intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khám thai

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

116
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chẩn đoán chắc chắn có thai hay không. - Xác định số lượng thai - vị trí của thai. - Xác định được thai kỳ bình thường hay thai kỳ bệnh lý. 1.1.2. Hỏi bệnh: - Tiền sử sản khoa để tiên lượng thai kỳ lần này. - Ngày đầu của kỳ kinh chót để xác định tuổi thai và dự đoán ngày sinh. - Các bệnh lý nội ngoại khoa đã mắc phải trước đây. - Tư vấn cho người mẹ lợi ích của việc uống viên sắt hàng ngày. 1.1.3. Thăm khám. - Thăm khám toàn thân,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khám thai

  1. Khám thai 1. Khám thai. 1.1. Thăm khám thai trong 3 tháng đầu. 1.1.1. Mục đích: - Chẩn đoán chắc chắn có thai hay không. - Xác định số lượng thai - vị trí của thai. - Xác định được thai kỳ bình thường hay thai kỳ bệnh lý. 1.1.2. Hỏi bệnh: - Tiền sử sản khoa để tiên lượng thai kỳ lần này. - Ngày đầu của kỳ kinh chót để xác định tuổi thai và dự đoán ngày sinh. - Các bệnh lý nội ngoại khoa đã mắc phải trước đây. - Tư vấn cho người mẹ lợi ích của việc uống viên sắt hàng ngày. 1.1.3. Thăm khám. - Thăm khám toàn thân, thể trạng chung. - Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, cân nặng. - Thăm khám các hệ tuần hoàn, tiêu hóa, hô háp, thần kinh.
  2. - Xét nghiệm nước tiểu, protein niệu, đường niệu, cặn lắng. - Xét nghiệm máu: Tùy theo từng bệnh lý công thức máu, tiểu cầu, hematocrit... - Siêu âm: + Xác định vị trí thai. + Số lượng thai. + Tuổi thai. - Thăm khám âm đạo kết hợp khám bụng để xác định tuổi thai, tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục nếu có. 1.1.4. Lập phiếu theo dõi và ghi lại kết quả khám. 1.1.5. Dặn dò bệnh nhân. - Hẹn tiêm phòng uốn ván. - Hẹn khám thai lần 1. - Hẹn khám thai lần 2. - Thông báo cơ sở Y tế gần nhà nhất để nếu cần thì tới . 1.2. Thăm khám thai trong 3 tháng giữa. 1.2.1. Mục đích: - Kiểm tra sức khỏe mẹ. - Kiểm tra sự phát triển của thai.
  3. - Xác định thai bình thường hay thai bệnh lý. 1.2.2. Hỏi bệnh. - Các dấu hiệu bất thường như ra máu âm đạo, ra khí hư, phù chi dưới, đau vùng hông. - Tình trạng nghén trong 3 tháng đầu. - Các bệnh lý mẹ mắc phải trong 3 tháng đầu. 1.2.3. Thăm khám. - Thăm khám toàn thân giống như 3 tháng đầu. - Xét nghiệm nước tiểu: Protein niệu, đường niệu. - Siêu âm: + Kiểm tra tình trạng phát triển thai. + Dị tật thai nhi nếu có. + Tuổi thai. - Thăm khám sản khoa. + Đo bề cao tử cung, vòng bụng. + Nghe tim thai, + Cử động thai, số lượng thai, tình trạng ối. 1.2.4. Ghi kết quả khám vào vào phiếu theo dõi thai.
  4. 1.2.5. Dặn dò bệnh nhân. - Hẹn khám thai lần sau. - Hẹn tiêm phòng uốn ván nếu chưa tiêm đủ. 1.3. Khám thai trong 3 tháng cuối. 1.3.1. Mục đích: - Kiểm tra sức khỏe mẹ. - Kiểm tra sự phát triển của thai. - Xác định ngôi thế, kiểu thế. - Phát hiện các bệnh lý bất thường. - Tiên lượng cuộc sanh. 1.3.2. Hỏi bệnh: - Các bệnh lý mẹ đã mắc phải trong thai kỳ. - Thời gian thai máy. - Tình trạng phù, tình trạng dinh dưỡng. - Tư vấn cho người mẹ việc nuôi con bằng sữa mẹ, lợi ích của sữa mẹ. 1.3.3. Thăm khám: - Thăm khám toàn thân: Như 3 tháng đầu. - Xét nghiệm nước tiểu: protein niệu, đường niệu.
  5. - Siêu âm: + Đánh giá sự phát triển của thai. + Tình trạng thai, nhau, ối. + Ngôi thai, tim thai. - Khám sản khoa. + Khám khung chậu, đo các đường kính khung chậu ngoài. + Đo bề cao tử cung, vòng bụng. + Nghe tim thai. + Thực hiện 4 thủ thuật Leopold xác định ngôi thế, độ lọt của thai nhi. + Khám âm đạo, khi sản phụ có những triệu chứng bất thường hay đã có dấu hiệu chuyển dạ. 1.3.4. Ghi kết quả vào phiếu theo dõi. 1.3.5. Dặn dò bệnh nhân. - Nếu sản phụ mắc phải một số bệnh lý nhiễm độc thai nghén, ngôi bất th ường, nhau tiền đạo... thì phải hẹn ngày tái khám, chuyển tuyến trên hoặc nhập viện điều trị. - Hẹn thăm khám tiếp nếu có yêu cầu. - Dự kiến ngày sinh, nơi sinh. 1.4. Lịch tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ.
  6. Mức 1: Ngay lần khám thai đầu tiên. Mức 2: Sau mũi thứ 1 tối thiểu 30 ngày. Mức 3: Sau mũi thứ 2 tối thiểu 6 tháng. Mức 4: Sau múi thứ 3 tối thiểu 1 năm. Mức 5: Sau mũi thứ 4 tối thiểu 1 năm. Đối với phụ nữ có thai thì mũi tiêm thứ 2 phải cách trước khi sanh tối thiểu 1 tháng. 1.5. Viên sắt/ Folic. - Uống ngày 1 viên trong suốt thời gian mang thai đến hết 6 tuần sau đẻ. Tối thiểu uống trước đẻ 90 ngày. - Nếu sản phụ có biểu hiện thiếu máu rõ có thể tăng từ liều dự phòng lên liều điều trị 2 -3 viên / ngày. - Việc cung cấp viên sắt cần được thực hiện ngay từ lần khám thai đầu, kiểm tra việc sử dụng và cung cấp tiếp trong những lần khám thai sau. 1.6. Lịch khám thai: theo hướng dẫn chuẩn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Đối với thai kỳ bình thường. - 3 tháng đầu thăm khám 1 lần. - 3 tháng giữa thăm khám 1 lần. - 3 tháng cuối mỗi tháng 1 lần.
  7. Tối thiểu trong quá trình mang thai sản phụ phải được khám thái 5 lần. 2. Quản lý thai nghén. 2.1. Phiếu khám thai 2.1.1. Phiếu thăm thai bao gồm: - Phần bản thân người có thai. - Phần tiền sử sản khoa - Phần chăm sóc thai hiện tại. 2.1.2. Cách sử dụng: - Mỗi phiếu dùng cho một lần có thai. - Ghi họ tên, chức vụ người lập phiếu. 2.1.2.1. Phần bản thân: - Ghi 6 yếu tố về bản thân. - Ghi sổ đăng ký - Ngày lập phiếu: Ghi ngày, tháng, năm dương lịch. vào ô 18 -35.- Tuổi: Phải ghi rõ số tuổi. Nếu thai phụ 28 tuổi phải ghi rõ 28 sau đó mới đánh dấu - Chiều cao: Phải ghi rõ theo đơn vị cm. Nếu thai phụ cao 158cm ghi 158cm sau đó mới đánh dấu.... vào ô 145 cm trở lên.
  8. 2.1.2.2. Phần tiền sử sản khoa - Số lần đã đẻ. Nếu đã đẻ 2 lần phải ghi 2 cạnh số lần đ ã đẻ, sau đó mới đánh dấu X vào ô 1-3. - Các ô tiếp theo : tùy có hay không mà đánh dấu..... vào ô tương ứng. - Phần này giúp phát hiện 14 yếu tố nguy cơ do tuổi, chiều cao và tiền sử sản khoa. 2.1.2.3. Phần chăm sóc thai nghén hiện tại. - Có thai lần thứ ( kể cả các lần đã đẻ, nạo, sẩy với lần thai này). - Đẻ lần thứ ( không tính sẩy nạo). - Ngày đầu kinh cuối: Là mốc quan trọng để tính tuổi thai và dự kiến ngày đẻ, không nhớ ngày đầu kinh cuối cũng là một yếu tố nguy cơ. - Phần này được thiết kế cho 5 lần khám thai, 3 tháng đầu một lần, 3 tháng giữa một lần, 3 tháng cuối mỗi tháng một lần. - Phần này giúp phát hiện 9 yếu tố nguy cơ. các yếu tố nguy cơ này trừ tim thai chỉ nghe được sau tuần 20 và ngôi thai chỉ đánh giá từ tuần 28, các nội dung còn lại đều có thể đánh giá trong suốt thời gian mang thai. 3. Vệ sinh thai nghén Tình trạng thai nghén là tình trạng sinh lý không ổn định, dễ chuyển sang bệnh lý.
  9. Trong khi có thai sức đề kháng của người phụ nữ giảm đi, n ên có thể mắc một số bệnh. Bởi vậy, nếu lúc bình thường phải giữ những điều vệ sinh nhất định, th ì khi có thai càng cần phải tăng cường vệ sinh hơn. 3.1. Vấn đề mặc: Quần áo mặc phải rộng rãi, thoáng, tránh bó chặt người, thắt lưng, chun bít tất, nịt vú cần nới rộng. Về mùa rét phải mặc đủ ấm. Về mùa nóng nực phải mặc mỏng, thoáng. Không đi giầy cao gót, vì có thể ngã, có thể làm tử cung đỗ lệch ra trước. nên đi giầy dép thấp. Nên mặc nịt vú để nâng cặp vú nặng lên không bị sệ xuống, nhưng phải mực nịt vú rộng, không bó chặt lấy ngực gây khó thở. 3.2. Vấn đề thể dục thể thao Tránh tập các môn thể thao mạnh, phải dùng nhiều sức lực, làm người mẹ phải cố gắng nhiều về thể lực, gây khó thở. Nên tập thể dục buổi sáng với những động tác nhẹ nh àng và tập hít thở sâu. Nếu không có thói quen tập thì nên đi dạo buổi sàng 5 - 10 phút, nên tắm nắng buổi sáng. 3.3. Vấn đề đi xa Nên tránh đi xa bằng xe ô tô, mô tô, xe đạp trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén.
  10. Từ tháng thứ 4 đến tháng thử 7, có thể đi lại bằng xe lửa, ô tô, máy bay. hạn chế đi xa từ tháng thứ 8. 3.4. Vệ sinh thân thể Cần chú ý giữ vệ sinh thân thể. Hàng ngày nên tắm bằng nước sạch. Mùa rét cần tắm bằng nước ấm, tránh tắm nước lạnh có thể bị cảm, gây sản giật. Không n ên tắm quá lâu và càng không nên ngâm mình trong nước ( nước ở bồn tắm, tắm sông, hồ ao...) tốt nhất nên tắm bằng cách dội nước. Sau khi đi tiểu, đi ngoài, cần lau rửa âm hộ, hậu môn. h àng ngày cũng cần rửa bộ phận sinh dục bằng nước sạch và xà phòng, lâu khô, thay qu ần áo lót thường xuyên. Chú ý chăm nom hai bầu vú trong khi có thai bằng cách lau rửa sạch hai núm vú cho hết vảy ghét, xoa cho hai vú mềm ra. Sau khi lau khô hai núm vú, có thể xoa thêm glyxerin hoặc thuốc mỡ có sinh tố. 3.5. Vấn đề giao hợp Trong khi có thai vẫn có thể giao hợp điều độ, nhẹ nh àng. Nên kiêng hẳn trong hai tháng cuối. 3.6. Vấn đề lao động Khi có thai vẫn có thể lao động bình thường, tránh các lao động nặng nhọc như khuân vác, gánh, đội nặng. cần có chế độ nghỉ ngơi, đặc biệt đối với những người
  11. có cơn co liên tục hay đã có lần sẩy, đẻ non. Nên nghỉ công tác một tháng trước ngày dự kiến để nâng cao sức khỏe và tăng cân cho cả mẹ và con. 3.7. Chế độ ăn uống Trong khi có thai, người phụ nữ phải ăn nhiều thức ăn h ơn và chất lượng thức ăn phải đảm bảo. Thức ăn phải có thịt cá, tôm, sữa, trứng, đậu, lạc, vừng, dầu ăn, nhiều rau và hoa quả tươi, hạn chế uống rượu, cà phê, không hút thuốc lá.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2