” văn Nguyễn Huy Thiệp, còn về nội dung chưa đi sâu vào một khía cạnh nào trong những sáng tác đó. Hoàng Kim Oanh (2008) đã tìm hiểu về “Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” qua Luận văn Thạc sĩ Văn học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Trong luận văn, tác giả đã chỉ ra những đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp như yếu tố thơ, người kể chuyện, nghệ thuật kết cấu, nghệ thuật tạo tình huống và yếu tố kỳ ảo. Nguyễn Thị Thu Hà (2009) lại tìm hiểu về “Phương thức liên kết văn bản trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp” qua Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học Trường Đại học Khoa học và Nhân vănThành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã chỉ ra các phương thức liên kết cơ bản trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp như phép lặp, phép thế, phép nối và chỉ xuất. Phạm Thị Thùy Trang (2009) với Luận văn Thạc sĩ Văn học “Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp,”của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã đi sâu phân tích và chỉ rõ vai trò quan trọng của người kể chuyện (theo ngôi kể thứ nhất, ngôi kể thứ ba) trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp giúp tạo nên những đặc sắc riêng cho phong cách của ông. Lê Thị Nguyệt Trong (2011) đã chỉ ra những tác dụng của lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ dạng thức cấu trúc diễn ngôn và nhìn từ sự tương tác và đa dạng thẩm mĩ qua Luận văn Thạc sĩ Văn học “Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”,Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Điểm qua một số công trình và bài viết trên, chúng tôi thấy rằng: cho đến nay, nhìn chung số lượng các công trình nghiên cứu hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp về vấn đề hàm ngôn và truyện Nguyễn Huy Thiệp khá phong phú, mỗi công trình tiếp cận dưới một góc độ riêng nhưng chưa có công trình nào viết về “Hàm ngôn trong
- 12 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp”. Vấn đề hàm ngôn không phải là đơn giản và hơn nữa để hiểu được nó trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp cũng không phải là chuyện dễ dàng. Vì vậy, đối với bản thân người viết đây là một vấn đề rất mới và rất khó. Trên cơ sở kế thừa thành tựu các công trình đi trước, nhất là lý thuyết về hàm ngôn trong ngôn ngữ, luận văn này sẽ xem xét vấn đề hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp một cách toàn diện và có hệ thống hơn. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn Trên cơ sở kiến giải về hàm ngôn trong ngôn ngữ, củng cố những kiến thức về hàm ngôn. Luận văn có mục tiêu và nhiệm vụ như sau: 3.1. Mục tiêu - Nhận diện các hiện tượng hàm ngôn trong các tác phẩm truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và phân tích giá trị biểu đạt của chúng. - Miêu tả và phân loại các cơ chế tạo hàm ngôn và chức năng hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp qua đó xác lập sự đóng góp của tác giả về phong cách thể loại. 3.2. Nhiệm vụ - Xác lập bộ máy khái niệm có liên quan đến cơ chế hàm ngôn. - Miêu tả, phân tích để chỉ ra một số đặc điểm trong cách sử dụng hàm ngôn tiêu biểu góp phần tạo ra sức hấp dẫn riêng cho văn chương Nguyễn Huy Thiệp. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn sử dụng 42 truyện ngắn trong “Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” do Đỗ Hồng Hạnh tuyển chọn và hiệu đính năm 2006, NXB Văn hóa Sài Gòn làm đối tượng nghiên cứu. Nhưng trong đó, chúng tôi chủ yếu dùng 170 ngữ liệu chứa ý nghĩa hàm ngôn đã thống kê được (trong tổng 1500 ngữ liệu) làm đối tượng nghiên cứu chính. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Như vậy, bất kỳ phương thức hay cơ chế nào có khả năng tạo ra hàm ngôn ở mọi cấp độ ngôn ngữ được giới hạn trong 170 ngữ liệu đã thu thập từ 42 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đều là phạm vi nghiên cứu của luận văn.
- 13 5. Phương pháp nghiên cứu Ngoài một số thủ pháp nghiên cứu quen thuộc, luận văn dùng các phương pháp chính sau: 5.1. Phương pháp thống kê và phân loại Đầu tiên, chúng tôi thu thập, thống kê các yếu tố có chứa hàm ngôn trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, sau đó tiến hành phân loại các cơ chế, chức năng hàm ngôn theo các cơ chế tạo hàm ngôn trong tiếng Việt. Kết quả thống kê sẽ là cơ sở thực tiễn để phân tích và trở thành cứ liệu khoa học có tính xác thực, thuyết phục và minh chứng cho các lập luận của đề tài. 5.2. Phương pháp phân tích - miêu tả - tổng hợp - Dùng Phương pháp phân tích, miêu tả nội dung hàm ngôn ở một số truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp để tìm ra những cơ chế tạo hàm ngôn. - Phương pháp tổng hợp, giúp luận văn xác lập một số đặc trưng làm nên cái nguồn trong phong cách ngôn ngữ Nguyễn Huy Thiệp. 6. Đóng góp của luận văn Về mặt lý luận, trên cơ sở kế thừa và phát triển các thành tựu đã có, khi nghiên cứu về hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi hy vọng mang đến một cái nhìn sâu sắc và bao quát hơn về vấn đề hàm ngôn trong ngôn ngữ nói chung, trong tác phẩm văn chương nói riêng. Về mặt thực tiễn, chúng tôi mong rằng luận văn sẽ góp phần trong việc ứng dụng cho việc giao tiếp và dạy tiếng Việt trong nhà trường về vấn đề hàm ngôn. Giao tiếp sẽ đạt được hiệu quả tối ưu khi biết vận dụng những cách nói bóng gió, ngầm ẩn. Bởi vì, nó là một trong những cơ sở để người nói tạo dựng phát ngôn cũng như để người nghe tiếp nhận và nắm bắt đúng ý định giao tiếp của người nói. Việc dạy tiếng Việt cho học sinh phổ thông cũng sẽ đơn giản hơn, hiệu quả hơn khi chúng ta giúp các em biết và sử dụng hàm ngôn trong giao tiếp để đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, nghiên cứu này, còn giúp các em nhận biết một số phương thức tạo hàm ngôn cơ bản để từ đó có cách cảm nhận tác phẩm văn chương nói chung và văn chương Nguyễn Huy Thiệp nói riêng một cách sâu sắc. Hơn nữa, quá trình giải
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 670 | 92
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 668 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 306 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 232 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 253 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 152 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 201 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 242 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 170 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 169 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 163 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 167 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 205 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 156 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 159 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 119 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 155 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu
25 p | 124 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn