Chuyển đổi số và số hóa trong hoạt động thông tin khoa học và công nghệ
lượt xem 5
download
Thông tin là một nhu cầu và thuộc tính của loài người. Mọi diễn tiến sự kiện của các vùng lãnh thổ hay tri thức khoa học-xã hội đều được phổ biến và tiếp nhận bởi thông tin. Bài viết này đề cập khái quát những vấn đề liên quan tới chuyển đổi số, đặc biệt là trong hoạt động thông tin KH&CN.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyển đổi số và số hóa trong hoạt động thông tin khoa học và công nghệ
- CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ SỐ HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Hà Thị Lan, Email: lanht@idtvietnam.vn Công ty Cổ phần Thông tin và Công nghệ Số (IDT) Tóm tắt: Thông tin là một nhu cầu và thuộc tính của loài người. Mọi diễn tiến sự kiện của các vùng lãnh thổ hay tri thức khoa học-xã hội đều được phổ biến và tiếp nhận bởi thông tin. Vì vậy, thông tin luôn luôn đáp ứng được mọi nhu cầu tìm tòi, khám phá cuộc sống của con người, là động lực để thúc đẩy sự phát triển. Đặc biệt đối với mỗi quốc gia, Thông tin khoa học và công nghệ (KH&CN) đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển và hội nhập của một đất nước, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang phát triển mạnh mẽ. Trong lúc kỉ nguyên số đang là xu thế tất yếu, len lỏi vào mọi ngõ ngách thì những hoạt động thông tin KH&CN cũng đang chuyển mình nhanh chóng với biểu hiện rõ nhất đó là công tác “chuyển đổi số”. Việc “chuyển đổi số” vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với Việt Nam vì nếu chuyển đổi số trong hoạt động thông tin KH&CN không được thực hiện một cách triệt để và đi đúng hướng theo chủ chương và đường lối của Chính phủ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển của đất nước. Bài viết này đề cập khái quát những vấn đề liên quan tới chuyển đổi số, đặc biệt là trong hoạt động thông tin KH&CN. Từ khóa: Chuyển đổi số; Số hóa; Thông tin khoa học và công nghệ; I. Bối cảnh Trong khi con tàu Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đang chuyển động và tăng tốc tạo ra những chuyển biến mang tính cách mạng trên phạm vi toàn thế giới, làm thay đổi nhiều giá trị cũ, hình thành nên những giá trị mới chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Đặc biệt CMCN 4.0 mang đến những sự hứng khởi trong mọi lĩnh vực của đời sống. Đối với hoạt động thông tin KH&CN, một hoạt động đang được đẩy mạnh đó là: “Chuyển đổi số và Số hóa” nhằm tạo ra bước nhảy vọt vượt bậc trong việc cung cấp nguồn thông tin phục vụ cho sự phát triển của kinh tế, xã hội. “Chuyển đổi số hay là chết”- Ông Trương Gia Bình Chủ tịch của VINASA đã phát biểu tại Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2019. Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập và phát triển, ứng dụng những thành tựu KH&CN vào mọi ngõ ngách cuộc sống thì công tác “Chuyển đổi số” là điều tất yếu mà mọi lĩnh vực, ngành nghề cần phải thực hiện chứ không chỉ trong hoạt động 117
- thông tin KH&CN. Vậy chuyển đổi số là gì? Tác động của nó đối với hoạt động thông tin KH&CN, kinh tế, xã hội như thế nào? II. Tác động của “Chuyển đổi số” trong bối cảnh CMCN 4.0 1. Khái niệm Chuyển đổi số là gì? Đến nay có rất nhiều định nghĩa và cách hiểu về chuyển đổi số. Theo Gartner- Công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới thì chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới. Microsoft cho rằng chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới. Chuyển đổi số là con đường ngắn nhất để đưa đất nước đi lên hiện đại, sánh vai với các cường quốc trên thế giới, là một trong những động lực lớn nhất thúc đẩy sự tăng trưởng, tăng năng suất lao động, rút bớt khoảng cách xã hội. Chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh tế - “Kinh tế số”: Là việc ứng dụng những thành tựu công nghệ vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, là sự ứng dụng công nghệ số và dữ liệu để tạo ra những mô hình kinh doanh mới nhằm góp phần tăng năng suất lao đông, tăng hiệu quả kinh doanh, là sự đổi mới quy trình từ sản xuất, kinh doanh sang mô hình hệ sinh thái liên kết từ khâu sản xuất, thương mại đến tiêu dùng của các doanh nghiệp,... Chuyển đổi số trong xã hội- “Xã hội số”: Là việc ứng dụng những thành tựu công nghệ tiên tiến, hiện đại, tạo ra những dữ liệu, cơ sở dữ liệu, phục vụ quá quá trình tuyên truyền, truyền thông, quản lý con người, đảm bảo nguồn thông tin đáp ứng nhu cầu người dân, nhằm xây dựng một đất nước hiện đại văn minh. Chuyển đổi số trong hoạt động thông tin KH&CN: Là việc ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới cơ chế hoạt động giúp cho quá trình khai thác, quản lý thông tin KH&CN dễ dàng hơn, tạo ra những nền tảng số, cơ sở dữ liệu để đổi mới toàn diện hoạt động thông tin về KH&CN. Chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực, ngành nghề đều là cần thiết và cấp bách, đặc biệt với hoạt động thông tin KH&CN, “Chuyển đổi số” là công tác phải được đẩy mạnh, chú trọng hơn bao giờ hết vì nó ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển và phồn vinh của Việt Nam. 2. Thực trạng phát triển thông tin Khoa học và Công nghệ tại Việt Nam a. Khái niệm Theo nghị định số 11/2014/NĐ-CP: “Thông tin KH&CN là dữ liệu, dữ kiện, số liệu, tin tức được tạo ra trong các hoạt động KH&CN, đổi mới sáng tạo”. 118
- Nguồn tin KH&CN được hiểu là “các thông tin KH&CN được thể hiện dưới dạng sách, báo, tạp chí khoa học, kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học, thuyết minh nhiệm vụ, báo cáo kết quả thực hiện, ứng dụng kết quả nhiệm vụ KH&CN, luận án khoa học, tài liệu thiết kế, kỹ thuật, cơ sở dữ liệu (CSDL), trang thông tin điện tử, tài liệu thống kê KH&CN, tài liệu đa phương tiện và tài liệu trên các vật mang tin khác” Hoạt động phát triển nguồn tin KH&CN là một quy trình bao gồm các bước: Xây dựng chính sách, kế hoạch phát triển nguồn tin; tạo lập nguồn tin KH&CN nội sinh, thu thập nguồn tin KH&CN trong nước và quốc tế; tổ chức, khai thác và đánh giá nguồn tin; thanh lý; hợp tác phát triển nguồn tin KH&CN. b. Thực trạng phát triển hoạt động thông tin KH&CN Nguồn thông tin KH&CN là nguồn lực đầu vào quan trọng cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, góp phần phát triển nền kinh tế xã hội của đất nước. Trong thời đại công nghệ số, việc tạo lập, xây dựng và phát triển nguồn tin KH&CN là một việc quan trọng và cần được ưu tiên hàng đầu. Không có thông tin, không có dữ liệu nghĩa là lạc hậu, lỗi thời và không có sự phát triển. Hiện nay, công tác phát triển hoạt động thông tin KH&CN được quan tâm ở hầu hết các cơ quan, tổ chức nghiên cứu, đặc biệt là các trường đại học, cao đẳng, các thư viện, các viện nghiên cứu - nơi tập trung các hoạt động nghiên cứu, đào tạo chủ yếu. Song trên thực tế, vấn đề phát triển nguồn thông tin KH&CN đang là bài toán khó đặt ra đối với hầu hết các cơ quan, tổ chức bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó là việc đầu tư kinh phí cho các thiết bị công nghệ hiện đại, các phần mềm tiên tiến... từ phía các cấp lãnh đạo. Thông tin KH&CN thường được xây dựng dưới hình thức của các cơ sở dữ liệu cho phép người dùng tra cứu, tìm kiếm thông tin tư liệu phục vụ nghiên cứu và phát triển như thư viện điện tử; atlas điện tử; tạp chí điện tử; thông tin sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn kĩ thuật; kho dữ liệu mở. Phát triển các hoạt động thông tin KH&CN luôn được các quốc gia trên thế giới chú trọng và ưu tiên hàng đầu, đó được coi là một ngành công nghiệp có quy mô khá lớn. Tại Việt Nam, hệ thống thống tin KH&CN được phân chia và sắp xếp theo cấp bậc quản lý của Nhà Nước tạo nên sự phong phú, đa dạng về nguồn tin bao gồm: Hệ thống thông tin do Cục Thông tin KH&CN quốc gia quản lý; Hệ thống thông tin do bộ quản lý theo lĩnh vực; Hệ thống thông tin do tỉnh quản lý; Hệ thống thông tin phục vụ nghiên cứu các tổ chức cơ sở. Sự phân bậc theo từng cấp tạo nên sự phân chia nguồn tin rõ ràng cho từng đối tượng, tuy nhiên cũng một phần làm cho các nguồn thông tin ít có sự liên kết thống nhất với nhau. Một vài khó khăn trong quá trình phát triển hoạt động thông tin KH&CN: - Theo điều tra về công tác phát triển nguồn tin KH&CN năm 2014 tại một số tổ chức KH&CN lớn trong nước do Cục Thông tin KH&CN quốc gia tiến hành, chỉ có 64,2% đơn vị hoặc tổ chức thông tin, thư viện được cấp kinh phí phát 119
- triển nguồn tin KH&CN hằng năm, trong số đó chỉ có 10,4% số tổ chức được cấp trên 500 triệu đồng/năm, 13% được cấp dưới 50 triệu đồng/năm. Tỷ lệ đơn vị không cho biết số tiền được cấp chiếm 28%. Nhìn vào thực tế ta thấy rõ nguồn kinh phí dành cho hoạt động phát triển nguồn tin KH&CN còn rất hạn hẹp, phân bổ không đồng đều. - Nguồn thông tin KH&CN phát triển đa dạng tuy nhiên chỉ mới phục vụ cho nhu cầu nội bộ, thiếu sự chia sẻ liên kết giữa các bộ Cơ Sở dữ liệu (CSDL) với nhau tạo nên sự thiếu thống nhất. Việc thống kê thông tin, thông tin KH&CN chưa thực sự được nâng cấp mạnh mẽ. - Thiếu một nền tảng liên kết để tạo nền sự thống nhất giữa các hệ thống CSDL ở các cấp lại với nhau. Một nền tảng thống nhất sự giúp chia sẻ thông tin dễ dàng, nguồn tin được đồng bộ, nhất quán với nhau. a. Mục tiêu của Chuyển đổi số trong hoạt động Thông tin KH&CN Trong thời đại CMCN 4.0 và thời đại “Số hóa”, một câu hỏi được đặt ra: “Chuyển đổi số để tiến lên hay là sẽ lụi tàn”. Với việc đem lại những giá trị vô cùng quan trọng đối với Việt Nam, chuyển đổi số trong hoạt động thông tin KH&CN thực sự là một ưu tiên hàng đầu, mang tính sống còn. Để xây dựng một nền tảng số vững chắc thì cần phải khai thác một cách triệt để Công nghệ thông tin hiện đại tiên tiến, luôn luôn cập nhật và đổi mới sáng tạo liên tục. Chuyển đổi số trong hoạt động thông tin KH&CN nhằm đạt được những mục tiêu như sau: + Xây dựng một nền tảng liên kết CSDL về thông tin KH&CN nhằm mục đích thống nhất thông tin giữa các cấp, hội nhập với môi trường quốc tế. Chỉ khi có sự thống nhất giữa các nguồn tin mới đem lại sự hiệu quả cho người dùng, tránh sự bất đồng và thông tin mang tính sai lệch. + Ứng dụng và đẩy mạnh các thành tựu của của CMCN 4.0 như Big data, AI, IoT,…vào trong công tác thu thập, xử lý thông tin nhằm phục vụ cho việc chia sẻ, khai thác thông tin một cách nhanh chóng nhất cho người dùng tin. + Quy hoạch nguồn thông tin, cung cấp thông tin phù hợp với từng đối tượng. Những thông tin mang tính chuyên sâu, đặc thù sẽ dành cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu; những thông tin phổ biến, đa ngành, toàn diện sẽ cung cấp cho các cơ quan nhà nước, người dân, các doanh nghiệp. Luôn đảm bảo nguồn thông tin có tính cập nhật, thời đại tránh tình trạng nguồn tin có sự lỗi thời. + Hội nhập quốc tế, khuyến khích sự tham gia đóng góp của các cá nhân, đoàn thể, tổ chức phi chính phủ vào công tác phát triển hoạt động thông tin KH&CN. Đây là một mục tiêu lớn, cần sự lãnh đạo chiến lược của Đảng và sự chung sức của nhân dân. Chỉ có hội nhập, chuyển đổi mới giúp đất nước phát triển. 120
- 3. Giải pháp chuyển đổi số trong hoạt động Thông tin Khoa học và Công nghệ - Trong quá trình chuyển đổi số, việc phát huy giá trị của những tài liệu nội sinh về KH&CN được coi là nhiệm vụ trọng tâm. Việc phát triển các nguồn tin nội sinh phải bảo đảm tính mở và chuẩn hóa để có thể hội nhập được với quốc tế. - CSDL dữ liệu quốc gia về KH&CN cần được xây dựng trên cơ sở tích hợp dữ liệu từ tất cả các nguồn cung cấp tin nội sinh ở trong nước. CSDL quốc gia thực hiện chuẩn hóa và liên kết dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để cung cấp một cổng tìm kiếm thông tin KH&CN trong cả nước mang tính thống nhất chặt chẽ. - Để hoạt động thông tin KH&CN trong nước có thể hội nhập với quốc tế, cần áp dụng các mã định danh trường tồn (PID) khi tạo lập dữ liệu. Các mã định danh này đảm bảo tính duy nhất trong việc liên kết các nguồn thông tin trong việc phân tích dữ liệu. - Phát triển nền tảng dựa trên nguồn lực đám đông đang là một động lực lớn cho sự chuyển đổi của hoạt động thông tin KH&CN. Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet mô hình này đang được lan rộng dựa trên sự đóng góp trực tiếp của người dùng để xây dựng nội dung thông tin phong phú, đa dạng, đa chiều hơn. Ví dụ như trang thông tin rất quen thuộc Wikipedia. Chuyển đổi số trong hoạt động thông tin KH& CN là việc sử dụng những dữ liệu đã được Số hóa sau đó áp dụng công nghệ như AI, Big Data... để phân tích dữ liệu, biến đổi nó và tạo ra một giá trị khác. Vì vậy, muốn Chuyển đổi số bắt buộc phải Số hóa. Vậy “Số hóa là gì?”. Số hóa là việc sử dụng các thiết bị số hóa (máy quét, máy scanner, máy chụp ảnh) để chuyển đổi các định dạng tài liệu giấy, bản viết tay sang định dạng tài liệu số. Việc sử dụng những thiết bị phục vụ cho công tác số hóa cũng rất cần được chú trọng và đầu tư. Trên thị trường Việt Nam, hiện nay có rất nhiều thương hiệu máy quét phục vụ công tác số hóa và sử dụng những công nghệ khác nhau. Những vấn đề liên quan đến công nghệ, kinh phí cũng là những vấn đề được chú trọng khi đầu tư. Công ty IDT VietNam với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các thiết bị phục vụ hệ thống thư viện, trung tâm lưu trữ, viện nghiên cứu, … trong công tác số hóa tài liệu với hy vọng sẽ đồng hành cùng quá trình hội nhập và xây dựng một Việt Nam hùng cường. Các thiết bị số hóa do công ty IDT VietNam cung cấp với công nghệ hiện đại, phần mềm tiên tiến đều đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe trong công tác số hóa. - Máy quét sách thông minh: Tự động quét khi phát hiện lật trang, tự động làm trắng nền tài liệu, làm phẳng đường cong phía gáy sách. Công nghệ chụp từ trên cao sau đó sẽ tiến hành xử lý hình ảnh. 121
- Ảnh minh họa: máy quét thông minh - Máy quét chuyên dụng: Công nghệ quét overhead scanner, cho hình ảnh chất lượng, ngoài ra một vài thiết bị còn đi kèm giá sách chuyên dụng tự nâng hạ bằng mô tơ, có tấm kính giữ phẳng tài liệu tự đóng mở và phần mềm của máy cho phép cài đặt thao tác tự động nâng hạ giá đỡ sách, đóng mở tấm kính. Ảnh minh họa: Máy quét chuyên dụng - Máy quét dạng tự động: thường sử dụng ScanRobot hoặc cánh tay Robot để lật mở tài liệu. Máy có sự kết hợp với camera phía trên để chụp lấy hình ảnh trong quá trình lật mở. Công tác số hóa sẽ được tối giản hoàn toàn, con người chỉ cần theo dõi và thực hiện các thao tác điều khiển. 122
- Ảnh minh họa: Máy quét ScanRobot 2.0 MDS - Máy quét tài liệu và vật thể: Một hệ thống cho phép quét nhiều loại hình khác nhau như tài liệu giấy, tài liệu vi phim, tài liệu kính hay chụp vật thể như: tượng, tranh, mộc bản… Camera được trang bị với độ phân giải cao, cho chất lượng hình ảnh đầu ra gần như hoàn hảo. Ảnh minh họa: Máy quét ScanStudio - Phần mềm Contentdm: là một giải pháp tổng thể cho một việc quản lý tài liệu số do OCLC (Trung tâm Thư viện máy tính trực tuyến) cung cấp. Contentdm cho phép quản lý, lưu trữ và trình diễn các loại hình tài liệu số với nhiều định dạng khác nhau như các file văn bản, âm thanh, hình ảnh, bản đồ, video, … tới bạn đọc thông qua Website của Contentdm. Phần mềm tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về biên mục và dữ liệu: Khổ mẫu biên mục tài liệu số Dublin Core, Tiêu chuẩn nén hình ảnh JPEG 2000, Giao thức OAI-PMH, Giao thức lập trình API. 123
- - Phần mềm NAINUWA: là một phần mềm quản lý tài nguyên số, một trong những nền tảng tiên tiến nhất để truy cập, khám phá, tìm kiếm và xử lý dữ liệu đa phương tiện kỹ thuật số - Phần mềm KITODO: là phần mềm quản lý quy trình số hóa tài liệu bao gồm việc quản lý con người, quản lý máy móc thiết bị, quản lý cách vận hành, quy trình thực hiện công việc số hóa tài liệu, … - Phần mềm OCR (Optical Character Recognition) là loại phần mềm máy tính được tạo ra để chuyển các hình ảnh của chữ viết tay hoặc chữ đánh máy (thường được quét bằng máy scanner) thành các văn bản tài liệu. Phần mềm OCR giúp bạn chuyển đổi chữ viết tay, bản in, đánh máy… thành các văn bản có thể chỉnh sửa được trên máy tính. Ngoài ra các phần mềm này còn hỗ trợ công cụ chuyển đổi giữa các định dạng văn bản giúp bạn lưu giữ và bảo mật các nội dung scan tốt hơn. Đây là một phần mềm được sử dụng khá phổ biến trong công tác số hóa tài liệu hiện nay. III. Kết luận Chuyển đổi số là một tiến trình đầy gian nan đối với hoạt động thông tin KH&CN nói riêng và các ngành khác nói chung, cần phải có một kế hoạch chủ chương cụ thể của các cấp lãnh đạo để có thể đi đúng hướng và đạt hiệu quả. Chuyển đổi số trong hoạt động thông tin KH&CN chủ yếu dựa trên nền tảng CNTT hiện đại, gắn liền với với sự phát triển chung của quốc gia về Chính phủ điện tử. Để công tác “Chuyển đổi số” diễn ra thành công cần có sự đồng lòng, góp sức của toàn Đảng toàn dân. Công nghệ thông tin, thiết bị hiện đại cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình này vì vậy cũng cần được chú trọng và đầu tư mạnh mẽ. Tất cả vì mục đích hướng tới xây dựng “Một Việt Nam hùng cường, vững mạnh, văn minh.” DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị định 11/2014/NĐ-CP về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ (Truy cập ngày 08/11/2019) tại https://thuvienphapluat.vn/van-ban/cong-nghe-thong-tin/Nghi-dinh-11-2014- ND-CP-hoat-dong-thong-tin-khoa-hoc-cong-nghe-221907.aspx 2. Tác giả Đào Mạnh Thắng-Trần Thị Hải Yến, “Phát triển nguồn tin Khoa học và Công nghệ trong thời đại công nghệ số” (Truy cập ngày 15/11/2019) tại http://nlv.gov.vn/nghiep-vu-thu-vien/phat-trien-nguon-tin-khoa-hoc-va-cong-nghe- trong-thoi-dai-cong-nghe-so.html 3. Thinh tank VINASA “Việt Nam thời chuyển đổi số” Xuất bản năm 2019, tr.468 124
- Tác giả Tạ Tuấn Anh, “Chuyển đổi số ngành thông tin khoa học và công nghệ để hội nhập quốc tế” (Truy cập ngày 18/11/2019) tại https://medium.com/opendigitransform/chuy%E1%BB%83n- %C4%91%E1%BB%95i-s%E1%BB%91-ng%C3%A0nh-th%C3%B4ng-tin-khoa- h%E1%BB%8Dc-v%C3%A0-c%C3%B4ng-ngh%E1%BB%87- %C4%91%E1%BB%83-h%E1%BB%99i-nh%E1%BA%ADp-qu%E1%BB%91c- t%E1%BA%BF-8049d4f6f9ef 4. Tác giả Dương Đình Hòa, “Bài viết Ứng dụng công nghệ trong thư viện” 5. Trang thông tin Công ty CP Thông tin và Công nghệ Số (Truy cập ngày 21/11/2019) tại https://thietbisohoa.vn/ 125
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu chuyển đổi số trong giáo dục vùng Đông Nam Bộ và thành phố Cần Thơ: Chủ đề "Khai phá dữ liệu - Kiến tạo giá trị" - Kỷ yếu hội thảo
360 p | 12 | 7
-
Chuyển đổi số: cơ sở và ứng dụng
18 p | 17 | 5
-
Phát triển văn hóa số cho sinh viên trong xu thế chuyển đổi số tại Việt Nam
8 p | 20 | 5
-
Chuyển đổi số hỗ trợ quản lý và đào tạo tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
4 p | 13 | 4
-
Chuyển đổi số và việc làm: Những thách thức đối với quản lý và sử dụng nguồn lao động
17 p | 7 | 4
-
Vai trò của hệ thống thư viện trường học trong việc giáo dục văn hóa - nghệ thuật dân tộc
7 p | 8 | 3
-
Chuyển đổi số và nâng cao nhận thức của thanh niên đối với vấn đề chuyển đổi số hiện nay
13 p | 4 | 2
-
Tăng cường năng lực thông tin số nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên trường Đại học Khánh Hòa
9 p | 4 | 2
-
Hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội tỉnh Hải Dương của Trường Đại học Sao Đỏ
6 p | 4 | 2
-
Vận dụng phương pháp trò chơi hóa (Gamification) để thiết kế và tổ chức dạy học môn Địa lí lớp 12
6 p | 15 | 2
-
Những rào cản của chuyển đổi số trong giáo dục ở trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang
8 p | 5 | 2
-
Phát triển thư viện số thông minh tại các trường đại học và một số giải pháp tối ưu
8 p | 2 | 1
-
Đổi mới quy trình xuất bản, liên kết xuất bản quốc tế: Kinh nghiệm của tạp chí hóa học
9 p | 8 | 1
-
Phát triển năng lực người học trong bối cảnh chuyển đổi số
7 p | 6 | 1
-
Chuyển đổi số trong giáo dục ở Đại học Thái Nguyên
11 p | 4 | 1
-
Một số giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số ở các trường đại học
4 p | 1 | 0
-
Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với giáo dục đại học Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp
8 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn