intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyển đổi số và xu hướng thay đổi trong công tác kế toán hợp tác xã tại Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Chuyển đổi số và xu hướng thay đổi trong công tác kế toán hợp tác xã tại Việt Nam" đề xuất sự linh hoạt trong việc áp dụng các quy định cho các HTX, kết hợp với các hoạt động hỗ trợ cũng như tạo dựng nền tảng cơ sở hạ tầng công nghệ số để công tác kế toán HTX có thể hướng đến sự hoàn thiện tốt nhất theo xu hướng chuyển đổi số hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyển đổi số và xu hướng thay đổi trong công tác kế toán hợp tác xã tại Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ XU HƯỚNG THAY ĐỔI TRONG CÔNG TÁC KẾ TOÁN HỢP TÁC XÃ TẠI VIỆT NAM CHANGES IN COOPERATIVE ACCOUNTING UNDER THE DIGITAL TRANSFORMATION IN VIETNAM TS. Ngô Thị Thu Hằng1, Nguyễn Thị Hải Yến2, TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh2 1 Học viện Nông nghiệp Việt Nam, 2Liên đoàn HTX CH Liên bang Đức DGRV Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Làn sóng cách mạng 4.0 và đại dịch Covid 19 đã khiến chuyển đổi số trở thành xu hướng tất yếu của xã hội. Là một thực thể kinh tế, Hợp tác xã (HTX) cũng không đứng ngoài cuộc chuyển đổi này. Nghiên cứu này được đặt ra để trả lời cho câu hỏi về thực trạng và mức độ áp dụng công nghệ số trong công tác kế toán HTX; cũng như những xu hướng thay đổi trong công tác kế toán HTX do ảnh hưởng của chuyển đổi số, những vướng mắc nếu có trong quá trình chuyển đổi này. Phân tích kết quả khảo sát về thực trạng ứng dụng công nghệ số vào công tác kế toán tại các HTX cho thấy bên cạnh những thay đổi tích cực giúp hoàn thiện công tác kế toán HTX, quá trình chuyển đổi số cũng có thể tạo ra các tác động ngược nếu như áp dụng đồng bộ các quy định một cách cứng nhắc. Từ kết quả này, bài viết đề xuất sự linh hoạt trong việc áp dụng các quy định cho các HTX, kết hợp với các hoạt động hỗ trợ cũng như tạo dựng nền tảng cơ sở hạ tầng công nghệ số để công tác kế toán HTX có thể hướng đến sự hoàn thiện tốt nhất theo xu hướng chuyển đổi số hiện nay. Từ khóa: Chuyển đổi số, Công tác kế toán, Hợp tác xã ABSTRACT The wave of revolution 4.0 and the Covid 19 pandemic have made digital transformation an inevitable trend of society. As an economic entity, cooperatives are no exception to this transformation. This study is designed to answer the research question about the current status of digital technology application in cooperative accounting, the changes in the accounting of cooperatives due to the influence of digital transformation; and the problems, if any, in this transformation process. The results shows that besides the positive changes that help improve the accounting work of cooperatives, the digital transformation process can also create adverse effects if uniform regulations are applied rigidly. Based on the analysis, the article proposes flexibility in applying regulations to cooperatives, combined with supporting activities as well as building a digital infrastructure platform for cooperative accounting. can aim for the best perfection according to the current digital transformation trend. Keywords: Digital Transformation, Accounting, Cooperative 1. Đặt vấn đề Là một thực thể kinh tế đặc biệt, hợp tác xã (HTX) đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội trên toàn thế giới. Với cơ sở tổ chức dựa vào người dân, hợp tác xã thúc đẩy “sự tham gia đầy đủ nhất của mọi người” và tạo điều kiện phân phối công bằng lợi ích giữa các thành viên (Ahmad Bello, 2005). Với sức hấp dẫn của hợp tác xã, ít nhất 12% dân số trên trái đất 499
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 (tương đương hơn 1,2 tỷ người) là thành viên của bất kỳ hợp tác xã nào trong số 3 triệu hợp tác xã (Gotz, 2017). Ở Việt Nam, từ năm 1955 đến năm 1986, mô hình HTX được xác định là một trong hai hình thức kinh tế chính thức ở Việt Nam (bên cạnh doanh nghiệp nhà nước), phát huy sức mạnh tập thể, mang lại lợi ích cho nông dân. Tuy nhiên, từ năm 1986, mô hình HTX truyền thống này không còn đóng vai trò chủ đạo do không phù hợp với bối cảnh nền kinh tế đang chuyển đổi. Đầu những năm 2010, khi Luật HTX 2012 được ban hành thể hiện tư duy đổi mới về mô hình HTX kiểu mới và góp phần cải thiện quan hệ sản xuất theo định hướng thị trường, sự phát triển của HTX tại Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới. Tính đến tháng 6.2021, cả nước có hơn 26 nghìn HTX với tổng số 6,8 triệu thành viên và 2,5 triệu lao động; trong đó HTX nông nghiệp chiếm tới 66%. Các HTX đang đóng vai trò quan trọng đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế, tạo việc làm, an sinh xã hội (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2019). Hiện nay, cuộc cách mạng 4.0 với quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ đã và đang tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội toàn cầu. Tại Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng nhận định rằng áp lực từ công cuộc chuyển đổi số đang ngày càng gia tăng, thậm chí mang tính “sống còn” đối với sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp cũng như các tổ chức (Lương Minh Huân, 2020). Hiểu một cách chung nhất thì chuyển đổi số chính là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của các chủ thể về các cách thức tổ chức quản lý và phương thức sản xuất dựa trên công nghệ số. Chuyển đổi số được xem là một xu thế hiệu quả cho phát triển bền vững của tất cả các lĩnh vực kinh tế. Ví dụ như theo nghiên cứu của Viện Quản trị Tinh gọn GKM, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ giúp cắt giảm chi phí lãng phí trong sản xuất từ 35 đến 55% so với các phương pháp truyền thống (Nguyễn Minh, 2021). Chuyển đổi số trong công tác kế toán được hiểu là quá trình thay đổi các tác nghiệp của hoạt động này dựa trên các ứng dụng công nghệ số, được khái quát lại thông qua 5 công nghệ nổi bật sau: (1) Internet vạn vật (IoT) giúp quy trình kế toán được thực hiện theo thời gian thực, giúp dữ liệu kế toán được kết nối với nhau đảm bảo sự chính xác tuyệt đối. Cách thức xử lý giao dịch nộp báo cáo hoặc thanh toán online được thực hiện trên cơ sở công nghệ này; (2) Trí tuệ nhân tạo (AI) giúp giảm bớt công việc của người làm kế toán. Các phần mềm kế toán đã giúp ghi chép và xử lý nhiều giao dịch cơ bản diễn ra thường xuyên liên tục, rút ngắn thời gian và nâng cao năng suất nghề nghiệp; (3) Dữ liệu lớn (Big data) giúp sản phẩm của công tác kế toán được nâng cao chất lượng hơn nhiều so với trước đây, các báo cáo tài chính được lập một cách khách quan hơn, các báo cáo quản trị cung cấp được nhiều thông tin đa chiều có giá trị hơn; (4) Điện toán đám mây (Cloud) giúp công việc kế toán có thể thực hiện ở mọi nơi.Vấn đề tổ chức kế toán trở lên linh hoạt hơn, cũng như đảm bảo sự an toàn trong việc lưu trữ dữ liệu; và (5) Chuỗi khối (Blockchain) giúp công tác kế toán với các đối tác được nhanh chóng và bảo mật hơn. Hóa đơn điện tử, chữ ký điện tử là những ví dụ cho việc ứng dụng chuỗi khối vào công tác kế toán (Thủy Lê, 2021). Mô hình kinh tế tập thể HTX, như bao mô hình kinh tế khác, không là ngoại lệ trong công cuộc chuyển đổi số hiện nay. Trong bối cảnh chung đó, những đặc điểm khác biệt trong mô hình hoạt động của HTX lại khiến cho quá trình chuyển đổi số của mô hình này sẽ có những vấn đề rất đặc trưng và cần sự hỗ trợ. Thực tế cũng đã có rất nhiều các nghiên cứu, các dự án hỗ trợ can thiệp để quá trình chuyển đổi số đem lại những hiệu quả tích cực cho các HTX. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã phê duyệt chương trình hỗ trợ chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 cho các đối tượng là các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh có nhu cầu chuyển đổi sổ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Liên minh HTX Việt Nam cũng đã có những 500
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 chương trình riêng để giúp đỡ các HTX trong quá trình này. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào tập trung vào vấn đề tác động của chuyển đổi số đến công tác kế toán của các HTX. Trong khi đó, hoạt động kế toán tại các HTX luôn là một vấn đề “nan giải” (Đoàn Thị Hân, 2020). Với đặc trưng của các HTX ở Việt Nam là đa số các HTX ở quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, năng lực tài chính còn yếu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2021) thì công nghệ số được ứng dụng trong công việc kế toán đến nay chủ yếu bao gồm (1) phần mềm kế toán; (2) chữ ký số và ứng dụng nộp báo cáo trực tuyến; (3) hóa đơn điện tử; (4) thanh toán trực tuyến và; (5) lưu trữ số liệu kế toán trực tuyến. Nghiên cứu này được đặt ra để trả lời cho câu hỏi về thực trạng và mức độ áp dụng công nghệ số trong công tác kế toán HTX; cũng như những xu hướng thay đổi trong công tác kế toán HTX do ảnh hưởng của chuyển đổi số, những vướng mắc nếu có trong quá trình chuyển đổi này. Kết quả nghiên cứu kỳ vọng sẽ đưa ra được những khuyến nghị chính sách phù hợp để hỗ trợ tốt hơn cho công tác kế toán HTX trong cuộc cách mạng 4.0 hiện nay. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp: Thông qua các báo kết quả khảo sát điều tra về quá trình chuyển đổi số của Liên minh HTXVN thực hiện năm 2020 tại 422 HTX thủ công mỹ nghệ thuộc 7 vùng kinh tế trong cả nước; kết quả khảo sát về thực trạng, mức độ sẵn sàng chuyển đổi số do Liên minh HTXVN phối hợp Tổ chức Oxfarm thực hiện vào tháng 4-5.2021 tại 153 HTX nông nghiệp trên toàn quốc. Số liệu sơ cấp: Thông tin sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thu thập thông qua hình thức sau: Điều tra trực tiếp bằng phiếu khảo sát: Phiếu khảo sát về mức độ ứng dụng công nghệ số và tác động của chuyển đổi số trong công tác kế toán HTX được gửi đến các HTX thông qua Liên minh HTX các tỉnh trên toàn quốc. Kết quả thu được có 42 HTX tham gia vào khảo sát, với đặc trưng được mô tả như trong bảng 1. Bảng 1: Đặc điểm cơ bản của các HTX tham gia khảo sát Cơ cấu mẫu phân Cơ cấu mẫu phân theo Cơ cấu mẫu phân số Cơ cấu mẫu phân theo theo loại hình HTX địa bàn lượng thành viên số năm hoạt động HTX Phi Đồng bằng Bắc Số lượng TV dưới Dưới 3 năm 14% 29% 71% 24% Nông nghiệp Bộ 100 hoạt động Vùng Trung du HTX Nông và Miền núi phía Số TV thành viên Từ trên 3 năm - 84% 21% 27% 40% nghiệp Bắc và Tây từ 100- dưới 1000 dưới 10 năm Nguyên Vùng đồng bằng Số lượng TV trên Quỹ Tín dụng 2% 50% 2% Trên 10 năm 36% sông Cửu Long 1000 Tham vấn chuyên gia, cán bộ quản lý địa phương: Nghiên cứu đã tiến hành tham vấn cán bộ thuộc Liên minh HTX một số tỉnh, cán bộ quản lý HTX NN của một số địa phương về những vấn đề vướng mắc, khó khăn của các HTX khi thực hiện các yêu cầu chuyển đổi số. Phỏng vấn sâu: Một số nội dung phỏng vấn sâu được trao đổi với các HTX về những kinh nghiệm mà các HTX có được khi thực hiện áp dụng các công nghệ số trong kế toán; các lý do cụ thể trong đánh giá mức độ tiện ích của các công nghệ này;mong muốn của các HTX để quá trình chuyển đổi số hỗ trợ tích cực cho hoạt động kế toán. 501
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 2.2. Phương pháp phân tích số liệu • Phương pháp phân tích thống kê mô tả: Thông tin thu thập được tổng hợp, phân loại và xử lý trên các phần mềm ứng dụng Microsoft để mô tả về thực trạng mức độ áp dụng của công nghệ số trong công tác kế toán HTX. • Phương pháp phân tích theo chuỗi thời gian: Các thông tin thu thập được phân tích theo chuỗi thời gian để xác định xu hướng, tìm kiếm những dẫn chứng, mối quan hệ cho các nhận định thu thập được từ các mẫu khảo sát cũng như cho báo cáo tổng thể. • Phương pháp phân tích so sánh: Phương pháp thực hiện nhằm chỉ ra những đặc điểm khác biệt của các nhóm mẫu khác nhau, từ đó có những nhận định, đánh giá cũng như có những khuyến nghị chính sách phù hợp với những mô hình HTX cụ thể. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Thực trạng ứng dụng công nghệ số trong công tác kế toán hợp tác xã Mức độ ứng dụng công nghệ số trong công tác kế toán HTX có xu hướng tăng trong những năm gần đây, đặc biệt sau đại dịch Covid-2019 Kết quả khảo sát cho thấy các hoạt động ứng dụng công nghệ số trong công tác kế toán HTX được khởi động từ năm 2012 với ứng dụng phần mềm kế toán, với một tỷ lệ rất nhỏ (2%). Theo dòng thời gian thì năm 2013 bắt đầu xuất hiện ứng dụng chữ ký số và nộp báo cáo thuế trực tuyến; năm 2015 có ứng dụng hóa đơn điện tử và thanh toán trực tuyến; năm 2018 thì bắt đầu xuất hiện ứng dụng lưu trữ dữ liệu kế toán trực tuyến. Tính từ năm 2012, tỷ lệ ứng dụng tại các HTX bắt đầu có xu hướng tăng nhẹ qua các năm, sau đó có xu hướng tăng mạnh bắt đầu từ 2019 (biểu đồ 1). Bên cạnh tác động của cách mạng 4.0 thì còn có một lý do không thể phủ nhận là ảnh hưởng của đại dịch Covid 2019 đến thực trạng này. Đại dịch Covid 2019 thực sự là thời điểm để các doanh nghiệp nói chung và các HTX nói riêng nhận ra tính ưu việt của công nghệ số và yêu cầu cấp bách hơn nữa của quá trình chuyển đổi số. Các ứng dụng công nghệ số này giúp các HTX, vốn gắn với đặc trưng quy mô nhỏ và vừa, tìm kiếm một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn, phát triển cả trong thời đại dịch Covid-19 và sau đại dịch. Như vậy có thể thấy, đại dịch Covid-19 ngoài những tác động tiêu cực đối với hoạt động của toàn xã hội nói chung, còn là một sức ép buộc các các tổ chức kinh tế phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số (Lương Minh Huân, 2020) 70% 35% 0% 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Sử dụng phần mềm kế toán Sử dụng chữ ký số và khai thuế trực tuyến Hóa đơn điện tử Ứng dụng thanh trực tuyến Lưu trữ dữ liệu kế toán trực tuyến Biểu đồ 1: Xu hướng ứng dụng công nghệ số trong công tác kế toán HTX (giai đoạn 2012-2021) 502
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Ứng dụng công nghệ số trong công tác kế toán HTX còn mang tính chất nhằm đảm bảo sự tuân thủ, các ứng dụng không mang tính chất bắt buộc còn chưa được khai thác nhiều So sánh giữa kết quả ứng dụng các công nghệ khác nhau trong hoạt động kế toán cũng cho thấy thực trạng các HTX mới chỉ tập trung nhiều vào các ứng dụng mang tính chất bắt buộc để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý, chưa phát triển nhiều các ứng dụng với mục tiêu khai thác các tiện ích để nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX. Đến thời điểm hiện nay thì trong số các mẫu khảo sát, có 67% HTX sử dụng ứng dụng chữ ký số và khai thuế trực tuyến, 62% HTX có sử dụng phần mềm kế toán và chỉ có 31% số các HTX khai thác các ứng dụng về hóa đơn điện tử, thanh toán trực tuyến cũng như lưu trữ dữ liệu kế toán trực tuyến (biểu đồ 1). Khi được hỏi về lý do của việc ứng dụng phần mềm kế toán và chữ ký số, khai thuế trực tuyến thì trên 90% ý kiến trả lời là do yêu cầu của cơ quan quản lý. Không chỉ vậy, trong số các đơn vị có ghi nhận sử dụng phần mềm kế toán cũng có những đơn vị mới chỉ dừng ở mức đã cài đặt phần mềm kế toán do có được đơn vị dự án tài trợ phần mềm, và cách thức khai thác là thuê kế toán bên ngoài thao tác để lập được báo cáo tài chính năm và nộp theo quy định. Ứng dụng nộp báo cáo thuế trực tuyến và chữ ký số là do yêu cầu bắt buộc của cơ quan thuế, trong đó có đến 35% số HTX trong mẫu khảo sát đang đi thuê dịch vụ thuế bên ngoài thực hiện thac tác này. Các ứng dụng còn lại, do chưa có yêu cầu bắt buộc từ cơ quan quản lý nên tỷ lệ các HTX quan tâm đến việc khai thác tiện ích còn chưa nhiều, gần 70% các ý kiến trả lời còn thể hiện họ hoàn toàn chưa biết đến ứng dụng hóa đơn điện tử, thanh toán trực tuyến hay lưu trữ dự liệu trên các công cụ điện toán đám mây. Kết quả cuộc khảo sát năm 2020 của Liên minh HTX VN cũng cho thấy chỉ có gần 60% HTX sẵn sàng tiếp nhận chuyển giao công nghệ và ứng dụng đổi mới vào hoạt động quản lý; 45% HTX sử dụng máy tính và ứng dụng các phần mềm vào hoạt động sản xuất kinh doanh và khoảng gần 40% HTX có máy tính kết nối internet. Nguồn lực tài chính đầu tư vào đổi mới, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật còn thấp và trình độ cán bộ quản lý HTX yếu kém, năng lực khai thác thông tin, mức độ sẵn sàng ứng dụng và tiếp nhận đổi mới khoa học, kỹ thuật còn rất hạn chế là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này (Panteleeva, Boykov, Kuleshov, & Bykov, 2021). Minh chứng thực tế từ kết quả điểu tra 2020 cũng cho thấy chỉ có 14 - 21% cán bộ quản lý HTX thủ công mỹ nghệ được đào tạo qua bậc đại học, hầu hết ở trình độ sơ cấp và trung cấp. Với HTX nông nghiệp, tỷ lệ cán bộ quản lý có trình độ đại học chỉ chiếm 1,5%; trung cấp và cao đẳng chiếm 26%, còn lại chưa qua đào tạo nghề (Đan Thanh, 2021b). Có sự khác biệt về mức độ ứng dụng công nghệ số trong công tác kế toán giữa các nhóm HTX phân theo số năm thành lập Phần mềm kế toán HTX Nhóm 1: 90% HTX thành lập dưới 3 năm Chữ kí số và Lưu trữ số 45% nộp tờ khai Nhóm 2: liệu, báo cáo HTX đã thuế, báo cáo online thành lập từ online 0% 3 năm đến dưới 10 năm Nhóm 3: HTX đã thành lập từ Thanh toán Hóa đơn 10 năm trở online điện tử lên Biểu đồ 2: Mức độ ứng dụng công nghệ của các nhóm HTX phân theo số năm thành lập 503
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Căn cứ vào số năm thành lập, các HTX trong mẫu khảo sát được chia thành 3 nhóm, bao gồm: (Nhóm 1) nhóm HTX thành lập dưới 3 năm; (Nhóm 2) nhóm HTX đã thành lập từ 3 năm đến dưới 10 năm và; (Nhóm 3) nhóm HTX có số năm thành lập từ 10 năm trở lên. So sánh giữa mức độ ứng dụng công nghệ số trong công tác kế toán giữa các nhóm cho thấy nhóm 3 có tỷ lệ sử dụng phần mềm kế toán cao nhất (73%), trong khi mức độ ứng dụng các công nghệ số khác đều ở mức thấp nhất so với 2 nhóm HTX còn lại. Trong khi đó, nhóm 1 mặc dù có tỷ lệ sử dụng phần mềm ở mức thấp (50%) nhưng lại có mức độ ứng dụng các công nghệ còn lại vượt xa so với nhóm 2 và nhóm 3 (biểu đồ 2). Tìm hiểu sâu về lý do thì được biết tại các HTX mới thành lập thì đa phần là các kế toán viên trẻ, họ không sử dụng phần mềm kế toán HTX chuyên nghiệp nhưng họ có khai thác ứng dụng khác do nhận thấy mức độ tiện ích cao của các công nghệ số này. Đổi lại, nhóm các HTX thành lập từ 10 năm trở lên thì đa phần là các HTX được chuyển đổi từ mô hình cũ sang, do vậy kế toán có nhiều năm kinh nghiệm song mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ số không cao. Sự quen thuộc với các thao tác truyền thống cũng khiến họ không đánh giá cao tiện ích của các công nghệ này, vì thế họ chỉ quyết định làm nếu như có yêu cầu bắt buộc tuân thủ từ phía các cơ quan quản lý. Và thậm chí với những yêu cầu bắt buộc tuân thủ thì mức độ áp dụng ở các HTX thuộc nhóm 1 và nhóm 2 cũng còn hạn chế. Số liệu thống kê của Tổng cục Thuế năm 2018 về khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử cho thấy số HTX tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế qua mạng và sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử với cơ quan thuế còn chiếm tỷ lệ thấp (Nhật Minh, 2018). Do đó, ngành thuế cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ để HTX được tiếp cận với các dịch vụ điện tử của ngành. 3.2. Xu hướng thay đổi trong công tác kế toán HTX do những ảnh hưởng của chuyển đổi số Chuyển đổi số tạo xu hướng giúp các HTX tự chủ hơn trong công tác kế toán 70% 67% 60% 55% 50% 40% 30% 19% 21% 20% 14% 14% 10% 10% 0% 0% HTX có kế toán viên thực HTX đi thuê dịch vụ kế toán HTX có kế toán viên thực HTX mới chỉ thực hiện ghi hiện toàn bộ công tác kế toán bên ngoài thực hiện toàn bộ hiện công tác kế toán nội bộ; chép thu chi đơn giản công tác kế toán đồng thời thuê dịch vụ bên ngoài thực hiện công tác kế toán thuế và lập BCTC Mô hình công tác kế toán HTX hiện tại Mô hình công tác kế toán HTX dự định thay đổi do yêu cầu của chuyển đổi số Biểu đồ 3: Xu hướng thay đổi mô hình thực hiện công tác kế toán do ảnh hưởng chuyển đổi số Trước những yêu cầu của cơ quan quản lý cũng như những xu hướng thay đổi do tác động của cách mạng 4.0, các HTX được hỏi về cách thức tổ chức công tác kế toán nhằm thích ứng trong bối cảnh xã hội mới và thống kê kết quả câu trả lời cho thấy chuyển đổi số tạo xu hướng giúp các HTX tự chủ hơn trong công tác kế toán (biểu đồ 3). Tín hiệu tích cực nhất được ghi nhận là 67% HTX sẽ xác định hình thành bộ máy kế toán chuyên nghiệp phục vụ cho công tác kế toán của đơn vị mình. Lý do chính được giải thích là vì họ cho rằng sự ứng dụng của công nghệ trong công tác 504
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng sẽ đòi hỏi một cách thức quản lý chuyên nghiệp hơn, và cũng gắn trách nhiệm cao hơn của các kế toán viên với công việc quản lý của HTX. Tuy nhiên vẫn có 19% các HTX xác nhận họ sẽ thuê ngoài dịch vụ kế toán bao gồm cả các công việc ghi chép kế toán, lập báo cáo tài chính và lập báo cáo thuế do những lo lắng về độ phức tạp của công nghệ mà năng lực của HTX không thể thực hiện được. Điều đáng quan tâm nhất là nếu phải thích nghi với những yêu cầu của chuyển đổi số, tỷ lệ các HTX duy trì mô hình vừa có kế toán nội bộ, vừa có kế toán thuế thuê ngoài sẽ giảm nhiều, cũng như sẽ không còn mô hình hạch toán thu chi đơn giản nữa . Đây cũng là những mô hình mà theo quan điểm của các cán bộ quản lý HTX tại các địa phương thì nên được can thiệp để “xóa sổ”, vì sự duy trì 2 hệ thống kế toán thường dẫn đến sự không đồng nhất về số liệu, mà không có hệ thống kế toán nào thì sẽ không có cơ sở để cung cấp số liệu kế toán cho các bên quan tâm như các thành viên, các cơ quan quản lý. Như vậy, có thể thấy rằng công tác kế toán tại các HTX sẽ có những xu hướng thay đổi tích cực dưới tác động của chuyển đổi số. Với mô hình HTX Nông nghiệp, quy định bắt buộc trong ứng dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) có thể sẽ tạo xu hướng tác động ngược Thông tư số 78/2021/TT-BTC đã được Bộ Tài chính ban hành ngày 17/9/2021 để hướng dẫn một số điều của Luật Quản lý thuế số 38 và Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Theo thông tư này, từ ngày 1/7/2022 hóa đơn giấy sẽ không còn hiệu lực, thay vào đó là áp dụng hóa đơn điện tử. Đối tượng được hưởng ngoại lệ kéo dài thời điểm hiệu lực bắt buộc này chỉ là các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong một số trường hợp đặc biệt, và cũng chỉ có thể tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy của cơ quan thuế trong thời gian tối đa 12 tháng tiếp. Như vậy, HTX là đối tượng bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ 1/7/2022 mà không có bất kỳ ngoại lệ nào. Tuy nhiên, tính đến thời điểm tháng 9/2021 thì chỉ mới có 23% số HTX nông nghiệp (HTXNN) sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) (biểu đồ 4). Trong số 77% số HTX chưa sử dụng có một số nửa HTX chưa biết đến khái niệm HĐĐT, và cũng có một số HTX biết là HĐĐT có tiện ích nhưng chưa sẵn sàng sử dụng do không có điều kiện về tài chính. Thậm chí có đến 37% số ý kiên được hỏi cho rằng sử dụng HĐĐT là bất tiện do những đòi hỏi điều kiện công nghệ không phù hợp với nguồn lực cơ sở vật chất hiện tại của HTX, trong khi đối tượng khách hàng chủ yếu của HTX là nông dân, cũng không có thiết bị để tiếp nhận hóa đơn điện tử (biểu đồ 5). HTXNN sử dụng HĐĐT 23% HTXNN chưa sử dụng HĐĐT 77% Biểu đồ 4: Tỷ lệ HTXNN đã sử dụng HĐĐT đến thời điểm T9/2021 505
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Không Tiện biết ích 31% 32% Bất tiện 37% Biểu đồ 5: Đánh giá của các HTXNN về mức độ tiện ích của HĐĐT Kết quả khảo sát do Liên minh HTX Việt Nam thực hiện năm 2021 với đối tượng HTXNN cũng cho thấy mức độ ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý HTX chỉ đạt 1,98 - 2,82 (theo thang điểm từ 1 - 5), tức là chỉ đạt mức yếu, kém (Đan Thanh, 2021a). Đặc điểm nổi bật của các HTXNN là tỷ lệ lớn các thành viên của HTX là nông dân, nguồn lực tài chính hạn chế nên cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của HTXNN thì lạc hậu. Chuyển đổi số trong phát triển HTXNN là vấn đề mới, đòi hỏi phải được bắt đầu từ sự chuyển đổi trong nhận thức, hành động của mỗi cán bộ quản lý, thành viên của HTX. Trong khi đó, hầu hết các HTXNN đang hoạt động với phương thức thủ công, truyền thống, ngại thay đổi, ngại tiếp cận công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành. (Lê Ngọc, 2021). Một số cuộc phỏng vấn sâu được tiến hành để tìm hiểu lý do vì sao các HTX lại đánh giá ứng dụng này gây ra sự bất tiện trong công tác kế toán của HTX, và phản ứng của các HTX sẽ làm gì trước yêu cầu của Nghị định 123/2020 về yêu cầu bắt buộc các tổ chức kinh tế phải xuất hóa đơn điện tử từ ngày 1/7/2022. Các phản hồi của các HTX NN lại cho thấy có thể có những xu hướng tác động ngược. Có những HTX vốn đang chủ động thực hiện công tác kế toán HTX lại có xu hướng muốn đi thuê ngoài quản lý hóa đơn; hoặc lại có những HTX lại muốn đưa thành viên về lại mô hình làm ăn cá thể như trước đây. Câu trả lời của HTX 1: “HTX của chúng tôi trước nay sử dụng hóa đơn giấy mà giờ còn thất lạc chưa quản được hết, thì bản hóa đơn điện tử trong internet chúng tôi lại càng không quản lý nổi. Chúng tôi cũng không biết dùng internet vì HTX trước nay có cài đặt đâu. Khó dùng quá thì chắc chúng tôi lại phải đi thuê bên nào làm dịch vụ kế toán, kẻo năng lực HTX không quản lý được thì lại bị phạt nặng lắm…” Câu trả lời của HTX 2: “Chúng tôi vốn toàn nông dân, trước giao dịch các đối tác cứ đòi phải có giao dịch với một đơn vị xuất được hóa đơn nên chúng tôi đăng ký thành lập HTX. Hóa đơn xuất đơn giản thì chúng tôi còn làm, chứ phức tạp quá là chúng tôi lại làm theo cách cũ, là làm bảng kê bán cho doanh nghiệp thôi, chứ khó thế này chúng tôi không xuất hóa đơn theo HTX nữa” (Nguồn: Thu thập thông qua phỏng vấn sâu tại một số HTX) Trong 160 năm qua, HTX đã được chứng minh là một phương tiện để các thành phần kinh tế phi chính thức tham gia vào nền kinh tế chính thức ở nhiều nước trên thế giới (Henrÿ, 2005). Do vậy, các quy định đặt ra đối với các HTX cần mang tính chất định hướng đặc biệt và linh hoạt, phù hợp với các bối cảnh, các yêu cầu thực tế của các loại hình HTX khác nhau. Ứng dụng công nghệ số được chứng minh mang lại nhiều tiện ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và trong công tác kế toán nói riêng của các tổ chức kinh tế, trong đó có cả thành phần HTX – vốn 506
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 dĩ là một mô hình doanh nghiệp đặc biệt. Tuy nhiên, do tính hai mặt của vấn đề, quá trình chuyển đổi số cũng có thể gây ra những bất tiện nhất định. Do vậy, mọi yêu cầu mang tính chất bắt buộc mà không thực sự đem lại lợi ích thiết thực sẽ trở thành một rào cản cho sự hoạt động tự nguyện và tự chủ, theo đúng như nguyên tắc hoạt động của mô hình HTX này. 4. Kết luận Cách mạng 4.0 tạo ra làn sóng chuyển đổi số ảnh hưởng mạnh mẽ tới mọi hoạt động của xã hội. Là một thực thể kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và công tác kế toán nói riêng của các HTX ở Việt Nam cũng có những xu hướng thay đổi bởi những tác động này. Manh nha với những thay đổi từ năm 2012 với sự bắt đầu từ những ứng dụng phần mềm kế toán, công cuộc ứng dụng công nghệ số vào công tác kế toán HTX thực sự có những bước chuyển mới từ năm 2016, với sự phát triển sang các ứng dụng khác như ứng dụng nộp chữ ký số và nộp báo cáo online, hóa đơn điện tử, thanh toán điện tử và các công cụ lưu trữ dữ liệu điện toán đám mây. Đặc biệt, sự bùng phát của đại dịch Covid 19 cũng là nhân tố khiến quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ hơn vì những tiện ích mà các công nghệ này hỗ trợ cho các công tác kế toán HTX thích ứng với những điều kiện làm việc mới. Tuy nhiên, trên bình diện chung, kết quả nghiên cứu cho thấy việc ứng dụng công nghệ số trong công tác kế toán HTX còn mang tính chất nhằm đảm bảo sự tuân thủ, các ứng dụng chưa quy định bắt buộc thì chưa được khai thác nhiều. Mặt khác, số liệu thống kê cũng cho thấy quá trình này tạo ra những tác động khác nhau đến các mô hình HTX khác nhau. Các HTX “trẻ” có xu hướng thích ứng nhanh hơn với quá trình chuyển đổi số so với các HTX đã thành lập lâu năm; cũng như trong khi có nhiều HTX đánh giá tích cực về tiện ích do công nghệ hóa đơn điện tử mang lại thì cũng có một tỷ lệ đáng kể các HTX nông nghiệp chưa sẵn sàng để ứng dụng công nghệ này. Từ phân tích kết quả khảo sát cho thấy, để quá trình chuyển đổi số thực sự mang lại những tác động tích cực cho công tác kế toán HTX, bên cạnh sự thay đổi từ chính trong suy nghĩ, cách thức của lý điều hành của ban quản lý các HTX thì cũng rất cần có những thay đổi từ phía cơ quan quản lý nhà nước. Các quy định có tính chất bắt buộc với tất cả các đối tượng có thể nên được xem xét cân nhắc cho một số mô hình HTX Nông nghiệp, đặc biệt ở những vùng mà các điều kiện cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Đồng thời, các hoạt động hỗ trợ đào tạo để thay đổi nhận thức và nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ thông tin của các kế toán HTX là rất cần thiết, đặc biệt là nhóm các HTX chuyển đổi theo luật HTX 2012 từ các mô hình HTX cũ trước đây. Liên minh HTX các tỉnh, thành phố phối hợp, huy động nguồn lực của địa phương để hỗ trợ các HTX chuyển đổi số; tổ chức các hoạt động tham quan, học tập mô hình chuyển đổi số hiệu quả tại các HTX điển hình. Chỉ khi mọi điều kiện sẵn sàng, cả về tâm thế và cả về các điều kiện cơ sở vật chất thì các HTX mới có thể tiếp nhận và khai thác tối đa lợi ích mà công nghệ số đem lại cho các hoạt động của mình, để từ đó có thể nâng cao hiệu quả hoạt động công tác quản lý HTX cũng như phát triển bền vững trong cuộc cách mạng 4.0 hiện nay./. 507
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ahmad Bello, D. (2005). The Role of Cooperative Societies in Economic Development. [2] Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (2019). Tọa đàm “Giao lưu Việt - Mỹ: Những cơ hội hợp tác trên lĩnh vực nông nghiệp và kinh doanh nông sản”. Retrieved from http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=51397&idcm=49 [3] Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (2021). Sách trắng Hợp tác xã Việt Nam 2021: Nhà xuất bản Thống kê. [4] Đan Thanh. (2021a). Chuyển đổi số - đừng để hợp tác xã "tự bơi" Báo điện tử Đại biểu Nhân dân. Retrieved from https://daibieunhandan.vn/chuyen-doi-so---dung-de-hop-tac-xa-tu-boi- nvb8pnk4sw- 62212?utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&zarsrc=10&fbclid=Iw AR1JSyRNJouc7CtM1k9pPg1jYN0ddvi-piQePL3zzhH0140eEgwNjPiOB_w [5] Đan Thanh. (2021b). Chuyển đổi số trong hợp tác xã : Cái khó "bó" cái khôn Báo Điện tử Đại biểu Nhân dân. Retrieved from https://www.daibieunhandan.vn/cai-kho-bo-cai-khon- kpuhvxopo4-55404 [6] Đoàn Thị Hân. (2020). Khó khăn trong tổ chức công tác kế toán tại hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới. Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, Tháng 6/2020, 3. [7] Gotz, I. (2017). World Co-operative Monitor: Key Findings from the 2017 Edition. Journal of Entrepreneurial and Organizational Diversity, 6(2), 67-74. [8] Henrÿ, H. (2005). Guidelines for Cooperative Legislation. [9] Lê Ngọc. (2021). Thực trạng chuyển đổi số trong phát triển hợp tác xã nông nghiệp và giải pháp trong thời gian tới. Retrieved from http://sonongnghiep.hatinh.gov.vn/web/guest/content-main-page/- /asset_publisher/RRft2iaPU2t0/blog/thuc-trang-chuyen-oi-so-trong-phat-trien-hop-tac-xa- nong-nghiep-va-giai-phap-trong-thoi-gian-toi [10] Lương Minh Huân. (2020). Chuyển đổi số: Giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID -19 và phát triển Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông [11] Nguyễn Minh (Producer). (2021). Chuyển đổi số trong các hợp tác xã: Mô hình quản trị “Made in Vietnam”. Thời báo Ngân hàng. Retrieved from https://thoibaonganhang.vn/chuyen-doi-so-trong-cac-hop-tac-xa-mo-hinh-quan-tri-made- in-vietnam-117636.html [12] Nhật Minh. (2018). Khuyến khích hợp tác xã áp dụng khai thuế điện tử. Thời báo Tài chính Việt Nam. Retrieved from https://thoibaotaichinhvietnam.vn/khuyen-khich-hop-tac-xa-ap- dung-khai-thue-dien-tu-44175.html [13] Panteleeva, T. A., Boykov, A. I., Kuleshov, S. M., & Bykov, M. Y. (2021). Digital Technologies in Cooperative Enterprises: The Case of Online Cash Registers. In Frontier Information Technology and Systems Research in Cooperative Economics (pp. 529-535): Springer. [14] Thủy Lê. (2021). Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong đào tạo nhân lực kế toán, kiểm toán. Báo Kiểm toán, Số 35/2021. 508
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2