Chuyên đề tốt nghiệp: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại công ty Điện Tử Samsung Vina
lượt xem 13
download
Mục tiêu của đề tài "Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại công ty Điện Tử Samsung Vina" là xác định những nguyên nhân làm cho hệ thống quản lý chất lượng của công ty Điện Tử Samsung Vina chưa phát huy hết hiệu quả, từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 nhằm giúp cho công ty nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh, quản lý ngày càng tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề tốt nghiệp: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại công ty Điện Tử Samsung Vina
- Chuyên đề tốt nghiệp 1 MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề: Trong xu hướng phát triển không ngừng của khoa học công nghệ và sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường buộc tất cả các công ty phải không ngừng cải tiến công nghệ, tận dụng cơ hội và hạn chế các mặt yếu kém để tồn tại và phát triển. Và trong xu thế cạnh tranh đó thì chất lượng nổi lên như là một yếu tố hàng đầu cho các công ty hướng đến để cạnh tranh và tồn tại trên thị trường. Đặc biệt là đối với các công ty hoạt động sản xuất kinh doanh ở lĩnh vực điện tử tiêu dùng thì vấn đề chất lượng càng được coi trọng hơn vì nó không chỉ tác động đến chất lượng sản phẩm mà còn phải thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Nắm bắt được xu thế đó, công ty Điện Tử Samsung Vina, một công ty chuyên về sản xuất các mặt hàng điện tử gia dụng thì vấn đề chất lượng luôn là mối quan tâm hàng đầu. Chính vì vậy quản lí chất lượng theo hệ thống đã được công ty xây dựng ngay từ những ngày đầu hoạt động và không ngừng cải tiến hệ thống quản lí. Và trong các hoạt động cải tiến đó là ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào trong hệ thống quản lí chất lượng tại công ty. Đây là phiên bản mới nhất, góp phần giúp doanh nghiệp chứng tỏ với khách hàng về sự cam đoan chất lượng của mình. Khi áp dụng thành công bộ tiêu chuẩn này, doanh nghiệp sẽ cải tiến chất lượng, tăng sức cạnh tranh thỏa mãn khách hàng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và quản lý tiết kiệm được chi phí, nhân sự,…đặc biệt hơn giúp công ty đạt được sự phát triển bền vững. II. Lý do chọn đề tài: Nhằm tìm hiểu những nguyên nhân làm cho hệ thống quản lý chất lượng chưa phát huy hết hiệu quả từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả khi áp dụng hệ SVTH: Cao Đăng Hùng Lớp: QT05_VB2 K13
- Chuyên đề tốt nghiệp 2 thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, tôi chọn đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại công ty Điện Tử Samsung Vina” nhằm hoàn thiện hơn hệ thống quản lý chất lượng giữa các bộ phận, tăng tính cạnh tranh cũng như uy tín cho công ty. III. Mục tiêu đề tài: Mục tiêu của đề tài là xác định những nguyên nhân làm cho hệ thống quản lý chất lượng của công ty Điện Tử Samsung Vina chưa phát huy hết hiệu quả, từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 nhằm giúp cho công ty nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh, quản lý ngày càng tốt hơn. IV. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu: Các hồ sơ, tài liệu, biểu mẫu và các vấn đề thực tế liên quan đến hoạt động quản lý hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại Công ty Điện Tử Samsung Vina. Phương pháp nghiên cứu: thu thập thông tin và xử lý dữ liệu. Để phục vụ cho việc phân tích thực trạng hệ thống quản lý chất lượng của công ty Điện Tử Samsung Vina cũng như xác định các nguyên nhân làm cho hệ thống quản lý chất lượng chưa hiệu quả, từ đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả cho hệ thống quản lý chất lượng, luận văn sử dụng các thông tin thu thập từ hồ sơ quản lý chất lượng, qua các lần đánh giá nội bộ , các hành động phòng ngừa, các cải tiến và các báo cáo, số liệu thống kê của công ty. V. Kết cấu đề tài: Đề tài ngoài hai phần mở đầu và kết luận có kết cấu gồm bốn chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Giới thiệu sơ lược về công ty Điện Tử Samsung Vina SVTH: Cao Đăng Hùng Lớp: QT05_VB2 K13
- Chuyên đề tốt nghiệp 3 Chương 3: Thực trạng về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 ở công ty Điện Tử Samsung Vina Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 ở công ty Điện Tử Samsung Vina CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái niệm về chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng 1.1.1 Khái niệm về chất lượng và tầm quan trọng của chất lượng Trong thời kỳ nền kinh tế phát triển, vấn đề chất lượng đang được các quốc gia và các tổ chức trên thế giới quan tâm nhiều hơn. Chất lượng là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kinh tế, kỹ thuật, xã hội. Mặt khác, chất lượng còn có nhiều tầm quan trọng trong sự phát triển kinh tế hiện nay. 1.1.1.1 Khái niệm về chất lượng Chúng ta đã làm quen với khái niệm chất lượng từ rất lâu. Nhưng ở giai đoạn nền kinh tế chưa phát triển, mọi người chưa quan tâm nhiều tới chất lượng. Khi nền kinh tế phát triển như hiện nay, vấn đề chất lượng ngày càng được đông đảo sự quan tâm. Mặt khác cũng gây không ít sự tranh cải về khái niệm chất lượng. Mỗi gốc độ khác nhau sẽ có những quan điểm hay khái niệm về chất lượng khác nhau: Ở gốc độ người tiêu dùng: “Chất lượng là sự phù hợp với mong muốn của họ”. Chất lượng sản phẩm hay dịch vụ phải thể hiện các khía cạnh sau: o Thể hiện tính năng kỹ thuật hay tính hữu dụng của nó. o Thể hiện cùng chi phí. o Gắn liền với điều kiện tiêu dùng cụ thể. Ở gốc độ nhà sản xuất: “Chất lượng là sản phẩm hay dịch vụ phải đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra” SVTH: Cao Đăng Hùng Lớp: QT05_VB2 K13
- Chuyên đề tốt nghiệp 4 Ở gốc độ chuyên gia K.Ishikawa: “Chất lượng là khả năng thỏa mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất” Ở gốc độ tiêu chuẩn ISO 9001:2008: “Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu” o Đặc tính vốn có: là những đặc trưng tồn tại trong cái gì đó đặc biệt, bền vững theo thời gian. Ví dụ: Đặc tính vốn có của bàn phím dùng để sử dụng nhập dữ liệu và làm việc với máy tính. o Yêu cầu: là nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc. Ví dụ: Sản xuất board mạch điện tử: + Yêu cầu khách hàng công bố: Board dùng trong mạch nào? Máy nào?... + Yêu cầu không công bố: Board phải không ngắn mạch, truyền dẫn,… + Bắt buộc: Board phù hợp tính pháp luật và sử dụng vào mục đích rõ ràng Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng, nhưng trong những năm gần đây khái niệm chất lượng được thống nhất sử dụng rộng rãi là định nghĩa trong bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO. Có thể nói chất lượng là sự thỏa mãn yêu cầu trên tất cả mọi mặt: tính năng kỹ thuật, tính kinh tế, thời gian giao hàng, các dịch vụ liên quan và tính an toàn. Hiểu được chất lượng chúng ta dễ dàng thấy được tầm quan trọng của chất lượng. 1.1.1.2 Tầm quan trọng của chất lượng Mượn lời Tiến Sĩ J.M. Juran, một chuyên gia nổi tiếng của Mỹ đã khẳng định “chất lượng và cạnh tranh là những vấn đề phải đặc biệt chú ý trong thế kỉ 21 thế kỉ chất lượng”, để nói lên những tầm quan trọng của chất lượng trong nền kinh tế hiện nay: Chất lượng là sự sống còn của doanh nghiệp: hàng rào thuế quan dần dần được tháo gỡ, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tự do cạnh tranh, khách hàng có quyền lựa chọn sản phẩm chất lượng, giá cả phù hợp từ mọi nơi trên thế giới. SVTH: Cao Đăng Hùng Lớp: QT05_VB2 K13
- Chuyên đề tốt nghiệp 5 Chúng ta có thể thấy được chất lượng trở thành chiến lược lâu dài và quan trọng của doanh nghiệp. Chất lượng là yếu tố quan trọng quyết định khả năng sinh lời của hoạt động sản xuất kinh doanh, vì doanh nghiệp nào cung cấp được sản phẩm, dịch vụ đạt chất lượng sẽ đạt mức lợi nhuận cao, mọi người tin dùng và ngược lại. Nâng cao uy tín và tạo được thương hiệu nhờ khẳng định vị thế của mình trên thị trường thông qua chất lượng. 1.1.2 Khái niệm về hệ thống quản lý chất lượng và tầm quan trọng của hệ thống quản lý chất lượng Chất lượng không chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hoạt động, quá trình hệ thống, một tổ chức hay một con người. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ do ch ất l ượng c ủa h ệ thống, của quá trình tạo ra sản phẩm dịch vụ làm nên.Vì vậy, quan niệm về chất lượng bao gồm chất lượng cả hệ thống quản lý, chất lượng quá trình liên quan tới sản phẩm. Vậy thế nào là hệ thống quản lý chất lượng và tầm quan trọng của thống quản lý chất lượng. 1.1.2.1 Khái niệm về hệ thống quản lý chất lượng Để cạnh tranh trong điều kiện hiện nay, các tổ chức phải đạt và duy trì được chất lượng. Kiểm soát tốt các hoạt động của tổ chức từ đầu vào đến đầu ra theo mục tiêu chung của tổ chức, doanh nghiệp, hay nói cách khác hệ thống quản lý chất lượng này giúp cho việc quản lý doanh nghiệp, tổ chức được thống nhất, đồng bộ. Khi hệ thống quản lý chất lượng được kiểm soát và hoạt động tốt sẽ tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng với chi phí thấp nhất, an toàn. Mặt khác, hệ thống quản lý chất lượng giúp doanh nghiệp, tổ chức liên tục cải tiến làm cho sản phẩm, dịch vụ có khả năng cạnh tranh cao và thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Hệ thống quản lý chất lượng dựa trên mục tiêu chung và sự phòng ngừa, kiểm soát các công cụ, giúp doanh nghiệp dự báo và hạn chế những biến động trong SVTH: Cao Đăng Hùng Lớp: QT05_VB2 K13
- Chuyên đề tốt nghiệp 6 và ngoài đơn vị. Và đặc biệt là lôi cuốn mọi người trong doanh nghiệp cùng tham gia. Ngoài ra, hệ thống quản lý chất lượng hoạt động tốt cũng là một trong những biện pháp thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định xã hội và góp phần bảo vệ môi trường bền vững.Muốn vậy tổ chức phải có chiến lược, mục tiêu đúng đắn.Từ đó có chính sách hợp lý, tổ chức và cung cấp nguồn lực phù hợp để xây dựng nên một thể thống nhất và quản lý tốt vấn đề chất lượng. Hệ thống quản lý chất lượng là một hệ thống tập hợp tất cả các bộ phận, các quá trình, bao gồm nhiều hoạt động liên quan, tác động lẫn nhau để thực hiện một mục tiêu chung của tổ chức là định hướng và kiểm soát chất lượng. Và theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, hệ thống quản lý chất lượng là một hệ thống quản lý để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng. Tóm lại, hệ thống quản lý chất lượng là một phần của hệ thống quản lý có tổ chức tập trung vào việc đạt được đầu ra, có liên quan đến mục tiêu chất lượng, nhằm thoả mãn nhu cầu, mong đợi và yêu cầu của khách hàng và các bên quan tâm một cách thích hợp. 1.1.2.2 Tầm quan trọng của hệ thống quản lý chất lượng Một hệ thống quản lý chất lượng được xây dựng và hoạt động tốt sẽ mang lại một số lợi ích cơ bản sau: Kiểm soát tốt các hoạt động của tổ chức từ đầu vào đến đầu ra theo mục tiêu chung của tổ chức, doanh nghiệp, hay nói cách khác hệ thống quản lý chất lượng này giúp cho việc quản lý doanh nghiệp, tổ chức được thống nhất, đồng bộ. Khi hệ thống quản lý chất lượng được kiểm soát và hoạt động tốt sẽ tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng với chi phí thấp nhất, an toàn. Mặt khác, hệ thống quản lý chất lượng giúp doanh nghiệp, tổ chức liên tục cải tiến làm cho sản phẩm, dịch vụ có khả năng cạnh tranh cao và thỏa mãn nhu SVTH: Cao Đăng Hùng Lớp: QT05_VB2 K13
- Chuyên đề tốt nghiệp 7 cầu khách hàng. Hệ thống quản lý chất lượng dựa trên mục tiêu chung và sự phòng ngừa, kiểm soát các công cụ, giúp doanh nghiệp dự báo và hạn chế những biến động trong và ngoài đơn vị. Và đặc biệt là lôi cuốn mọi người trong doanh nghiệp cùng tham gia. Ngoài ra, hệ thống quản lý chất lượng hoạt động tốt cũng là một trong những biện pháp thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định xã hội và góp phần bảo vệ môi trường bền vững. 1.2 Những nét chính về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008 1.2.1 Giới thiệu về tổ chức quốc tế ISO và bộ tiêu chuẩn ISO 9000 1.2.1.1 Giới thiệu về tổ chức ISO ISO là một tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (International Organization for Standardization), là tổ chức phi chính phủ, ra đời và hoạt động chính thức vào ngày 23/02/1947.Trụ sở chính của ISO tại Thụy Sĩ, sử dụng ba ngôn ngữ chính là tiếng Anh, Pháp, và Tây Ban Nha. Nhiệm vụ của ISO là thúc đẩy sự phát triển tiêu chuẩn hoá và những công việc có liên quan đến quá trình này, nhằm mục đích tạo thuận lợi cho hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới. Quá trình tiêu chuẩn hoá cũng góp phần thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia trên các lĩnh vực trí tuệ, khoa học, công nghệ và hoạt động kinh tế. 1.2.1.2 Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn ISO 9000 Lịch sử hình thành Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 do tổ chức hóa quốc tế ISO ban hành với mục đích là thiết lập một bộ tiêu chuẩn duy nhất sao cho có thể áp dụng được vào nhiều lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Quá trình hình thành ISO 9000 được tóm lược như sau: SVTH: Cao Đăng Hùng Lớp: QT05_VB2 K13
- Chuyên đề tốt nghiệp 8 Năm 1959, Bộ quốc phòng Mỹ thiết lập hệ thống MIL – Q9858 nh ư là một chương trình quản lý chất lượng. Năm 1963, MIL – Q9858 được sửa đổi và nâng cao. Năm 1968, NATO chấp nhận MIL – Q9858 vào việc thừa nhận hệ thống đảm bảo chất lượng của những người thầu phụ thuộc các thành viên NATO (Allied Quality Assurance Publication 1 – AQAP 1). Năm 1970, Bộ Quốc phòng Liên hiệp Anh chấp nhận những điều khoản của AQAP – 1 trong chương trình quản lý tiêu chuẩn quốc phòng DEF/STAN 05 – 8 Năm 1979, Viện Tiêu chuẩn Anh quốc đã phát triển DEF/STAN 05 – 8 thành BS 5750 – Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quản lý đầu tiên trong thương mại. Năm 1987, Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) chấp nhận hầu hết các tiêu chuẩn BS 5750 thành ISO 9000 (phiên bản 1). Sau này, BS 5750 và ISO 9000 được xem là những tài liệu tương đương như nhau trong việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng quản lý. Năm 1994, ISO 9000 được soát xét, chỉnh lý, bổ sung (phiên bản 2). Năm 2000, ban hành ISO 9000 phiên bản năm 2000 (phiên bản 3). Từ năm 2005 đến 2009, bộ tiêu chuẩn ISO 9000 lần l ượt đưa ra các phiên bản mới bao gồm ISO 9000:2005, ISO 9001:2008 và ISO 9004:2009. Mục đích và nguyên tắc: Mặc dù đã trải qua các lần soát xét và sửa đổi, nhưng mục đích của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 “trước hết là nhằm thỏa mãn khách hàng bằng cách phòng ngừa sự không phù hợp ở tất cả các giai đoạn từ thiết kế đến dịch vụ sau bán hàng”. Ngoài ra doanh nghiệp cần nên có hệ thống quản lý chất lượng với những lý do khác nhau như: Cải thiện sự điều hành, các kết quả và năng suất. Sự tin tưởng của lãnh đạo về chất lượng . Chứng minh năng lực đáp ứng các yêu cầu trong tổ chức. SVTH: Cao Đăng Hùng Lớp: QT05_VB2 K13
- Chuyên đề tốt nghiệp 9 Mở rộng thị trường và bảo vệ thị phần. Được cấp chứng nhận. Nguyên tắc cơ bản của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là: Viết cái gì đã làm. Làm cái gì đã viết. Kiểm tra giữa viết và làm. Lưu trữ tài liệu. Rà soát hệ thống một cách thường xuyên. Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 hiện hành gồm các tiêu chuẩn chính sau: ISO 9000:2005 Hệ thống quản lý chất lượng – Cở sở từ vựng. ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu. ISO 9004:2009 Quản lý thành công lâu dài của tổ chức – Phương pháp tiếp cận quản lý chất lượng. ISO 19011:2002 Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng / môi trường. Trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 hiện hành, chỉ có tiêu chuẩn ISO 9001 là bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2005 được dùng để chứng minh năng lực qu ản lý đối với khách hàng bên ngoài, mà tổ chức HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT có thể xây dựng và xin chứng nhận. LƯỢNG CƠ SỞ TỪ VỰNG Trong cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 9000 phiên bản năm 2005, tiêu chuẩn ISO 9000:2005 và tiêu chuẩn ISO 9001:2008 là phiên bản được soát xét và ban hành lại vào năm 2005 và năm 2008 v ới nội dung không có sự thay đổi đáng kể so v ISO 9004:2009 ới phiên bản năm 2000. ISO 9001:2008 QUẢN LÝ THÀNH CÔNG LÂU Riêng tiêu chu HỆ THớỐ ẩn ISO 9004 được ban hành lại năm 2009 v i sNG QU ẢN LÝ CH ự thay đổi khá nhiẤềT u so DÀI CỦA TỔ CHỨC LƯỢNG CÁC YÊU CẦU với phiên bản năn 2000 cả về cấu trúc lẫn nội dung theo hướng giúp doanh nghiệp, tổ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN chức áp dụng phát tri QUẢN LÝ CH ển m ẤT L ột cách b ƯỢ NG ền vững. ISO 19011:2002 SVTH: Cao Đăng Hùng HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CÁC Lớp: QT05_VB2 K13 HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ MÔI TRƯỜNG
- Chuyên đề tốt nghiệp 10 Hình 1.1 Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2005 1.2.2 Giới thiệu bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008 Đây là một trong bốn nhóm tiêu chuẩn chính của bộ tiêu chuẩn ISO 9000. Trong bốn nhóm tiêu chuẩn đó, việc chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng chỉ cần căn cứ vào việc đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu. Còn các tiêu chuẩn khác chỉ là những tiêu chuẩn hướng dẫn chung. Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 qui định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng khi một tổ chức: Cần chứng tỏ khả năng cung cấp một cách ổn định sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, cũng như các yêu cầu của luật qui định và chế định thích hợp. Muốn nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng thông qua việc áp dụng có hiệu lực hệ thống, bao gồm cả các quá trình để cải tiến liên tục hệ thống và đảm bảo sự SVTH: Cao Đăng Hùng Lớp: QT05_VB2 K13
- Chuyên đề tốt nghiệp 11 phù hợp với các yêu cầu của khách hàng, của luật định, và chế định được áp dụng. Ngoài ra, các tổ chức thứ 3 hoặc cơ quan quản lý sử dụng làm căn cứ để đánh giá năng lực quản lý chất lượng của một tổ chức, doanh nghiệp hoặc để cấp loại chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng. Khác với phiên bản cũ, tiêu chuẩn ISO 9001:2008 coi trọng cải tiến chất lượng, công tác quản lý nhằm thỏa mãn hơn nữa những mong muốn của khách hàng. Hệ thống quản lý chất lượng với phiên bản mới này chủ yếu vận dụng nguyên tắc của chu trình Deming PDCA. CẢI TIẾN LIÊN TỤC CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG KHÁCH Trách nhiệm KHÁCH của lãnh đạo HÀNG HÀNG (VÀ CÁC (VÀ CÁC BÊN Quản lý các Đo lường, BÊN LIÊN nguồn lực phân tích, LIÊN QUAN) cải tiến QUAN) Yêu Đầu vaøo Thực hiện tạo Đầu ra Sự cầu sản phẩm thỏa mãn Hoạt động gia tăng giá trị Luồng thông tin Hình 1.2 Mô hình quản lý chất lượng dựa trên quá trình Với cách tiếp cận nêu trên, cấu trúc của tiêu chuẩn ISO 9001:2008 được phân chia thành 8 điều khoản. Trong đó vận hành chủ yếu bởi 5 điều khoản, bao gồm các yêu cầu liên quan tới: Hệ thống quản lý chất lượng – điều khoản 4 SVTH: Cao Đăng Hùng Lớp: QT05_VB2 K13
- Chuyên đề tốt nghiệp 12 Trách nhiệm lãnh đạo – điều khoản 5 Quản lý nguồn lực – điều khoản 6 Tạo sản phẩm – điều khoản 7 Đo lường, phân tích, cải tiến – điều khoản 8 Bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008 hoạt động với các yêu cầu và nguyên tắc sau: 1.2.2.1 Các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 Tổ chức phải xây dựng, lập văn bản, thực hiện duy trì hệ thống quản lý chất lượng và cải tiến liên tục của hệ thống theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này: Yêu cầu 1: Xác định các quá trình cần thiết trong hệ thống quản lý chất lượng và áp dụng chúng trong toàn bộ tổ chức. Yêu cầu 2: Xác định trình tự và mối tương tác của các quá trình này. Yêu cầu 3: Xác định các chuẩn mực và phương pháp cần thiết để đảm bảo vận hành và kiểm soát các quá trình này có hiệu lực, Yêu cầu 4: Đảm bảo sẵn có các nguồn lực và thông tin cần thiết để hổ trợ việc vận hành và theo dõi các quá trình này. Yêu cầu 5: Theo dõi, đo lường khi thích hợp và phân tích các quá trình này. Yêu cầu 6: Thực hiện các hành động cần thiết để đạt được kết quả dự định và cải tiến liên tục các quá trình này. 1.2.2.2 Các nguyên tắc quản lý chất lượng của tiêu chuẩn ISO 9001:2008 Để lãnh đạo và điều hành thành công một tổ chức, định hướng kiểm soát tổ chức một cách hệ thống và rõ ràng, và có thể đạt thành công trong việc áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng thì doanh nghiệp và lãnh đạo cần nhận biết các nguyên tắc của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Có như vậy lãnh đạo cao nhất có thể sử dụng và dẫn dắt tổ chức đạt kết quả hoạt động cao hơn. Nguyên tắc 1: Hướng vào khách hàng Mọi tổ chức đều phụ thuộc vào khách hàng của mình và vì thế cần hiểu các nhu cầu SVTH: Cao Đăng Hùng Lớp: QT05_VB2 K13
- Chuyên đề tốt nghiệp 13 hiện tại và tương lai của khách hàng, cần đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và cố gắng vượt cao hơn sự mong đợi của họ. Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất giữa mục đích và phương hướng của tổ chức. Lãnh đạo cần tạo ra và duy trì môi trường nội bộ để có thể hoàn toàn lôi cuốn mọi người tham gia cùng hoàn thành mục tiêu của tổ chức. Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi thành viên Mọi người ở tất cả các cấp là yếu tố của một tổ chức và việc huy động họ tham gia đầy đủ sẽ giúp cho việc sử dụng được năng lực của họ vì lợi ích của tổ chức. Nguyên tắc 4: Phương pháp quá trình Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn lực và các hoạt động có liên quan được quản lý như một quá trình. Nguyên tắc 5: Cách tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý Việc xác định, hiểu và quản lý các quá trình có liên quan lẫn nhau như một hệ thống sẽ đem lại hiệu lực và hiệu quả của tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục Cải tiến liên tục các kết quả thực hiện phải là mục tiêu thường trực của tổ chức. Nguyên tắc 7: Quyết định dựa trên sự kiện Mọi quyết định và hành động của hệ thống quản lý hoạt động kinh doanh muốn có hiệu quả phải được xây dựng trên việc phân tích dữ liệu và thông tin. Nguyên tắc 8: Phát triển quan hệ hợp tác Tổ chức và người cung ứng phụ thuộc lẫn nhau và mối quan hệ cùng có lợi sẽ nâng cao năng lực của hai bên để tạo ra giá trị. 1.2.3 Sơ đồ tổng quát quá trình áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong tổ chức Tùy thuộc vào tính chất của công ty và tư vấn viên cho công ty, từng công ty có những cách thức áp dụng khác nhau. Tuy nhiên cơ bản quá trình áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong doanh nghiệp theo trình tự các bước sau: SVTH: Cao Đăng Hùng Lớp: QT05_VB2 K13
- Chuyên đề tốt nghiệp 14 Cam kết của lãnh đạo Đào tạo ISO Bổ nhiệm Giám Đốc 9001:2008 chất lượng Xây dựng Xây dựng chính sách Xác định trách nhiệm nhóm ISO chất lượng của mọi người Sự tham gia Lập lưu đồ, viết thủ Sổ tay chất lượng của mọi tục người Thiết lập hệ thống chất lượng Đăng ký xin đánh giá chứng nhận Hình 1.3 Sơ đồ tổng quát quá trình áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong tổ chức 1.2.4 Lợi ích của việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008 Việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào doanh nghiệp, tổ chức sẽ mang lại một số lợi ích tiêu biểu như sau: Sản phẩm có chất lượng cao hơn, ổn định hơn. Tăng sản phẩm do được kiểm soát được thời gian trong quá trình sản xuất. SVTH: Cao Đăng Hùng Lớp: QT05_VB2 K13
- Chuyên đề tốt nghiệp 15 Lợi nhuận tăng cao hơn nhờ áp dụng hiệu quả các quá trình sản xuất. Giảm giá thành sản phẩm do giảm các sản phẩm sai hỏng ngay từ đầu. Kiểm soát được chất lượng nguyên vật liệu đầu vào do kiểm soát được nhà cung cấp. Luôn cải tiến được chất lượng sản phẩm và đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Tăng uy tín trên thị trường nhờ giải quyết được vấn đề chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng còn giúp cán bộ nhân viên có ý thức kỹ luật lao động tốt hơn, làm việc kế hoạch, nề nếp hơn thông qua việc qui định rõ trách nhiệm và quyền hạn của mọi vị trí công việc. Tóm lại, chúng ta nhận thấy được chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 có những tác động và một số lợi ích đối với doanh nghiệp, hay tổ chức. Việc vận dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 vào những tổ chức, doanh nghiệp khác nhau sẽ khác nhau tùy thuộc vào tính chất và tình hình thực tế tại đơn vị áp dụng, nhưng tất cả phải tuân thủ theo những yêu cầu, nguyên tắc và những điều khoản qui định trong tiêu chuẩn ISO 9001:2008. 1.2.5 Hiệu quả của việc thực hiện bộ tiêu chuẩn ISO 9000 Để đánh giá hiệu quả của các tổ chức khi áp dụng quản lý chất lượng theo ISO 9000 đầu tiên chúng ta phải thống nhất các chỉ tiêu đo lường hiệu quả. Một số chỉ tiêu đo lường hiệu quả theo truyền thống dựa vào các chỉ tiêu tài chính như: chi phí, lợi nhuận, doanh số bán…và chỉ tiêu phi tài chính như: sự hài lòng của khách hàng, sự linh hoạt và năng suất, chu kì sản xuất, hao hụt. Ngoài ra, việc đánh giá hiệu quả của tổ chức còn có thể dựa trên hai nhóm chỉ tiêu: các chỉ tiêu đo lường từ bên trong tổ chức và các chỉ tiêu được đo lường từ bên ngoài tổ chức. Lợi ích bên ngoài liên quan đến nhận thức của khách hàng về chất lượng, cải thiện sự thoả mãn của khách hàng, tăng lợi thế cạnh tranh và giảm sự xem xét của SVTH: Cao Đăng Hùng Lớp: QT05_VB2 K13
- Chuyên đề tốt nghiệp 16 khách hàng về chất lượng. Lợi ích bên trong bao gồm hệ thống tài liệu tốt hơn, nhận thức chất lượng tốt hơn và tăng năng suất và hiệu quả. Bảng 1.1: Chỉ tiêu đo lường hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng Chỉ tiêu Bên ngoài Bên trong Tài Khả năng sinh lợi, doanh số bán, Chi phí phòng ngừa, chi phí chính lợi nhuận trên vốn. hiệu chỉnh, chi phí kiểm tra Chi phí bảo hành, chi phí giảm giá bán sản phẩm do sai hỏng Phi Số sản phẩm sai hỏng, số phàn nàn Mức sai hỏng, thời gian sản tài chính của khách hàng, nhận thức của xuất, tỷ lệ phế phẩm, sự thoả khách hàng về chất lượng, mức độ mãn nhu cầu khách hàng nội thoả mãn nhu cầu khách hàng. bộ Hiệu quả tài chính Việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 vào quản lý chất lượng có cải thiện hiệu quả tài chính của các tổ chức hay không? Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 liên quan đến vấn đề tài liệu hoá các thủ tục làm việc trong tổ chức, nhờ đó vấn đề truyền thông trong tổ chức được cải thiện, những vấn đề không hiệu quả sẽ trở nên sáng tỏ hơn và nhờ đó nó làm tăng sự quan tâm của nhà quản trị. Kết quả là tình huống không hiệu quả được giảm xuống và dẫn đến giảm chi phí, tăng chất lượng. Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng những công ty đạt được chứng chỉ ISO là những công ty có chất lượng (Patlerson, 1995; Joubert, 1998). Najmi và Kehoe (2000) đã nghiên cứu 221 công ty tại Mỹ và nhận thấy rằng việc thực hiện bộ tiêu chuẩn ISO SVTH: Cao Đăng Hùng Lớp: QT05_VB2 K13
- Chuyên đề tốt nghiệp 17 9000 đã giúp các công ty này cải thiện về chất lượng, thời gian và hiệu quả tài chính. Heras, Casadesus và Dick (2002) đã cung cấp một sự hiển nhiên về những công ty Tây Ban Nha được cấp chứng nhận so với những công ty không được cấp chứng nhận. Sử dụng thông số lợi nhuận trên khoản đầu tư ROA, cho thấy rằng những công ty được chứng nhận ISO 9000 có ROA hơn những công ty không được chứng nhận từ 24% đến 45%. Hiệu quả không liên quan đến tài chính Mặc dù những thông số tài chính phản ánh hiệu quả của tổ chức, tuy nhiên nó không phản ảnh đầy đủ ảnh hưởng của các hoạt động cải tiến chất lượng. Các hoạt động cải tiến chất lượng có thể đem lại cho tổ chức những hiệu quả về dài hạn, cái có thể chưa phản ánh qua các chỉ số tài chính. Việc thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 có một ảnh hưởng có ý nghĩa đối với những thực hành về chất lượng như lãnh đạo, hoạch định chất lượng mang tính chiến lược, mối quan hệ tốt với nhà cung cấp và sự thoả mãn khách hàng. Những thay đổi đó có ảnh hưởng tích cực đến số chi tiết sai hỏng, hao hụt nguyên vật liệu, năng suất và thị phần. Một tổ chức thực hiện ISO 9000 đồng nghĩa với việc tăng nhận thức cũng như trách nhiệm của toàn thể nhân viên về vấn đề chất lượng, nhờ vậy nó có thể làm tăng năng suất, nhuệ khí của nhân viên giảm sự vắng mặt và sai hỏng. Tóm lại, để đánh giá hiệu quả của tổ chức cần tiến hành những đo lường cả bên trong và bên ngoài của những chỉ tiêu liên quan đến tài chính và những chỉ tiêu không liên quan đến tài chính. Đo lường tài chính bên ngoài bao gồm những chỉ số như chi phí bảo hành, chi phí thanh toán, giảm giá bán trong khi những đo lường không liên quan đến tài chính bên ngoài bao gồm số sản phẩm sai hỏng, số phàn nàn của khách hàng, nhận thức của khách hàng về chất lượng, mức độ thoả mãn của khách hàng. Những đo lường nội bộ về tài chính như chi phí phòng ngừa, chi phí hiệu chỉnh, chi phí kiểm tra và những đo lường không liên quan đến tài chính chẳng hạn như mức sai hỏng, thời SVTH: Cao Đăng Hùng Lớp: QT05_VB2 K13
- Chuyên đề tốt nghiệp 18 gian sản xuất và tỉ lệ thuyên chuyển lao động. Đo lường các chỉ tiêu phi tài chính bên trong liên quan đến sự thoả mãn nhu cầu khách hàng nội bộ, tỷ lệ thuyên chuyển lao động, mức sai hỏng, thời gian sản xuất. 1.3 Đánh giá nội bộ 1.3.1 Các khái niệm liên quan đến đánh giá 1.3.1.1 Khái niệm về đánh giá Đánh giá là quá trình có hệ thống, độc lập và được lập thành văn bản để nhận được bằng chứng nhận đánh giá và xem xét đánh giá chúng một cách khách quan để xác định mức độ thực hiện các chuẩn mực đánh giá. Chuẩn mực đánh giá: Tập hợp các chính sách, thủ tục hay yêu cầu được xác định là gốc so sánh. Bằng chứng đánh giá: Hồ sơ, việc trình bày về sự kiện hay thông tin khác liên quan tới các chuẩn mực đánh giá và có thể kiểm tra xác nhận. Phát hiện khi đánh giá: Kết quả của việc xem xét đánh giá các bằng chứng đánh giá thu thập được so với chuẩn mực đánh giá. Kết luận đánh giá: Đầu ra của một cuộc đánh giá do đoàn đánh giá cung cấp sau khi xem xét các mục tiêu đánh giá và phát hiện khi đánh giá. Đoàn đánh giá: Là một hay nhiều chuyên gia đánh giá tiến hành cuộc đánh giá với sự hỗ trợ của chuyên gia kỹ thuật khi cần (Trưởng đoàn và các đánh giá viên). Chuyên gia kỹ thuật: Người cung cấp kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn cụ thể cho đoàn đánh giá. Sự không phù hợp: Là sự không đáp ứng một yêu cầu. Sự khắc phục: Hành động để loại bỏ sự không phù hợp đã phát hiện. Hành động khắc phục: Hành động để loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp đã phát hiện hay tình trạng không mong muốn khác. 1.3.1.2 Phân loại đánh giá SVTH: Cao Đăng Hùng Lớp: QT05_VB2 K13
- Chuyên đề tốt nghiệp 19 Theo đối tượng được đánh giá: Đánh giá sản phẩm: theo tiêu chuẩn JIS, DIN, TCVN, ASTM… Đánh giá hệ thống: theo tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001, GMP, HACCP… Theo chủ thể thực hiện đánh giá: Đánh giá chất lượng Đánh giá nội bộ Đánh giá bên ngoài Đánh giá của Đánh giá của bên thứ hai bên thứ ba Hình 1.4 Sơ đồ phân loại đánh giá Đánh giá nội bộ: được tổ chức hoặc mang danh tổ chức tự tiến hành đối với các mục đích nội bộ và có thể làm cơ sở cho việc tự công bố sự phù hợp của tổ chức. Đánh giá của bên thứ hai: do các bên quan tâm thực hiện (khách hàng hay đại diện khách hàng). Đánh giá của bên thứ ba: do tổ chức độc lập tiến hành, cung cấp giấy chứng nhận hoặc đăng ký sự phù hợp các yêu cầu của tiêu chuẩn. 1.3.1.3 Mục tiêu của đánh giá nội bộ Đánh giá tính phù hợp, hiệu lực của hệ thống. Xác định các bộ phận để cải tiến thường xuyên. Đánh giá sự sẵn sàng cho đánh giá của bên thứ hai và thứ ba. Tần suất đánh giá nội bộ SVTH: Cao Đăng Hùng Lớp: QT05_VB2 K13
- Chuyên đề tốt nghiệp 20 Tổ chức phải định kỳ tiến hành đánh giá nội bộ tối thiểu 1 năm/lần (tuỳ thuộc vào thực tế duy trì hệ thống tại tổ chức) và đánh giá đầy đủ các điều khoản trong tiêu chuẩn. Có thể chia thành nhiều đợt đánh giá mỗi lần một vài điều khoản. 1.3.2 Quy trình đánh giá nội bộ 1.3.2.1 Các nguyên tắc đánh giá Tin cậy, nhất quán, thận trọng. Công bằng, trung thực, chính xác. Chuyên cần, kỹ lưỡng. Độc lập. Tiếp cận dựa vào bằng chứng. 1.3.2.2 Chương trình đánh giá Lập chương trình đánh giá Năng lực Hoàn thiện Thực hiện chương chuyên gia chương trình trình đánh giá Hoạt động đánh giá Giám sát và xem xét chương trình Hình 1.5 Sơ đồ chương trình đánh giá nội bộ SVTH: Cao Đăng Hùng Lớp: QT05_VB2 K13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác đào tạo và phát triển nhân sự tại công ty Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm Hà Nội
49 p | 850 | 313
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số giải pháp góp phần xây dựng chiến lược kinh doanh tại cty TNHH Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
75 p | 552 | 297
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số vấn đề về kế toán cho vay tổ chức cá nhân trong nước tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ Liêm
47 p | 313 | 97
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số giải pháp Marketing nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cao su An Dương
58 p | 282 | 67
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số giải pháp cao chất lượng cho vay dự án đầu tư tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
112 p | 213 | 60
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (TechcomBank)
92 p | 209 | 49
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các công cụ marketing – mix ở công ty TNHH quốc tế Song Thanh ( STI )
87 p | 216 | 41
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối công ty CP chế biến hàng XK Cầu Tre
79 p | 182 | 37
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện mạng lưới kênh phân phối ở Công ty Giấy Bãi Bằng
64 p | 156 | 35
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm đấy mạnh hoạt động quảng cáo chương trình du lịch ra nước ngoài tại Trung tâm du lịch Vietnam Railtour
77 p | 214 | 35
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà xuất bản Giao thông vận tải
51 p | 158 | 28
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số giải pháp marketing nhằm hoàn thiện và nâng cao mức độ thỏa mãn khách hàng của Công ty TM-DV Tràng Thi
72 p | 149 | 27
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số giải pháp Marketing hỗn hợp trong kinh doanh thương mại ở công ty Vật tư vận tải và xây dựng công trình giao thông
66 p | 139 | 27
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số biện pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây
50 p | 143 | 24
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Điện tử Công nghiệp – CDC
52 p | 140 | 24
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm phần mềm công nghiệp ở Công ty TNHH Hệ Thống Quy
56 p | 154 | 23
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số biện pháp hoàn thiện kênh phân phối vé cho Chương trình ca nhạc "Âm nhạc & bước nhảy"
81 p | 127 | 21
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác khai thác sản phẩm bảo hiểm An Khang Trường Thọ của Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội
42 p | 126 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn