Chuyên đề tốt nghiệp: “Vận dụng các chính sách marketing trong kinh doanh du lịch lữ hành ở Chi nhánh công ty du lịch và dịch vụ hồng gai lao động tại Hà Nội”
lượt xem 22
download
Hoạt động kinh doanh là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của các Ngân hàng thương mại (NHTM). Nó có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của bản thân mỗi NHTM. Trong đó nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ quan trọng và chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ tài sản có của Ngân hàng. Để thực hiện tốt nghiệp vụ tín dụng phải giải quyết được một loạt các vấn đề về kỹ thuật nghiệp vụ, trong đó có nghiệp vụ "Kế toán cho vay" nhằm phục vụ cho việc hạch...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề tốt nghiệp: “Vận dụng các chính sách marketing trong kinh doanh du lịch lữ hành ở Chi nhánh công ty du lịch và dịch vụ hồng gai lao động tại Hà Nội”
- Chuyên đề tốt nghiệp Đề tài: “Vận dụng các chính sách marketing trong kinh doanh du lịch lữ hành ở Chi nhánh công ty du lịch và dịch vụ hồng gai lao động tại Hà Nội” Nguyễn Thuý Lan - NHE- K6 Khoa Ngân hàng
- Chuyên đề tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Hoạt động kinh doanh là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của các Ngân hàng thương mại (NHTM). Nó có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của bản thân mỗi NHTM. Trong đó nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ quan trọng và chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ tài sản có của Ngân hàng. Để thực hiện tốt nghiệp vụ tín dụng phải giải quyết được một loạt các vấn đề về kỹ thuật nghiệp vụ, trong đó có nghiệp vụ "Kế toán cho vay" nhằm phục vụ cho việc hạch toán quá trình cho vay, theo dõi thu nợ và thu lãi để đảm bảo an toàn tài sản cho Ngân hàng và cho khách hàng. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam-Techcombank khi phải đối mặt trực tiếp với thị trờng đặc biệt là thị trờng Hà Nội- nơi có môi trờng Ngân hàng cạnh tranh sôi động bậc nhất cả nớc. Với chiều dài lịch sử không lớn và với những bớc đi ban đầu Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam đã gặt hái được những thành công đáng kể, bên cạnh đó còn xuất hiện những tồn tại, những vấn đề chưa hoàn thiện trong quá trình hạch toán kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng và mức độ phức tạp của kế toán cho vay, kết hợp với nhiệm vụ của đợt thực tập cuối khoá, em chọn đề tài "Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam " làm chuyên đề tốt nghiệp. * Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Tập hợp hệ thống những lý luận của kế toán Ngân hàng- kế toán cho vay áp dụng tại Ngân hàng nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay. - Trên cơ sở trình bày, phân tích đánh giá khách quan và toàn diện thực trạng vận hành quy trình kế toán cho vay tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam hiện nay. - Dựa trên việc bám sát chế độ kế toán cho vay đối với các tổ chức tín dụng do NHNN ban hành để đa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác này làm cho kế toán cho vay trở thành một công cụ trợ giúp có hiệu quả đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. Nguyễn Thuý Lan - NHE- K6 Khoa Ngân hàng
- Chuyên đề tốt nghiệp * Phạm vi nghiên cứu Đây là một đề tài có tính chất rộng bởi nó liên quan đến mảng hoạt động rất phức tạp của Ngân hàng, kế toán cho vay là "đầu mối" trong mọi lĩnh vực hoạt động Ngân hàng, mà trong giới hạn về thời gian nghiên cứu và năng lực thực tế của sinh viên thì việc giải quyết vấn đề một cách toàn diện và triệt để là không thể thực hiện được. Do vậy, em giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài trên góc độ môn học kế toán Ngân hàng, giới hạn về nội dung được xác lập ở phần 2 gồm 3 chương. * Phơng pháp nghiên cứu. Trên cơ sở những tư duy đổi mới về tổ chức và vận hành kinh doanh, tư duy về hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay trong mối quan hệ phù hợp với từng nội dung mà đề tài đặt ra. Em xác lập các phơng pháp thích hợp như: duy vật biện chứng- lịch sử, phân tích tổng hợp, phân tích tác nghiệp, so sánh, đối chiếu, kết hợp lý luận với thực tiễn, qua đó rút ra những tồn tại thiếu sót cần khắc phục và hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán cho vay tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. * Bố cục của chuyên đề. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chơng: - Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán cho vay - Chương II: Thực trạng kế toán cho vay tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp Nguyễn Thuý Lan - NHE- K6 Khoa Ngân hàng
- Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHO VAY I.1. Một vài nét về NHTM và hoạt động tín dụng Ngân hàng. I.1.1. Một vài nét về NHTM. Theo Điều 20 của Luật tổ chức tín dụng Việt Nam được quốc hội thông qua tháng 12/1997 có nêu định nghĩa " Ngân hàng Thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan như hoạt động tiền gửi, cho vay, thanh toán và các dịch vụ bảo lãnh…". NHTM ra đời và phát triển nó thực hiện những chức năng cơ bản sau: - Chức năng thủ quỹ và trung gian thanh toán: Chức năng thủ quỹ là chức năng đầu tiên củaNHTM, gắn liền với sự ra đời của NHTM và làm cơ sở cho Ngân hàng thực hiện các chức năng tín dụng, thanh toán và các dịch vụ khác. - Chức năng trung gian tín dụng: Đây là chức năng đặc trưng và cơ bản nhất của NHTM, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thực hiện chức năng này, một mặt, NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế để hình thành nguồn vốn cho vay. Mặt khác, trên cơ sở vốn đã huy động được Ngân hàng tiến hành việc cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của các chủ thể cần vốn trong nền kinh tế, điều đó đảm bảo sự vận động liên tục của guồng máy sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Như vậy, NHTM vừa là người đi vay, vừa là người cho vay, hay nói cách khác nghiệp vụ tín dụng của NHTM là đi vay và cho vay. - Chức năng tạo tiền: Qúa trình tạo tiền của NHTM được thực hiện thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán trong hệ thống Ngân hàng, trong mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống Ngân hàng trung ương của mỗi nước. 1.1.2. Hoạt động tín dụng Ngân hàng. Tín dụng là hoạt động quyết định tới kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Hoạt động tín dụng là hoạt động chính mang lại tới 60-70% nguồn thu cho Ngân hàng. Kết quả kinh doanh Ngân hàng tốt hay xấu phụ thuộc vào kết quả hoạt động tín dụng Ngân hàng. Do vậy khi tiến hành cấp tín dụng cho Nguyễn Thuý Lan - NHE- K6 Khoa Ngân hàng
- Chuyên đề tốt nghiệp khách hàng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng từ giai đoạn xétư duyệt cho vay đến giai đoạn thanh lí hợp đồng tín dụng nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, an toàn và hiệu quả. I.2. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán Cho vay. I.2.1. Định nghĩa về kế toán cho vay. Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó Ngân hàng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi, như vậy có thể hiểu "Kế toán cho vay là công việc tính toán, ghi chép một cách đầy đủ chính xác các khoản thu nợ, thu lãi, theo dõi dư nợ tín dụng Ngân hàng. Trên cơ sở đó bảo vệ an toàn vốn cho vay của Ngân hàng và cung cấp các thông tin cần thiết cho việc quản lý và điều hành hoạt động tín dụng của Ngân hàng". Ngân hàng cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào khác hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường, vấn đề lợi nhuận mang tính chất sống còn. ở đó kế toán là nơi phản ánh tất cả các số liệu liên quan đến hoạt động của Ngân hàng. Để điều hành hoạt động kinh doanh Ngân hàng mang lại hiệu quả cao đòi hỏi người quản lý phải nhận thức được vai trò của thông tin kế toán. Cụ thể: Hạch toán kế toán cung cấp cho các nhà Ngân hàng biết được tình hình kinh tế, tài chính, sự biến động trong quá trình sử dụng vốn, huy động vốn, phản ánh và giám sát một cách liên tục, toàn diện và có hệ thống các loại tài khoản phản ánh nguồn vốn và việc sử dụng vốn trong Ngân hàng. Từ thông tin mà kế toán Ngân hàng cung cấp giúp cho người quản lý đề ra những quyết định điều hành kịp thời, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Trên cơ sở đó đề ra các mục tiêu, chiến lược phát triển. Muốn hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, nhà lãnh đạo Ngân hàng cần phải nắm bắt nhanh nhạy, chính xác các thông tin kế toán để từ đó biết được thực trạng và triển vọng phát triển, khả năng trả nợ, khả năng sinh lời trước khi quyết định bỏ ra một khoản vốn đầu tư nào đó. Giúp các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu đưa ra các luật định phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế của từng loại hình kinh tế, để từ đó thiết lập nên các mối quan hệ hợp tác, tín dụng và quan hệ thanh toán. Khác với các ngành kinh tế khác, kế toán Ngân hàng có một số lượng Nguyễn Thuý Lan - NHE- K6 Khoa Ngân hàng
- Chuyên đề tốt nghiệp chứng từ rất lớn, rất đa dạng đáp ứng nhu cầu của các mối quan hệ trong nền kinh tế thị trường. Để làm được điều này đòi hỏi Ngân hàng phải có những thể thức thanh toán phù hợp, phải tổ chức quy trình luân chuyển chứng từ sao cho có khoa học, thuận tiện, nhanh chóng, đảm bảo an toàn tài sản. Để phát huy vai trò của mình, kế toán Ngân hàng có các nhiệm vụ sau: Sự ghi chép phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc về hoạt động nguồn vốn và sử dụng vốn Ngân hàng theo đúng pháp lệnh Kế toán thống kê của Nhà nước và theo thể lệ của kế toán hiện hành trên cơ sở đó để đảm bảo an toàn tài sản (vốn) của bản thân Ngân hàng và của khách hàng, của xã hội được bảo quản tại Ngân hàng. - Phân loại nghiệp vụ, tổng hợp số liệu theo đúng phương pháp kế toán và theo những chỉ tiêu nhất định nhằm cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời phục vụ quá trình lãnh đạo, thực thi chính sách quản lý và chỉ đạo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. - Giám sát quá trình sử dụng tài sản, nguồn vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn qua việc kiểm soát trước các nghiệp vụ bên nợ và bên có ở từng Ngân hàng cũng như toàn hệ thống góp phần tăng cường kỷ luật tài chính củng cố chế độ hạch toán kinh tế trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Tổ chức giao dịch phục vụ khách hàng một cách khoa học, văn minh, giúp đỡ khách hàng nắm được những nội dung cơ bản của kỹ thuật nghiệp vụ Ngân hàng nói chung và kỹ thuật nghiệp vụ Kế toán nói riêng góp phần thực hiện chiến lược khách hàng của Ngân hàng. I.2.2. Vai trò của kế toán cho vay. Trong toàn bộ hoạt động của nghiệp vụ Kế toán Ngân hàng thì Kế toán cho vay được xác định là nghiệp vụ Kế toán phức tạp và rất quan trọng, nó góp phần bảo vệ an toàn vốn mà Ngân hàng đã đầu tư cho các thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế được vay vốn thể hiện ở số dư trên tài khoản tiền vay tại nh thông qua việc tổ chức ghi chép phản ánh một cách đầy đủ, chính xác kịp thời các khoản cho vay thu nợ, chuyển nợ quá hạn, đồng thời theo dõi giám sát chặt chẽ dư nợ đảm bảo an toàn vốn. Kế toán cho vay phục vụ đắc lực trong việc chỉ đạo chấp hành chính sách tiền tệ tín dụng của Đảng và Nhà nước trong nền kinh tế thị trường với Nguyễn Thuý Lan - NHE- K6 Khoa Ngân hàng
- Chuyên đề tốt nghiệp cơ chế tín dụng hiện nay, cụ thể là Ngân hàng là cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện triển khai áp dụng mức lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế chủ động về vônd phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Việc thực hiện tốt công tác Kế toán cho vay làm tham mưu đắc lực cho công tác tín dụng để tín dụng thực sự trở thành đòn bẩy kinh tế cũng như giám đốc bằng tiền với toàn bộ hoạt động trong nền kinh tế quốc dân. Xuất phát từ vai trò quan trọng của Kế toán cho vay, việc tổ chức bộ máy Kế toán trong mỗi Ngân hàng đều thực sự cần thiết, ở đó việc hạch toán Kế toán phải phù hợp với từng phương thức cho vay, loại cho vay, thời hạn cho vay nhằm mục đích mang lại lợi nhuận cao nhất cho Ngân hàng, bên cạnh đó đảm bảo an toàn tài sản cho Ngân hàng hay hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hạch toán Kế toán tiền vay. Để phát huy được vai trò của mình, Kế toán cho vay phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, kiểm tra và xác định tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ Kế toán cho vay để đảm bảo khoản cho vay có khả năng thu hồi ngay từ khâu phát tiền vay. Thứ hai, ghi chép và phản ánh một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về cấp tín dụng, về nghiệp vụ đầu tư, về quá trình thu hồi vốn gốc và lãi. Thứ ba, giám đốc, theo dõi chặt chẽ các khoản mục tín dụng, đầu tư đã thực hiện thông qua việc kiểm soát và quản lý hồ sơ về cho vay trên cơ sở bảo vệ an toàn tài sản góp phần nâng cao hiệu quả, mở rộng hoạt động tín dụng toàn đơn vị cũng như toàn hệ thống. Thứ tư, tổng hợp thông tin về hoạt động tín dụng để cung cấp cho lãnh đạo và làm tham mưu cho hoạt động nghiệp vụ cũng như chỉ đạo thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô. Như vậy, Kế toán cho vay là một công cụ gián tiếp tạo cho Ngân hàng những nguồn thu nhập trên cơ sở đó Ngân hàng thực hiện chức năng kinh doanh và cung ứng vốn cho nền kinh tế. Với vai trò quan trọng như vậy, hệ thống Kế toán Ngân hàng phải hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi về vốn ngày càng cao của nền kinh tế. Nguyễn Thuý Lan - NHE- K6 Khoa Ngân hàng
- Chuyên đề tốt nghiệp I.3. Nội dung về Kế toán cho vay. I.3.1. Chứng từ sử dụng trong Kế toán cho vay. Trong quan hệ tín dụng, xét về mặt quan hệ kinh tế pháp lý thì toàn bộ số tiền của Ngân hàng, các tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng phản ánh số nợ mà người đi vay nhận nợ với Ngân hàng và phải hoàn trả trong những kỳ hạn nhất định gồm cả gốc và lãi. Tính pháp lý của các khoản nợ này được thể hiện trên các chứng từ Kế toán cho vay đã được pháp luật thừa nhận. Vậy chứng từ dùng trong Kế toán cho vay là những giấy tờ đảm bảo về mặt pháp lý các khoản cho vay của Ngân hàng. Mọi sự tranh chấp về các khoản cho vay hay trả nợ đều phải giải quyết trên chứng từ Kế toán cho vay. Chứng từ Kế toán cho vay gồm có: - Chứng từ gốc: là chứng từ có giá trị pháp lý trong quan hệ tín dụng xác định quyền và nghĩa vụ của hai bên đi vay và cho vay. Chứng từ gốc bao gồm: Hợp đồng tín dụng, đơn xin vay, bảng Kê tính lãi, khế ước vay tiền. Trong đó, đơn xin vay và khế ước vay tiền dùng trong phương thức cho vay từng lần. - Chứng từ ghi sổ: là chứng từ làm thủ tục Kế toán, là căn cứ được lập trên cơ sở chứng từ gốc. Chứng từ ghi sổ gồm: giấy lĩnh tiền mặt hoặc séc lĩnh tiền mặt trong trường hợp cho vay bằng tiền mặt, các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt như uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc thanh toán trong trường hợp cho vay bằng chuyển khoản. Đối với phương thức tín dụng theo hạn mức tín dụng, khi cho vay không phải lập khế ước vay tiền mà chỉ phải ký kết hợp đồng tín dụng thì tính chất pháp lý của khoản cho vay thể hiện ngay trên các chứng từ phát tiền vay như séc lĩnh tiền mặt, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu cũng như hàng tháng tiến hành đối chiếu xác nhận nợ theo số dư các tài khoản cho vay theo hạn mức tín dụng trên cơ sở hạch toán chi tiết. Các chứng từ kế toán cho vay phải có đầy đủ tính pháp lý xác định quyền chủ thể cho vay của ngân hàng đối với khách hàng, chỉ rõ những người nhận nợ và cam kết trả nợ gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng. I.3.1.1 Nguyên tắc lập chứng từ kế toán cho vay Để chứng từ kết toán cho vay phản ánh được chính xác sự biến động của hoạt động cho vay thì phải đảm bảo được các nguyên tắc lập chứng từ sau: Nguyễn Thuý Lan - NHE- K6 Khoa Ngân hàng
- Chuyên đề tốt nghiệp - Lập chứng từ được tiến hành ngay khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh (kể cả chứng từ do khách hàng lập hay chứng từ do nội bộ Ngân hàng lập). Có như vậy thì kế toán cho vay mới có căn cứ để phân loại, ghi sổ từng loại hình cho vay, thời hạn vay, là căn cứ để ghi sổ và tổng hợp kế toán một cách kịp thời. - Chứng từ dùng trong hạch toán kế toán là hệ thống bản chứng từ do Ngân hàng quy định, thống nhất in ấn và phát hành. Các yếu tố của chứng từ khi lập phải ghi đầy đủ, không bỏ trống. Các chứng từ có nhiều liên thì phải kịp lồng một lần cho nhiều liên để đảm bảo sự khớp đúng giữa các liên, trong đó một liên là bản chính từ liên 2 trở đi là bản sao. Để đảm bảo tính pháp lý của chứng từ, không tẩy xoá, sửa chữa, dán giấy đè lên chỗ sai. Nếu sai thì áp dụng cách sửa sai xóa bỏ trực tiếp chỗ sai hoặc lập chứng từ khác để thay thế. Các giấy tờ có giá trị cao như séc thì phải huỷ bỏ chứng từ sai và lập chứng từ khác thay thế. - Trên bản chính (liên1) các bản chứng từ do khách hàng lập và nộp vào Ngân hàng (trừ giấy nộp tiền, bảng kê nộp séc) phải có chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trưởng và đóng dấu đơn vị, chữ ký và mẫu dấu phải được đăng ký trước tại Ngân hàng nơi khách hàng giao dịch. Các nhân viên Ngân hàng, khi tiến hành nhiệm vụ của mình, tuỳ theo chức trách nhiệm vụ khi kiểm soát xử lý chứng từ phải ký tên trên chứng từ, mẫu chữ ký phải đăng ký trước tại kế toán trưởng hoặc nhân viên kiểm soát. Ngoài ra, trong kế toán cho vay một số chứng từ sau còn phải có chữ ký của giám đốc Ngân hàng hay được giám đốc uỷ quyền ký thay giámđốc như: các chứng từ dùng làm cơ sở cho vay, điều chỉnh nợ; các chứng từ do nội bộ Ngân hàng lập để trích tài khoản tiền gửi của khách hàng thu nợ, thu lãi, chuyển nợ quá hạn. I.3.1.2. Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán cho vay. Quá trình hoàn thành việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Ngân hàng, chứng từ phải trải qua các khâu: lập hoặc tiếp nhận chứng từ, kiểm soát, xử lý nghiệp vụ, hạch toán vào các loại sổ sách thích hợp, tổ chức bảo quản. Sự vận động đó của chứng từ gọi là luân chuyển chứng từ kế toán. Với chứng từ kế toán cho vay đảm bảo nguyên tắc sau: - Đối với chứng từ thu tiền mặt (thu gốc, lãi tiền vay) phải thực hiện "thu Nguyễn Thuý Lan - NHE- K6 Khoa Ngân hàng
- Chuyên đề tốt nghiệp tiền trước, ghi sổ sau" tức là thủ quỹ sau khi đã thu đủ tiền, ký tên trên chứng từ, vào sổ quỹ, sau đó kế toán mới vào sổ sách kế toán (vào máy). - Đối với chứng từ chi tiền mặt (cho vay theo hạn mức tín dụng) phải thực hiện "ghi sổ kế toán trước, chi tiền sau", tức là kế toán phải kiểm soát xem sổ dư tài khoản có đủ khả năng chi trả không, nếu đủ thì sau khi ghi sổ mới chuyển sang quỹ để chi tiền. - Các chứng từ chuyển khoản được ghi Nợ-Có đồng thời khi thực hiện kế toán máy. - Chứng từ luân chuyển trong nội bộ Ngân hàng phải do Ngân hàng tự tổ chức luân chuyển lấy, không nhờ khách hàng luân chuyển hộ. Trên cơ sở những nguyên tắc luân chuyển chứng từ trên, với chứng từ kế toán cho vay phải trải qua những công đoạn cơ bản sau: Thứ nhất, trước khi phát tiền vay, bộ phận cấp tín dụng phải nộp bộ hồ sơ cho vay để kế toán kiểm soát (hợp đồng tín dụng, tên khách hàng vay vốn, số tiền cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất, kỳ hạn trả nợ) đây được coi là chứng từ gốc. Thứ hai, hoàn thành giai đoạn một với bộ hồ sơ hợp lệ, kế toán căn cứ vào hợp đồng tín dụng và các giấy nhận nợ được giám đốc Ngân hàng đồng ý cho vay, kế toán sẽ hướng dẫn cho khách hàng lập các chứng từ thanh toán để nhận tiền vay. Khi giải ngân kế toán, phải giám sát tính chặt chẽ của chứng từ và của đối tượng nhận tiền vay đảm bảo tiền lãi vay được phát ra đúng mục đích và không vượt mức tiền đã được giám đốc Ngân hàng duyệt cho vay. Khi giải ngân song giấy tờ đó sẽ được lưu vào hồ sơ vay vốn của khách hàng để theo dõi thu nợ, lãi. Sau khi giải ngân, kế toán vào sổ quỹ, thủ quỹ chuyển chứng từ cho kiểm soát. Kiểm soát tiến hành kiểm soát lại, sau đó chuyển chứng từ sang cho bộ phận nhật ký chứng từ. Sau khi hoàn thành tập nhật ký chứng từ theo thứ tự tài khoản cho vay từ nhỏ đến lớn, trong đơn vị vay thì xếp theo từng kỳ hạn trả thì tập nhật ký chứng từ sẽ được đánh số và đưa vào nơi bảo quản theo quy định. Trong quy trình lập và luân chuyển có nhiều nguyên nhân khiến cho chứng từ thiếu chính xác: có thể do sơ xuất, có thể do thiếu sự hiểu biết về kỹ thuật Nguyễn Thuý Lan - NHE- K6 Khoa Ngân hàng
- Chuyên đề tốt nghiệp lập chứng từ, hoặc do cố ý để tham ô tài sản Nhà nước. Từ đó vấn đề đặt ra là phải kiểm soát chứng từ để đảm bảo tính đúng đắn của chứng từ trước khi cho phép nghiệp vụ kinh tế phát sinh được hoàn thành tại các đơn vị hạch toán. I.3.1.3. Tổ chức kiểm soát và lưu trữ chứng từ. Trong kế toán cho vay gồm hai khâu kiểm soát, đầu tiên là khâu kiểm soát của nhân viên xử lý nghiệp vụ, bao gồm kiểm soát của thanh toán viên (hay nhân viên quản lý tài khoản), các nhân viên tín dụng, thủ quỹ. Nội dung kiểm soát bao gồm kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ như: mẫu mực chứng từ, các yếu tố ghi trên chứng từ, mẫu dấu, chữ ký của chủ tài khoản, số hiệu tài khoản, ghi Nợ, ghi Có; số dư tài khoản, nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Thứ hai, là khâu kiểm soát của kiểm soát viên hoặc kế toán trưởng, nhằm kiểm soát lại một lần nữa tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, kiểm soát chữ ký của thanh toán viên và thủ quỹ. Sau khi hoàn thành việc kiểm soát, tất cả những người có trách nhiệm kiểm soát chứng từ phải ký tên vào đúng chỗ quy định trên chứng từ. Trải qua một quá trình luân chuyển, kiểm soát, chứng từ kế toán cho vay được tổ chức lưu trữ một cách khoa học. Với chứng từ gốc như hợp đồng tín dụng hay đơn xin vay kiêm giấy nhận nợ, khế ước vay tiền thì sau khi phát tiền vay sẽ được lưu trữ trong hồ sơ vay vốn của người vay để theo dõi thu hồi nợ. Hợp đồng tín dụng xếp theo thứ tự tài khoản cho vay từ nhỏ đến lớn, trong cùng đơn vị vay thì xếp theo từng kỳ hạn trả, hợp đồng tín dụng chưa trả hết nợ được nhân viên kế toán bảo quản trong hòm có khoá chắc chắn và theo dõi để thu nợ. Với chứng từ ghi sổ thì được đóng thành tập theo từng ngày còn gọi là tập nhật ký chứng từ và cho vào phòng lưu trữ. Tại đây có một bộ phận chuyên quản lý chứng từ lại có những quy định cụ thể cho việc sử dụng chứng từ, tra soát chứng từ tránh xảy ra mất mát, sửa chữa sai mục đích. I.3.2. Tài khoản sử dụng trong kế toán cho vay. Tài khoản phản ánh nghiệp vụ cho vay thuộc tài sản có của Ngân hàng, nó dùng để ghi chép, phản ánh toàn bộ số tiền cho vay của Ngân hàng đối với người đi vay, đồng thời cũng ghi chép, phản ánh số tiền người vay trả nợ Ngân hàng theo những kỳ hạn nhất định. Việc bố trí tài khoản cho vay trong hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nguyễn Thuý Lan - NHE- K6 Khoa Ngân hàng
- Chuyên đề tốt nghiệp như thế nào là tuỳ thuộc vào yêu cầu của việc chỉ đạo hoạt động tín dụng của Ngân hàng phục vụ nền kinh tế từng thời kỳ và yêu cầu bảo vệ tài sản của Ngân hàng. Khi các đơn vị, tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, tư nhân có đủ điều kiện vay vốn và được Ngân hàng cho vay thì kế toán Ngân hàng sẽ mở cho mỗi người vay một tài khoản cho vay thích hợp (tài khoản phân tích). Tài khoản cho vay thuộc nhóm 2 (20, 21, 22, 23) và có kết cấu: Bên nợ: Ghi số tiền Ngân hàng cho khách hàng vay và được gia hạn nợ Bên có: Ghi số tiền thu nợ từ khách hàng Ghi số tiền chuyển sang nợ quá hạn (nếu có) Dư nợ: Phản ánh số tiền khách hàng còn nợ NH và được gia hạn nợ đến một thời điểm. Trong quan hệ tín dụng giữa người vay và Ngân hàng không phải bao giờ người vay cũng trả nợ Ngân hàng đúng hạn. Trường hợp đến hạn trả mà người vay không đủ khả năng trả nợ và cũng không được Ngân hàng gia hạn thì số nợ đó phải chuyển sang tài khoản nợ quá hạn để theo dõi thu hồi với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cho vay bình thường. Kết cấu của tài khoản nợ quá hạn: Bên Nợ: Ghi số tiền chuyển nợ quá hạn (từ TK cho vay chuyển sang) Bên Có: Ghi số tiền thu nợ quá hạn Ghi số tiền được điều chỉnh lại kỳ hạn (chuyển sang TK cho vay) Dư Nợ: Phản ánh số nợ quá hạn chưa hoàn trả. Đi liền với hệ thống tài khoản cho vay là một loạt các TK liên quan khác như: Tài khoản lãi cộng dồn dư thu, dự trả Tài khoản dự phòng phải thu hồi khó đòi Tài khoản ngoại bảng (dùng để phản ánh tình hình nhập, xuất tài sản thế chấp, cầm cố). Phản ánh tiền lãi cho vay chưa thu hồi được TK nợ khó đòi. I.3.3. Quy trình kế toán cho vay. Có hai phương pháp tính lãi cùng song song tồn tại ( phương pháp tính lãi theo món và tính lãi theo tích số), mỗi tổ chức tín dụng phải căn cứ vào chế Nguyễn Thuý Lan - NHE- K6 Khoa Ngân hàng
- Chuyên đề tốt nghiệp độ cho vay của NHN0 đã được khách hàng chấp thuận thông qua khế ước vay tiền và theo chế độ lãi suất do Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Kỹ thương ban hành để tính thu lãi. Thứ nhất: Phương pháp tính lãi theo món. Phương pháp tính lãi theo món áp dụng đối với các món cho vay có quyết định trả lãi theo từng kỳ hạn bao gồm chỉ trả lãi chưa trả gốc, trả một phần gốc và lãi tương ứng, trả cả gốc và lãi. Cách tính lấy số dư Nợ tiền vay nhân với lãi suất cam kết và thời gian tính lãi, chỉ tính ngày đầu phát tiền vay, không tính ngày thu hết gốc. Công thức: Thời gian tính lãi Lãi suất áp Số tiền lãi = Số tiền nợ x --------------------- x dụng theo tháng 30 hoặc 360 hay năm Nếu trong thời gian tính lãi có thay đổi lãi suất mà sự thay đổi đó có hiệu lực với khoản vay thì phải tính cho từng giai đoạn ứng trước với lãi suất khác nhau hoặc trong thời gian tính có biến động về số dư Nợ thì cũng phải tính theo từng thời gian có sự thay đổi đó. Thứ hai: Tính lãi theo tích số: áp dụng đối với khoản vay ngắn hạn có quy định thu lãi theo tháng. Công thức: Tổng tích số tính lãi trong tháng Số tiền lãi = --------------------------------------- x lãi suất tháng 30 Trong đó: Tổng tích số tính = Số dư Nợ x Số ngày trong tháng duy Lãi trong tháng hoặc dư Có trì cùng số dư Nợ, dư Có Nếu ngày thu lãi trùng vào ngày lễ, ngày nghỉ hàng tuần thì chuyển sang làm việc tiếp theo. Số dư tính lãi là số dư cuối ngày nghỉ lễ, nghỉ cuối tuần trên. Thời gian tính nợ quá hạn kể từ ngày tiếp ngay sau ngày đến kỳ hạn trả, ngày đến kỳ hạn trả nhưng không trả được Nợ trong hạn (có phân kỳ trả nợ). Nguyễn Thuý Lan - NHE- K6 Khoa Ngân hàng
- Chuyên đề tốt nghiệp I.3.3.1. Hạch toán kế toán giai đoạn cho vay. Việc hạch toán tiền vay được thực hiện theo những kỹ thuật khác nhau tuỳ theo từng phương thức cho vay. Ở giai đoạn cho vay, khi mà người vay đã làm đơn xin vay gửi tới Ngân hàng và được Ngân hàng xem xét quyết định việc cho vay. Khi khoản vay được giám đốc Ngân hàng chấp nhận ký duyệt thì người vay sẽ phải lập kế ước vay tiền hoặc hợp đồng tín dụng. Sau đó, bộ phận tín dụng sẽ chuyển hồ sơ cho bộ phận kế toán thực hiện hạch toán cho vay. Bộ phận kế toán kiểm soát lại và hướng dẫn khách hàng lập các chứng từ kế toán nhận tiền vay theo quy định. Khách hàng phải lập 3 liên giấy nhận nợ vay tiền (nhân viên kế toán không được lập hộ khách hàng) và phải ghi đầy đủ các yếu tố trên mẫu in sẵn đảm bảo tính chất pháp lý của chứng từ cho vay. Điều này có một chút khác biệt ở phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng thì khách hàng chỉ phải ký kết hợp đồng tín dụng lần đầu, còn những lần giải ngân tiếp theo khách hàng không phải làm đơn mà chỉ nộp chứng từ thanh toán hợp lệ, hợp pháp như: séc lĩnh tiền mặt, uỷ nhiệm chi, kèm theo giấy nhận nợ tiền vay, các chứng từ xin vay phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng… để nhận tiền vay. Như vậy, sau khi người vay hoàn thành các thủ tục giấy tờ xin vay theo đúng quy định, kế toán cho vay căn cứ vào các chứng từ để hạch toán: Nợ: TK cho vay khách hàng Có: TK tiền mặt (nếu cho vay bằng tiền mặt) TK tiền gửi của người thụ hưởng (cho vay bằng chuyển khoản) TK thanh toán bù trừ, liên hàng (nếu thanh toán khác Ngân hàng). Đối với món cho vay có tài khoản cầm cố, thế chấp, thì kế toán phải ghi: Nhập: TK ngoại bảng "Tài sản cầm cố, thế chấp- 944". Sau khi giải ngân kế toán yêu cầu khách hàng kí nhận nợ trên kế ước hoặc giấy nhận nợ. Nếu người nhận vay không phải là chủ tài khoản thì phải có giấy uỷ quyền của chủ tài khoản. Và giấy tờ đó sẽ được lưu vào hồ sơ vay vốn của khách hàng để theo dõi thu nợ + lãi. Khi kí hợp đồng vay, Ngân hàng thoả thuận với khách hàng áp dụng phương pháp lãi cộng dồn dự thu thì định kỳ Ngân hàng sẽ tính lãi dự thu và hạch toán: Nguyễn Thuý Lan - NHE- K6 Khoa Ngân hàng
- Chuyên đề tốt nghiệp Nợ: TK lãi cộng dồn dự thu Có: TK thu lãi. I.3.3.2. Hạch toán kế toán giai đoạn thu nợ, thu lãi. Với phương thức cho vay theo món, Ngân hàng quy định hạn trả cho từng món. Kỳ hạn đó được xác định trên kế ước hoặc giấy nhận nợ. Người vay phải có trách nhiệm trả nợ cho Ngân hàng khi đến hạn và việc trả nợ đó có thể được thực hiện một hoặc nhiều lần trong mỗi kỳ hạn. Mỗi lần thu nợ kế toán phải xoá nợ trên kế ước hoặc giấy nhận nợ và định kỳ phải tiến hành sao kê các giấy nhận nợ và khế ước đảm bảo sự khớp đúng giữa dư nợ trên các tài khoản cho vay và dư nợ trên kế ước và giấy nhận nợ. Với phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng, kỳ hạn nợ được thể hiện ở kế hoạch trả nợ từng tháng theo thoả thuận ghi trong hợp đồng tín dụng và đơn vị vay phải nộp tiền bán hàng hoặc các khoản thu nhập khác vào bên có tài khoản cho vay để trả nợ Ngân hàng. Theo phương thức này, Ngân hàng chỉ thu nợ trong phạm vi số tiền Ngân hàng đã cho vay. Trong trường hợp đơn vị vay theo hai tài khoản thì nếu đơn vị đã trả hết nợ nhưng vẫn nộp tiền bán hàng vào thì kế toán cho vay sẽ hạch toán số tiền dư vào bên có tài khoản tiền gửi thanh toán của đơn vị. Bút toán thu nợ gốc được hạch toán: Nợ: TK tiền mặt tại quỹ TK tiền gửi của khách hàng (thanh toán cùng Ngân hàng) TK thanh toán qua lại giữa các Ngân hàng (nếu thanh toán khác Ngân hàng) Có: TK cho vay - Kế toán thu lãi: đến hạn trả lãi người vay phải nộp tiền hoặc trích tài khoản tiền gửi để trả, việc trả lãi có thể trả riêng hoặc kết hợp với trả gốc. Nợ: TK thích hợp (tiền mặt hoặc tiền gửi khách hàng) Có: TK lãi cộng dồn dự thu. Còn khi áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng thì quá trình cho vay, thu nợ thực hiện xen kẽ nhau vì vậy Ngân hàng sẽ áp dụng cách tính thu lãi theo phương pháp tích số dư nợ hàng tháng. Căn cứ số lãi, hạch toán: Nợ: TK thích hợp Có: TK thu lãi cho vay. Nguyễn Thuý Lan - NHE- K6 Khoa Ngân hàng
- Chuyên đề tốt nghiệp I.3.3.3. Hạch toán kế toán gia hạn nợ và chuyển nợ quá hạn. Khi đến hạn trả nợ vì những lý do khách quan khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ của mình thì khách hàng phải làm đơn xin gia hạn nợ để Ngân hàng xem xét, và Ngân hàng cũng chỉ được gia hạn trong phạm vi chế độ tín dụng quy định và không vượt quá thời hạn món cho vay để khuyến khích khách hàng có trách nhiệm trả nợ. Khi khoản vay đó không được Ngân hàng gia hạn nợ thì kế toán cho vay làm thủ tục chuyển nợ quá hạn và hạch toán: Nợ: TK thu nhập Có: TK lãi cộng dồn dự thu. Đồng thời ghi nhập TK ngoại bảng "941- Lãi chưa thu". Chỉ khi nào khách hàng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng thì Ngân hàng mới xuất tài sản thế chấp trả cho khách hàng. Khi chuyển nợ quá hạn thì từ thời điểm đó kế toán tính thu lãi theo mức lãi suất nợ quá hạn. Như vậy, khi tiến hành thu hồi nợ, kế toán cho vay phải kết toán trên khế ước vay tiền. Đối với những khế ước thu hết nợ sẽ đóng thành tập riêng còn khế ước thu một phần thì lưu lại hồ sơ vay vốn của người vay để tiếp tục theo dõi thu nợ. Số khế ước chuyển nợ quá hạn được lưu ở hồ sơ nợ quá hạn. I.3.3.4. Dự phòng phải thu khó đòi. Trong mỗi khoản cho vay khách hàng, mặc dù đã qua khâu kiểm tra, thẩm định kỹ lưỡng nhưng vẫn không tránh khỏi những tổn thất có thể xảy ra. Do đó yêu cầu mỗi Ngân hàng phải tiến hành phân loại các khoản cho vay theo mức độ rủi ro có thể xảy ra để tiến hành trích lập quỹ dự phòng rủi ro. Dự phòng rủi ro là dự phòng được hạch toán vào chi phí hoạt động trên cơ sở trích lập dự phòng phần giá trị khoản cho vay khả năng không thể thu hồi được. Việc trích lập quỹ dự phòng được thực hiện như sau: - Nhóm 1: Trích lập 0% Với những khoản cho vay chưa đến hạn trả nợ (kể cả thời gian hạn nợ) - Nhóm 2: Trích lập 20% với những khoản vay có đảm bảo bằng tài sản đã quá hạn trả nợ dưới 181 ngày, những khoản vay không có tài sản làm đảm bảo đã quá hạn trả nợ dưới 91 ngày. Nguyễn Thuý Lan - NHE- K6 Khoa Ngân hàng
- Chuyên đề tốt nghiệp - Nhóm 3: Trích lập 50% Với những khoản cho vay có đảm bảo bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 181 ngày đến dưới 361 ngày; những khoản cho vay không có tài sản làm đảm bảo đã quá hạn trả nợ từ 91 ngày đến dưới 181 ngày. - Nhóm 4: Trích lập 100%. Những khoản cho vay có đảm bảo bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 361 ngày trở lên, những khoản vay không có đảm bảo bằng tài sản đã quá hạn trả nợ từ 181 ngày trở lên. Nguồn dự phòng đã được trích được sử dụng để xử lý rủi ro trong các trường hợp cụ thể theo quy định của Hội đồng quản trị. Quy định cũng chỉ rõ mọi khoản tiền thu hồi được từ những khoản rủi ro đã được xử lý bằng nguồn dự phòng sau khi trừ chi phí hợp lý (nếu có) sẽ được hạch toán vào thu nhập của Ngân hàng. Việc thống kê lại những cơ sở lý luận cơ bản về kế toán cho vay giúp ta nắm chắc những kiến thức cần thiết về hạch toán kế toán tiền vay, nhận thấy những điểm đã đạt được, sự thích ứng của hệ thống kế toán Việt nam với chuẩn mực kế toán quốc tế, nó là cơ sở để đánh giá một cách đúng đắn các chỉ tiêu an toàn, hiệu quả của một ngân hàng thông qua số liệu kễ toán. Nguyễn Thuý Lan - NHE- K6 Khoa Ngân hàng
- Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM II.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trải qua 14 năm hoạt động, đến nay Techcombank đã khẳng định được thương hiệu là một trong những Ngân hàng Thương mại Cổ phần hàng đầu của Việt Nam, với số vốn điều lệ lên tới 1.500 tỷ VNĐ, hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp trong cả nước, cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng hiện đại. II.1.1. Một số hoạt động cơ bản của Ngân hàng Techcombank Trong bối cảnh nền kinh tế có nhũng bước phát triển mạnh mẽ và tình hình cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng khác, Techcombank đã có những kết quả kinh doanh vo cùng ấn tượng. Vốn điều lệ đạt 1.500 tỷ VNĐ, tổng tài sản đạt trên 13 nghìn tỷ đồng, Techcombank đã vươn lên đứng vào nhóm năm ngân hàng cổ phần có quy mô vốn và tổng tài sản lớn nhất. Ngân hàng cũng khẳng định vị trí hàng đầu của mình về tăng trưởng, lợi nhuận, công nghệ và phát triển mạng lưới. Nguyễn Thuý Lan - NHE- K6 Khoa Ngân hàng
- Chuyên đề tốt nghiệp MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN Đơn vị tính: tỷ VNĐ Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tổng doanh thu 494,465 905,47 1.658,11 Tổng tài sản 7.667,46 10.666,1 12266,01 Vốn điều lệ 412,70 617,66 924,41 Lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro 130,32 277,86 319,54 Lợi nhuận trước thuế sau dự phòng rủi ro 107,01 186,06 213,9 Lợi nhuận sau thuế 76,13 206,15 237,07 Tỷ lệ lợi nhuận thuần /Tài sản có (ROA) 1,7 2,6 2,99 ROE (%) 31,71 45,19 51,97 Về nguồn vốn: 31/12/2006, tổng nguồn vốn kinh doanh tại chi nhánh đã đạt trên 14 tỷ VNĐ, tăng 37% so với cùng kì năm 2005. Tổng doanh thu năm 2006 cũng tăng 83 % so với thời điểm 31/12/2005 về giá trị doanh thu tăng 700 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng đạt 5.380 tỷ đồng tăng 55% so với cuối năm 2005. Chất lượng tín dụng của Techcombank được duy trì và kiểm soát chặt chẽ, lượng dự phòng rủi ro tín dụng cũng được kiểm soát thường xuyên, đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Với sự trợ giúp của công nghệ, năng suất lao động trong thời gian qua cũng được cải thiện, quy trình cung ứng các sản phẩm mới được triển khai và hoàn thiện, các cân đối lớn của ngân hàng như huy động, cho vay, cơ cấu dư nợ được quản lý tốt hơn. II.2 Thực trạng công tác kế toán cho vay tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam-Techcombank Quá trình đổi mới từ cơ chế quản lí kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước bằng pháp luật trong những năm qua đã đặt ra yêu cầu cấp bách phải đổi mới hệ thống công cụ quản lí, trong đó kế toán là một công cụ quan trọng nó có vai trò tích cực đối với quản trị nguồn vốn, sử dụng vốn và việc điều hành hoạt động kinh doanh tiền tệ của từng Ngân hàng thương mại, là nguồn số liệu đáng tin cậy để Ngân hàng nhà Nguyễn Thuý Lan - NHE- K6 Khoa Ngân hàng
- Chuyên đề tốt nghiệp nước điều hành chính sách tiền tệ, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, việc đổi mới và hoàn thiện công tác kế toán Ngân hàng để thích nghi yêu cầu và nội dung của quá trình đổi mới cơ chế quản trị Ngân hàng là một vấn đề thực sự bức xúc và cần thiết. Việc áp dụng chính thức hệ thống kế toán mới trong tất cả các tổ chức tín dụng ở Việt Nam từ cuối năm 1998 là bằng chứng khẳng định tầm quan trọng của công tác kế toán trong công tác quản trị Ngân hàng. Hệ thống kế toán Ngân hàng mới, về nội dung và yêu cầu, đã có những thay đổi căn bản so với hệ thống kế toán trước đay. Điều đó đã góp phần tích cực đáp ứng được nhu cầu của các nhà quản trị Ngân hàng dưới dạng thông tin kế toán tài chính trong quá trình hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Tuy nhiên, trong kế toán Ngân hàng thì kế toán cho vay là một mảng nghiệp vụ rất phức tạp mà để triển khai được một cách tốt nhất hoạt động với tín dụng thì không thể không tổ chức tốt thủ tục về kế toán cho vay, bởi đây là mảng hoạt động chính của Ngân hàng, là đầu mối quan trọng có thể cung cấp mảng thông tin kế toán quản trị cho nhà lãnh đạo Ngân hàng một cách tốt và hữu hiệu nhất. Tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam-Techcombank, hiện nay đang áp dụng QĐ số 06/ GĐ - HĐQT về việc cho vay đối với khách hàng, theo đó Chi nhánh đã sử dụng vốn một cách linh hoạt theo thành phần kinh tế, theo từng đối tượng, theo cách phương thức cho vay phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng trên địa bàn. Tại đây, bộ phận kế toán cho vay cũng phát huy hết những khả năng của mình góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và đảm bảo an toàn vốn cho Ngân hàng và khách hàng. Phản ánh chính xác kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong quá trình cho vay, đồng thời quản lí hồ sơ vay vốn của khách hàng một cách chặt chẽ. Để hiểu rõ hơn về công tác kế toán cho vay, ta sẽ đi sâu vào quá trình hạch toán kế toán cho vay tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam- Techcombank. II.2.1. Thủ tục hồ sơ trong kế toán cho vay Kể từ khi phát sinh nhu cầu một món vay đến khi nó được thực hiện thì phải trải qua một quá trình phức tạp. Tính chất phức tạp thể hiện ở các chứng từ và quyết định của các cán bộ Ngân hàng trong việc nhận, thẩm định và đồng ý trao quyền sử dụng vốn cho khách hàng nào đó. Nói cho cùng, một Nguyễn Thuý Lan - NHE- K6 Khoa Ngân hàng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Ứng dụng Marketing vào hoạt động tại sở giao dịch I ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
78 p | 1024 | 588
-
Chuyên đề tốt nghiệp: “Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm rượu Vodka tại công ty cổ phần Cồn- Rượu Hà nội”
75 p | 421 | 120
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Xây dựng giá trị thương hiệu quạt ASIAvina của Cty CP Quạt Việt Nam tại Tp.HCM
97 p | 460 | 118
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Xây dựng và phát triển thương hiệu Bluestone
70 p | 587 | 114
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty vận tải biển Vinalines
67 p | 287 | 87
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Hoàn thiện kế hoạch truyền thông online cho Masso Survey
94 p | 303 | 86
-
Chuyên đề tốt nghiệp: “Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc và một số giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc tại Chi nhánh Công ty Du lịch Dịch vụ Dầu khí Việt Nam”
66 p | 641 | 70
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Xây dựng kế hoạch truyền thông cho dự án “Vịt xác nhận” từ 01/6/2010 đến 01/9/2010
115 p | 327 | 59
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Nghiên cứu thị trường cao ốc văn phòng tại Tp.HCM
73 p | 288 | 47
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối tại Nhà Máy Chế Biến Thức Ăn Chăn Nuôi Bông Lúa Vàng – Công Ty Cổ Phần Thành Phát
63 p | 199 | 43
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Thực trạng kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex
107 p | 331 | 41
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Xây dựng kế hoạch xúc tiến bán hàng cho sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật của công ty Cổ phần vật tư bảo vệ thực vật Hòa Bình
63 p | 209 | 40
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Xây dựng giá trị thương hiệu Ursa-S tại thị trường Việt Nam
106 p | 182 | 39
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối công ty CP chế biến hàng XK Cầu Tre
79 p | 180 | 37
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Ứng dụng tiếp thị trực tiếp trong thị trường hiện đại
70 p | 177 | 29
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm phần mềm công nghiệp ở Công ty TNHH Hệ Thống Quy
56 p | 150 | 23
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Xây dựng chiến lược xúc tiến cho dòng sản phẩm Dumex Gold trong 6 tháng cuối năm 2010
67 p | 183 | 22
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Vận dụng các chính sách Marketing-mix tại Trung tâm Du lịch Hà Nội
62 p | 163 | 20
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn