YOMEDIA
ADSENSE
Chuyển đoạn giữa nhiễm sắc thể Y và 12 với biểu hiện vô tinh và sinh tinh nửa chừng
20
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Các chuyển đoạn giữa Y và NST thường, trừ chuyển đoạn giữa Yq12 và nhánh ngắn của các NST tâm đầu, hiếm gặp và thường dẫn đến bất thường kiểu hình và hoặc hiếm muộn (80% bệnh nhân). Chưa đến 5 trường hợp chuyển đoạn giữa Y và NST số 12 được báo cáo trong y văn.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyển đoạn giữa nhiễm sắc thể Y và 12 với biểu hiện vô tinh và sinh tinh nửa chừng
- CHUYỂN ĐOẠN GIỮA NHIỄM SẮC THỂ Y VÀ 12 VỚI BIỂU HIỆN VÔ TINH VÀ SINH TINH NỬA CHỪNG Báo Cáo Trường Hợp Lâm Sàng Lê Đình Hiếu1, Lê Phi Hùng2, Trần Nhật Thăng3, Lý Thái Lộc2 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Các chuyển đoạn giữa Y và NST thường, trừ chuyển đoạn giữa Yq12 và nhánh ngắn của các NST tâm đầu, hiếm gặp và thường dẫn đến bất thường kiểu hình và hoặc hiếm muộn (80% bệnh nhân). Chưa đến 5 trường hợp chuyển đoạn giữa Y và NST số 12 được báo cáo trong y văn. Báo cáo trường hợp: Bệnh nhân nam, sinh năm 1983, hiếm muộn nguyên phát 10 năm. BN được phẫu thuật cắt giãn tĩnh mạch tinh 2 bên vào 9/2013. Tinh trùng đồ: không có tinh trùng. Các đặc tính sinh dục phụ bình thường. Tinh hoàn 2 bên # 20mL, mào tinh và ống dẫn tinh bình thường, tĩnh mạch thừng tinh không giãn. FSH 8.18 IU/L, LH 4.71 IU/L, Prolactin 10.47 ng/mL, T 3.92 ng/mL, E2 40.23 pg/mL, và T/E2 9.2. Karyotype 46XY,t(Y,12)(q12, p11.2) và AZF bình thường. Sinh thiết tinh hoàn 2 bên: ngưng sinh tinh ở tinh bào II, không có tinh tử và tinh trùng trưởng thành. Bàn luận: Chúng tôi trình bày 1 trường hợp chuyển đoạn hỗ tương giữa Y và NST thường số 12, ít gặp, gây vô tinh do sinh tinh nửa chừng sớm. Cần thêm các báo cáo để hiểu thêm về các biểu hiện lâm sàng, cơ chế bệnh sinh và các tác động lên khả năng sinh sản của bệnh nhân. Từ khoá: chuyển đoạn nhiễm sắc thể, vô tinh, sinh tinh nửa chừng. ABSTRACT A (Y,12) TRANSLOCATION PRESENTING AS AZOOSPERMIA AND EARLY MATURATION ARREST - REVIEW of (Y,AUTOSOME) TRANSLOCATIONS Background and Aims: Translocations between Y chromosome and autosomes (Y/A), excluding between Yq12 and short arm of acrocentric chromosomes, are relatively rare and associated with infertility in 80% patients. Less than 5 cases with a (Y,12) translocation have been reported in the literature. Case presentation: A 36 year-old man was admitted to our Department of Infertility because of history of 10 year primary infertility. Her wife was healthy and 29 years old. He had been operated for bilateral varicoceles 6 years ago. He was phenotypically and clinically normal, including testicular size, epididymis and vas deferens. Semen analysis showed azoospermia. FSH, LH, Prolactin and Testosterone levels were within normal range, except low T/E2 ratio (9.2). Cytogenetic analysis found a reciprocal translocation between Yq12 and 12p11.2. The karyotype was 46,XY, t(Y,12)(q12,p11.2). No microdeletions within AZFa/b/c regions. Single seminiferous tubule – biopsy and TESE were performed for eventual sperm retrieval, however, no 1 Bộ môn Thận-Niệu-Nam Khoa, Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 2 Khoa Hiếm Muộn, Bệnh viện Hùng Vương 3 Bộ môn Phụ Sản, Trường Đại Học Y Dược TP.HCM 83
