intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyển đổi số và phát triển mô hình trường đại học ứng dụng thông minh trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 - Hội thảo Quốc tế ICSS 2022: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:403

8
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Hội thảo Quốc tế ICSS 2022 "Chuyển đổi số và phát triển mô hình trường đại học ứng dụng thông minh trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0" Phần 3 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: xây dựng nguồn học liệu số cho sinh viên chuyên ngành tiếng anh trường cao đẳng Lý Tự Trọng; thành phố hồ chí minh; đề xuất thiết kế mô hình thư viện kết nối thư viện số nhằm xây dựng trường đại học thông minh giải pháp nâng cao tính tích cực trong giờ học giáo dục thể chất cho sinh viên trường cao đẳng lý tự trọng thành phố Hồ Chí Minh trong công cuộc chuyển đổi số;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyển đổi số và phát triển mô hình trường đại học ứng dụng thông minh trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 - Hội thảo Quốc tế ICSS 2022: Phần 2

  1. International Conference on Smart Schools 2022 XÂY DỰNG NGUỒN HỌC LIỆU SỐ CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ANH TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÝ TỰ TRỌNG - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BUILDING A DIGITAL LEARNING RESOURCE FOR ENGLISH–MAJORED STUDENTS AT LY TU TRONG COLLEGE – HO CHI MINH CITY ThS. Trần Thanh Trúc Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP. HCM Email: tranthanhtruc@lttc.edu.vn Từ khóa: TÓM TẮT: Nguồn học liệu số, Để thích ứng với xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra trong lĩnh vực chuyển đổi số, sinh viên giáo dục, giảng viên xây dựng nguồn học liệu số phù hợp, khoa học, và sinh chuyên ngành Tiếng Anh, động để sinh viên có thể tiếp cận tri thức dễ dàng, thú vị, hiệu quả, và chủ phương pháp học tập số. động hơn. Bài viết sẽ đề xuất cách thức xây dựng một nguồn học liệu số gồm Keywords: các bước: lên kế hoạch, chọn công cụ, xây dựng, giới thiệu nguồn tài liệu tham khảo, cập nhật và đánh giá. Đồng thời, bài viết sẽ đưa ra ví dụ cụ thể Digital learning về nguồn học liệu số cần thiết cho các môn học dành cho sinh viên chuyên resource, digital ngành Tiếng Anh tại trường Cao đẳng Lý Tự Trọng – Thành phố Hồ Chí transformation, English- Minh. majored students, digital learning. ABSTRACT: In order to adapt to the digital transformation in education, it is necessary for lecturers to build appropriate, scientific, and vivid digital learning resources so that students can access knowledge in an easier, more interesting, more efficient and more proactive way. The article will suggest how to build a digital learning resource, including the following steps: planning, choosing tools, building, introducing references, updating and evaluating. At the same time, the article will give specific examples of digital learning resources used for English-majored students at Ly Tu Trong College - Ho Chi Minh City. 1. Mở đầu Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy xu hướng chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng trong lĩnh vực giáo dục. Theo kết quả cuộc khảo sát của Schoology.com vào tháng 2 năm 2020 với sự tham gia của gần 17.000 giáo viên - giảng viên các trường Trung học, Cao Đẳng, và Đại học trên thế giới, 95.6% người tham gia nhận định rằng giáo dục số có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của học sinh – sinh viên. Điều này phần nào cho thấy được xu hướng chuyển đổi số sẽ là xu hướng tất yếu và hiệu quả trong hiện tại và tương lai của giáo dục thế giới cũng như Việt Nam. Tuy nhiên, giáo dục số ở đây không chỉ đơn giản là sử dụng các công cụ kĩ thuật số trong lớp học, hoặc chuyển đổi từ hình thức học trực tiếp thành học trực tuyến. Thực chất, chuyển đổi số trong giáo dục bao gồm những sự thay đổi sâu sắc trong cách thức quản lý, phương pháp giáo dục, công cụ dạy- học, phương pháp kiểm tra, đánh giá,… Trong số những thay đổi đó, những phương pháp dạy học truyền thống dần bị thay thế bởi những phương pháp mới hơn khi có sự xuất hiện của những công nghệ tiên tiến trong lớp học. Chẳng hạn như, trong việc dạy và học tiếng Anh, phương pháp học tập kết hợp (blended learning), dạy học đảo ngược (flipped learning), dạy học cá nhân hóa (personalized learning), trò chơi hóa (gamification), … bắt đầu được thể nghiệm và ứng dụng tại Việt Nam trong những năm gần đây. Điểm chung dễ thấy của những phương pháp mới đó chính là người học có thể cá nhân hóa việc học, dễ dàng tiếp cận với việc học mọi lúc, mọi nơi; việc dạy-học được mở rộng ra khỏi khuôn khổ không gian và thời gian của một lớp học truyền thống. Điều này có nghĩa là cơ hội học tập của sinh viên được mở rộng ra vô tận, sinh viên được hỗ trợ tương tác chủ động với tài liệu học, bạn học, và giảng viên theo cách mà các em muốn. Về phía giảng viên, ngoài giáo án 45 phút trên lớp, việc xây dựng một nguồn học liệu số có thể truy cập được ngoài giờ học từ điện thoại hoặc máy tính của sinh viên là vô cùng cần thiết. Chính vì vậy, trong bài viết này tác giả sẽ phân tích tầm quan trọng của nguồn học liệu số và cách thức xây dựng một nguồn học liệu số cần thiết cho các môn học dành cho sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh tại trường Cao đẳng Lý Tự Trọng – Thành phố Hồ Chí Minh (CDLTT) 451
  2. International Conference on Smart Schools 2022 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Định nghĩa nguồn học liệu số Nguồn học liệu số được hiểu chung là tập hợp những tài nguyên số phục vụ cho việc giảng dạy và học tập; tuy nhiên, đó không chỉ đơn giản là những file bài giảng trên powperpoint, những cuốn sách giáo trình đã được số hóa (file .pdf), những bài tập, bài kiểm tra trực tuyến,… Nguồn học liệu số bao gồm cả nội dung số và công cụ số (Aesoph, 2018). Nội dung số cũng rất đa dạng từ các hoạt động học tập trên lớp (nội dung tương tác, bài tập đánh giá, thưc tế ảo, mô phỏng,…), nguồn tài liệu tham khảo (từ điển, sách điện tử, trang web, blog, video, …), công cụ hỗ trợ về ngôn ngữ (dịch thuật, phát âm, …). Công cụ số bao gồm các công cụ giúp trình bày nội dung; xử lý, phân tích văn bản; tổ chức thông tin (sơ đồ tư duy, …); giao tiếp, trao đổi thông tin (email, chat,…); hội họp, chia sẻ thông tin…Nói cách khác, nguồn học liệu số không chỉ đơn giản là tập hợp những file bài giảng của giảng viên hay một vài quyển bài tập của sinh viên, mà nó cung cấp toàn bộ những gì cần thiết để sinh viên có thể lựa chọn một cách chủ động, tiếp cận tri thức, và nâng cao trình độ bản thân. Về hình thức, nguồn học liệu số có thể được tổ chức đơn giản như những bài học nhỏ riêng lẻ, những video hướng dẫn, một quyển giáo trình tự biên soạn,… hay phức tạp như một mô-đun học phần hoặc một một khóa học hoàn chỉnh. 2.2. Tầm quan trọng của nguồn học liệu số - Như đã đề cập ở trên, nguồn học liệu số trước hết sẽ xóa bỏ rào cản về không gian, thời gian, giúp người học dễ dàng tiếp cận. Nếu như nguồn học liệu số được xây dựng hoàn chỉnh thì có thể thu hẹp khoảng cách về cơ hội học tập giữa các vùng miền. Điều này được minh chứng rất rõ ràng qua các đợt giãn cách xã hội do đại cịch Covid- 19, khi sinh viên không thể đến trường thì cơ hội tiếp cận nguồn học liệu số sẽ cho các em cơ hội công bằng để tiếp cận tri thức, không phân biệt thành thị hay nông thôn. Ngoài ra, do đây là nguồn học liệu mở nên sinh viên có thể truy cập và học bất cứ khi nào các em muốn, học lại bao nhiêu lần và học một bài trong bao lâu tùy thuộc vào khả năng và điều kiện của từng em. - Trong bối cảnh sinh viên có thể đi học trực tiếp như hiện nay, nguồn học liệu số vẫn giữ một vai trò rất quan trọng. Vì chuyển đổi số vẫn đang diễn ra, cải cách giáo dục vẫn đang diễn ra, nên nguồn học liệu số là điều kiện bắt buộc để thực hiện những phương pháp giảng dạy mới như phương pháp học tập kết hợp (blended learning), dạy học đảo ngược (flipped learning), dạy học cá nhân hóa (personalized learning), trò chơi hóa (gamification), … Nếu không có nguồn học liệu số này, các phương pháp giảng dạy mới khó có thể đạt được hiệu quả tối ưu vì sinh viên không có nguồn để tự học ở nhà, hoặc nếu có (bằng văn bản truyền thống) thì cũng không được mở rộng cơ hội trao đổi học tập lẫn nhau, cũng không có cơ hội tiếp cận đa dạng các nguồn tài liệu và lựa chọn cho phù hợp - Nguồn học liệu số có thể tích hợp âm thanh, hình ảnh, phim, trò chơi, clip mô phỏng sinh động với nhiều màu sắc và hiệu ứng phong phú; … giúp bài học trở nên sinh động, tạo động lực học cho sinh viên, và phù hợp với nhiều đối tượng sinh viên với những phương pháp học tập và cá tính khác nhau. Một vài ví dụ của nguồn học liệu số đa phương tiện có thế kể đến như: một video clip từ một bộ phim được sử dụng để tạo chủ đề cuộc tranh luận, một đoạn âm thanh từ podcast nước ngoài để sử dụng làm bài tập nghe, một chuyến du lịch bằng hình ảnh qua Goofle Expedition để làm chủ đề viết,… - Nếu được xây dựng tốt, các phần trong nguồn học liệu số dễ dàng chia sẻ đến các đối tượng, có thể lưu trữ, sắp xếp, tìm kiếm, tái sử dụng dễ dàng, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian cho giảng viên. - Ngoài ra, mặc dù có rất nhiều nguồn học liệu mở trên mạng Internet như Open Educational Resources - UNESCO, OER Commons, Khan Academy,… nguồn học liệu số do chính giảng viên xây dựng sẽ có nhiều ưu điểm như: nội dung phù hợp với đối tượng sinh viên đang giảng dạy, giảng viên có thể kiểm soát và điều chỉnh nội dung khi cần thiết, và sinh viên không phải lúc nào cũng chọn đúng nguồn học liệu cần thiết và đáng tin cậy giữa rất nhiều tài liệu có sẵn trên mạng như hiện nay. - Cuối cùng, điểm khác biệt lớn nhất của nguồn tài liệu số và các tài liệu tham khảo trước đây đó là tính tương tác rất cao. Một ví dụ đơn giản về tài liệu tương tác sẽ là một bài kiểm tra trong đó người dùng trả lời các câu hỏi và được cho biết liệu họ đã trả lời đúng hay chưa. Một ví dụ phức tạp hơn sẽ là một thế giới 3-D trong đó một số sinh viên có thể tham gia vào một hoạt động. Các nguồn học liệu tương tác có lợi thế quan trọng là chúng cung cấp phản hồi cho sinh viên, một điều rất quan trọng trong giáo dục. (Laurillard, 2001) 2.3. Xây dựng nguồn học liệu số cho sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh tại trường CDLTT 2.3.1. Lên kế hoạch Theo Osipova (2015), giảng viên cần trả lời một số câu hỏi dưới đây trước khi bắt đầu xây dựng nguồn học liệu số cho bất kì môn học nào: - Môn học này có cần một nguồn học liệu số? 452
  3. International Conference on Smart Schools 2022 Ví dụ: Những môn học chuyên về kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của sinh viên ngành Tiếng Anh trường CDLTT rất cần nguồn học liệu số để mở rộng cơ hội thực tập cho các em. Theo chương trình học ở trường, số giờ học nghe mỗi sinh viên phải học tổng cộng khoảng 150-240 giờ chia làm 2-3 học phần, trong khi theo chuẩn CEFR thì mỗi học viên cần khoảng 500 giờ để tăng trình độ từ A2 lên B2. Điều này cho thấy số giờ trên lớp sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu, và nguồn học liệu số cùng lúc này sẽ giải quyết được bài toán trên. - Giáo trình và phương pháp giảng dạy hiện tại có phù hợp với nguồn học liệu số? Ví dụ: Từ khi đại dịch Covid-19 diễn ra thì trường CDLTT đã chủ động thay đổi phương thức giảng dạy và tiến hành chuyển từ học trực tiếp sang học trực tuyến. Với bối cảnh khách quan này, đây là thời điểm thuận lợi để tiến hành áp dụng một số phương pháp giảng dạy mới và xây dựng nguồn học liệu số. Ngược lại, trước đại Covid- 19, khi cơ sở vật chất chưa thể đáp ứng yêu cầu của việc học từ xa, cũng như sinh viên chưa cảm thấy sự cần thiết của việc sử dụng tài liệu số, giảng viên chưa nhận thấy tầm quan trọng của chuyển đổi số trong phương pháp dạy- học thì nguồn học liệu số xây dựng lúc này rất khó để triển khai và duy trì thành công. - Nguồn học liệu số này có thể được sử dụng trong môn học nào khác không? Ví dụ: Một số nguồn học liệu số cần được ưu tiên xây dựng vì tính ứng dụng liên môn rất cao như nguồn học liệu môn Ngữ Pháp, Phát Âm,… Tài liệu trong những nguồn học liệu như vậy có thể được tái sử dụng trong những môn khác như Kĩ năng Nói, Viết,… - Giảng viên có kết hợp nguồn học liệu số với các tài liệu học tập khác như bài tập hay diễn đàn? Ví dụ: Việc lên kế hoạch kết hợp nguồn học liệu số với các loại bài tập hay diễn đàn sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn công cụ thực hiện và cách thức tổ chức các bài học trong đó, vì vậy giảng viên cần có kế hoạch rõ ràng ở khía cạnh này. - Giảng viên cần những kiến thức và kĩ năng nào để thực hiện nguồn học liệu số này? Ví dụ: Một số nguồn học liệu số tích hợp video, âm thanh, các chức năng thu phát âm thanh như trong môn Nghe, Nói, Phát âm thì đòi hỏi giảng viên phải sử dụng được các phần mềm tải, tạo, cắt, nối, chỉnh sửa các file âm thanh. 2.3.2. Chọn công cụ Sau khi lên kế hoạch rõ ràng, giảng viên cần lựa chọn kĩ các công cụ hoặc nền tảng sử dụng khi thiết kế nguồn học liệu số (Elder, 2019) - Công cụ có đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật của nguồn học liệu số hay không? - Công cụ cho giới hạn các nội dung đăng tải và chia sẻ? - Công cụ có cho phép giảng viên được làm chủ nguồn học liệu mở với một đường dẫn cố định? - Công cụ có cho phép truy xuất thông tin và nội dung dễ dàng? - Công cụ có tốn chi phí? Do bản chất một số môn học của sinh viên ngành Tiếng Anh có nhiều yêu cầu về việc sử dụng âm thanh, hình ảnh, kí tự đặc biệt (phiên âm quốc tế), hoặc một số chức năng đặc biệt như thu âm, vẽ sơ đồ tư duy, trao đổi diễn đàn,…, nên giảng viên cần lưu ý chọn nền tảng phù hợp. Ví dụ như, schoology.com là trang web thường được giảng viên lựa chọn vì dễ sử dụng, ổn định, miễn phí, nhưng tính năng tích hợp âm thanh của trang web này khá kém nên không nên là lựa chọn khi xây dựng nguồn học liệu số cho các môn Kĩ năng Nghe, Kĩ Năng Nói, Ngữ Âm,… Trong khi đó, Nearpod, Quizziz, … có thế mạnh về âm thanh, hình ảnh, thực tế ảo, mô phỏng,… nhưng tính ổn định không cao do không có đường dẫn cố định và khó quản lý lớp học. Ngoài ra, chi phí cũng là vấn đề cần quan tâm, chẳng hạn như Moodle là một nền tảng rất đa năng và phù hợp nhưng vì chi phí khá cao nên một giảng viên khó có thể sử dụng lâu dài. Tóm lại, giảng viên cần cân nhắc ưu nhược điểm của các công cụ, nền tảng, và chi phí hiện có để đưa ra lựa chọn phù hợp 2.3.3. Xây dựng nguồn học liệu số - Nguồn học liệu số phải phục vụ cho một mục đích sư phạm rõ ràng. Nguồn học liệu số, tuy là nguồn tài liệu tự học bên ngoài, cũng cần bám sát nội dung chương trình trên cơ sở mở rộng, nâng cao, đào sâu, và kích thích tư duy phản biện ở người học. Một nguồn học liệu số không liên quan, không phù hợp với trình độ của người học, không làm nổi bật các giá trị tri thức, không giúp người học củng cố kĩ năng cần rèn luyện sẽ làm mất động lực học của người học, vì vậy mà đánh mất ý nghĩa ban đầu của nó. Khi xây dựng nguồn học liệu số, giảng viên cần bám sát vào đề cương chi tiết môn học, đi từ dễ đến khó, và khi đưa vào sử dụng nên có những sự điều chỉnh cho phù hợp với trình độ sinh viên từng lớp. 453
  4. International Conference on Smart Schools 2022 Ví dụ: Ở trường CDLTT có hai bậc học chính là Cao đẳng và Trung Cấp, mặc dù lộ trình học tương tự nhau nhưng trình độ đầu vào và yêu cầu đầu ra khác nhau nên một nguồn học liệu số của cùng một môn học nên được tạo thành hai phiên bản khác nhau với phần trăm nội dung mức độ dễ khó khác nhau. - Nguồn học liệu số phải tạo mối liên hệ tích cực với kiến thức, kinh nghiệm, cá tính của sinh viên, và cần thu hút sinh viên. Vì vai trò chính của nguồn học liệu số là cung cấp tài liệu tự học của sinh viên nên nó có được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào ý thức và động lực học của sinh viên. Nếu nguồn học liệu số khô khan, giáo điều thì hiển nhiên sinh viên sẽ không hứng thú học và không tận dụng hết, gây lãng phí thời gian và công sức. Do đó, nguồn học liệu số trước hết cần có mục tiêu rõ ràng, thể hiện rõ mối liên hệ giữa kiến thức cũ mới, bao gồm đa dạng các hình thức thể hiện phù hợp với nhiều phong cách học tập khác nhau (nghe, nhìn, vận động), phù hợp với lứa tuổi và sở thích của sinh viên, và khuyến khích sinh viên tạo ra một sản phẩm có ý nghĩa sau bài học. Ví dụ: Để thiết kế một bài học nhỏ trong nguồn học liệu số môn Phát Âm để giúp sinh viên hiểu và phát âm được âm /t/, trước hết giảng viên phải làm rõ cho sinh viên vì sao cần luyện tập thêm âm /t/. Bằng việc so sánh và đưa ví dụ hài hước về các trường hợp phát âm sai âm /t/ trong Tiếng Anh (thường là do ảnh hưởng của âm /t/ trong Tiếng Việt bản ngữ), giảng viên sẽ góp phần tạo động lực học cho sinh viên vì các em thấy được mình đang học một điều cần thiết. Những hoạt động tiếp theo nên được thiết kế từ dễ đến khó, nếu cần thiết có thể so sánh âm /t/ và /d/ để tạo mối liên tưởng cho sinh viên. Hoạt động cần đa dạng, có thể bao gồm file âm thanh (phù hợp cho sinh viên thích học bằng cách lắng nghe), video/ hình ảnh minh họa vị trí của môi, lưỡi, miệng khi phát âm (phù hợp cho sinh viên thích học bằng cách nhìn), bài tập nghe và lặp lại (phù hợp cho sinh viên thích học bằng vận động). Ngoài ra, có thể thêm trò chơi, câu đố, các bài tập khó để tăng tính sinh động. Tuy nhiên nội dung và hình thức các hoạt động cần phù hợp với hai đối tượng sinh viên riêng biệt ở trường: Trung cấp (chủ yếu khoảng 15 tuổi) và Cao đẳng (chủ yếu trên 18 tuổi). Giảng viên cũng có thể khuyến khích sinh viên làm làm bài thơ, hát một bài hát, hoặc vẽ một bảng ghi nhớ, … có các từ chứa âm /t/ để tăng tính tương tác của các em với bài học và khắc sâu kiến thức hơn. - Nguồn học liệu số cần xây dựng những kiến thức nền cần thiết để sinh viên thực hiện những bài tập, nhiệm vụ cụ thể. Vì sinh viên sẽ sử dụng nguồn học liệu bên ngoài lớp học, với rất ít sự hướng dẫn của giảng viên, nên giảng viên cần xây dựng một hệ thống kiến thức nền đủ để các em hoàn thành bài tập và thậm chí có thể hướng dẫn các em các bước thao tác về mặt kĩ thuật nếu cần thiết. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất của nguồn học liệu số do giảng viên thiết kế và nguồn học liệu mở luôn có sẵn trên mạng Internet, vì trong nguồn học liệu số này, giảng viên hiểu rõ và bám sát vào nội dung bài học cũng như trình độ sinh viên của mình để thiết kế và hỗ trợ phù hợp nhất. Ví dụ: Trong nguồn học liệu số cho môn Tiếng Anh Marketing, giảng viên đưa ra một dự án cần sinh viên làm một clip quảng cáo cho một món hàng với những đặc tính được miêu tả sẵn. Để sinh viên thực hiện dự án này, giảng viên cần liên hệ lại những kiến thức đã học như các tiêu chí một quảng cáo hiệu quả, mô hình 5P, ... với những bài tập, câu hỏi thực hành vừa đủ để sinh viên ôn lại và hiểu rõ lý thuyết. Đồng thời, giảng viên có thể đưa ra hướng dẫn cụ thể các bước thực hiện, video mẫu, tiêu chỉ đánh giá, và và cũng cần có hướng dẫn kỹ thuật căn bản về việc tạo ra một đoạn clip. - Nguồn học liệu số cần có thước đo đánh giá để nâng cao kết quả học tập của sinh viên. Sinh viên sẽ không thể duy trì hứng thú học tập nếu không biết được lộ trình học của mình và thành quả của mình được đánh giá như thế nào. Vì vậy giảng viên cũng cần quan tâm đến việc công khai những công cụ đánh giá, thang điểm, … trong nguồn học liệu số. Ngoài ra, việc đánh giá không chỉ đơn thuần dừng lại ở số điểm mà còn cần có phản hồi tích cực từ giảng viên về nguyên nhân các em chưa đạt yêu cầu, chỉ dẫn đến các phần bài học các em cần xem lại, và những lời khuyên kịp thời của giảng viên về việc lựa chọn bài và cấp độ. Kĩ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau theo cặp nhóm cũng cần được phát huy khi xây dựng học liệu số. Ví dụ: Khi xây dựng nguồn học liệu số môn Kĩ năng Viết, giảng viên có thể tạo ra một diễn đàn để sinh viên đăng bài lên đó và nhận đánh giá, nhận xét từ các bạn học. Giảng viên cũng có thể cho sinh viên quyền sửa lại bài viết đã đăng theo góp ý của bạn học trước khi bài được chính giảng viên chấm. Thang chấm và những tiêu chí đặt ra cho từng mẫu bài viết được giảng viên đăng công khai ở đầu diễn đàn, và khi kết thúc chủ điểm bài viết nào đó, giảng viên sẽ đưa ra nhận xét và lời khuyên phù hợp cho sinh viên. - Nguồn học liệu số cần được xây dựng cẩn thận, rõ ràng, phù hợp với mục đích sử dụng. Như đã bàn ở trên, nguồn học liệu số phải phục vụ cho một mục đích sư phạm rõ ràng, mọi hoạt động, tài liệu được thêm vào đều phải đúng mục đích đã đặt ra. Ngoài ra, cách thức sắp xếp các nội dung một cách khoa học cũng 454
  5. International Conference on Smart Schools 2022 cần được lưu tâm. Giảng viên cần đảm bảo tính nhất quán trong từng chi tiết nhỏ nhất như cách sử dụng thuật ngữ, cách giải thích từ vựng, cách đưa ví dụ và đường dẫn tham khảo… Cách thức trình bày cũng đóng một vai trò quan trọng, chương mục phải rõ ràng, các phần nhỏ, các loại file khác nhau nên được sắp xếp và tổ chức khéo léo để tránh gây rối cho sinh viên. Tốt nhất, khi nhìn vào giao diện của một kho học liệu số, sinh viên có thể biết được vị trí bài học trong chương trình, nội dung chính của bài học, phân biệt rõ ràng giữa các phần tài liệu chính cần đọc, phần tài liệu tham khảo thêm, phần bài tập phải làm, và phần bài tập làm thêm,… 2.3.4. Giới thiệu những nguồn tham khảo khác Xây dựng một nguồn học liệu số không có nghĩa là giảng viên phải tự mình thiết kế mọi nội dung, trái lại, giảng viên cần tận dụng những nguồn tài nguyên mở có sẵn. Tuy nhiên, giảng viên cần lựa chọn kĩ càng, điều chỉnh cho phù hợp trước khi đưa vào sử dụng. Một số phần thường xuất hiện trong nhiều nguồn học liệu số cho sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh là từ điển chuyên ngành, danh mục từ vựng, … 2.3.5. Cập nhật và đánh giá Cập nhật và đánh giá thường xuyên là công việc hết sức quan trọng khi xây dựng nguồn học liệu số. (Volkova, 2018) Trước hết do bản chất của môn học, Tiếng Anh là một sinh ngữ nên bản thân nó cũng thay đổi thường xuyên, ngoài ra, các chủ điểm, nội dung trong bài học có thể nhanh chóng trở nên lỗi thời và cần thay thế bằng những chủ điểm, nội dung mới, mang tính thời sự hơn. Ví dụ như trong môn Biên Phiên dịch, các bài tập, đoạn văn để thực hành dịch thường rất nhanh lỗi thời, đặc biệt các mảng dịch về tin tức thời sự, khoa học công nghệ,… Tiếp đến, trình độ và đặc điểm của sinh viên sẽ khác nhau qua từng lớp, từng khóa, nên giảng viên bắt buộc phải có điều chỉnh kịp thời để phù hợp với sinh viên. Muốn làm được điều đó, giảng viên cần tạo kênh để sinh viên ghi nhận các lỗi sai trong nguồn học liệu số, và có thái độ nghiêm túc, cởi mở khi ghi nhận các lỗi sai. Ngoài ra, một khảo sát nhanh để thu thập đánh giá từ sinh viên sau mỗi khóa học sẽ giúp giảng viên biết được ưu nhược điểm của nguồn học liệu số mình đang xây dựng để có những tinh chỉnh cần thiết. 3. Kết luận Để thích ứng với xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra, đặc biệt là chuyển đổi số trong phương pháp giảng dạy, người giảng viên cần làm nhiều hơn là đưa một vài ứng dụng đơn lẻ vào quá trình dạy học. Chuyển đổi số đã làm thay đổi sâu sắc bộ mặt của Giáo dục và Đào tạo, đưa chất lượng giảng dạy lên một tầm cao mới, nơi mà sinh viên sẽ chủ động, tích cực, linh động hơn trong quá trình tìm kiếm tri thức và lớp học sẽ không còn bị ngăn cách bởi bốn bức tường vật lý và bó buộc trong một khung giờ nhất định nữa. Kĩ năng tự học của sinh viên là mấu chốt trong việc chuyển đổi số phương pháp giảng dạy, tuy nhiên, sinh viên không thể tự học hiệu quả nếu không có sự hướng dẫn của giảng viên và nguồn tài liệu học tập tin cậy. Vì vậy, giảng viên cần phải xây dựng nguồn học liệu số phù hợp, khoa học, và sinh động để sinh viên có thể tiếp cận tri thức dễ dàng hơn, thú vị hơn, hiệu quả hơn, và chủ động hơn. Đó cũng là một phần công việc mà giảng viên cần và nên làm trong xu hướng chuyển đổi số giáo dục hiện này. Đó cũng là ứng dụng thiết thực của các công nghệ 4.0 vào giáo dục như dữ liệu lớn, vạn vật kết nối, đám mây lưu trữ, thực tế ảo,… Vì những lý do đó, việc nguồn học liệu số cần được quan tâm và đầu tư một cách có hệ thống hơn trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO Aesoph, L.M.. (2018). Self-publishing guide. BCcampus. https://opentextbc.ca/selfpublishguid Osipova O. P. Main stages of instructional design and expert evaluation of electronic learning resources. Open and Distance Education, 2015, no. 2, pp. 76-82. Elder, A.K. (2019). The OER Starter Kit. Ames, IA: Iowa State University Digital Press. (In Russian) DOI: https://doi.org/10.31274/isudp.7 Laurillard, D. (2001). The E-University: What have we learned?. International Journal of Management Education, 1(2), pp. 3-7. Volkova S. V. Phenomenology of digital educational technologies. Novosibirsk State Pedagogical University Bulletin, 2018, no. 1, pp. 93-106. (In Russian) DOI: http://dx.doi.org/10.15293/2226-3365.1801.06. 455
  6. International Conference on Smart Schools 2022 ĐỀ XUẤT THIẾT KẾ MÔ HÌNH THƯ VIỆN KẾT NỐI THƯ VIỆN SỐ NHẰM XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÔNG MINH PROPOSAL FOR CREATING MODEL OF ACCESSING DIGITAL LIBRARY IN ORDER TO BUILD A SMART UNIVERSITY ThS. Lâm Thị Phương Thảo ThS. Lê Nguyễn Mỹ Trâm Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh Từ khóa: TÓM TẮT: Thư viện số, Cách mạng Các bài nghiên cứu về sự thay đổi và vai trò của thư viện trong trường công nghiệp 4.0, giảng viên, Đại học thông minh cho thấy thế giới đã bước vào “kỷ nguyên số”. Ở Việt trường Đại học thông minh Nam, công tác quản lý giáo dục nói chung và quản trị đại học nói riêng đang Keywords: trong quá trình đổi mới căn bản và toàn diện. Trong quá trình chuyển đổi và ứng dụng trường đại học thông minh, cần thiết có giải pháp đưa môi trường Digital libraries; The này đến với sinh viên. Các thư viện được số hóa để trở thành thư viện thông Fourth Industrial Revolution minh thì cần đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu của người học, người (or Industry 4.0); smart hướng dẫn, cán bộ quản lý và những người quan tâm đến nghiên cứu khoa universities; employers. học và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Several studies of changes in the status and roles of smart school libraries pointed out that the world has entered the "digital era". In Vietnam, educational management in general, and university governance in particular, are undergoing radical and comprehensive renovations. In that process, it is necessary to apply this smart environment to students. Libraries are being digitalized to become smart libraries need to be better at meeting the needs of learners, instructors, managers, and people interested in scientific research and high-quality human resource training. 1. Mở đầu Cách mạng công nghiệp 4.0 đang dần thay đổi cách tương tác và cách tiếp nhận thông tin của con người cùng với sự xuất hiện của mạng Internet tốc độ cao. Các hoạt động có xu hướng vận hành bởi con người là chính yếu đang dần chuyển hóa sang tự động hóa hoặc số hóa. Trong giáo dục, kiến thức dưới dạng sách là người thầy thứ hai sau người thầy trực tiếp dạy học trên lớp. Dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 lần thứ tư, tri thức đang được số hóa. Loại tri thức kỹ thuật số này trở thành sức mạnh giải thích thế giới, trở thành lực lượng thay đổi thế giới một cách nhanh chóng và không thể đoán trước. Trong hoàn cảnh đó, vấn đề được đặt ra là quản lý giáo dục sẽ được số hóa và liên quan gì đến thư viện số trong trường học thông minh. Hầu như tất cả các cơ sở giáo dục hiện nay, đặc biệt là các trường đại học trong những năm gần đây đã nhận thức sâu sắc rằng “chúng ta đang làm việc và sống trong 'thế giới ảo‘ của ngày mai, chúng ta phải bắt đầu định hướng tương lai, trang bị cho bản thân những thứ mà kỹ thuật mạng có thể tạo ra” (Broering, 1995). Do đó, phần lớn các tài liệu nghiên cứu gần đây trong lĩnh vực chuyển đổi số đưa ra các cuộc thảo luận khám phá về mô hình của các thư viện trường học cũng như thư viện công cộng trong tương lai. 2. Khái niệm Số hóa là một quá trình chuyển đổi đặc trưng bởi việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số và thông tin kỹ thuật số trong các hoạt động của con người. 2.1. Trường Đại học thông minh là gì? Khái niệm của trường đại học thông minh đã được khái quát hóa là một cơ sở giáo dục đại học theo định hướng chuyển đổi kỹ thuật số sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số để cung cấp các dịch vụ học tập được cá nhân hóa cho người học thuộc mọi thế hệ trong quốc gia và trên thế giới, đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời và phát triển bền vững của cá nhân cũng như quốc gia. Nó được mô tả thông qua mô hình bao gồm 6 thành phần cơ bản là tài nguyên số, tài liệu học tập truy cập mở, môi trường học tập ảo, giáo dục cá nhân hóa, học tập tương tác và nền tảng kỹ thuật số. 456
  7. International Conference on Smart Schools 2022 2.2. Thư viện số là gì? Thư viện số (còn được gọi là thư viện kỹ thuật số) là một thư viện đặc biệt tập hợp các tài liệu kỹ thuật số bao gồm tài liệu văn bản, tài liệu hình ảnh, tài liệu âm thanh, tài liệu video, được lưu trữ dưới dạng các định dạng điện tử (trái ngược với bản in), cùng với các phương tiện để tổ chức sắp xếp, lưu trữ, truy xuất các tệp. Thư viện số có thể rất khác về quy mô và phạm vi, và được duy trì bởi các cá nhân, tổ chức hoặc liên kết với các doanh nghiệp hoặc tổ chức thư viện hoặc với các tổ chức học thuật. Nội dung điện tử có thể được lưu trữ cục bộ hoặc được truy cập từ xa qua mạng máy tính. Thư viện điện tử là một loại hệ thống truy xuất thông tin. 3. Thực trạng Nhìn về mặt vĩ mô các vấn đề liên quan đến thư viện trong giai đoạn phát triển như hiện nay, sinh viên trong các trường Đại học có thể tiếp cận với nhiều nguồn thông tin khác nhau: từ các giảng viên, từ các cuộc thảo luận, hội thảo khoa học, từ các cơ sở thực nghiệm, từ thực tiễn xã hội và từ thư viện. Trong những nguồn thông tin ấy, thông tin từ thư viện sẽ là quan trọng nhất, đầy đủ, toàn diện, phong phú và đa dạng nhất. Thư viện trở thành nơi tìm đến của sinh viên tìm hiểu,khai hác thông tin kiến thức, phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu của họ. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về nhìu vấn đề liên quan đến thư viện. Thư viện trường Cao đẳng Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thông tin, trung tâm văn hóa, khoa học của nhà trường. Thư viện có chức năng cung cấp tri thức và thông tin tư liệu về các lĩnh vực, chuyên ngành trong và ngoài nước, phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của trường. Thư viện có trách nhiệm tổ chức, quản lý, bổ sung, thu thập, bảo quản các tài liệu, sách, báo, tạp chí, băng, đĩa, các luận án đã bảo vệ tại trường, các ấn phẩm của trường và các tài liệu lưu trữ khác, hướng dẫn và quản lý công tác quyền sở hữu trí tuệ của trường. Bên cạnh thư viện truyền thống, trường Cao đẳng Lý Tự Trọng đã và đang phát triển mô hình thư viện số tại website Trung tâm thư viện. Tuy nhiên, phần lớn sinh viên vẫn chưa sử dụng tài nguyên dữ liệu từ thư viện điện tử này. 3.1. Tình trạng sử dụng thư viện của sinh viên Một số bạn sinh viên cảm thấy gò bó, thiếu năng động khi đến thư viện. Một ngày sẽ tẻ nhạt biết bao nếu sinh viên chỉ biết cắp cặp lên thư viện, ngồi đọc sách cả ngày rồi lại cắp cặp về. Vì thế, sinh viên cần lên kế hoạch sử dụng thư viện hợp lí, không cần phải lúc nào cũng chăm chăm lên đó đọc sách. Trên thực tế, một số ít sinh viên trường Đại học lại sử dụng thư viện không đúng mục tiêu như ngủ, ăn uống, trò chuyện thỏa thích, sử dụng dịch vụ Internet trong việc lướt mạng xã hội ( Facebook, game trực tuyến, chat, …). Bên cạnh đó, một số sinh viên ngày nay không mấy mặn mà, hứng thú với việc đọc sách, nghiền ngẫm những cuốn sách, tài liệu trên thư viện…Sự phong phú, tràn ngập của vô số kênh thông tin trên mạng Internet, trên truyền hình… đã làm cho sinh viên không còn đủ sự kiên nhẫn để tìm kiếm những cuốn sách hay, những tư liệu tốt. Sinh viên ngày nay có rất nhiều phương tiện thông tin giải trí khác ngoài việc học. Nhiều bạn sinh viên mất hàng giờ ngồi trong quán Game – Internet vì cho rằng ở đó không gian thoải mái hơn. Nhờ tính cập nhật nhanh và giao diện bắt mắt kèm theo những hình ảnh minh họa độc đáo mà các phương tin thông tin ngày nay được giới trẻ rất ưa chuộng. Họ lên mạng Internet tìm kiếm thông tin, đáp ứng nhu cầu giải trí. 3.2. Sự cần thiết của thư viện số (thư viện điện tử) Mục tiêu quan trọng nhất đối với giáo dục đại học trong kỷ nguyên thông tin là tạo ra những con người có khả năng tự định hướng học tập, tự học thường xuyên, biết chọn lọc, xử lý thông tin và có khả năng sáng tạo tri thức, tự tin hội nhập vào thị trường lao động “chất xám” quốc tế đầy tính cạnh tranh. Đây là xu thế tất yếu trong xã hội thông tin. Phương pháp dạy và học mới đòi hỏi một số điều kiện tiên quyết cho phép người học “phát huy thực lực” và người dạy “dạy cách phát huy thực lực”. Phương pháp dạy – học mới sẽ rút ngắn thời gian giảng dạy lý thuyết trên cơ sở sinh viên được cung cấp nguồn thông tin dồi dào trước khi lên lớp, tăng thời gian tự học của sinh viên với sự trợ giúp của thư viện. Và cùng với học trò, người thầy lại tiếp thu những kiến thức mà chính mình đang giảng dạy, nhìn nhận chúng qua lăng kính của người học. Có thể nói đó là quá trình truyền thụ – tiếp thu kiến thức một cách chủ động và có tính sáng tạo. Chính vì vậy, để thực hiện tốt sứ mệnh của mình, người thầy không thể không đọc tài liệu, cập nhật và sử dụng thông tin. Cũng có thể nói rằng, trường đại học sẽ không thể làm tốt nhiệm vụ đào tạo của mình nếu không có vai trò đóng góp của thư viện. Việc đào tạo bậc đại học chỉ thực sự có chất lượng khi hoạt động học tập của sinh viên được thực hiện trong cả bốn môi trường: lớp học, thư viện, cơ sở thực nghiệm và môi trường thực tế. Trong đó, thư viện có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện tính độc lập, sáng tạo của sinh viên. Người sinh viên phải học một cách thông minh hơn, chủ động hơn qua việc phân tích, tổng luận những tài liệu tra tìm được ở thư viện. Từ đó sẽ xóa bỏ lối học thụ động, khuyến khích việc tự học, tự nghiên cứu, kích thích sự chủ động của sinh viên. Thư viện tại các nước đang phát triển cần chuyển trọng tâm khỏi các hoạt động thư viện truyền thống, đầu tư 457
  8. International Conference on Smart Schools 2022 nhiều hơn vào thu thập, xử lý, lưu trữ và truy cập thông tin, cung cấp các dịch vụ bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu trực tuyến / ngoại tuyến, tài nguyên điện tử, tạp chí điện tử, mạng, tập đoàn, v.v. Người dùng ngày nay không còn kiên nhẫn và không thể chờ đợi thông tin vì họ mong đợi thông tin chỉ sau một cú nhấp chuột trên máy tính xách tay, iPad hoặc thậm chí trên thiết bị di động của họ. Do đó, yêu cầu của những người dùng này không thể được đáp ứng nếu không có kỹ thuật số. Thư viện số cần thiết hơn cho nghiên cứu đại học: các nội dung điện tử cần thiết cho nghiên cứu đại học, đặc biệt là sách giáo khoa và các bài nghiên cứu chính thống khác. Các tài liệu điện tử được cho là bắt buộc đối với sinh viên đại học để tham khảo và nghiên cứu hiệu quả đề tài của họ. Thư viện số cần thiết hơn cho nghiên cứu sau đại học (đối với cả sinh viên và giảng viên): các tài liệu điện tử quan trọng hơn đối với nghiên cứu sau đại học, đặc biệt là tạp chí điện tử, luận văn điện tử, luận án điện tử, v.v. Những tài liệu này cần thiết hơn cho sinh viên sau đại học để phục vụ cho khóa học và hỗ trợ cho công việc nghiên cứu của họ. Thư viện số cần thiết hơn cho các nhà nghiên cứu: Các nhà nghiên cứu cần thông tin mới nhất về các lĩnh vực nghiên cứu. Thông tin mới nhất có trong các tạp chí, luận văn, luận án,… Nếu các tạp chí, luận văn, luận án đó có thể truy cập điện tử thì các nhà nghiên cứu nhận được thông tin rất nhanh chóng. Do đó, thư viện số có ý nghĩa hơn đối với các nhà nghiên cứu để thực hiện các hoạt động nghiên cứu kịp thời. Thư viện số cũng cần thiết hơn cho các giảng viên: Các giảng viên luôn cập nhật thông tin về các lĩnh vực chuyên ngành và ngoài ngành của họ. Có thể bằng cách đọc tạp chí điện tử, luận văn điện tử, luận án điện tử. Thư viện số ngoài ra còn cần thiết cho người đọc nói chung (người đọc để giải trí): Người đọc thông thường thường đọc để thỏa mãn tinh thần. Họ thường không cần thông tin mới nhất. Bây giờ tất cả các loại thông tin đều có sẵn ở các định dạng dữ liệu. 3.3. Hạn chế khiến sinh viên không muốn đến thư viện tìm kiếm tài liệu Thực tế, các thủ thư ở thư viện đều rất niềm nở và lịch thiệp. Sinh viên muốn vào đọc lại phải mất khoảng nửa tiếng đồng hồ để chọn lựa và đọc lướt qua các cuốn sách được xếp trên kệ theo từng chủ đề, sau đó mới chọn được quyển sách cần. Từ đó, dẫn đến việc sinh viên chỉ muốn tra Google để có thể tìm kiếm nhanh thông tin. Một lý do khác mà sinh viên lơ là việc tra cứu tài liệu ở thư viện là do các em luôn có quan niệm rằng thư viện là nơi đến để tìm sách đọc, không còn công dụng nào khác. Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng có trang web thư viện số, tuy nhiên, ít sinh viên biết đến và cũng không hiểu được thư viện số đó là gì, có công dụng thế nào. Bên cạnh đó, có thể thấy sinh viên hiện nay rất ít chú trọng đến việc truy cập vào trang web của thư viện để tìm kiếm tài liệu phục vụ cho mục đích học tập. Điều này yêu cầu thư viện cần có những chiến lược tiếp cận phù hợp với nhu cầu thông tin của sinh viên. Trong một cuộc khảo sát từ Tạp chí Thư viện Việt Nam, khi được hỏi nguồn cơ sở dữ liệu hiện nay của thư viện có đáp ứng được nhu cầu tài liệu cho học tập không? Con số thống kê cho ta một bức tranh không tươi sáng đối với việc sử dụng nguồn thông tin trong thư viện từ sinh viên. Có tới 54% ý kiến cho rằng cơ sở dữ liệu tại thư viện chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu, 11% trả lời là hiếm khi đáp ứng và chỉ có 1% đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu của mình - đây là con số đáng báo động. Điều này trả lời vì sao một số sinh viên thay vì vào trang web thư viện để tìm kiếm tài liệu, họ lại dùng các thiết bị điện tử của mình truy cập Internet vào những trang khác nhau để học tập, tìm kiếm tài liệu, như Google hay Wikipedia. Số liệu điều tra cho thấy 75% sinh viên thường xuyên vào Internet tìm tài liệu để làm bài tập, viết tiểu luận và tham luận. Họ cho rằng Internet cái gì cũng có. Tuy nhiên, không ai nhận thức được rằng những thông tin ấy có chính thống không và đáng tin cậy để lựa chọn hay không. Sinh viên lựa chọn Internet là nguồn tài liệu học tập cho thấy thư viện Đại học đang chậm chân trong việc cung cấp các nguồn tài liệu điện tử trực tuyến, cũng như trong khẳng định thư viện là cổng thông tin cung cấp những nguồn tài liệu đã chọn lọc và được kiểm định. Nhưng với vai trò là đơn vị phục vụ đào tạo của một trường đại học, nếu bắt kịp xu thế số hoá và trực tuyến, thư viện có thể cải thiện và thay đổi được thực trạng này. Như mong muốn của nhiều sinh viên: muốn thư viện có nhiều tài liệu điện tử hơn, dễ dàng truy cập hơn, công cụ tìm kiếm tốt hơn để họ coi thư viện là nguồn cung cấp thông tin chính cho hoạt động học tập của mình. Bên cạnh ý kiến trên, không thể phủ nhận thực tế là thư viện trường Cao đẳng Lý Tự Trọng có trang bị máy tính để sinh viên có thể truy cập mạng và tìm kiếm thông tin. Tuy nhiên, số lượng máy tính không thể đáp ứng đủ cho nhu cầu của số lượng sinh viên. Khi một sinh viên sử dụng thì số còn lại phải chờ đợi. Sinh viên khi vừa bắt đầu sử dụng sẽ phải khởi động máy, chờ máy đã khởi động hoàn toàn mới bắt đầu tra cứu, chưa kể đến thời gian sinh viên chọn lọc tài liệu. 4. Đề xuất mô hình phát triển thư viện trở thành thư viện thông minh-thư viện kỹ thuật số Những tiến bộ công nghệ đã đưa nền giáo dục lên một tầm cao mới. Với Đại học Thông minh, công nghệ trở thành một công cụ không thể thiếu để hướng tới học tập, nghiên cứu, phục vụ học tập và các nhiệm vụ liên quan khác. Trong đó, thư viện đại học là kho lưu trữ nghiên cứu trong hầu hết các lĩnh vực, có thể được sử dụng và kế thừa qua nhiều khóa học, nhiều thế hệ. Do đó, đây là một trong những nơi đáng giá để các trường đại học đầu tư 458
  9. International Conference on Smart Schools 2022 nâng cấp cơ sở vật chất. Thư viện hiện đại đại diện cho môi trường lý tưởng để hỗ trợ học tập. Nơi đây cũng chính là trung tâm sáng tạo và chia sẻ kiến thức, hỗ trợ việc học tập dựa trên sở thích và tự định hướng. Một số ý tưởng được đề xuất để có thể xây dựng môi trường thư viện hiện đại trong thời kỳ chuyển đổi số: • Ứng dụng công nghệ từ Mạng lưới vạn vật kết nối (Internet of Things - IoT) vào hệ thống giám sát thư viện: - IoT là một kịch bản của thế giới khi mà mỗi đồ vật, con người được cung cấp một định danh của riêng mình và tất cả đều có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người hay người với máy tính. Có thể hình dung Internet of Things là khi tất cả mọi thứ đều được kết nối với nhau qua mạng Internet, và chúng ta có thể kiểm soát mọi đồ vật của mình chỉ bằng một thiết bị thông minh như smartphone, tablet, PC. Một mạng lưới IoT có thể chứa từ 50 đến 100 nghìn tỉ đối tượng được kết nối và mạng lưới này có thể theo dõi sự di chuyển của từng đối tượng. Các thư viện thông minh, thông qua ứng dụng di động, có thể cung cấp thẻ thư viện ảo cho người dùng. Điều này cho phép họ truy cập và sử dụng các nguồn tài nguyên. IoT sẽ tác động đến hệ thống thư viện hiện đại theo các cách sau: - IoT cho phép người dùng có thể nhanh chóng xác định được vị trí hiện tại cũng như cung đường di chuyển đến vị trí của tài liệu trong thư viện, giúp sinh viên và giảng viên tìm kiếm và xác định vị trí tài liệu trong thư viện nhanh và chính xác hơn. - IoT có thể giúp các thư viện trong việc cung cấp chuyến tham quan ảo tự hướng dẫn. Điều này có thể thực hiện được nhờ việc thiết lập cảm biến như các thiết bị không dây ở các phần khác nhau của thư viện. - IoT cho phép các thư viện cung cấp trạng thái sẵn có của phòng đọc, phòng thảo luận, máy in, máy quét, máy tính... bằng cách hiển thị giờ cao điểm sử dụng trên trang web của thư viện hoặc người dùng có thể kiểm tra bằng ứng dụng di động thư viện của họ. - Người quản lý thư viện có thể sử dụng IoT để giúp cho công việc của họ đạt hiệu quả hơn. • Lắp đặt các ki-ốt màn hình cảm ứng đa điểm ngay trong thư viện tại trường: - Các màn hình cảm ứng được thiết kế nhằm quảng bá, giới thiệu và thực hiện các thao tác đơn giản nhằm mục đích hỗ trợ người dùng khi đến với thư viện. Với việc chủ động thiết lập hiển thị từ phân hệ quản lý thư viện thông minh, quản trị thư viện có thể chủ động trong việc cung cấp các thông tin mới, cập nhật, có ích để hiển thị trên các màn hình cảm ứng này. Các thông tin này đặc biệt hữu dụng đối với những người dùng ít đến thư viện cũng như là khách mời khi đến thư viện lần đầu. - Các màn hình cảm ứng sẽ có thể thay thế cho việc sử dụng máy tính trong thư viện để tra cứu nhanh thông tin. Sinh viên sẽ không còn cần phải chờ vị trí máy tính trống, khởi động máy tính để tra cứu. - Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng có trang web thư viện số. Tuy nhiên, rất ít sinh viên biết đến do vẫn chưa có khái niệm về thư viện số và công dụng thực sự là gì. Vì thế, việc lắp đặt các màn hình cảm ứng liên kết với thư viện số của trường sẽ giúp sinh viên làm quen với thư viện số của trường. - Duyệt danh mục: Tìm kiếm theo thể loại và từ khóa và kiểm tra xem sách có sẵn để mượn hay không. - Ki-ốt thông tin: Hiển thị câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp, ví dụ như “Các bước để mượn sách từ thư viện là gì?” hoặc “Làm cách nào để sửa đổi thông tin trên thẻ sinh viên?” hay thậm chí là “ Các doanh nghiệp nào đã liên kết với trường Cao đẳng Lý Tự Trọng?”. Bên cạnh đó, hỗ trợ hiển thị thông tin quảng bá các sự kiện tại Trường sắp tới. 459
  10. International Conference on Smart Schools 2022 5. Giải pháp thu hút sinh viên sử dụng thư viện và thư viện số tại Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh: ➢ Truyền đạt, hướng dẫn cho sinh viên cách sử dụng thư viện có hiệu suất cao bằng những lớp học hướng dẫn sử dụng thư viện. ➢ Tổ chức những cuộc thi về thư viện ( cách sử dụng, , ý thức, …. ) ➢ Quản lý thư viện chặt chẽ hơn, tăng cường nhắc nhở sinh viên nâng cao ý thức sử dụng thư viện đúng mục tiêu. ➢ Tăng cường những đầu sách chuyên ngành, bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng. ➢ Các màn hình cảm ứng trong thư viện hên hiển thị các thông tin doanh nghiệp đã liên kết với các Khoa vào dữ liệu để sinh viên có tra cứu, tìm hiểu về doanh nghiệp khi đi thực tập. ➢ Thông qua màn hình cảm, hiển thị các thông tin giới thiệu vị trí tuyển dụng của các doanh nghiệp đã liên kết với Khoa và nhà trường để sinh viên được biết đến và ứng tuyển vào các doanh nghiệp ở các vị trí phù hợp và đáng tin cậy, giúp sinh viên tìm được việc làm và tránh xa khỏi các công ty đa cấp lừa đảo. 6. Kết luận: Thư viện thông minh được phát triển trên nền tảng công nghệ số hiện đại như: trí tuệ nhân tạo, IoT… cung cấp cho người dùng các sản phẩm và dịch vụ thư viện - thông tin (ở cả không gian vật lý và không gian số) nhanh chóng, tiện lợi, thân thiện. Được hệ thống công nghệ trí tuệ nhân tạo hỗ trợ tối đa, người dùng tương tác với thư viện thông minh như giao tiếp với con người thực sự. Do đó, thư viện số, thư viện điện tử, thư viện thông minh là các thuật ngữ và thành phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng trường Đại học ứng dụng thông minh trong thời kỳ chuyển đổi số, bắt kịp xu thế thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO Andri Winata,Herlina Herlina,Anuar Sanusi. (2019, 5). How to Build Digital Library in University. Retrieved from ResearchGate: https://www.researchgate.net/publication/334760494_How_to_Build_ Digital_Library_in_University Anh, C. K. (2021, 11 5). Kết nối thư viện số dùng chung. Retrieved from Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam: https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/ket-noi-thu-vien-so-dung-chung-nhieu-truong-dai-hoc-con-e-ngai- post222183.gd Broering, N. C. (1995). Changing focus: tomorrow's virtual library. Serials Librarian, 73-94. DLCorp, N. H. (22, 5 27). L’ima Library – Giải pháp thư viện thông minh (Smart Library). Retrieved from DLCorp: https://dlcorp.com.vn/lima-library_giai-phap-thu-vien-thong-minh/ Đỗ Văn Hùng, Thái Thị Trâm. (2014). Thư viện đại học trước xu thế sử dụng thiết bị di động trong học tập của sinh viên. Tạp chí Thư viện Việt Nam, 29-34. Rico-Bautista, D., Guerrero, C., Collazos, C., Maestre, G., Medina-Cárdenas, Y., Hurtado, J., & Swaminathan, J. (2021). Smart University: A vision of technology adoption. Revista Colombiana de Computación, 22, 44-55. https://doi.org/10.29375/25392115.4153 Nuzzaci, A., & La Vecchia, L. (2012). A Smart University for a Smart City. International Journal of Digital Literacy and Digital Competence, 3, 16-32. https://doi.org/10.4018/jdldc.2012100102 460
  11. International Conference on Smart Schools 2022 GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC TRONG GIỜ HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÝ TỰ TRỌNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG CÔNG CUỘC CHUYỂN ĐỔI SỐ SOLUTIONS TO ENHANCE POSITIVE ACTIVITIES IN PHYSICAL EDUCATION LEARNING HOURS FOR STUDENTS OF LY TU TRONG COLLEGES IN HO CHI MINH CITY IN DIGITAL TRANSFORMATION CN. Nguyễn Đức Thắng CN. Nguyễn Mạnh Phương Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP.HCM Email: phuong3584@yahoo.com Từ khóa: TÓMTẮT Chuyển đổi số Hiện nay chuyển đổi số đang là một xu thế cho tất cả các ngành nghề không chỉ trong lĩnh vực đào tạo, riêng về giáo dục vì vậy ta phải biết vận dụng và áp dụng một cách hiệu quả, do đó tôi thực trạng, giải pháp, đã mạnh dạn áp dụng chuyển đổi số vào công tác giảng dạy. Như chúng ta đã biết, cái nguyên nhân. quý nhất của mỗi con người là sức khỏe và trí tuệ. Có sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho Keyword: trí tuệ phát triển được tốt hơn và ngược lại. TDTT giúp HSSV có được sức khỏe tốt, từ National Defense đó, có thể học tập tốt và tham gia các hoạt động ở nhà trường đạt hiệu quả cao hơn. Education, quality, TDTT giúp phần nâng cao chất lượng giáo dục giúp các em trở thành con người có ích teaching, solution, cho xã hội. Khi tham gia các hoạt động TDTT đòi hỏi học sinh phải có tính kỷ luật cao, reason. tinh thần và trách nhiệm trước tập thể, tác phong nhanh nhẹn, sự cố gắng, tính thật thà, trung thực…. Chính vì vậy, TDTT góp phần giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách học sinh. Tập luyện TDTT thường xuyên có kế hoạch giúp các em có một nếp sống lành mạnh vui tươi, học tập và làm việc khoa học. SUMMARY The most precious thing of every human being is health and wisdom. Having good health will create conditions for intelligence to develop better and vice versa. Sports help students have good health, from which, they can study well and participate in school activities more effectively. Sports help improve the quality of education to help children become useful people for society. When participating in sports activities, students must have high discipline, spirit and responsibility before the team, agile behavior, effort, honesty.... Therefore, sport contributes to moral education and formation of students' personality. Regular exercise is planned to help them have a healthy and joyful lifestyle, study and work scientifically. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trước tiên ta cần hiểu chuyển đổi số là gì? Để có thể định nghĩa một cách ngắn gọn và dễ hiểu thì chuyển đổi số (Digital Transformation trong tiếng Anh) là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp đó cũng như tăng tốc các hoạt động kinh doanh. Chuyển đổi số cũng là một sự thay đổi về văn hóa của các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi, thử nghiệm cái mới và thoải mái chấp nhận các thất bại. Cùng với sự phát triển của xã hội, ngày nay không chỉ chú trọng đến việc đào tạo các môn chuyên ngành, nhiều trường Đại học, Cao đẳng trên khắp cả nước còn tập trung đầu tư, nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và hiệu quả rèn luyện của sinh viên đối với môn Giáo dục thể chất. Giáo dục thể chất không chỉ là một học phần giúp các bạn sinh viên hoàn tất quá trình học tập của mình mà còn mang lại nhiều giá trị về sức khoẻ thể chất và tinh thần. Giờ đây, người học có thể tiếp thu kiến thức một cách thuận tiện và dễ dàng trên mọi thiết bị (máy tính, laptop, smartphone…). Điều này đã mở ra một nền giáo dục mở hoàn toàn mới. Bất cứ thời điểm nào, tại bất cứ đâu, bất 461
  12. International Conference on Smart Schools 2022 cứ ai đều có thể tiếp cận được các thông tin kiến thức một cách đa chiều nhất. Nó loại bỏ hoàn toàn những giới hạn về khoảng cách, tối ưu thời gian học và nâng cao nhận thức, tư duy của người học Chính vì vậy, thời gian gần đây, các Giảng viên đang giảng dạy ở bộ môn này cũng quan tâm hơn đến hình thức, phương pháp khi đứng lớp, với mong muốn đạt hiệu quả cao nhất có thể. Dựa vào thế mạnh sẵn có, cũng như trau dồi thêm nhiều kỹ năng, giảng viên môn Giáo dục thể chất nói riêng và giảng viên các môn học khác nói chung đều đang hướng đến cách tiếp cận phù hợp, mang đến sự yêu thích cho sinh viên trong mỗi giờ học. Vì vậy chuyển đổi số sẽ là lựa chọn tốt nhật cho tôi vì nó truyển đạt nhiều thông điệp và nội dung rõ ràng, nhanh chóng 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CỦA CÁC EM SINH VIÊN TRONG THỜI BUỔI HIỆN NAY Với đặc thù là bộ môn đòi hỏi sự vận động, nên không ít sinh viên có biểu hiện e dè, không thích học thể dục. Ngoài ra, nhiều bạn trẻ đang gặp các vấn đề như béo phì, gầy yếu... cũng là các đối tượng không chủ động và yêu thích bộ môn này. Bên cạnh đó, một bộ phận khá lớn các bạn trẻ ngày nay dành nhiều thời gian vào không gian mạng, đồ chơi công nghệ, thụ động và lười vận động, di chuyển... điều này nếu diễn ra lâu dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sức khoẻ, đời sống của mỗi cá nhân, tạo ra hiệu ứng tiêu cực đến xã hội. Công tác tại Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng trong suốt thời gian qua, tôi nhận thấy rằng việc kết hợp thêm nhiều kỹ năng, sáng tạo phương pháp giảng dạy là điều cần thiết. Làm sao để các sinh viên ý thức rèn luyện thể dục thể thao, Tăng cường sức khoẻ và yêu thích mỗi tiết học Giáo dục thể chất là điều mà tôi luôn suy nghĩ và đi tìm câu trả lời thoả đáng. Không những vậy, tôi muốn tìm ra ưu, nhược điểm cũng như phương pháp giảng dạy, thu hút sinh viên yêu thích, chủ động rèn luyện thể lực tốt hơn sau mỗi tiết học. 3. XU HƯỚNG GIÁO DỤC TRONG TƯƠNG LAI Hiện nay nhiều cơ sở giáo dục đã và đang triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào trong quản lý, đổi mới phương pháp giảng dạy và đã đạt được những hiệu quả bước đầu. Trong tương lai, trí tuệ nhân tạo sẽ giúp giáo dục mở ra một kỷ nguyên mới. Trí tuệ nhân tạo (AI) tác động đến cuộc sống của mỗi người. Ngành giáo dục cũng không nằm ngoài tác động đó Tác động của công nghệ đối với ngành giáo dục sẽ không chỉ thay đổi cách truyền đạt mà còn cả cách học sinh nhận thức về giáo dục. Giáo dục 4.0, hay tương lai của giáo dục như nhiều người gọi nó, sẽ thay đổi phương pháp dạy và học để làm cho học sinh trong tương lai sẵn sàng: • Việc học đã trở nên quá dễ dàng thông qua công nghệ và các phương tiện điện tử khác. Ngày nay, chúng ta có thể theo dõi mọi học sinh và mọi người học. Một người có thể học hỏi từ các giáo sư của các trường đại học hàng đầu chỉ bằng cách ngồi tại nhà của mình. • Không gian học linh hoạt và xu hướng học ở nhà (Homeschooling). • Chúng ta có thể tiến tới một thế giới tiến bộ, trí tuệ, hướng đến tri thức và sẵn sàng trong tương lai. Kiến thức là một thứ mà mọi người đều muốn đạt được, thông qua công nghệ bây giờ chúng ta có thể học mọi thứ mọi lúc, mọi nơi. Mỗi thông tin chúng ta muốn đạt được đều trên internet. • Khi tích hợp công nghệ trong các lĩnh vực cụ thể tạo điều kiện hiệu quả hơn; chương trình giáo dục bây giờ sẽ chứa nhiều kỹ năng đòi hỏi kiến thức của con người và tương tác cá nhân. Điều này sẽ dẫn đến việc nhấn mạnh hơn vào việc truyền đạt kiến thức chuyên ngành cho các sinh viên trong các khóa học hiện có. Điều này có nghĩa là các trường sẽ cung cấp nhiều cơ hội hơn cho sinh viên để có được các kỹ năng trong thế giới thực có liên quan đến các cơ hội việc làm tiềm năng. Vì vậy, chương trình giảng dạy của nhà trường bây giờ sẽ bao gồm kiến thức môn học nâng cao có thể giúp sinh viên thực tập trong tương lai. • Mang đến cho con người những kinh nghiệm cụ thể ở mọi lĩnh vực, khía cạnh. • Giáo dục 4.0 sẽ đào tạo sinh viên áp dụng kiến thức lý thuyết và sử dụng lý luận của con người để kiểm tra các mô hình và dự đoán xu hướng. • Giáo dục 4.0 này sẽ dạy cho chúng ta các kỹ năng tổ chức, kỹ năng quản lý thời gian và kỹ năng hợp tác, để họ có thể sử dụng hơn nữa trong sự nghiệp học tập cũng như việc làm. • Vai trò của lớp học sẽ thay đổi trong đó kiến thức lý thuyết sẽ được truyền ra bên ngoài lớp học trong khi kiến thức thực tế hoặc kinh nghiệm sẽ được truyền trực tiếp. • Thách thức những ngành nghề “không tên” 462
  13. International Conference on Smart Schools 2022 4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 4.1. Vận dụng các mạng xã hội như: face book, tiktok,các page, You Tube Xây dựng những bài tập bổ ích tại nhà, tuyên truyền và đưa ra thử thách tại nhà cho các em làm theo, chính những thử thách này sẽ khiến cho các em sẽ có sự phấn đấu và ghanh đua tập luyện Quay những clip mẫu cho các em học hỏi và tập theo, chỉ ra những bổ ích khi tập luyện, chỉ ra cái đúng cái sai Tất cà các bài trên tôi đã thực hiện và làm thành những clip nhỏ và vui, giới thiệu với các em thông qua các trang mạng xã hội như: face book, tiktok, fan page, You Tube. Chính nhờ những trang mạng này đã đưa bài tập của tôi tiếp cận với các em sinh viên nhanh chóng hơn và hiệu quả nhiều hơn, Ví dụ: trên lớp nếu đứng dạy trực tiếp tôi chỉ có thể hướng dẫn và tiếp cận 30-60 em, thì ở đây tôi có thể tiếp cận được 5000 - 10.000 em. Như vậy có thể nói khi áp dụng chuyển đổi số đúng cách sẽ giúp cho người giáo viên tiếp cận dược nhiều người hơn với thời gian ngắn hơn. Ngoài ra tôi còn có thể giới thiệu về trường thông qua thế mạnh của mình đó là ảo thuật, tôi tạo ra những tiết mục giao lưu với các em học sinh, mang đến cho các em những giờ giải lao vui nhộn, giúp các em thoải mái hơn sau giờ học mệt nhọc, chính những tiết mục này đã được các em hưởng ứng rất nhiệt tình, đồng thời tạo sự gần gũi hơn với các em, xem các em như bạn bè, em út các em cũng có thiện cảm tốt hơn với giáo viên, không còn khoản cách. Đồng thời qua đó cũng là thông điệp truyền tải hình ảnh, về trường, về giáo viên đến tất cả mọi người, cũng nhờ thông qua các trang mạng xã hội và đã thu hút lượng người biết đến trường Cao đẳng Lý Tự Trọng một cách khủng khiếp trong một thời gian ngắn chưa đầy 6 ngày mà lượt người tiếp cận lên đến hơn 6 triệu người biết đến. 4.2. Làm cho học sinh quý mến giáo viên Vận dụng và áp dụng tài năng của mỗi giáo viên một cách triệt để Với thế mạnh sẵn có là tài năng Ảo thuật, trong mỗi tiết học tôi luôn tìm cách kết hợp và biểu diễn các tiết mục thú vị cho các em sinh viên xem. Như ông bà ta có câu: “Yêu nhau yêu cả đường đi. Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.”, bản thân tôi nhận thấy rằng mỗi người giảng viên cần đổi mới, sáng tạo và tìm hiểu tâm lý của sinh viên, từ đó nắm bắt được sở thích, sự quan tâm của các em. Khi người giảng viên tạo được thiện cảm, tương tác tốt với sinh viên... hoặc trở thành một hình mẫu mà các em hướng đến thì quá trình giảng dạy và rèn luyện giữa thầy trò sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều. Bởi vì mỗi buổi học, sinh viên cảm thấy được tiếp thu kiến thức nhưng không quá áp lực, mệt mỏi mà đi kèm niềm vui và nhiều điều thú vị. Thông qua những clip, các trang fan page các em có nhiều động lực hơn và thích thú hơn trong việc học giáo dục thể chất, Bên cạnh việc lồng ghép, kết hợp các tiết mục Ảo thuật, tôi còn tìm hiểu và thiết kế nhiều bài tập thể dục có thể giúp các em rèn luyện tại trường và ở nhà. Không chỉ bổ trợ cho quá trình học tập theo giáo trình chung, mà còn giúp rèn luyện thân thể, tăng cường đề kháng cũng như giữ gìn vóc dáng đúng chuẩn. 4.3 Kiểm tra sinh viên Cụ thể, khi bắt đầu nhận lớp vào năm học mới, tôi thường cho các em kiểm tra đầu vào để biết được cân nặng và chiều cao hiện tại. Sau đó, hướng dẫn các bài tập bổ trợ, sau khoảng thời gian nhất định, sẽ kiểm tra lại cân nặng và chiều cao xem mức độ tự giác tập luyện của các em như thế nào. Cùng với đó cũng biết được hiệu quả cụ thể từ phương pháp mình đã áp dụng. Đến nay, tôi nhận thấy rằng, nhìn chung hầu hết các em đều rất ý thức và kết quả đạt được gần như kỳ vọng. 4.4 Lấy ý kiến sinh viên Phỏng vấn các em và lấy ý kiến, xem các em có phản hồi như thế nào để những bài dạy sau tôi sẽ thực hiện tốt hơn 4. KẾT QUẢ Qua thời gian thực hiện tại các lớp học mình phụ trách, tôi đã có được những kinh nghiệm và đạt được nhiều kết quả khả quan. Thích thú với những phương pháp mới từ đó sv thích học môn gdtc hơn và tích cực hơn trong việc tập luyện, dẫn đến nâng cao sức khoẻ nhiều hơn Truyền đạt đến cho các em nhiều kiến thức bổ ích, tiếp cận được nhiều người thông qua áp dụng chuyển đổi số Tạo môi trường giáo dục linh động Thay vì vài chục học sinh phải ngồi trong phòng học với bốn bức tường như trước đây, công nghệ số đã mở ra 463
  14. International Conference on Smart Schools 2022 một không gian học tập linh động hơn. Giờ đây, người học có thể tiếp thu kiến thức một cách thuận tiện và dễ dàng trên mọi thiết bị (máy tính, laptop, smartphone,…) Điều này đã mở ra một nền giáo dục mở hoàn toàn mới. Bất cứ thời điểm nào, tại bất cứ đâu, bất cứ ai đều có thể tiếp cận được các thông tin kiến thức một cách đa chiều nhất. Nó loại bỏ hoàn toàn những giới hạn về khoảng cách, tối ưu thời gian học và nâng cao nhận thức, tư duy của người học. Tăng tính tương tác và trải nghiệm thực tế Nhiều người nghĩ rằng học trực tuyến sẽ làm giới hạn khả năng tương tác giữa người dạy và người học. Nhưng thực tế, phương pháp học mới này lại giúp gia tăng tính tương tác hai chiều do người học có thể nói chuyện face to face một – một với giáo viên hướng dẫn mà không bị giới hạn bởi không gian.Ngoài ra, những công nghệ 4.0 như ứng dụng thực tế ảo VR, thực tế tăng cường AR cũng tạo ra những trải nghiệm thực tế “thật” hơn cho người học. So với phương pháp học lý thuyết truyền thống chỉ có thể tưởng tượng qua sách vở, công nghệ mới giúp người học có những trải nghiệm đa giác quan, tạo cảm giác tò mò, hứng thú hơn khi học. Nâng cao chất lượng giáo dục Chuyển đối số ngành giáo dục đã tạo ra kỷ nguyên mới, thời đại mà người dạy và người học được trao quyền để sử dụng công nghệ. Các thành tựu công nghệ như Big data giúp lưu trữ mọi kiến thức lên không gian mạng, IoT (Internet vạn vật) giúp theo dõi hành vi của học sinh, quản lý, giám sát học sinh;; hay Blockchain giúp xây dựng hệ thống quản lý thông tin và hồ sơ giáo dục của học sinh, cho phép hợp nhất, quản lý và chia sẻ dữ liệu từ nhiều trường học, ghi chép lại lịch sử học tập, bảng điểm của học sinh để đảm bảo thông tin dữ liệu được đồng nhất, minh bạch. Giảm chi phí đào tạo Kỷ nguyên học tập trực tuyến sẽ mở ra cơ hội học tập với chi phí rẻ hơn nhiều lần so với trước đây các do trường học sẽ phải tốn ít chi phí hơn để chi trả cho các vấn đề liên quan đến mặt bằng, cơ sở vật chất, thiết bị,…. Chuyển đổi số cũng tạo ra nhiều sự lựa chọn hơn cho người học. Thay vì đến các trường công, họ có thể tham gia vào các khóa học E-learning với chi phí rẻ hơn nhiều lần. Thậm chí người học còn có thể tùy chọn những khóa học phù hợp với bản thân và những môn mà bản thân họ thực sự quan tâm. Điều này giúp cho việc học tập hiệu quả và chất lượng hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Bá Hoành (2001), “Suy nghĩ về một số định hướng đổi mới chương trình đào tạo giáo viên THCS”, Tạp chí Giáo dục, (4), Hà Nội, tr. 11-13, 26-28 2. Trần Bá Hoành. Lê Tràng Định. Phó Đức Hoà (2003), Áp dụng dạy và học tích cực trong môn Tâm lý – Giáo dục học, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội 3. Nguyển Thị Huyền, “Thực trạng tính tích cực học tập của SV trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân”, Tạp chí Giáo dục, Số 437 (Kì 1 - 9/2018), tr.23-27 4. Trần Kiều, Nguyễn Lan Phương (1997) tích cực hóa hoạt động của học sinh, Tạp chí thông tin khoa học giáo dục (62) 5. Nguyễn Kỳ (1996), Mô hình dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Nguyễn Thị Hồng Loan (2017),“Nghiên cứu một só giải pháp phát huy tính tích cực trong việc học tập môn giáo dục thể chất của học sinh trung học phổ thông”, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường đại học sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Mai Thị Nụ (2017), “Đề xuất một số giải pháp nâng cao tính tích cực trong giờ học giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Khánh Hòa”, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh. 464
  15. International Conference on Smart Schools 2022 PHÂN TÍCH, ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ VÀO ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC ĐÁP ỨNG MÔ HÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ ANALYSIS, PROPOSED FOR APPLICATION OF DIGITAL TECHNOLOGY INNOVATION INNOVATION OF TEACHING AND LEARNING METHODS MEET HIGH QUALITY TRAINING MODEL IN THE CONTEXT OF THE FOURTH INDUSTRIAL REVOLUTION ThS. Hà Như Mai ThS. Nguyễn Thị Huyền Nga Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP. HCM Email: hanhumai@lttc.edu.vn Từ khóa: TÓM TẮT: Công nghệ số, giáo dục Sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ trong giáo dục đòi hỏi người dạy 4.0, công cụ hỗ trợ lớp học số. trong bối cảnh này cần thay đổi phương thức tiếp cận từ phương pháp sư phạm truyền thống sang phương pháp sư phạm có ứng dụng các công cụ số vào việc dạy và học. Bài viết chúng tôi phân tích tác động của công nghệ Keywords: số đến người dạy và người học; các công nghệ cần tích hợp trong giảng dạy; Digital technology, đề xuất một số công cụ số áp dụng trong phương pháp dạy và học trong thời education 4.0, tools to support kỳ công nghệ số phát triển như hiện nay. digital classrooms. Abstract: The strong development of technology in education requires that teachers in this context need to change their approach from traditional pedagogy to pedagogy that applies digital tools to teaching and learning. . In this article, we analyze the impact of digital technology on teachers and learners; technologies to be integrated in teaching; propose a number of digital technologies to be applied in teaching and learning methods in the current era of digital technology development. 1. Mở đầu Trong những năm gần đây, những nhà nghiên cứu giáo dục thường quan tâm đến giáo dục 4.0. Con người đã trải qua nhiều cuộc cách mạng về khoa học công nghệ lớn mà mỗi cuộc cách mạng đều có sự thay đổi lớn về bản chất và đột phá về công nghệ. Theo xu thế cách mạng về khoa học công nghệ, nền giáo dục cũng phải thay đổi để thích ứng với các cuộc Cách mạng công nghiệp. Sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ trong giáo dục đòi hỏi người dạy trong bối cảnh này cần thay đổi phương thức tiếp cận từ phương pháp sư phạm truyền thống sang phương pháp sư phạm có ứng dụng các công cụ số vào việc dạy và học. Tuy nhiên để vận dụng một cách hiệu quả các công cụ số trong việc dạy và học là một vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu các công trình đã có, bài viết chúng tôi phân tích tác động của công nghệ số đến người dạy và người học; các công nghệ cần tích hợp trong giảng dạy; đề xuất một số công nghệ số tương ứng cho lớp học số, lớp học đảo ngược và hỗn hợp. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1 Các công nghệ số trong giáo dục hiện đại Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều công cụ số ứng dụng trong giảng dạy, trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, chúng tôi giới thiệu các công cụ số theo chức năng bao gồm: Hệ thống quản lí học tập, hệ thống hỗ trợ lớp học số. - Hệ thống quản lí học tập: là hệ thống phần mềm có chức năng tổ chức, quản lí và triển khai lớp học trực tuyến qua mạng. Các cơ sở giáo dục ứng dụng hệ thống này để theo dõi, quản lí, triển khai hoạt động đào tạo của cơ sở. Bên cạnh đó, hệ thống theo dõi quá trình học tập của người học cũng như quá trình giảng dạy của người dạy. Người dạy triển khai các bài giảng bằng tài liệu, hình ảnh, phim hoặc các bài tập qua mạng. Người học tiếp cận các tài liệu và tương tác với người dạy và các bạn cùng lớp thông qua hệ thống này. Hiện nay có rất nhiều hệ thống quản lí học tập được phát triển mã nguồn mở như là Moodle, Schoology, Google classroom,… (bảng 2). 465
  16. International Conference on Smart Schools 2022 Theo đó, hệ thống quản lí học tập Moodle được rất nhiều trường đại học trên thế giới sử dụng với những ưu điểm nổi trội như miễn phí, mã nguồn mở có thể tùy biến giao diện. Bảng 2. Các hệ thống quản lí học tập miễn phí TT Tên hệ thống Tính năng nổi trội Địa chỉ truy cập 1 Schoology - Đầy đủ tính năng để thiết kế khóa học. https://www.schoology.com - Giao tiếp và đánh giá học sinh - Đơn giản dễ sử dụng 2 Quizlet - Thiết kế cho việc tự học https://www.canvaslms.com/ - Nhiều ngôn ngữ - Mã nguồn mở - Module thiết kế theo dạng plug-in cho phép thêm 3 Moodle hoặc tạo tính năng khi cần thiết https://moodle.com/ - Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ - Hỗ trợ nhiều hoạt động 4 Goolge classrom - Dễ dàng chia sẻ tài liệu https://classroom.google.com - Tích hợp công cụ Google - Giao diện như Facebook 5 Edmodo - Tích hợp của bên thứ 03 https://www.edmodo.com/ - Tính năng nhắn tin mới Công cụ hỗ trợ lớp học số: Lớp học số được xây dựng trong môi trường kĩ thuật số và điện toán đám mây. Người học tham gia vào lớp học số sẽ chia sẻ kinh nghiệm cũng như sự hiểu biết của mình về môn học thông qua các công cụ số. Bên cạnh đó, người học nhận được sự trợ giúp của người dạy cũng như các bạn cùng lớp một cách kịp thời. Hiện nay, có rất nhiều công cụ số được phát triển trên nền tảng Web và điện toán đám mây hỗ trợ lớp học số. Chức năng chính của các công cụ hỗ trợ cho lớp học số (xem bảng 3 ): Bảng 3. Các công cụ hỗ trợ lớp học số Tên công cụ Chức năng chính Địa chỉ truy cập - Kiểm tra sự hiểu biết của người học bằng cách trả lời các Socrative câu hỏi. https://socrative.com - Cung cấp cho giáo viên những phản hồi có giá trị và kịp thời. - Thiết kế các câu hỏi trắc nghiệm. - Thu thập các phản hồi của người học thời gian thực Poll Everywhee - Phản hồi hiển thị theo dạng biểu đồ, hình ảnh, và văn bản https://www.polleverywhere.com/ được nhúng trong bài trình bày (PowerPoint) - Kết quả cập nhật trực tiếp cho tất cả người học trong lớp cùng xem. - Thiết kế các trò chơi phục vụ cho giảng dạy. Kahoot - Kiểm tra các kiến thức ở mức nhớ, hiểu ngay tại lớp học https://kahoot.com/ thông qua trò chơi. - Kích thích sự tham gia vào lớp học của người học. Padlet Bảng số trực tuyến. Người học, người dạy chia sẻ tài liệu, https://vi.padlet.com/ hình ảnh kết quả thảo luận. NYT VR - Virtual Reality Trải nghiệm học tập nhập vai (Công nghệ thực tế ảo) App Store và Google Play 466
  17. International Conference on Smart Schools 2022 Tên công cụ Chức năng chính Địa chỉ truy cập - Cung cấp trải nghiệm thiết kế 3D một cách dễ dàng. - Cung cấp cơ sở dữ liệu các thiết kế 3D đã hoàn thành SelfCAD - Cung cấp các bản vẽ 3D đã hoàn thành có thể in 3D ngay https://www.selfcad.com lập tức. - Công cụ mạnh mẽ trong lớp học STEM 2.2. Tác động của công nghệ số đến người dạy và người học 2.2.1. Người dạy - Sự phát triển của công nghệ số đòi hỏi người dạy phải không ngừng nghiên cứu, cập nhật các công nghệ số và ứng dụng nó phù hợp với phương pháp giảng dạy. - Xây dựng kế hoạch và phương pháp giảng dạy cho lớp học số. - Quyết định các công cụ số tương ứng với chuẩn đầu ra của buổi học. - Linh hoạt trong lựa chọn phương pháp tương tác giữa người dạy và người học. - Người dạy phải chuyển từ mô hình giảng dạy người dạy là trung tâm (truyền thống) sang mô hình lấy người học làm trung tâm (phương pháp giảng dạy tích cực), lúc này vai trò của người dạy trở thành người định hướng và hỗ trợ học tập. Từ những yêu cầu trên, người dạy khi triển khai lớp học số sẽ tự phát triển kĩ năng tự học, tự nâng cao kĩ năng công nghệ thông tin, thích ứng với sự thay đổi cách học của người học, thay đổi mô hình giảng dạy một cách linh hoạt từ truyền thống sang giảng dạy tích cực tăng tính tương tác. Bên cạnh đó, tầm nhìn về giáo dục cũng như khả năng tự lập kế hoạch, lãnh đạo trong việc định hình lớp học được hình thành. 2.2.2. Người học Người học tham gia vào lớp học số sẽ có những tác động tích cực như phân tích sau: - Việc người dạy thay đổi mô hình từ truyền thống sang mô hình giảng dạy tích cực đòi hỏi người học phải tích cực tham gia thảo luận, nỗ lực tương tác để cùng giải quyết vần đề với các bạn cùng lớp. Người học dần hình thành khả năng tự học và tự nghiên cứu. - Thường xuyên tham gia thảo luận, đưa ra ý kiến, tổng hợp kiến thức sẽ hình thành kĩ năng truyền đạt ý tưởng hiệu quả và tư duy phản biện. - Thông qua công nghệ, người học tự tiếp cận kiến thức nền lên lớp tham gia thảo luận phân tích đánh giá tương tác với người dạy để tự tạo ra kiến thức mới. Từ những thay đổi như đã nêu ở trên, việc tổ chức các lớp học số sẽ tăng kĩ năng tự học và giải quyết vấn đề cho người học. 2.3. Hiệu quả của công nghệ lớp học số Tích hợp công nghệ trong lớp học (hay là lớp học số) sẽ tạo ra sự hứng khởi cho người học. Thông qua các trò chơi điện tử hay các câu hỏi tương tác, các diễn đàn sẽ thiết lập tương tác cao giữa người học và người dạy, người học và người học. Thông qua môi trường số, người học có thể chia sẻ các ý tưởng, hiểu biết, kinh nghiệm cho bạn cùng lớp và học hỏi lẫn nhau. Bên cạnh đó, công nghệ khuyến khích sự hợp tác của người học với các bạn cùng lớp bằng cách chia sẻ tài liệu và cùng phân tích vấn đề trên môi trường học tập ảo. Ngoài ra, phương pháp này còn có tác động mạnh mẽ trong việc thúc đẩy người học có tốc độ tiếp thu thấp hơn tích cực tham gia hiệu quả vào lớp học. Trong các lớp học truyền thống, người học chỉ có thể tiếp thu bài học khi lên lớp và có sự hướng dẫn của người dạy, do đó kĩ năng tự học và tự nghiên cứu của người học không được phát huy. Việc áp dụng công nghệ số trong lớp học người học có thể tự học, tự nghiên cứu mọi lúc mọi nơi trên như trên xe bus, quán cà phê, thậm chí khi đi du lịch. Hơn nữa, tích hợp công nghệ số vào giảng dạy sẽ giảm thời gian thuyết giảng của giáo viên, người học không cần chú tâm nhiều vào việc ghi chép mà sử dụng thời gian trên lớp để thảo luận, phân tích tìm cách giải quyết các vấn đề mà người dạy đặt ra. Như vậy, với cách làm này, người dạy sẽ đạt được mục tiêu là kích hoạt sự sáng tạo của người học thay vì tìm cách để người học hiểu được nội dung của bài giảng. 2.4. Tích hợp công nghệ số trong hoạt động dạy và học Trong những năm gần đây, có rất nhiều nghiên cứu về việc tích hợp công nghệ số trong hoạt động dạy và học, điển hình là nghiên cứu của Miri Barak (2017). Việc tích hợp công nghệ cho việc dạy và học tùy thuộc vào các hoạt 467
  18. International Conference on Smart Schools 2022 động bao gồm: hoạt động đánh giá, hợp tác, tương tác và tự học. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi đề xuất công cụ tương ứng cho từng hoạt động được trình bày như bảng 4. Bảng 4. Các công cụ số tương ứng với hoạt động giảng dạy Hoạt động Tên công cụ Chức năng Địa chỉ truy cập Voicethread Thảo luận tương tác trực tuyến https://voicethread.com Digication Quản lí danh mục hồ sơ điện tử của sinh viên https://www.digication.com Web Assign Hỗ trợ xây dựng nội dung, văn bản trực tuyến https://www.webassign.net/ Đánh giá Quizlet Tạo các câu hỏi nhỏ dạng trò chơi đơn giản https://quizlet.com/ người học YouseeU Trình bày và thảo luận Video https://www.bongolearn.com Kahoot Tạo các câu hỏi nhỏ dạng trò chơi đơn giản https://kahoot.com/ Blogger Tạo hồ sơ năng lực điện tử www.blogger.com Adobe Connect Tổ chức học trực tuyến có người dạy trình bày https://www.adobe.com/produc trực tiếp, trình diễn bài giảng. Chia sẻ màn ts/adobeconnect.html hình. Hợp tác Zoom https://zoom.us/meetings Cisco Webex https://www.webex.com/ PollEverywhere Tương tác trực tuyến, nhận phản hồi từ người https://www.polleverywhere.com Tương tác học trực tiếp Mentimeter https://www.mentimeter.com Các khóa học bao gồm các chủ đề như lịch sử, Cerego nghệ thuật, số liệu thống kê, bảng tuần hoàn https://www.cerego.com và các phím tắt máy tính Tự học Trợ giúp tự học bao gồm các giải pháp được Chegg Study hướng dẫn về các vấn đề trong sách giáo khoa https://www.chegg.com/study khóa học liên quan 2.5. Đề xuất các công cụ số phù hợp với phương pháp giảng dạy 2.5.1. Các công cụ số phù hợp với phương pháp giảng dạy trực tuyến từ xa Giáo dục trực tuyến từ xa là phương thức học ảo thông qua máy vi tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng được nối mạng với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ sẵn bài giảng điện tử và phần mềm cần thiết để có thể tạo các câu hỏi tương tác, các bài tập, môi trường thảo luận ảo, môi trường tương tác trực tuyến thông qua công cụ kĩ thuật số và ra đề thi cho người học học trực tuyến từ xa. Để thiết kế các khóa học trực tuyến người dạy cần tuân thủ các bước như hình 1. Để triển khai phương thức đào tạo từ xa hiệu quả, người dạy và người học cần phân biệt được sự khác nhau giũa cách triển khai lớp học thụ động và lớp học chủ động (xem hình 2, trang bên). Theo hình 2, để tăng tính chủ động cho người học, người dạy cần tổ chức lớp học theo một cách khác như là tăng tính giao tiếp và tương tác, tổng hợp thông tin và trình bày ý tưởng,…; từ đó, hình thành nên thói quen tự giải quyết vấn đề và người dạy đạt được mục đích người học tự hình thành kiến thức mới. 468
  19. International Conference on Smart Schools 2022 Hình 1. Các bước thiết kế khóa học trực tuyến Hình 2. Mô hình hoạt động trực tuyến Từ những phân tích trên, đề xuất các công cụ phù hợp cho thiết kế bài giảng và các công cụ tương tác ảo được trình bày như bảng 5. 469
  20. International Conference on Smart Schools 2022 Bảng 5. Công cụ cho lớp học trực tuyến theo phương thức đào tạo từ xa Nhiệm vụ Công cụ Chức năng Địa chỉ truy cập Hệ thống quản lí học tập, nơi lưu giữ bài giảng https://moodle.com/ Quản lí học Moodle trực tuyến, tạo câu hỏi, thiết lập diễn đàn trao đổi tập và ra đề thi Thiết kế bài giảng trên nền tảng https://www.ispringsolutions.com Ispring PowerPoint nhưng kết hợp thu âm Thiết kế bài cho từng slide và ghi hình giảng viên giảng trực tuyến Powtool Phần mềm trực tuyến tạo bài giảng theo phương https://www.powtoon.com Animaker thức hoạt hình https://www.animaker.com/ Bandicam Quay màn hình https://www.bandicam.com/vn/ Padlet Chia sẻ sự hiểu biết về khóa học với các bạn https://vi.padlet.com/ Chia sẻ Slact Làm việc nhóm, trao đổi trực tuyến https://slack.com/ trực tuyến Trello Làm việc nhóm, quản lí các hoạt động nhóm https://trello.com/vi Trao đổi trực Zoom Tổ chức họp online, trình diễn bài giảng https://zoom.us/meetings tiếp và hợp Cisco Tổ chức họp online, trình diễn bài giảng https://www.webex.com/ tác Webex Tương tác ảo Quizlet Tạo trò chơi dạng câu hỏi Đánh giá Các bài viết thể hiện năng lực người học trong năng lực Blogger quá trình tham gia lớp học www.blogger.com Theo bảng 5, người dạy sẽ thiết kế bài giảng thông qua các công cụ như Ispring, Powtool, hoặc Animaker. Phần mềm Ispring được tích hợp với phần mềm Power Point, người dạy sẽ thiết kế bài giảng trên phần mềm Power Point. Phần tích hợp của Ispring cho phép người dạy tích hợp ghi âm cho từng slide và ghi hình người dạy để tăng tính tương tác với người học. Bên cạnh đó, Powtool và Animaker hỗ trợ người dạy thiết kế video theo dạng hoạt hình để giải thích các định nghĩa hoặc mô tả một vấn đề. Ngoài ra, phần mềm quản lí học tập phiên bản mới (Moodle) cho phép người dạy tạo video tương tác dựa trên video bài giảng đã thiết kế. 2.5.2 Các công cụ số phù hợp với phương pháp giảng dạy kết hợp Học tập kết hợp được hiểu là sự kết hợp giữa việc tổ chức lớp học trực tuyến và trực tiếp lên lớp. Phương pháp dạy học này không chỉ đơn giản là rút ngắn thời gian lên lớp bằng các khóa học trực tuyến hoặc bổ sung một khóa học trực tuyến bằng các cuộc gặp mặt trực tiếp trên lớp. Để thành công, chế độ học trực tuyến và trực tiếp lên lớp cần được tích hợp bằng cách tính đến các mục tiêu của môn học, mức độ đạt được mục tiêu môn học của người học và khả năng đáp ứng của từng chế độ. Bên cạnh đó, người dạy phải thiết đặt tính liên kết giữa tổ chức lớp học trực tuyến và lên lớp trực tiếp; lên kế hoạch chi tiết cho mỗi hoạt động trực tuyến và các buổi học trực tiếp. Tùy thuộc vào mục tiêu và phương pháp sư phạm mà người dạy xây dựng kế hoạch học trực tuyến và trực tiếp phù hợp. Hình 5 minh họa phương thức xây dựng kế hoạch giảng dạy áp dụng phương pháp giải quyết vấn đề dựa trên hình thức giảng dạy kết hợp. Hình 3. Phương thức xây dựng kế hoạch cho phương pháp giảng dạy kết hợp 470
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2