intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xu hướng chuyển đổi số ngành ngân hàng trên thế giới và khuyến nghị cho các ngân hàng Việt Nam

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Xu hướng chuyển đổi số ngành ngân hàng trên thế giới và khuyến nghị cho các ngân hàng Việt Nam" trình bày về xu hướng chuyển đổi số tại các ngân hàng trên thế giới; một số mô hình chuyển đổi số tại các Ngân hàng Việt Nam; một số khuyến nghị cho Ngân hàng Việt Nam;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xu hướng chuyển đổi số ngành ngân hàng trên thế giới và khuyến nghị cho các ngân hàng Việt Nam

  1. XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM Nguyễn Đình Hoàn1, Đào Đình Thi2 Tóm tắt: Phát trình Kinh tế xanh, kinh tế sẻ chia, kinh tế tuần hoàn và Kinh tế số là xu hướng của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu đi tắt, đón đầu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì chuyển đổi số là một giải pháp và mục tiêu tiên quyết của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Trong chuyển đổi số nền kinh tế thì chuyển đổi số trong lĩnh vực Tài chính- Ngân hàng được coi là tiên quyết và tác động mạnh mẽ nhất. Các ngân hàng và định chế tài chính trên thế giới với lịch sử hàng trăm năm đang tích cực chuyển mình trong một thế giới biến động do sự thay đổi liên tục của công nghệ,... Trong bối cảnh đó, các ngân hàng Việt Nam cũng đã tích cực đầu tư nguồn lực Tài chính, cộng nghệ và con người nhằm thích nghi và thúc đẩy tăng trưởng. Từ khóa: Kinh tế xanh, Kinh tế số, chuyển đổi số, Tài chính, Ngân hàng,... Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng là gì? Chuyển đổi số trong ngân hàng hay chuyển đổi số Digibank là việc tích hợp số hóa và công nghệ số vào mọi lĩnh vực ngân hàng. Sự tích hợp này cho phép tạo mới – hoặc sửa đổi các quy trình kinh doanh, văn hóa và trải nghiệm khách hàng hiện có nhằm đáp ứng các yêu cầu thay đổi của thị trường và mong muốn của khách hàng.  Chuyển đổi số giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí và hợp lý hóa các quy trình hoạt động. Sự tích hợp này cũng giúp mang lại trải nghiệm khách hàng dễ dàng và hấp dẫn hơn. Xu hướng chuyển đổi số tại các ngân hàng trên thế giới Xu hướng chuyển đổi số ngân hàng tại Mỹ Mỹ là thị trường có ngành Ngân hàng sôi động nhất thế giới, đặc biệt là sự bùng nổ mạnh mẽ của ngân hàng số. Hơn một thế kỷ qua, các ngân hàng hàng đầu ở Mỹ đã không những nỗ lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng mà còn hoàn thành vai trò dẫn đầu trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong cộng đồng. Hoạt động chuyển đổi số của các ngân hàng ở Mỹ bắt đầu từ sự ra đời của Mobile Banking vào một thập kỷ trước. Cho đến nay, các ngân hàng tại Mỹ đã ứng dụng thành công AI để nhận dạng giọng nói khách hàng, tạo ra các trợ lý ảo để tiếp xúc với khách hàng ban đầu, trả lời các câu hỏi của khách hàng cũng như tư vấn và hướng dẫn khách hàng trong quá trình giao dịch. Hiện nay, các ngân hàng ở Mỹ đã và đang đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, cụ thể: JPMorgan Chase là một trong những tổ chức tài chính lớn nhất tại Mỹ, ngân hàng này đã 1 Học viện Tài chính 2 Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xổ số điện toán Việt Nam
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 259 thành lập một nhóm  gồm 50.000 nhà công nghệ để nâng cao nền tảng trên Mobile Banking, đẩy mạnh thanh toán điện tử, tăng cường an ninh mạng và khai thác sức mạnh của AI  hướng tới phục khách hàng tốt hơn. US Bank cho biết, 60% giao dịch cho vay của ngân hàng này được thực hiện qua các kênh số. Nhận thấy được thay đổi lớn về nhu cầu của khách hàng, US Bank gần đây đã cải tiến ứng dụng Mobile Banking, đặc biệt tập trung vào việc khai thác và phân tích dữ liệu để trao quyền cho khách hàng đưa ra các quyết định tài chính sáng suốt. Thông qua tính năng cá nhân hóa thông tin, ngân hàng sẽ cung cấp bản tóm tắt hành vi chi tiêu, giúp khách hàng lập kế hoạch tiết kiệm và chi tiêu hợp lý. Bank of America cũng đạt được những thành công nhất định trong chuyển đổi số, bằng việc tự động hóa toàn bộ với Chatbot Eric để hỗ trợ khách hàng trên ứng dụng di động, thành lập các chi nhánh Robot (Robo-branches), lắp đặt hàng loạt máy tính bảng tại các chi nhánh để khách hàng có thể chủ động tự thực hiện các giao dịch cơ bản mà không cần đến giao dịch viên. Cùng với đó, Mỹ còn là quốc gia có nhiều thành công lớn về mối quan hệ hợp tác giữa các ngân hàng với công ty Fintech trong hoạt động chuyển đổi số. US Bank nhấn mạnh lợi ích của việc hợp tác với Fintech trong việc cải thiện quy trình hoạt động kinh doanh ngân hàng, điển hình như sử dụng các công cụ phân tích AI/ML của Fintech để phân tích cấu trúc dữ liệu và đánh giá danh mục tài sản của khách hàng, đặc biệt là trong quy trình cho vay. Xu hướng chuyển đổi số ngân hàng tại Australia NAB là một trong những tổ chức tài chính lớn nhất tại Australia. Trong suốt thời gian qua, NAB đã không ngừng tăng tốc dịch vụ kỹ thuật số cho khách hàng và mở rộng hỗ trợ khách hàng giao dịch trên các kênh số. NAB đã lựa chọn công ty phần mềm Khoros làm đối tác công nghệ để hỗ trợ hoạt động chuyển đổi số của ngân hàng, điển hình là nâng cao khả năng ứng dụng AI, đồng thời chuyển đổi cách thức tương tác giữa ngân hàng với khách hàng. Giám đốc điều hành của NAB cho biết, 94% tương tác của khách hàng với ngân hàng được thực hiện bằng kênh số. Việc áp dụng các dịch vụ hỗ trợ khách hàng của Amazon Web Services (AWS) đã tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số tại NAB, cải thiện rõ rệt hoạt động nội bộ và dịch vụ khách hàng. NAB đã chuyển hơn 400 dịch vụ sang công nghệ điện toán đám mây, mang đến giá trị sử dụng tốt hơn cho khách hàng, đảm bảo những người có quyền truy cập vào dịch vụ của ngân hàng luôn được hoạt động liên tục (Businesswire, 2022). Đồng thời, việc ứng dụng điện toán đám mây sẽ làm tăng độ bảo mật và quản trị rủi ro cao hơn, từ đó, mang đến cho khách hàng sự tin tưởng và an toàn khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Xu hướng chuyển đổi số ngân hàng tại Nam Phi Ngân hàng TymeBank là một ngân hàng bán lẻ kỹ thuật số độc quyền có trụ sở tại Nam Phi. TymeBank thuộc sở hữu của African Rainbow Capital (ARC), một công ty do quỹ đầu tư Ubuntu-Botho Investments của tỷ phú Patrice Motsepe quản lý. Đây là ngân hàng thuộc sở hữu của một người da đen đầu tiên ở Nam Phi, tập trung vào lĩnh vực ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp. Có trụ sở chính tại Rosebank, Johannesburg, ngân hàng TymeBank được lưu trữ dữ liệu một cách an toàn dựa trên công nghệ điện toán đám mây, không có bất kỳ chi nhánh ngân hàng vật lý nào và dựa vào ứng dụng ngân hàng cài đặt trên Android, nền tảng web và quan hệ
  3. 260 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM đối tác với hai chuỗi bán lẻ, Pick n Pay và Boxer. Từ đó, TymeBank được hình thành dựa trên sự kết nối toàn quốc, dựa trên mạng lưới các ki-ốt tự phục vụ tạo thuận lợi cho quá trình mở tài khoản. Cơ quan kiểm soát rủi ro của Ngân hàng Dự trữ Nam Phi (SARB), đã cấp phép cho TymeBank hoạt động trực tuyến độc quyền vào ngày 28 tháng 9 năm 2017. Và TymeBank đã chính thức ra mắt công chúng vào tháng 11 năm 2018, với ba mục tiêu hoạt động chính: (i) các sản phẩm đơn giản, giá cả phải chăng và dễ tiếp cận; (ii) hoạt động nhanh và tự động; và (iii) các chương trình khuyến khích thu hút các phân khúc khách hàng cụ thể (ví dụ: chương trình khách hàng thân thiết SmartShopper) Mạng lưới phân phối của TymeBank, dựa trên quan hệ đối tác với chuỗi cửa hàng tạp hóa Boxer và Pick n Pay (PnP) trên toàn quốc, giúp giữ chi phí hoạt động ở mức thấp và tiết kiệm chi phí cho khách hàng khi cung cấp các dịch vụ hợp lý hơn. Phần lớn khách hàng của ngân hàng cho rằng việc chi trả tiện lợi là lý do họ mở tài khoản TymeBank. Mạng lưới phân phối cũng mở rộng phạm vi tiếp cận của ngân hàng tới những khu vực mà những khách hàng truyền thống chưa được phục vụ. Dựa trên khả năng chi trả và tiếp cận của các ngân hàng theo phong cách truyền thống có thể giải thích lý do tại sao các phân khúc chưa được phục vụ đầy đủ, chẳng hạn như phụ nữ có thu nhập thấp và khách hàng ở nông thôn, lại chiếm tỷ lệ quá cao trong cơ sở khách hàng (đang hoạt động) của TymeBank so với tổng dân số sử dụng dịch vụ ngân hàng ở Nam Phi. Một số mô hình chuyển đổi số tại các Ngân hàng Việt Nam Chuyển đổi số tại ngân hàng TMCP Tiên Phong Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) là ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực NHS, những sản phẩm hiện đại cùng với những dịch vụ ngân hàng như tài khoản, thẻ tín dụng, tiết kiệm,… Sau hơn một thập kỷ, kể từ năm ra đời 2008, TPBank hiện là một trong số ít ngân hàng trong nước có danh mục ngân hàng kỹ thuật số đa dạng bao gồm ebanking, thanh toán bằng mã QR và các giải pháp máy học. TPBank đã tái định nghĩa trải nghiệm ngân hàng bằng cách cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính quan trọng thông qua công nghệ hiện đại như AI và Big Data. Và một trong những giải pháp mà TPBank đã sử dụng rất thành công đó là công cụ BoostML. Đây là một công cụ cung cấp các giải pháp về Big Data và AI bằng cách xây dựng các thuật toán tiên tiến cho phép khách hàng đánh giá thông tin dữ liệu và các mô hình một cách nhanh chóng và chính xác. Cụ thể, trước đây chỉ có đường dây nóng hỗ trợ khách hàng và khách hàng phải chờ đợi lâu, trung bình từ năm đến mười phút. Và với BoostML, TPBank đã xây dựng một trải nghiệm tự động được nền tảng Messenger hỗ trợ để có trải nghiệm dịch vụ khách hàng cá nhân nhưng dễ chịu mà không phải chờ đợi lâu. Ngoài ra khách hàng còn có thể tự cá nhân hóa trải nghiệm bản thân bằng cách tự quản lý nhiều chức năng hoạt động như thay đổi số PIN, khóa thẻ trong trường hợp khẩn cấp,… Kể từ khi áp dụng, TPBank nhận thấy khách hàng tăng trung bình 10% hàng tháng, tăng gấp đôi năng suất của đại lý, giảm 50% thời gian chờ đợi của khách hàng,… Chuyển đổi số tại ngân hàng TMCP Quân đội Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB), là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng. Đi đầu trong công cuộc số hóa
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 261 toàn quốc, MBBank với tầm nhìn trở thành ngân hàng tiện lợi nhất Việt Nam vào năm 2021, đã và đang thực hiện những bước đi tiên phong trong việc chuyển đổi số. Năm 2020, MBBank tập trung triển khai các dự án Customer Insight, Smart Channel, Customer Onboarding, … giúp thấu hiểu nhu cầu và hành vi của khách hàng, từ đó phát triển các giải pháp tương thích, tạo ra một hành trình trải nghiệm dịch vụ trực tuyến toàn diện, liền mạch. Chẳng hạn như, thay vì phải đến văn phòng thực tế để thanh toán tiền điện, nước, điện thoại hay phí giáo dục và y tế như trước đây, giờ đây khách hàng có thể thực hiện thanh toán nhanh chóng và thuận tiện trên thiết bị di động của mình thông qua Ứng dụng MBBank. Hay mới gần đây, MBBank đã chính thức ra mắt hình thức thanh toán mới bằng mã VietQR trên App MB- Bank. Khách hàng có thể dễ dàng tạo một mã QR cho tài khoản thanh toán của mình để giao dịch mà không cần phải nhập các thông tin chi tiết của người thụ hưởng như trước đây. Ngoài ra nhờ sức mạnh của AI, ứng dụng MBBank sử dụng công nghệ Electronic Know Your Customer (eKYC) để xác minh danh tính của khách hàng khớp với thẻ ID của họ, điều này đảm bảo việc mở tài khoản ngân hàng trực tuyến với Ứng dụng MBBank dễ dàng và an toàn hơn nhiều. Trong khi đó, phân tích Big Data đang tạo thuận lợi đáng kể cho quá trình đăng ký tín dụng cho khách hàng, cho phép tạo ra các xếp hạng tín dụng khách hàng một cách tự động. (Lưu Hương, 2021) MBBank cũng hợp tác với các đối tác công nghệ hàng đầu trong ngành MarTech để am hiểu sâu sắc hơn về cá nhân hóa trải nghiệm thông qua ứng dụng công nghệ tự động hoá tiên tiến như AI và Machine Learning để cung cấp đến khách hàng những dịch vụ tài chính ưu việt. Ngoài ra, MBBank còn tạo ra một loạt nền tảng mới như App MBBank, App Biz MB- Bank, SmartRM và CRM thông minh, mang đến những trải nghiệm kỹ thuật số vượt trội cho khách hàng. Thông qua các nền tảng kỹ thuật số, các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu của mình cho khách hàng. Chuyển đổi số tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Năm 2010, Sacombank đã thiết lập hệ thống intertnet banking. Đến năm 2013, nền tảng phát triển NHS tại Sacombank đạt cột mốc mới thông qua hợp đồng hợp tác với Infosys, tập đoàn CNTT hàng đầu Ấn Độ. Phiên bản internet banking và mobile banking mới với nhiều tính năng hiện đại, vượt trội đã được hình thành. Cơ sở hạ tầng CNTT mà Sacombank đang vận hành giúp ngân hàng có khả năng thực hiện các nhiệm vụ như: (i) Tích hợp đa kênh, hỗ trợ tất cả thiết bị kết nối internet; (ii) Cho phép cá nhân hóa người dùng; (iii) Hoạt động 24/7; (iv) Chú trọng các giải pháp bảo mật cao, áp dụng phương thức xác thực giao dịch hiện đại; (iv) Có đội nghiệp vụ hỗ trợ khách hàng; (v) Hơn 300 tài khoản liên kết của các đối tác liên kết đang được mở tại Sacombank; (vi) Đến 80% sản phẩm tại quầy được đưa lên kênh giao dịch số. Nền tảng để xây dựng và phát triển NHS tại Sacombank được tiến hành dựa trên ba nền tảng chính đó là hệ thống khởi tạo, phê duyệt và quản lý cấp tín dụng, bộ công cụ quản lý quan hệ khách hàng và ứng dụng Sacombank Pay tích hợp nhiều giải pháp tài chính. Một số khuyến nghị cho Ngân hàng Việt Nam Thứ nhất, bám sát định hướng của Đảng và nhà nước về chuyển đổi nền Kinh tế số. Trong đó các quy định về phát triển ngân hàng số cần được cập nhật và thực hiện đồng thời xây dựng các tiêu chuẩn và định hướng phát triển phù hợp với quy định và thông lệ quốc tế.
  5. 262 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Thứ hai, đẩy mạnh và thiết lập nền tảng số hợp kênh. Điều này giải quyết bài toán rời rạc của các dịch vụ ngân hàng số hiện nay. Nền tàng hợp kênh (Omnichannel) có nghĩa là tích hợp tất cả các kênh phục vụ và thu hút khách hàng (cùng với dữ liệu của chúng) làm cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Omnichannel mang đến cho khách hàng cá nhân, SME và khách hàng doanh nghiệp trải nghiệm dịch vụ đầy đủ và đồng nhất trên tất cả các kênh và thiết bị. Đi cùng Omnichannel, hệ thống xử lý thông tin, thu thập dữ liệu của cả ngân hàng sẽ được phát triển, giúp ngân hàng có thể nắm được chắc chắn mong muốn, nhu cầu của khách hàng một cách đầy đủ, toàn diện, tránh sự phiền toái cho khách hàng phải thông báo về vấn đề của mình nhiều lần mỗi khi giao dịch. Thứ ba, hoàn thiện và nâng cấp hệ sinh thái số. Để hoàn thiện hệ sinh thái NHS của các ngân hàng cả bên trong và bên ngoài thì việc xây dựng nền tảng số của ngân hàng là vô cùng quan trọng. Nền tảng là một mô hình kinh doanh plug-and-play cho phép nhiều người tham gia (bên sản xuất và bên tiêu thụ) để cùng kết nối, tương tác với nhau và tạo ra giá trị. Thứ tư, thúc đầy đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ ngân hàng số. Các ngân hàng cần kết hợp với các trường đại học đào tạo nhân lực chất lượng cao trong chuyển đổi số. Bên cạnh đó việc tự đào tạo bồi dưỡng nội bộ nguồn nhân lực của các ngân hàng rất quan trọng. Điều này quyết định việc ứng dụng và phổ biến công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy chuyển đổi số lĩnh vực ngân hàng có thành công hay không. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc hội (2005), Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11; Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng. 2. Phạm Đức Tài (2014) , Triển vọng thúc đẩy dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính số 6, năm 2014. 3. Vũ Hồng Thanh (2022), Góc nhìn mới về chuyển đổi số hoạt động ngân hàng – Các ngân hàng cần làm gì?, Tạp chí Ngân hàng số chuyên đề đặc biệt 2022. 4. Phạm Đức Thắng và Phạm Long (2013), Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ NHĐT với sự thỏa mãn và lòng trung thành của khách hàng ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 195, năm 2013.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2