- spermatids or spermatozoa were detected. Bilateral testicular biopsy showed complete maturation arrest at the secondary spermatocyte stage. Conclusions: We report a balanced reciprocal translocation between Y chromosome (Yq12) and autosome number 12 (12p11.2) causing azoospermia due to early maturation arrest. More studies are needed to better understand clinical manifestations, underlying mechanisms and effects on patient’s fertility. Key words: chromosomic translocation, azoospermia, maturation arrest. ĐẶT VẤN ĐỀ Bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể (NST), gồm chuyển đoạn, mất đoạn, đảo đoạn và nhân đoạn, là nguyên nhân quan trọng gây hiếm muộn nam.1 Chuyển đoạn giữa NST giới tính và NST thường rất ít gặp. Tất cả chuyển đoạn giữa X và NST thường dẫn đến vô tinh bất kể vị trí gãy trên X,2 trong khi giữa Y và NST thường có thể gây hiếm muộn hoặc không.3 Chúng tôi trình bày 1 trường hợp chuyển đoạn giữa Y và nhiễm sắc thể số 12, 46XY,t(Y,12)(q12, p11.2) với biểu hiện vô tinh và sinh tinh nửa chừng. BỆNH ÁN Bệnh nhân nam, sinh năm 1983, đến khám khoa hiếm muộn vì vợ chưa có thai từ lúc lập gia đình (2/2009). Vợ sinh năm 1990. BN đã đi khám nhiều nơi và được phẫu thuật cắt giãn tĩnh mạch tinh 2 bên vào tháng 9/2013. Xét nghiệm tinh trùng đồ: thể tích tinh dịch 2.7 mL, pH 7.5, không có tinh trùng. Cao 167 cm, cân nặng 75 kg. Các đặc tính sinh dục phụ phát triển bình thường. Khám bìu: tinh hoàn 2 bên cân xứng – kích thước # 20mL, mào tinh mềm, ống dẫn tinh sờ thấy, tĩnh mạch tinh không giãn. Khảo sát trục hạ đồi – tuyến yên – tinh hoàn: T 3.92 ng/mL, E2 40.23 pg/mL, tỷ số T/E2 9.2, FSH 8.18 IU/L, LH 4.71 IU/L, Prolactin 10.47 ng/mL. Karyotype 46XY,t(Y,12)(q12, p11.2). Tầm soát mất đoạn bằng kỹ thuật multiplex PCR với các chỉ thị phân tử (STS: sequence tagged sites) đặc hiệu nhiễm sắc thể Y: không phát hiện mất đoạn AZF trên Yq, SRY và ZFY trên Yp bình thường. 84
- Hình 1. Karyotype từ bạch cầu máu ngoại vi cho thấy chuyển đoạn hỗ tương giữa nhánh dài Y và nhánh ngắn NST số 12. Các điểm gãy ở vùng Yq12 và 12p11.2 (kỹ thuật nhuộm băng G). BN được chẩn đoán vô tinh không bế tắc kèm chuyển đoạn nhiễm sắc thể (Y,12) (q12, p11.2). BN được tư vấn di truyền và đồng ý can thiệp phẫu thuật thăm dò tìm tinh trùng để thực hiện ICSI (intracytoplasmic sperm injection). Sinh thiết tinh hoàn: tinh hoàn được chia thành 3 phần (1/3 trên, 1/3 giữa và 1/3 dưới). Lấy 4 mẫu mỗi tinh hoàn theo đánh số trên Hình 2, trọng lượng 4 mẫu dao động từ 0.2 đến 0.3 g. Ở mỗi 1/3 tinh hoàn, lấy bổ sung 2 mẫu nhỏ theo kỹ thuật sinh thiết SST (single seminiferous tubule – biopsy) được Shah và cs. mô tả.4 Tuy nhiên, không tìm thấy tinh tử hay tinh trùng trưởng thành. Hình 2. Bản đồ sinh thiết tinh hoàn. Giải phẫu bệnh lý mô tinh hoàn: Sinh tinh nửa chừng ở giai đoạn tinh bào II ở tất cả ống sinh tinh. Không có tinh tử hay tinh trùng trưởng thành kèm giảm lượng tinh nguyên bào và tinh bào. BÀN LUẬN Chuyển đoạn NST thường gặp ở BN hiếm muộn nam nhiều hơn 4-10 lần nam giới bình thường.5 Chuyển đoạn giữa Y và NST thường là hình thức chuyển đoạn hiếm gặp, tần suất trong dân số ước tính khoảng 1/2000.6 Hầu hết các báo cáo về chuyển đoạn giữa Y và NST thường là báo cáo trường hợp. Năm 1994, Hsu và cs. tổng kết >130 trường hợp kể từ năm 1971.7 Năm 2012, Yumura và cs. ước tính >140 trường hợp.8 Kể từ báo cáo của Yumura và cs. đến hiện tại, chúng tôi ghi nhận thêm >18 trường hợp được công bố bằng tiếng Anh trên Pubmed, không kể các trường hợp chẩn đoán tiền sản. Chúng tôi chỉ định thường qui xét nghiệm karyotype và AZF ở tất cả BN vô tinh không bế tắc và thiểu tinh nặng (
- Hình thức thường gặp nhất là phần dị sắc của Yq chuyển vị lên nhánh ngắn của NST tâm đầu (13, 14, 15, 21, 22).7, 11 Phần dị sắc q12 không chứa các gen sinh tinh và không có thông tin di truyền, do đó, không ảnh hưởng đến kiểu hình của BN, không có triệu chứng và không gây hiếm muộn.8 Ngoại trừ hình thức chuyển đoạn nói trên, các chuyển đoạn giữa Y và bất cứ NST thường nào cũng thường dẫn đến bất thường kiểu hình và hoặc hiếm muộn (80% bệnh nhân).7 Chuyển đoạn giữa NST giới tính và NST thường tác động trên khả năng sinh sản mạnh hơn chuyển đoạn giữa các NST thường.12 Nguyên nhân gây hiếm muộn của các chuyển đoạn hỗ tương này liên quan đến những thay đổi trong quá trình cặp đôi X và Y hoặc điểm gãy nằm trong vùng AZF của Yq11.10 Trong giảm phân bình thường, X và Y tiếp hợp ở vùng giả NST thường (PAR: pseudoautosomal region) trên Xp và Yp, hình thành túi giới tính (hay thể XY). Túi giới tính là điều kiện cần thiết để quá trình giảm phân và sinh tinh bình thường có thể xảy ra. Do đó, các chuyển đoạn giữa Y và NST thường ngăn cản sự hình thành túi giới tính hoặc tạo ra túi giới tính bất thường sẽ làm ngưng quá trình sinh tinh ở giai đoạn sợi dày của kỳ trước I giảm phân và gây hiếm muộn.11, 13 Vùng AZF của Yq11, gồm AZFa, AZFb và AZFc, chứa các gen có vai trò quan trọng trong quá trình sinh tinh. Các mất đoạn ở vùng AZF đã được chứng minh gây vô tinh hay thiểu tinh.1 Mặt khác, các chuyển đoạn NST có thể làm mất chất liệu di truyền tại các điểm gãy và gây hiếm muộn.14 Mất chất liệu di truyền này có thể khó phát hiện bằng các kỹ thuật di truyền tế bào thông thường, gọi là mất chất liệu di truyền ẩn. Do đó, các chuyển đoạn NST nhìn có vẻ ‘cân bằng’ khi áp dụng các kỹ thuật di truyền tế bào qui ước thật ra là ‘không cân bằng’ nếu áp dụng các kỹ thuật di truyền phân tử.15 Vì các biểu hiện hiếm muộn và các bất thường khác (chẳng hạn bất thường sinh dục) có liên hệ với vị trí gãy và mất chất liệu di truyền tại điểm gãy trên Y, cần thiết phải tìm hiểu đầy đủ điểm gãy trên Y bằng các kỹ thuật di truyền phân tử (array-CGH).16 Ngoài ra, tùy thuộc vùng NST thường bị ảnh hưởng tại điểm gãy, BN có thể có các biểu hiện bất thường khác của hội chứng mất đoạn NST thường, chẳng hạn chậm phát triển tâm thần...17 Gãy ở vùng Yq12 dẫn đến chuyển đoạn có thể có nhiều tác động trên khả năng sinh sản: (1) không thể tiếp hợp X và Y ở giai đoạn sợi dày của kỳ trước I giảm phân; (2) lan tỏa tình trạng bất hoạt của X sang các phần NST thường nằm trong túi giới tính; (3) và tầm quan trọng của các gen trên NST thường trong các quá trình tái tổ hợp khác nhau.3, 18 Wang và cs. cho rằng nguyên nhân hiếm muộn cũng có thể do ảnh hưởng tại điểm gãy của các gen điều hòa sinh tinh chưa được biết rõ và các thay đổi biểu hiện gen này do tái tổ hợp NST mà không kèm mất đoạn AZF.19 Ở BN này, khảo sát Yq không phát hiện mất đoạn AZF ở vùng Yq11 và phân tích mô học cho thấy quá trình sinh tinh ngừng ở giai đoạn tinh bào II, không có tinh tử hay tinh trùng trưởng thành. Sinh tinh nửa chừng ở giai đoạn tinh bào hay tinh tử là đặc trưng mô học của tái tổ hợp giữa Y và NST thường.20 Gần đây, các rối loạn giảm phân dẫn đến ngưng sinh tinh, hậu quả của chuyển đoạn giữa Y và NST thường, đã được mô tả chi tiết trong nghiên cứu của Li và cs.21 86
- KẾT LUẬN Chúng tôi trình bày 1 trường hợp chuyển đoạn hỗ tương cân bằng giữa Y và NST thường số 12, ít gặp, gây vô tinh do sinh tinh nửa chừng sớm. Cần thêm các báo cáo để hiểu thêm về các biểu hiện lâm sàng, cơ chế bệnh sinh và các tác động lên khả năng sinh sản của bệnh nhân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Song SH, Chiba K, Ramasamy R, Lamb DJ. Recent advances in the genetics of testicular failure. Asian journal of andrology. 2016;18:350-355. 2. Karaer K, Ergun MA, Weise A, et al. The case of an infertile male with an uncommon reciprocal X-autosomal translocation: how does this affect male fertility? Genetic counseling. 2010;21:397-404. 3. Matsuda T, Hayashi K, Nonomura M, Yamamoto S, Yoshida O. Azoospermic male with a balanced Y-autosome translocation. Urologia internationalis. 1989;44:43-46. 4. Shah R. Surgical sperm retrieval: Techniques and their indications. Indian journal of urology : IJU : journal of the Urological Society of India. 2011;27:102-109. 5. Van Assche E, Bonduelle M, Tournaye H, et al. Cytogenetics of infertile men. Human reproduction. 1996;11 Suppl 4:1-24; discussion 25-26. 6. Nielsen J, Rasmussen K. Y/autosomal translocations. Clinical genetics. 1976;9:609-617. 7. Hsu LY. Phenotype/karyotype correlations of Y chromosome aneuploidy with emphasis on structural aberrations in postnatally diagnosed cases. American journal of medical genetics. 1994;53:108-140. 8. Yumura Y, Murase M, Katayama K, et al. [Y-autosome translocation associated with male infertility: a case report]. Hinyokika kiyo. Acta urologica Japonica. 2012;58:307-310. 9. Aftab A, Varma TR, Kar B. A rare case of de novo balanced reciprocal Y:1 chromosomal translocation in patient presenting with azoospermia. Andrologia. 2019;51:e13246. 10. Mademont-Soler I, Morales C, Madrigal I, et al. Prenatal diagnosis of two different unbalanced forms of an inherited (Y;12) translocation. American journal of medical genetics. Part A. 2009;149A:2820-2823. 11. Alves C, Carvalho F, Cremades N, Sousa M, Barros A. Unique (Y;13) translocation in a male with oligozoospermia: cytogenetic and molecular studies. European journal of human genetics : EJHG. 2002;10:467-474. 12. Chandley AC. Infertility. In: Emery AEH, Rimoin DL, eds. Principles and practice of medical genetics. Edinburgh: Churchill Livingstone; 1996. 87
- 13. Delobel B, Djlelati R, Gabriel-Robez O, et al. Y-autosome translocation and infertility: usefulness of molecular, cytogenetic and meiotic studies. Human genetics. 1998;102:98-102. 14. Martin RH. Cytogenetic determinants of male fertility. Human reproduction update. 2008;14:379-390. 15. Schluth-Bolard C, Delobel B, Sanlaville D, et al. Cryptic genomic imbalances in de novo and inherited apparently balanced chromosomal rearrangements: array CGH study of 47 unrelated cases. European journal of medical genetics. 2009;52:291-296. 16. Krausz C, Chianese C, Giachini C, Guarducci E, Laface I, Forti G. The Y chromosome-linked copy number variations and male fertility. Journal of endocrinological investigation. 2011;34:376-382. 17. Chen CP, Lin SP, Tsai FJ, Wang TH, Chern SR, Wang W. Characterization of a de novo unbalanced Y;autosome translocation in a 45,X mentally retarded male and literature review. Fertility and sterility. 2008;90:1198 e1111-1198. 18. Gunel M, Cavkaytar S, Ceylaner G, Batioglu S. Azoospermia and cryptorchidism in a male with a de novo reciprocal t(Y;16) translocation. Genetic counseling. 2008;19:277-280. 19. Wang D, Chen R, Kong S, et al. Cytogenic and molecular studies of male infertility in cases of Y chromosome balanced reciprocal translocation. Molecular medicine reports. 2017;16:2051-2054. 20. Pinho MJ, Neves R, Costa P, et al. Unique t(Y;1)(q12;q12) reciprocal translocation with loss of the heterochromatic region of chromosome 1 in a male with azoospermia due to meiotic arrest: a case report. Human reproduction. 2005;20:689-696. 21. Li G, Iqbal F, Wang L, et al. Meiotic defects and decreased expression of genes located around the chromosomal breakpoint in the testis of a patient with a novel 46,X,t(Y;1)(p11.3;p31) translocation. International journal of molecular medicine. 2017;40:367-377. 88
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn