YOMEDIA
ADSENSE
Chuyên đề Sản Bệnh Viện Từ Dũ
99
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Một trong những thành tựu lớn nhất của Y học chính là việc đưa vào sử dụng phổ biến vaccin trong công cuộc bảo vệ sức khỏe nhân loại. Những thắng lợi nổi cộm của vaccin bao gồm việc xóa sổ bệnh đậu mùa và từng buớc đẩy lùi sốt bại liệt. Tiêm chủng còn là chiến thuật hàng đầu đối với các bệnh như bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, quai bị, rubella… Tuy nhiên, những dữ kiện trên không hề ủng hộ cho việc sử dụng vaccin một cách tự...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề Sản Bệnh Viện Từ Dũ
- Chuyên đề Sản Bệnh Viện Từ Dũ I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Một trong những thành tựu lớn nhất của Y học chính là việc đưa vào sử dụng phổ biến vaccin trong công cuộc bảo vệ sức khỏe nhân lo ại. Những thắng lợi nổi cộm của vaccin bao gồm việc xóa sổ bệnh đậu mùa và từng buớc đẩy lùi sốt bại liệt. Tiêm chủng còn là chiến thuật hàng đầu đối với các bệnh như bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, quai bị, rubella… Tuy nhiên, những dữ kiện trên không hề ủng hộ cho việc sử dụng vaccin một cách tự ý và tràn lan. Cần phải cân nhắc cẩn thận giữa lợi ích đạt được sau tiêm chủng và nguy cơ gặp phản ứng bất lợi khi tiếp nhận tiêm chủng. Điều này đặc biệt quan trọng khi quyết định tiêm chủng cho phụ nữ có thai do cán cân khó xác định giữa hiệu quả bảo vệ thai nhi và nguy cơ tiềm ẩn đối với thai. Các yếu tố cần xem xét khi quyết định tiêm chủng cho thai phụ bao gồm khả năng tiếp xúc với mầm bệnh, khả năng nhiễm bệnh cũng như hậu quả khi mắc bệnh, hiệu quả của vaccin và các hiệu quả có lợi khác. Mặc dù vậy, lợi ích mà mẹ và thai nhi đạt được khi tiếp nhận tiêm chủng thường lớn hơn những nguy cơ trên lý thuyết về phản ứng bất lợi khi tiêm ngừa. Không có bằng chứng cụ thể về những nguy cơ thai phụ và thai sẽ mắc phải khi tiếp nhận vaccin chứa vi khuẩn bất hoạt, vaccin chứa virus giảm độc tố hoặc chỉ vaccin chứa trích tinh độc tố đã khử độc. Hiện nay, những thông tin khuyến cáo về tiêm chủng cho phụ
- nữ có thai liên tục được cập nhật, tạo nên những thay đổi trong chỉ định cũng như chống chỉ định của tiêm chủng. Những thông tin sau đây đã được chúng tôi cố gắng cập nhật và cô đọng nhằm đ ưa ra một khái niệm cơ b ản giúp cân nhắc quyết định tiêm chủng cho thai phụ trong thai kỳ. II. II. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN: 1. Các định nghĩa: a. Vaccine: là dịch treo chứa vi sinh vật đã bị giết chết hoặc còn sống nhưng đã được làm giảm độc lực (bằng sức nóng, formol…), hay những thành phần kháng nguyên của các mầm bệnh này, đưa vào cơ thể để tạo miễn dịch, phòng bệnh. b. Giải độc tố là độc tố vi khuẩn đã được biến đổi thành không độc, nhưng còn khả năng kích thích tạo kháng độc tố. c. Globulin-miễn dịch là một dung dịch chứa kháng thể dẫn xuất từ máu người, dùng duy trì tính miễn dịch của những người suy giảm miễn dịch, hoặc tạo miễn dịch thụ động. d. Kháng độc tố là kháng thể dẫn xuất từ huyết thanh súc vật, sau khi kích thích b ằng kháng nguyên chuyên biệt và dùng để tạo miễn dịch thụ động. 2. Nguyên tắc tổng quát: Tạo tính miễn dịch tuân thủ 2 nguyên tắc: - Tạo miễn dịch chủ động, phát hiện từ lâu bởi Thucydides, đã chú ý những người sống sót sau dịch hạch ở Athens không mắc bệnh này trong suốt những vụ dịch hạch về sau.
- - Tạo miễn dịch thụ động, tìm thấy ở một tiến trình tự nhiên, kháng thể mẹ truyền cho thai nhi qua nhau, bảo vệ chống một số bệnh truyền nhiễm suốt trong những tháng đầu đời. a. Miễn dịch chủ động: Liên quan đến sự sử dụng các loại vacin để kích thích một đáp ứng miễn dịch bảo vệ, thể dịch (kháng thể) hoặc tế bào. Có thể dùng: • Virus sống, giảm độc lực (như vacin sởi, quai bị, rubeole, thủy đậu…) • Virus bất họat, thành phần virus tổng hợp, hoặc những kháng nguyên chuyên biệt tạo ra do sự tái tổ hợp di truyền (như vacin HBV, cúm…) • Vi khuẩn bất hoat (như vacin ho gà, tả…) • Các trích tinh hoặc độc tố đã khử độc (như vacin bạch hầu, uốn ván). Vacin sống giảm độc lực được tin tưởng là tạo đáp ứng miễn dịch gần với miễn dịch tự nhiên hơn đáp ứng tạo bởi vacin khác. Trong những bệnh có thời kỳ ủ bệnh dài (như bệnh Dại), miễn dịch chủ động cũng có thể cung cấp sự bảo vệ, sau khi người bệnh đ ã tiếp xúc với mầm bệnh. b. Miễn dịch thụ động: Thường dùng để cung cấp tính miễn dịch tạm thời, cho người tiếp xúc với bệnh truyền nhiễm nhưng chưa được miễn dịch, hoặc miễn dịch chủ động không giá trị (như đối với CMV), hay chưa tiêm chủng trước khi tiếp xúc (như đối với bệnh dại). Miễn dịch thụ động còn dùng trong vài rối lọan do độc tố (như
- bệnh bạch hầu), bị rắn cắn. Miễn dịch này bảo vệ ngay cho người tiếp xúc, nhưng trong một thời gian rất giới hạn. Nó có thể cho 3 tuần trước đến 72 giờ sau khi tiếp xúc với một bệnh chuyên biệt. Có 3 dạng chế phẩm dùng trong miễn d ịch thụ động: • Globulin miễn dịch huyết thanh người tiêu chuẩn: để sử dụng tổng quát (như Gamma-globulin). • Globulin miễn dịch huyết thanh người đặc biệt: với thành phần kháng thể đ ã biết đối với mầm bệnh chuyên biệt (như Globulin miễn dịch với HBV, thủy đậu-zona…). • Huyết thanh súc vật và kháng độc tố (như SAT…) III. 3. Tác dụng ngoại ý và chống chỉ định: a. Tác dụng ngoại ý sau tiêm chủng Phản ứng và biến chứng sau tiêm chủng vaccin sống thường là nhiễm trùng và xảy ra trễ, trái với những vaccin trơ, xảy ra tức thì và sớm do phản ứng quá mẫn hoặc đôi khi nhiễm độc. Cần phân biệt giữa các phản ứng (nhẹ, lành tính ) thường gặp với tai biến hiếm, nhưng không phải lúc nào cũng tránh đ ược. - Hội chứng gồm các cơn ho dai dẳng, sốc, co giật, bệnh cảnh não: tai biến của vaccin ho gà cổ điển. - Liệt sau khi uống Sabin (hiếm) - Viêm toàn thân trầm trọng: có thể xảy ra sau khi tiiêm BCG cho người suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải - Phản ứng tại chổ: sớm và đau, tẫm nhuận, hoặc trể (tuần thứ 3 đến tuần thứ 12 sau khi tiêm BCG) với sang thương hoá mủ và viêm hạch đi kèm - Sốt trong 1 – 3 ngày: với vaccin bất hoạt (sớm) hoặc vaccin sống (trể)
- - Co giật: do sốt cao, xảy ra với vaccin ho ga, sởi - Phát ban: do dị ứng (sớm, với vaccin bất hoạt), nhiễm trùng (trễ, sau khi tiêm chủng vaccin sởi) - Đau, viêm khớp: ở người lớn sau khi tiêm chủng vaccin rubéole, HBV - Viêm tuyến mang tai, phản ứng màng não: với vaccin quai bị b. Chống chỉ định tiêm chủng: Tuỳ mỗi loại vaccin, càng ngày chống chỉ định càng giảm và đơn giản: - Nguy cơ gây phản ứng quá mẫn: với loại vaccin sản xuất từ trứng hoặc tế bào gà lộn (như vaccin cúm) ở người dị ứng với trứng (ovalbumine), hoặc với loại vaccin chứa kháng sinh ở dạng vết (như vaccin Verorab phòng bênh dại chứa Streptomycin, Neomycin, Polymyxin B) ở người có tiền căn phản ứng quá mẫn với cùng kháng sinh chuyên biệt. - Tính miễn dịch thay đổi: ở vài người suy giảm miễn dịch, không nên dùng các loại vaccin sống giảm động lực, vì có thể gây bệnh nặng. Nhưng vaccin sởi cần dùng cho vài người nhiễm HIV - Bệnh sốt trầm trọng: nên hoãn tiêm chủng, để tác dụng phụ của vaccin không gây biến chứng và để các triệu chứng của bệnh hiện tại không đổ thừa cho vaccin - Có thai:không nên cho vaccin virus sống giảm động lực, kể cả những phụ nữ có thể có thai trong vòng 3 tháng, vì nguy cơ lây truyền cho thai nhi. - Mới dùng Globulin – miễn dịch: kháng thể có sau miễn dịch thụ động có thể tương tác với vaccin sống giảm động lực. Cho những vaccin này nên hoãn cho đến khoảng 3 tháng sau khi cho
- Globulin – miễn dịch. Ngoài ra không cho Globulin – miễn dịch ít nhất hai tuần sau khi cho vaccin. Tuy nhiên, hầu hết các loại virus chết và vi khuẩn có thể cho cùng Globulin – miễn dịch, để phòng bệnh chuyên biệt sau khi tiếp xúc. 4. Vaccin dùng cho thai phụ: Nhìn chung, vaccin chứa virus sống đ ược khuyến cáo là chống chỉ định đối với thai phụ bởi nguy cơ virus lây nhiễm qua thai nhi. Vaccin chứa virus bất hoạt tương đối an toàn hơn do virus không thể nhân đôi trong cơ thể mà chỉ kích thích phản ứng miễn dịch. Resized to 95% (was 478 x 379) - Click image to enlarge Nhẫn một chút sóng yên, gió lặng Lùi một b ước biển rộng, trời cao. 0
- #6 thanhluan82 Top of the world Group: Admin Posts: 1,373 Joined: 14-August 03 Gender:Male Location:thành phố Hồ Chí Minh Interests:cafe một mình <br> Posted 08 October 2005 - 10:47 PM III. MỘT SỐ VACCIN THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG THAI KỲ: 1. VAT: Vacxin uốn ván hấp phụ phải được phối hợp từ giải độc tố uốn ván tinh chế và tá chất hấp phụ Aluminium Phosphate a. Thành phần : Trong 0,5 ml vacxin gồm: + Giải độc tố Uốn ván tinh chế ít nhất 40 đvqt + AlPO4 cao nhất 3 mg + Merthiolate (chất bảo quản) cao nhất 0,05 mg b. Liều dùng : - Tiêm bắp, liều 0,5 ml. - Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản: chích theo chương trình tiêm chủng mở
- rộng: chích VAT, tạo miễn dịch tiên khởi bằng 3 mũi: • Mũi thứ 2 sau mũi thứ nhất 1 - 2 tháng. • Mũi thứ 3 sau mũi thứ 2 từ 1 – 12 tháng. • Lịch mới nhất là 3 mũi liên tiếp cách nhau 1 tháng. • H iệu quả bảo vệ có sau mũi thứ 2 khoảng 1 – 2 tuần, kéo dài 5 -10 năm. • D o đó, 5 năm sau khi tạo miễn dịch tiên khởi nên chích nhắc lại 1 mũi, rồi tiếp theo, cứ 10 năm lnhắc lại 1 mũi để bảo đảm có được nồng độ kháng thể đủ bảo vệ. - Thai phụ: được chích theo chương trình tiêm chủng mở rộng với 2 mũi VAT cách nhau 4 - 6 tuần. • Mũi đầu từ tháng thứ 5. • Mũi sau phải trước sanh ít nhất 2 tùân • H iệu quả bảo vệ cho mẹ và bé trong 3 tháng sau sanh. • Sau đó bà mẹ sẽ chích tiếp mũi thứ 3 theo lịch tạo miễn dịch tiên khởi. • Em bé, từ 2 tháng tuổi sẽ chích theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng. Lưu ý, sau khi đ ã chủng đủ 3 mũi như trên, trong lần có thai tiếp theo, thai phụ chủ cần chích nhắc lại một mũi, cách mũi thứ 3 tối thiểu một năm và nếu lại có thai lần 3 thì có thể nhắc lại lần nữa (mũi thứ 5) cách mũi thứ 4 tối thiểu một năm. 5 mũi này đủ bảo vệ suốt thời kỳ sinh sản, không cần chích thêm vì chích nhắc lại nhiều quá cũng không tằng cường miễn dịch mà chỉ làm tăng nguy cơ phản ứng thuốc. c. Tác dụng phụ : -Đôi khi có sốt, chỗ tiêm có xuất hiện quầng đỏ, đau, sưng nhẹ và tự mất đi. -Có thể bị dị ứng trong những trường hợp tiêm nhắc lại quá nhiều lần. d. Chỉ định :
- Dùng để gây miễn dịch chủ động phòng bệnh uốn ván e. Chống chỉ định : -Tạm ho ãn trong những trường hợp bệnh cấp tính. -Không tiêm cho những người có biểu hiện dị ứng với lần tiêm trước. 2. Vaccin ngừa viêm gan B: Có 2 loại: Hepatitis B vaccine: Vaccin Viêm gan B là loại Vaccin tinh khiết, bất hoạt, hấp phụ được điều chế từ huyết tương người lành mang kháng nguyên bề mặt virút viêm gan B (HBsAg) không có triệu chứng lâm sàng. Huyết tương được thu thập từ các trung tâm huyết học truyền máu. Các trung tâm này phải tuân thủ đầy đủ yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới đối với các xét nghiệm cho huyết tương đ ược sử dụng để sản xuất Vắcxin viêm gan B điều chế từ huyết tương người. Thành phần: Một liều 1ml bao gồm: - Kháng nguyên bề mặt virút viêm gan B tinh khiết........20 µg - Hydroxyt nhôm ..................0,5 mg - Thimerosal ...............0,01% (W/V) r-HBvax: r-HBvax là một loại Vắcxin virút tiểu đơn vị tái tổ hợp bất hoạt không gây nhiễm điều chế từ HBsAg được sản xuất trong tế bào nấm men sử dụng công nghệ tái tổ hợp ADN. Đây là một sản phẩm dạng nước m àu hơi trắng đục được sản xuất bằng cách nuôi cấy tế bào nấm men đã được xử lý bằng công nghệ di truyền có mang gen mã hóa sinh tổng hợp HBsAg sau đó được tinh chế và bất hoạt bằng kỹ thuật hóa lý như siêu ly tâm, sắc ký cột và xử lý với formalin. Thành phần: Một liều 1ml bao gồm: - Kháng nguyên bề mặt virút viêm gan B tinh khiết..............20 µg - Hydroxyt nhôm ...................................0,5 mg
- - Thimerosal ................................0,01% (W/V) a. Liều dùng: 1 ml - 20 µg cho người lớn 0,5 ml - 10 µg cho trẻ em (< 10 tuổi) b. Tác dụng tương tác đối với các Văcxin khác: r-HBvax có thể tiêm cùng với globulin miễn dịch kháng viêm gan B nhưng vào những chỗ khác nhau. Globulin miễn dịch phải tiêm cùng vaccin viêm gan B trong những trường hợp sau: - Nguy cơ bị nhiễm máu có virus viêm gan B (kim tiêm, dao,...). - Trẻ sơ sinh từ những b à m ẹ mang HBsAg và HBeAg dương tính (tốt nhất là trong vòng 24h đầu sau khi sinh). r-HBvax có thể tiêm cùng với các loại vaccin khác (uốn ván, bạch hầu, bại liệt, BCG) mà không làm ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch của các loại vaccin này. Xong phải sử dụng bơm kim tiêm khác nhau và tiêm vào những chỗ khác nhau. c. Chỉ định: Phòng bệnh viêm gan B cho tất cả các đối tượng có nguy cơ b ị nhiễm, cụ thể: • N hóm người khỏe mạnh có nguy cơ cao. - Nhân viên y tế (Bác sỹ, nha sỹ, phẫu thuật, y tá, hộ lý...) - Nhân viên bệnh viện thường xuyên phải tiếp xúc với máu. - Nhân viên phòng thí nghiệm. - Gia đình tiếp xúc với người mang virút viêm gan B, đặc biệt là những cháu bé sinh ra từ những người mẹ mang HBsAg và HBeAg. • N hóm bệnh nhân: - Bệnh nhân thường xuyên phải truyền máu có thể bị nhiễm virus viêm
- gan B. - Bệnh nhân suy giảm miễn dịch. - Bệnh nhân viêm thận mãn tính hoặc phải điều trị ở các đơn vị thấm tích máu. • Các nhóm khác: - Nhân viên hành chính, bộ đội, tù nhân, giúp việc trong các gia đ ình... - Những người đồng tính luyến ái hoặc tiêm chích ma túy. - Dân cư và những người du lịch vào những vùng có tỷ lệ mắc cao như Địa Trung Hải, Trung Au, Nam Mỹ, Châu Phi và các nước Châu Á. d. Chống chỉ định: Không có chống chỉ định, vắc xin có thể tiêm phòng cho tất cả các đối tượng m à không gây hại gì, bao gồm các phụ nữ có thai (khuyến cáo không nên tiêm trong 3 tháng đầu), trẻ sơ sinh, bệnh nhân nhiễm virút viêm gan B hoặc người mang H BsAg, những người có anti – H Bc dương tính hoặc anti – HBs dưong tính và những người bị suy giảm miễn dịch.Nên hoãn tiêm khi trẻ đang mắc các căn bệnh nhiễm trùng cấp tính hoặc bệnh đang tiến triển. e. Phản ứng phụ: Vắcxin Viên gan B không gây ra những phản ứng phụ đáng kể song cũng có thể gây đau nhẹ tại chỗ tiêm nhưng sẽ hết vài ngày sau khi tiêm. 3. Cúm: a. Định nghĩa: Là bệnh viêm nhiễm cấp tính đ ường hô hấp gây nên bởi virus cúm lây truyền nhanh, thường thành dịch. b. Ảnh h ưởng trên phụ nữ mang thai: - Bệnh cúm ở phụ nữ mang thai hay gây biến chứng phổi hoặc xảy thai.
- Nếu mắc trong 3 tháng đầu có thể gặp bệnh lý thai, nhất là về hệ thần kinh trung ương, không gây quái thai. c. Phòng lây nhiễm: - Gây miễn dịch bằng vaccin chết có hiệu lực bảo vệ từ 70 – 80%. - Chống chỉ định duy nhất của sử dụng vaccin là: người có cơ đ ịa dị ứng với trứng gia cầm. - Đối tượng tiêm ngừa: Sản phụ tam cá nguyệt thứ 2 và 3 suốt mùa cúm (tháng 10- tháng 3). Sản phụ có nguy cơ cao mắc phải các biến chứng hô hấp ở tam cá nguyệt thứ 3. - Tác d ụng phụ của vaccin: đau chỗ chích… 4. Bạch hầu: 5. Hepatitis A: - Không làm tăng nguy cơ trong thai kỳ, có thể làm bệnh nhân nặng thêm trong tam cá nguyệt thứ 3 - Có thể tăng tỷ lệ sẩy thai và sanh non; có thể truyền sang con khi sinh nếu thai phụ đang thời kỳ ủ bệnh hoặc đang nhiễm cấp tính. - Vaccin chế tạo từ virus bất hoạt - Liều dùng: 0.02 ml/kg tĩnh mạch trong 1 liều globulin miễn dịch - 2 liều cách nhau sáu tháng - Globulin miễn dịch nên được dùng sớm trong vòng 2 tuần tiếp xú c, những trẻ sơ sinh từ người mẹ đang trong thời kỳ ủ bệnh hoặc đang bệnh cấp khi sinh nên nhận 1 liều 0.5 ml sớm sau sinh. Liều căn bản (dose schedule) là 0.02 ml/kg tiêm tĩnh mạch trong một liều globulin miễn dịch - Đau và đỏ ở vị trí tiêm, nhức đầu, mệt mỏi, phản ứng miễn dịch trầm trọng rất hiếm khi xảy ra
- 6. Bại liệt: - Ngay cả loại vaccine virus sống hay loại vaccine virus bất hoạt đều không được khuyến cáo cho thai phụ (nên tiêm sau tam cá nguyệt thứ 1 nếu có thể, để giảm thiểu nguy cơ trên lý thuyết). Hơn nữa nguy cơ m ắc bệnh baị liệt ở Mỹ rất thấp. Nếu thai phụ có nguy cơ nhiễm trùng cao và đòi hỏi có sự bảo vệ chống lại polio ngay lập tức thì IPV có thể được tiêm theo liều khuyến cáo của người lớn. IV. MỘT SỐ VACCIN KHÔNG ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG TRONG THAI KỲ: 1. Rubella: a. Khái niệm về bệnh: Bệnh rubella - còn gọi là sởi Đức hay sởi 3 ngày - là một nhiễm trùng chủ yếu ảnh hưởng đến da và hạch bạch huyết. Bệnh gây bởi virus rubella (không phải là virus sởi), thường lây qua dịch tiết mũi họng. Virus cũng có thể đi qua máu của người mẹ để nhiễm vào thai nhi. Vì nói chung đây là một bệnh nhẹ ở trẻ em, nên mối nguy hiểm chính của rubella là ở phụ nữ có thai, có thể gây hội chứng rubella bẩm sinh ở trẻ. Trước khi vaccin rubella ra đời năm 1969, dịch rubella thường xảy ra 6 - 9 năm một lần. Trẻ em trong độ tuổi từ 5 - 9 là đối tượng chủ yếu bị bệnh, và cũng có nhiều trường hợp bị rubella bẩm sinh. Hiện nay, nhờ việc tiêm chủng ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên, số trường hợp rubella bẩm sinh đã ít hơn. Hầu hết các ca nhiễm rubella hiện nay xảy ra ở người lớn trẻ chưa có miễn dịch hơn là ở trẻ em. Trên thực tế, các chuyên gia ước tính hiện có 10% số người lớn trẻ tuổi mẫn cảm với rubella, gây nguy hiểm cho đứa
- con mà họ có thể có vào một ngày nào đó. b. Nguy cơ đối với phụ nữ có thai: Khi rubella xảy ra ở phụ nữ có thai, nó có thể gây hội chứng rubella bẩm sinh, với những hậu quả nặng nề ở thai nhi. Trẻ bị nhiễm rubella trước khi sinh có nguy cơ bị chậm tăng trưởng, chậm phát triển tâm thần, dị tật tim và mặt, điếc và nhiều vấn đề ở gan, lách và tủy xương. Những biến chứng có thể xảy ra khi nhiễm rubella Resized to 95% (was 480 x 282) - Click image to enlarge c. Chủng ngừa: Có thể phòng ngừa rubella bằng vaccin Trimovax (phòng cả 3 bệnh Sởi – Quai bị - Rubella). Tiêm chủng rubella rộng rãi là biện pháp cơ bản để kiểm soát sự lan tràn của bệnh, nhờ đó ngăn chặn những ca khuyết tật bẩm sinh do hội chứng rubella bẩm sinh.
- Vaccin Rubella là vaccin chứa virus sống giảm độc lực, do đó không nên tiêm vaccin rubella cho phụ nữ có thai hoặc phụ nữ có thể sẽ có thai trong vòng một tháng sau khi tiêm. Nếu một phụ nữ đang dự định có thai, cần kiểm tra có miễn dịch với rubella thông qua xét nghiệm máu hoặc tiêm chủng. Nếu không, nên tiêm vaccin ít nhất 1 tháng trước khi mang thai để cơ thể có thời gian tạo miễn dịch. Phụ nữ có thai chưa có miễn dịch nên tránh tiếp xúc với người bị bệnh và nên tiêm vaccin sau sinh để có miễn dịch cho lần mang thai sau. d. Phơi nhiễm trong khi có thai: Nếu một phụ nữ có thai cho rằng mình đ ã bị phơi nhiễm với sởi Đức, trước tiên bệnh nhân nên đi khám (ví dụ xét nghiệm máu) để kiểm tra xem mình đã có miễn dịch chưa. Nếu có thì không có gì đáng lo. Thai phụ sẽ không bị nhiễm rubella nếu đã có miễn dịch, và nếu thai phụ không bị nhiễm thì thai nhi cũng không thể bị ảnh hưởng, cho dù người mẹ có tiếp xúc với người bị bệnh. Việc tiêm globulin miễn dịch có thể làm giảm khả năng bệnh biểu hiện rõ, nhưng nó không phòng ngừa được bệnh ở những người chưa có miễn dịch có tiếp xúc với bệnh, và không phải là cách bảo vệ những phụ nữ có thai mẫn cảm với bệnh và có tiếp xúc với rubella. Trong những trường hợp này, khi một phụ nữ chưa có miễn dịch đang mang thai những tháng đầu bị nhiễm rubella, bệnh nhân thường được tư vấn chấm dứt thai nghén. Nếu việc chấm dứt thai nghén không được nghĩ tới vì những lý do y học hoặc đạo đức, thì bệnh nhân sẽ được đề nghị tiêm globulin miễn dịch càng sớm càng tốt sau khi phơi nhiễm với rubella. Người ta cho rằng giảm mức độ nặng của bệnh sẽ làm giảm khả năng thai nhi bị tổn thương.
- Nhẫn một chút sóng yên, gió lặng Lùi một b ước biển rộng, trời cao. 0 #9 thanhluan82 Top of the world Group: Admin Posts: 1,373 Joined: 14-August 03 Gender:Male Location:thành phố Hồ Chí Minh Interests:cafe một mình <br> Posted 08 October 2005 - 11:01 PM 2. Sởi: - Phụ nữ mang thai nếu nhiễm bệnh sởi dễ dẫn đến sinh non hoặc sảy thai Tuy nhiên không có bằng chứng cho thấy bệnh Sởi ở mẹ gây dị tật bẩm sinh trên thai nhi. - Tiêm chủng bằng vaccin tam liên hợp ngừa Rubella - Sởi – Quai bị (đ ã trình bày ở trên). 3. Quai bị: - Trong 3 tháng đầu, nếu thai phụ mắc bệnh quai bị, có khả năng sảy thai
- xảy ra. Tuy nhiên, tương tự bệnh Sởi, không có bằng chứng cho thấy bệnh Quai bị ở mẹ gây dị tật bẩm sinh trên thai nhi. - Tiêm chủng bằng vaccin tam liên hợp ngừa Rubella - Sởi – Quai bị (đ ã trình bày ở trên). 4. Thuỷ đậu: - Nếu mẹ mang thai bị thuỷ đậu trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì 2% trẻ sẽ bị bệnh b ào thai với giảm sản một hoặc nhiều chi, viêm hắc võng mạc, đục thuỷ tinh thể và các sang thương da để lại sẹo. - Nếu mẹ bị thủy đậu trong vòng 5 ngày trước khi sinh thì trẻ sơ sinh sẽ có biểu hiện bệnh lý phế quản phổi, loét đường tiêu hóa, viêm màng não, viêm gan, tiến triển d ẫn đến tử vong (30%). - Thuốc chủng ngừa làm b ằng virus sống giảm độc lực, tên thuốc là Oka – Merck, có khả năng bảo vệ ho àn toàn trong 85 – 95% trường hợp tiếp xúc. - Ngoài ra, có thể tạo miễn dịch thụ động bằng cách dùng Varicella- Zoster immune globulin (VZIG) dự phòng cho các trẻ bị suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thaim và trẻ sơ sinh có tiếp xúc mẹ con với ngừoi bệnh. Liều dùng là 1 lọ 125 đơn vị cho mỗi 19kg cân nặng, tiêm b ắp càng sớm càng tốt trong vòng 96 giờ đầu sau khi phơi nhiễm. Tuy nhiên, do việc sử dụng VZIG không loại bỏ hoàn toàn khả năng tiến triển của bệnh. bệnh nhân cần được theo dõi sát và đềiu trị Acyclovir khi cần thiết. - Tác d ụng phụ: Sốt, đau hoặc đỏ ở vị trí tiêm, phát ban ho ặc sưng đến 3 tuần sau khi tiêm
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn